Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tản văn Phật giáo »» Tổ Bồ-đề Đạt-ma qua nghệ thuật gỗ lũa »»

Tản văn Phật giáo
»» Tổ Bồ-đề Đạt-ma qua nghệ thuật gỗ lũa

Donate

(Lượt xem: 8.178)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Tổ Bồ-đề Đạt-ma qua nghệ thuật gỗ lũa

Font chữ:

Trước khi đi vào lĩnh vực nghệ thuật tạo hình, tưởng cũng cần nhắc lại sơ lược về thân thế và cuộc đời đầy những tình tiết ly kỳ của Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma, thường được gọi tắt là Đạt Ma Sư Tổ, từ đó chúng ta mới thấy được sự linh hoạt tuyệt diệu trong sáng tạo của những nghệ nhân đời nay, qua những gốc cây, rể cây tưởng chừng như vô tri vô giác được tìm thấy và mang về từ các vùng rừng núi âm u xa xôi…

Theo lịch sử Phật giáo thì sau khi đức Phật Thích Ca nhập diệt, ngọn đèn Phật giáo ở Tây Thổ được 28 vị Tổ kế tiếp nhau truyền thừa thắp sáng. Vị Tổ thứ 28 chính là Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma), dịch ý là “Đạo Pháp”.

Xuất thân từ một gia đình quyền quý cao sang, thuộc dòng Sát Đế Lợi, Bồ Đề Đạt Ma có tên gốc là Bồ Tát Đa La, con trai thứ ba của Quốc vương Hương Chí, vị vua của nước Nam Ấn (Nam Thiên Trúc), thuở nhỏ đã tỏ ra thông minh xuất chúng, có chí siêu việt và đặc tài hùng biện.

Khi vị Tổ Bát Nhã Đa La (Tổ thứ 27) đến Nam Ấn thuyết pháp trong hoàng cung, đã gặp gỡ hoàng tử Bồ Tát Đa La, nhận thấy đệ tam hoàng tử có căn khí, liền truyền pháp và đặt pháp hiệu là Bồ Đề Đạt Ma. Khi Quốc vương Hương Chí băng hà, Đạt Ma xin tạm biệt hai anh, giã biệt hoàng cung ngọc ngà nhung lụa để theo Tổ Bát Nhã Đa La xuất gia tu học Phật pháp. Tổ Bát Nhã Đa La dặn dò Đạt Ma rằng: “Ngươi hãy tạm ở đây mà giáo hóa nước này, sau sang đến Trung Hoa mới thật là nhân duyên lớn. Nhưng, hãy đợi sau khi ta tịch được khoảng 60 năm rồi mới được đi về phương Đông, đừng đi sớm sẽ gặp việc không tốt!”.

Đạt Ma theo thầy học đạo, đến khi Tổ Bát Nhã Đa La viên tịch, ngài nghe theo lời dạy bảo của thầy ở lại nước mình để giáo hóa. Hơn 60 năm sau, Bồ Đề Đạt Ma vượt biển trên một chiếc thuyền sang đến Trung Hoa nhằm triều đại nhà Lương. Đến ngày mồng Một tháng 10, theo lời thỉnh mời của Lương Vũ Đế- một vị vua kính Phật trọng Tăng, thường mặc áo cà sa, ăn chay niệm Phật, xây chùa dựng tháp rất nhiều- Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến kinh đô Kim Lăng thuyết pháp cho vua nghe. Sau khoảng nửa tháng thuyết pháp, nhận thấy Lương Vũ Đế không lĩnh hội được giáo lý của mình, Tổ Bồ Đề Đạt Ma rời bỏ hoàng cung tráng lệ, vượt sông Dương Tử đi lên phía Bắc.

Tương truyền rằng, khi ngài đến bên bờ con sông rộng mênh mông mà không thấy bóng dáng chiếc thuyền nào, chỉ thấy một bà lão ngồi bên một bó cỏ sậy, ngài liền xin bà lão một cây, rồi ném xuống nước, đặt hai chân lên, nương theo cơn gió Nam từ từ mà vượt qua sông đi lên phía Bắc.

