Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu học Phật pháp »» Tướng tự nhiên của tự nhiên »»

Tu học Phật pháp
»» Tướng tự nhiên của tự nhiên

Donate

(Lượt xem: 5.322)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Tướng tự nhiên của tự nhiên

Font chữ:

Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói, vào thời Mạt pháp, tà sư thuyết pháp số nhiều như cát trong sông Hằng bên Ấn Độ. Thế nào gọi là tà sư? Tà sư là người nói pháp trái ngược với những gì thánh hiền nói, khiến cho chúng sanh khởi lên những ý tưởng phải quấy, nhân ngã, tham, sân, si, mạn. Nếu là Phật pháp chân chánh thì nhất định chỉ dạy chúng sanh dứt trừ những ý tưởng phải quấy, nhân ngã, đoạn tận tham, sân, si, mạn, phiền não nhẹ dần, được thanh lương tự tại, trí tuệ thêm lớn.

Phật, Bồ-tát thị hiện trong đời chỉ vì một mục đích khai thị Phật tri kiến, giúp cho chúng sanh khai mở trí tuệ. Chỉ cần chúng sanh có trí tuệ chân thật thì không luận là việc gì, họ đều có thể tự nhiên xử lý rất thỏa đáng; đây mới thật sự là độ chúng sanh! Chỉ có Phật pháp dạy con người giáo học của Phật-đà, chỉ có giáo học của Phật-đà mới có thể chân thật giúp con người đoạn ác tu thiện, phá mê khai ngộ, chuyển phàm thành thánh, thoát khỏi sanh tử, nhập vào Thánh đạo. Giải thoát là cởi bỏ những trói buộc của hoặc nghiệp, rời khỏi triền phược, thoát ra khỏi cái khổ tam nghiệp, được tự tại vô ngại. Thể của giải thoát là viên tịch. Chúng sanh do bị phiền não chướng ngại, trói trăn nên luôn ở trong sanh tử. Chứng được viên tịch, liền xa lìa được những trói trăn đó, nên kinh Phật gọi đó là “siêu độ giải thoát.” Đại nguyện của Bồ-tát không những chỉ nhằm khiến tự thân thoát khỏi sanh tử mà còn làm cho hết thảy hữu tình cùng thoát khỏi sanh tử, vĩnh viễn được giải thoát. Phương pháp để thực hiện đại nguyện, được siêu độ giải thoát, chỉ là hộ pháp, lưu truyền và diễn nói chánh pháp của Phật để cho chính mình và hữu tình cùng phá mê khai ngộ.

Hiện nay, chúng ta phải dùng phương pháp gì tu hành để phá mê khai ngộ? Kinh Vô Lượng Thọ dạy: “Thọ trì, đọc tụng, biên chép, cúng dường, vì người giảng nói.” Đức Phật bảo, trong thời Mạt pháp, phương pháp ổn thỏa nhất, thích đáng nhất, an toàn nhất, có hiệu quả nhất là giáo học, tức là tụng kinh, giảng kinh và thực hiện đúng theo lời kinh Phật dạy như dây chỉ mực để không bị rơi vào đường tà vạy. Kinh giáo do Phật nói, chú giải do Bồ-tát soạn, chuyện này thuộc loại tiệm tu, chắc chắn chẳng có khuyết điểm. Phật, Bồ-tát thời thời chốn chốn thường luôn nhắc nhở chúng ta, nếu chúng ta chịu y giáo phụng hành, nhất định sẽ có thành tựu. Sư phụ dùng phương pháp giảng kinh để nhắc nhở, hướng dẫn đệ tử nhập môn, nhưng mỗi cá nhân phải tự mình ghi nhớ lời Phật dạy mà tu hành cho đúng đắn. Thành tựu cạn hay sâu, lớn hay nhỏ, mấu chốt chẳng phải là do thời gian tu học lâu hay ngắn mà là do chúng ta có thể buông xuống nhiều hay ít. Nhưng nếu chúng ta chẳng thể thật sự nhìn thấu thì cũng sẽ chẳng thể buông xuống. Do đó, việc tụng kinh, nghe giảng kinh để có cái nhìn thấu suốt quan trọng lắm!