Ngày 23 tháng 11, Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến Lạc Dương của nước Ngụy, lên chùa Thiếu Lâm trên núi Tung Sơn, chọn một hang đá tự nhiên trên đỉnh Ngũ Nhũ phía sau chùa làm nơi dừng chân, tham thiền nhập định. Ở đó, ngài ngồi yên lặng suốt ngày, mặt xây vào vách đá, người đời không ai hiểu được động thái ấy nghĩa là gì, chỉ biết gọi ngài là “Bích Quán Bà La Môn” (thầy Bà La Môn ngồi nhìn vách). Có truyền khẩu nói rằng vách đá mà Tổ Đạt Ma chiếu nhãn vào, sau chín năm đã bị nứt toác, và từ trong khe nứt trổ ra một đóa hoa tươi thắm, nên kẻ hậu sinh có thơ: “Kể từ xương đá trổ hoa / Sau lưng hài chiếc bước qua luân hồi” (thơ Cao Bá Hưng).

Sau chín năm có mặt tại Tung Sơn, toàn bộ tăng chúng ở chùa Thiếu Lâm đều quy y xin làm đệ tử của Bồ Đề Đạt Ma, triệu thỉnh ngài về chùa làm trụ trì. Ngài là vị trụ trì đời thứ hai của Thiếu Lâm Tự, sau sư Kế Bạt Đà, bắt đầu truyền bá và khai sáng một dòng Thiền mới mẻ cho Phật giáo Trung Hoa, với yếu chỉ “bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”. Bồ Đề Đạt Ma trở thành Sư Tổ của Thiền Tông Trung Hoa.

Tương truyền, trong thời gian “diện bích” trên núi, vì tọa thiền quá lâu sinh ra tứ chi thường bị tê liệt, nên Đạt Ma Sư Tổ đã tự sáng chế ra “La Hán Quyền”, còn gọi là “Thập Bát La Hán Thủ” để vận động cơ thể, cũng như để phòng vệ bản thân, địch lại với các loài ác thú hay rình mò tấn công. Đến khi làm trụ trì Thiếu Lâm Tự, thấy chúng đệ tử cũng do tọa thiền mà cơ thể suy yếu, gục đầu hôn trầm, Sư Tổ bèn truyền dạy quyền thuật để rèn luyện nội công nội lực, đáng kể nhất là hai bộ kinh về dưỡng khí công:“Đạt Ma Tẩy Tủy Kinh”, “Dịch Cân Kinh” áp dụng để cường thân kiện thể, trừ bệnh sống lâu được lưu truyền rộng rãi. Chúng đệ tử Thiếu Lâm Tự qua nhiều đời đã dựa theo đó, phối hợp thêm với các bài võ của trăm họ mà phát triển nên võ thuật Thiếu Lâm Tự, trở thành một lưu phái trọng yếu của võ thuật Trung Hoa, danh chấn thiên hạ, được xưng tôn là “Thiên hạ võ công xuất Thiếu Lâm” (Võ công trong thiên hạ đều xuất phát từ Thiếu Lâm).

Kinh sách chép rằng Đạt Ma Sư Tổ sau truyền y bát cho Nhị Tổ Huệ Khả, rồi ngồi an nhiên thị tịch, chúng đệ tử làm lễ đưa nhục thân của ngài nhập tháp tại chùa Định Lâm, ở núi Hùng Nhĩ (tỉnh Hà Nam-Trung Quốc). Sau, vua Hậu Ngụy sai Tống vân đi sứ Ấn Độ về, gặp Sư Tổ tại núi Thông lãnh, thấy ngài một mình đi nhanh như bay, tay cầm một cây gậy gác trên vai, trên đầu gậy có treo lủng lẳng một chiếc dép, liền hỏi thầy đi đâu thì được biết ngài đang trên đường về lại quê hương (Nam Thiên Trúc). Về đến kinh thành, Tống Vân kể lại chuyện gặp Sư Tổ cho vua Hiếu Trang nghe, vua lấy làm lạ bèn sai mở cửa tháp, giở nắp quan tài lên, quả nhiên bên trong quan tài trống không, chỉ còn lại một chiếc dép. Vua hạ lệnh rước chiếc dép về thờ tại Thiếu Lâm Tư, phong cho ngài hiệu Viên Giác Thiền Sư, tháp hiệu là Không Quán. Đến đời Đường, năm thứ 15, môn đồ đưa chiếc dép của Sư Tổ về thờ tại chùa Hoa Nghiêm…

Còn rất nhiều tình tiết ly kỳ khác về Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma qua những câu chuyện truyền khẩu trong dân gian, và qua những kinh sách được bao đời ghi chép bổ sung, nghe thấy hư hư thực thực, tạo nên một hình bóng uy nghiêm kỳ ảo của một vị Sư Tổ. Nghệ nhân tạo hình dựa vào đó mà sáng tạo không ngừng về hình tượng Sư Tổ, cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật lạ lẫm, thanh thoát.

Ở Nhật Bản vào đầu năm mới, người ta thường chào bán những con búp bê Bồ Đề Đạt Ma màu đỏ rực rỡ, không có chân, dạng tương tự như con lật đật, vì theo một truyền thuyết khác thì Sư Tổ ngồi tham thiền trong thời gian quá dài đến nỗi đôi chân của ngài bị thoái hóa. Búp bê Bodhidharma không có lông mi, cũng do dựa theo truyền thuyết kể rằng Sư Tổ đã tự cắt hết lông mi để phạt mình cái tội buồn ngủ khi hành thiền, những lông mi của Ngài khi rơi xuống đất sau này đã hóa thành các cây trà mọc lên...

Hình tượng Sư Tổ thật đa dạng phong phú, ngày càng biến hóa uyển chuyển qua từng quốc gia theo Thiền tông khác nhau, tất cả đều lấy cảm hứng từ cuộc đời hành đạo đầy huyền bí siêu tuyệt của một vị thiền sư danh bất hư truyền với lòng tri ân và tôn kính. Trong bài này, chỉ xin nói đến loại nghệ thuật tạo hình tân kỳ độc đáo: điêu khắc gỗ lũa.

Nghệ thuật gỗ lũa hiểu đại khái là nghệ thuật chạm trổ đục khắc thêm vào những đường nét tỉ mỉ trên những gốc cây, rể cây vốn mang sẵn một dáng vẻ tự nhiên gợi lên một hình tượng nào đó. Gốc cây có kích cỡ lớn được dân trong nghề gọi là nu. Cái dáng vẻ có sẵn của gốc cây, rể cây được gọi là thế. Nghệ nhân bằng con mắt nghệ thuật tinh nhạy sẽ nhìn vào thế của gỗ mà hình dung ra được bóng dáng của một hình tượng, vật thể, hay cả một cảnh giới, để rồi hì hục mang vác hay thuê xe chở về xưởng mộc, bắt đầu trổ ngón tinh xảo công phu mà hoàn thành tác phẩm mỹ nghệ gỗ theo ý tưởng đã sắp sẵn trong đầu mình, hoàn toàn không lắp ghép chắp nối.

Chỉ thử tình cờ ghé vào cửa hàng mỹ nghệ gỗ, tôi bị cuốn hút ngay, rồi bước từ kinh ngạc này sang kinh ngạc khác khi được nghệ nhân chủ cửa hàng hướng dẫn, giới thiệu từng tác phẩm nghệ thuật gỗ lũa mang hình tượng của Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Khách có thể nhìn thấy ngay đứng hai bên tả hữu của cửa hàng là tượng gỗ lũa Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Bức bên trái khi bước vào là bức “Sư Tổ quy cố hương”, gương mặt thật có thần với râu và lông mày rậm, vầng trán nhăn nhíu, đôi mắt to sáng như đang soi rọi vào cõi u tối phiền não, chiếc gậy gồ ghề gác trên vai ngã về phía sau lưng, trên gậy có treo lủng lẳng một chiếc hồ lô, tay trái nâng một chiếc hài nằm trên lòng bàn tay, một xâu chuỗi rời rất dài được choàng thêm lên tượng, phần y áo được giữ nguyên sớ gỗ uyển chuyển nghiêng sang trái, cong xuống bên phải trông thật sống động. Tượng cao 80cm chỉ tính thân hình của Sư Tổ, riêng phần đầu gậy nhô lên phía sau cao 40 cm, được tạo hình dựa theo thế của gốc cây gõ đỏ, loại gỗ xếp vào nhóm 1 quý hiếm (ảnh 1). Bức bên phải cửa khi bước vào là bức “Đạt Ma ngao du giáo hóa”, có chiều tính luôn phần gậy là 1, 50m. Chiếc gậy to được Sư Tổ cầm bằng tay phải, chuyển gác qua bên vai trái, có treo hồ lô nước, phía sau lưng có vành nón. Đặc biệt là hơn nửa phần dưới của tượng được giữ màu gỗ xám đen tự nhiên, nhìn tưởng như gỗ bị đốt nám thành than, phần này nói lên cái tích Sư Tổ bị thoái hóa nửa thân hình do tọa thiền quá lâu. Đây là bức tượng gỗ lũa bằng gốc cây sao (ảnh2). Bức tượng thật lớn ấn tượng nhất, được đặt bên trong giữa cửa hàng, là bức “Đạt Ma chiếu thiên” cao 1m không tính phần gậy, đầu Sư Tổ hơi ngước lên trời, mắt to sáng đăm đăm chiếu xuyên suốt vào cõi thinh không vô tận. Tượng được sáng tạo từ nu cây nghiến, rất nặng, tìm thấy và chuyển về từ Lạng Sơn, trông thật lởm chởm xù xì làm tăng thêm phần kỳ dị cổ quái. Nu cây nghiến rất khó tìm thấy, càng khó hơn khi tìm một gốc có hình dáng tương tự, nên bức tượng này chỉ để chưng mà không bán (ảnh 3). Vào gian phòng nhỏ nằm phía sau bên trong, khách có thể giật mình khi bắt gặp pho tượng “Đạt Ma xuất La Hán Thủ” rất lớn, cao 1 mét, bằng gốc cây gõ đỏ. Gương mặt Sư Tổ uy nghiêm, mắt trừng miệng bặm, tay trái thủ ngang trước bụng với nắm tay cứng cáp, tay phải giương cao khỏi đầu với bàn tay nắm quyền chuẩn bị tung chiêu (ảnh 4). Gần bên đó là bức tượng bằng gỗ gốc cây say “Đạt Ma hành cước”, màu đen bóng tự nhiên, cao 60cm, ngang 40cm, mô tả hình bóng Sư Tổ trên bước đường hoằng hóa với những bước khoan thai, thần thái siêu thoát, mặt hơi ngẩng, mắt nhìn lên cao xanh, tay trái nắm gậy gác trên vai, trên gậy phía sau lưng treo cả hồ lô và dép (ảnh 5)…