Nếu chúng ta tu hành rất nhiều năm, nhẫn đến nhiều đời nhiều kiếp, nhưng chẳng thể nhìn thấu, buông xuống, thì kết quả vẫn chỉ là phàm phu trong luân hồi sanh tử. Buông xuống được một phần, thì công phu tu hành mới có thể nâng cao lên một bước. Giống như khi chúng ta bước lên cầu thang, nhất định phải buông nấc thứ nhất xuống mới có thể lên được nấc thứ hai, lại phải tiếp tục buông nấc thứ hai xuống mới có thể lên được nấc thứ ba v.v... Nếu chúng ta chỉ đặt một chân lên nấc trên, còn chân kia chẳng chịu buông bỏ nấc dưới, thì vĩnh viễn chẳng có cách nào lên cao được, dù chúng ta tu hành ba trăm năm sau nữa, vẫn chẳng có tiến bộ, vẫn là dậm chân tại chỗ. Buông xuống trọng yếu lắm!

Chúng ta phải buông xuống cái gì? Phẩm Thọ Lạc Vô Cực của kinh Vô Lượng Thọ dạy: “Tự nhiên gìn giữ, chân chân tinh khiết, chí nguyện vô thượng, tịch định an lạc. Một mai khai thông triệt sáng, trong tướng tự nhiên, bản nhiên thanh tịnh, ánh sáng vô lượng, dung hóa tự nhiên, chuyển biến tối thắng. Uất Ðơn thành bảy báu, ngang trải thành vạn vật. Quang tinh minh đồng hiện, tốt lành thù đặc, không đâu sánh bằng. Hiển minh không trên dưới, thông suốt không ngằn mé.”

Lục tổ Huệ Năng bảo: “Nào ngờ Tự tánh vốn sẵn thanh tịnh.” Tổ Bách Trượng dạy: “Tâm tánh vô nhiễm vốn tự viên thành.” Hai câu nói này đều có cùng một ý nghĩa với câu “tự nhiên gìn giữ chân chân tinh khiết.” Bồ-tát đã buông xuống hết thảy các thứ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, chỉ tùy ý gìn giữ cái chân tâm vô nhiễm, vốn sẵn thanh tịnh, dứt tuyệt mọi đối đãi. Như vậy, “tự nhiên gìn giữ chân chân tinh khiết” chính là vô thượng đạo! Do vì đạo này cùng tột lý, cùng tận tánh, không còn có gì hơn nổi, nên kinh dạy chúng ta phải lấy công hạnh này làm “chí nguyện vô thượng.” Vậy, “Tự nhiên gìn giữ chân chân tinh khiết” cũng chính là “chí nguyện vô thượng” của người tu đạo vô thượng. Vì lẽ đó, chư cổ đức mới thường nói: “Chân thật là đạo cao nhất, bình thường là pháp nhiệm mầu nhất.” Thế thì Phật pháp cao siêu nhiệm mầu ở chỗ nào? Phật pháp cao siêu nhiệm mầu là ở chỗ đơn giản nhất, chân thật nhất và bình thường nhất. Vì sao? Bởi vì cứ tự nhiên gìn giữ chân chân tinh khiết, chí nguyện vô thượng, thì tự nhiên sẽ được tịch định an lạc. Tịch định an lạc còn có nghĩa là thanh tịnh, vắng lặng, bất động, an nhiên tự tại, tùy ý thường vui sướng, đây chính là cảnh giới thiền định cao tột nhất, nhà Thiền gọi cảnh giới này là Vô tâm Tam muội.

Ngài Cao Phong thiền sư bảo: “Chỉ trong Vô tâm Tam muội, đột nhiên sờ phải, va nhằm, mò đúng cái chốt hướng thượng, trong sát na tương ứng, thấu suốt nguồn tâm, khế nhập lý Nhất tâm.” Đây chính là ý nghĩa của câu “Một mai khai thông triệt sáng.” “Khai thông” là khai ngộ, hiểu rõ thông suốt. “Triệt sáng” là triệt ngộ, thấu triệt minh bạch. Vậy, “Khai thông, triệt sáng” tức là triệt khai triệt ngộ hay minh tâm kiến tánh. Chúng ta chỉ cần buông xuống vạn duyên, thường trụ trong Vô tâm Tam muội, tức là chỉ cần tự nhiên gìn giữ cái tâm mình bình thường, tịch định an lạc, thì trong một sát nào đó bổng dưng triệt khai triệt ngộ, minh tâm kiến tánh, hiểu rõ minh bạch, thấu triệt nguồn tâm. Ngộ được cái gì? Kinh này nói: “Trong tướng tự nhiên, bản nhiên thanh tịnh.” Nói cách khác, Phật nói, chúng ta sẽ tự mình ngộ ra cái tướng tự nhiên của tự nhiên.

Vậy, cái tướng tự nhiên của tự nhiên ấy là như thế nào? Kinh Thủ Lăng Nghiêm bảo: “Kẻ cuồng si mê tưởng đầu mình bị mất, chạy cuồng đi tìm là chẳng tự nhiên.” Lại như lúc cổ đức sau khi chứng ngộ, liền bảo: “Sư cô vốn là đàn bà” và “Sớm biết đèn là lửa thì cơm đã chín mấy dạo.” Hết cuồng si rồi thì thấy cái đầu của mình vẫn còn nằm y đó, sư cô là đàn bà, đèn tức là lửa; đó chẳng phải đều là lẽ tự nhiên hay sao?” Nói cách khác cho dễ hiểu, một khi hết cuồng si, bèn trở về với cái tướng tự nhiên của chính mình, nhà Phật gọi cái tướng tự nhiên của tự nhiên ấy là Bồ-đề! Lại như lúc chưa giác ngộ thì thấy “núi là núi, sông là sông,” khi giác ngộ được một tí bèn thấy “núi chẳng phải là núi, sông chẳng phải là sông,” nhưng một khi triệt khai triệt ngộ, minh tâm kiến tánh rồi, thì lại thấy “núi vẫn là núi, sông vẫn là sông;” đấy chính là trở về với cái tướng tự nhiên của tự nhiên! Vì thế, Cao Phong thiền sư mới bảo tiếp: “Ði về vẫn là người khi xưa, chỗ đi về năm xưa vẫn chẳng thay đổi!” Nếu chỉ vẫn là như cũ, chẳng hề thay đổi, thì đó chẳng phải là tướng tự nhiên của tự nhiên đó sao? Rốt cuộc rồi, tướng tự nhiên của tự nhiên là gì? Nó chính là Thật tướng vốn sẵn của Tự tánh! Núi, sông, nam, nữ, thời nay, thời xưa v.v…, không thứ nào chẳng được chánh ấn Thật tướng in vào; cho nên ngay nơi tướng chính là đạo, ngay nơi sự chính là chân, thứ nào cũng đều vốn sẵn thanh tịnh, thứ nào cũng là tướng tự nhiên của tự nhiên. Cái tướng không tự nhiên không phải là cảnh vật bên ngoài mà chính là cái tâm phan duyên, thường khởi lên vọng niệm của chính mình đối trước trần cảnh. Hễ lúc nào tâm mình buông xuống vạn duyên, trụ trong tịch định an lạc, bèn bổng dưng hiểu rõ cái gì là tướng tự nhiên của tự nhiên.

Kinh Bồ-tát Giới cũng bảo “Tự tánh của ta vốn thanh tịnh. Nếu hiểu biết Tự tâm, thấy được Tự tánh thì đều thành Phật đạo.” Bởi vì cái tướng tự nhiên của tự nhiên chính là Tự tánh vốn sẵn thanh tịnh của ta, nên kinh Vô Lượng Thọ ghi: “Bản nhiên thanh tịnh.” Chữ “bản nhiên” ở đây gồm có hai nghĩa: Thứ nhất, thể tánh tự nhiên của vạn tượng sum la trong vũ trụ là một không hai; trong thể tánh tự nhiên ấy tự nhiên có bổn thể, cái bổn thể ấy chính là căn bổn, kinh này gọi là “bản nhiên.” Thứ hai, “bản nhiên” là tự nhiên, là nhất niệm đốn ngộ, chẳng do tạo tác; một mai khi tâm ta khai ngộ, hiểu rõ, minh bạch, thấu triệt thì tự nhiên tìm thấy cái bổn tâm của mình và hiểu rõ vạn pháp đều nằm gọn trong cái bổn tâm ấy, nên biết Chân như Tự tánh chính là căn bổn, mà cái bổn tâm tìm được ấy chỉ là tướng tự nhiên trong tự nhiên, tự nhiên tự có căn bổn. Trong cái tướng tự nhiên ấy lại tự nhiên có ánh sáng vô lượng, dung hóa tự nhiên, chuyển biến tối thắng. Các ánh sáng tự nhiên chập vào nhau, rồi lại tự nhiên xoay chuyển vần trọn khắp không ngừng, biến hóa không trở ngại. Đây chính là cái thể của Thật tướng chẳng tịch, chẳng chiếu, nhưng lại thường tịch, thường chiếu. Vì tịch nhưng lại thường chiếu, chiếu nhưng lại thường tịch, nên từ Pháp thân lưu xuất ra các Báo thân, Hóa thân v.v…, từ lý thể sanh ra vô lượng tướng dụng vi diệu có vô lượng quang minh, sắc tướng dung nhập lẫn vào nhau, xoay vần biến hóa, vượt xa mười phương thế giới. Phật có đủ các tướng tùy hình hảo như thế, trong mỗi tướng hảo lại phóng quang. Trong quang minh có màu sắc, trong màu sắc lại hiện tướng có vô lượng vô số Phật, Bồ-tát và mười phương thế giới. Ðấy đều là những điều thể hiện cùng tột ý nghĩa của chữ “dung hóa tự nhiên, chuyển biến tối thắng” trong đoạn kinh này. Quang minh này lại còn biết thực hành Phật sự, nhiếp thủ chúng sanh niệm Phật trong mười phương thế giới chẳng bỏ sót một ai; đấy chính là những sự tối thắng của Phật quang. Nói cách khác, Bồ-tát cõi Cực Lạc từ Thật tướng Căn Bản trí của Văn Thù sanh ra Sai Biệt trí của Phổ Hiền, nói vô lượng pháp môn vi diệu, hóa độ vô lượng chúng sanh trong mười phương thế giới, đúng như trong kệ A Di Đà Phật tán ghi: “Ánh hào quang hóa vô số Phật, vô số Bồ-tát hiện ở trong. Bốn mươi tám nguyện độ chúng sanh, chín phẩm sen vàng lên giải thoát.”