Chỉ điểm thoáng qua trong một cửa hàng nhỏ mà có đến khoảng 15 bức tượng gỗ lũa về Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma, chưa tính đến những bức tượng độc đáo hơn, lạ lẫm hơn đã được khách mộ điêụ đến “thỉnh” đi từ khi cửa hàng khai trương trưng bày, nghệ nhân chủ cửa hàng cho biết như vậy. Quanh đó, khách có thể trầm trồ khi chiêm ngưỡng bức tượng bằng gỗ hàng đàn đỏ, cao 60 cm, ngang 50 cm, có tên “Đạt Ma đoạn lãng” với hình bóng Sư Tổ ung dung ngồi trên đầu một ngọn sóng lớn dâng cao uốn vòng, rất sống động. Hay bức “Đạt Ma tung quyền trạc cước” bằng nu cây nghiến, cao 70cm, ngang 40cm, rất nặng, là hình bóng Sư Tổ đang dạng chân vung nắm đấm, trổ “Thập Bát La Hán Thủ”… cùng nhiều bức tượng khác, mỗi bức một dáng vẻ, một chất liệu gỗ, không trùng lặp, không “đụng hàng”.

Nghệ nhân chủ cửa hàng tâm sự: “Dù tôi không theo đạo nào hết, không phải là một Phật tử, nhưng tôi rất mê hình tượng của Đạt Ma Sư Tổ, bỏ công rất nhiều để nghiên cứu tiểu sử, giai thoại, truyền thuyết, cũng như tìm tòi sưu tập những tranh tượng hay phim ảnh về vị Tổ Thiền Tông độc đáo này, sau đó hễ cứ nhắm mắt lại là tôi thấy Sư Tổ, nhìn vào đâu cũng thấy bóng dáng của Bồ Đề Đạt Ma ẩn ẩn hiện hiện. Nên, đã có nhiều khi tôi mang về những khúc gỗ, hay rể cây đã chuyền qua tay nhiều nghệ nhân khác và bị chê, bỏ lăn lóc, chờ được làm củi đốt, rồi tôi biến nó thành tác phẩm mang hình tượng của Đạt Ma Sư Tổ cực kỳ giá trị, khiến nhiều người phải thán phục và tiếc đến ngẩn ngơ!”. Tôi được nghệ nhân chủ cửa hàng chỉ cho xem một tượng Đạt Ma Sư Tổ rất lớn được chưng phía ngoài đường, bên hè phố người qua kẻ lại, đó là tượng được chế tác từ một khúc gỗ từ thượng nguồn con sông hay con suối nào đó, trôi dạt về bãi biển vào mùa lũ, người ta vớt lên xe ba-gác chở về phơi khô làm cũi, anh có nhân duyên gặp được, chặn xe lại và mua ngay với giá chỉ 100 nghìn đồng. Nay bức tượng Sư Tổ này có cái giá là… bao nhiêu cũng không bán!

Liên Phật Hội

Hình 1.

Liên Phật Hội

Hình 2.

Liên Phật Hội

Hình 3.

Liên Phật Hội

Hình 4.

Liên Phật Hội

Hình 5.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.207.193 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...