Vì sao lúc thuyết pháp, Đức Phật lại thường phóng hào quang? Vì Ngài muốn khiến cho chúng sanh mau chóng giác ngộ nên phóng quang để nhiếp thọ chúng sanh. Trong pháp hội thuyết kinh Vô Lượng Thọ, Thích Ca Mâu Ni Phật phóng hào quang từ nơi miệng, rồi thâu hồi lại nhập vào trong đảnh đầu; đây là sự biểu thị pháp: “Đi đến và trở về đều là như như.” Đi cũng là đi đến kho tàng trí tuệ quang minh, trở về cũng vẫn là trở về kho tàng trí tuệ quang minh. Chánh báo trang nghiêm của cõi Cực Lạc đều là từ căn bổn tự nhiên của Phật A Di Đà biến hiện ra; đó là ba thứ trang nghiêm đều cùng nhập vào trong một pháp cú, mà một pháp cú ấy chính là một thanh tịnh cú và cũng tức là Chân thật Trí huệ Vô vi Pháp thân. Vì vậy, căn bổn của tự nhiên hay tướng tự nhiên của tự nhiên đích thực chỉ là một thanh tịnh, cũng chính là Chân thật Trí huệ Vô vi Pháp thân!

“Uất Ðơn” là chữ tắt của Uất Ðơn Việt, là tên của một trong bốn đại châu ở phương Bắc của núi Tu Di. Uất Ðơn Việt vượt trỗi hơn các châu khác trong bốn đại châu, nên Tàu dịch là Thắng Thượng Sanh. Ở đó, nhân dân thọ đến một ngàn tuổi, không cần phải cày bừa, dệt vải, làm lụng mà cơm áo tự nhiên dư dật. Trái đất chúng ta đang ở thuộc về Nam Thiệm Bộ Châu, nằm ở phương Nam của núi Tu Di. Nay, kinh ví cõi Cực Lạc giống như châu Uất Ðơn Việt, tự nhiên sanh ra đầy đủ, tràn ngập các thứ cơm áo, vật dụng, tự nhiên sanh ra bảy báu thắng thượng. “Ngang trải thành vạn vật” có nghĩa là tự nhiên từ mười phương hư không hiện ra vạn vật; hết thảy vạn sự, vạn vật đều tự nhiên sanh ra từ căn bổn tự nhiên, mà căn bổn tự nhiên là như kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy: “Vốn là cái thể mầu nhiệm, sáng sạch của Bồ-đề.”

Nơi cõi Cực Lạc, tất cả đều do đại nguyện của Đức Phật Di Ðà tạo thành, cũng là cái sẵn có trong cái tâm thanh tịnh của mỗi chúng sanh. Tự tâm vốn có đủ cả vạn đức, có thể biến hóa ra diệu tướng. Khi tâm mình dứt sạch bụi vô minh thì nó trở thành thanh tịnh trang nghiêm, quang minh vi diệu, đẹp đẽ, khiết tịnh, hết thảy diệu tướng đều tự nhiên cùng xuất hiện ra cả. Trong những phẩm trước, kinh nói những câu như: “Vạn vật trong nước nghiêm tịnh sáng đẹp, hình sắc thù đặc, vi diệu cùng cực, không thể xứng lượng,” “quang sắc lộng lẫy, vô cùng vô tận, trang nghiêm diễm lệ” và “vi diệu đẹp đẽ, thanh tịnh trang nghiêm, siêu vượt mười phương” v.v... Do vì những điều đẹp đẽ tốt lành nơi cõi Cực Lạc đều là tướng tự nhiên của tự nhiên mà mười phương thế giới chẳng nào thể sánh nổi, nên kinh chép: “Quang tinh minh đồng hiện, tốt lành thù đặc, không đâu sánh bằng. Hiển minh không trên dưới, thông suốt không ngằn mé.” “Hiển minh không trên dưới” là lý thể mà Bồ-tát cõi Cực Lạc chứng nhập cũng là những điều được quán chiếu bởi Phật trí, nên lý thể ấy đều là như như, đều là pháp bình đẳng, chẳng có cao thấp. Pháp ấy theo bề dọc thì sâu xa, theo bề ngang thì rộng rãi chẳng có ranh giới. Những câu kinh như “Pháp này bình đẳng chẳng có cao, thấp” và “tâm, Phật và chúng sanh, cả ba thứ không sai biệt” đều nói lên ý nghĩa rằng: Bồ-tát cõi Cực Lạc đã chứng nhập vào các pháp Bình Đẳng nên không còn có tâm phân biệt cao thấp, trên dưới. Do tâm chẳng chấp trước cao thấp, trên dưới nên tâm như như. Do tâm như như nên tâm mới hiển minh. Một khi tâm mình hiển minh thì sẽ hiển lộ, sáng tỏ, chiếu soi, thấu tỏ điều gì? Ðiều mà được cái tâm hiển minh thấu tỏ lại chính là cái lý thể bình đẳng, không trên dưới của vạn pháp.

Bởi do cái tướng của Phật trí phát sanh ra từ căn bổn tự nhiên, nên Phật trí thông suốt không ngằn mé. Bản thể và công dụng của Phật trí đều giống hệt nhau, lý và trí chẳng hai, năng lẫn sở cùng mất, dứt bặt đối đãi một cách viên dung, ngôn ngữ lẫn tư duy đều chẳng thể diễn tả nổi, nên kinh bảo là: “thông suốt không ngằn mé.” Vậy, “thông suốt không ngằn mé” chính là Phật trí luôn soi chiếu, Phật trí ấy cũng chính là Như Như trí. Lại nữa, “thông suốt” còn có nghĩa là đỗng đạt, thấu hiểu rõ ràng, minh bạch cùng tận nguồn tâm. Chữ “thông suốt” ở đây có nghĩa là chứng nhập Phật Trí. “Không ngằn mé” là như không gian, xét theo chiều dọc thì tột cùng cả trên lẫn dưới, xét theo chiều ngang thì cả tám phương đều chẳng hề có bờ mé, chẳng thể cùng tận. Khả năng chiếu soi của Phật trí cũng giống như thế, thông suốt không ngằn mé!

Ngài Gia Tường giảng câu “thông suốt không ngằn mé” là: “Chứng quả chẳng có hình sắc tốt xấu sai khác. Thông suốt là trí, không ngằn mé là cảnh Chân đế.” Quả giác được chứng ấy không có những hình tướng xấu tốt, lớn nhỏ, cao thấp, sai khác vì trí khế hợp với cảnh Chân đế, mà Chân đế thì không có ngằn mé nên trí ấy cũng không có ngằn mé. Còn Ngài Tịnh Ảnh lại giải thích câu “thông suốt, không ngằn mé” theo cách khác, Ngài nói: “Chỉ nghĩ nhớ đến đạo, hạnh đức tỏ rõ, chẳng phân biệt là thượng căn hay hạ căn đều cùng được vãng sanh, nên bảo là hiển minh không trên dưới. Như đã được vãng sanh rồi thì thấu suốt cùng tột các thần thông không giới hạn, nên bảo là thông suốt không ngằn mé.” Ý của Ngài Gia Tường là: Ba bậc thượng, trung, hạ đều được vãng sanh thì đó chính là “không trên dưới.” Do nhân dân cõi Cực Lạc đều có thần thông vô hạn nên bảo là “không ngằn mé.” Nói cho cùng thì “thông suốt, không ngằn mé” chính cái thế tự nhiên của căn bổn, cũng tức là cái thể tự nhiên của tướng tự nhiên!



    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Những tâm tình cô đơn


Kinh Dược sư


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.30.14 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (38 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...