Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu học Phật pháp »» Tin sâu, nguyện thiết »»

Tu học Phật pháp
»» Tin sâu, nguyện thiết

Donate

(Lượt xem: 5.790)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Tin sâu, nguyện thiết

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Nguyên nhân tại sao chúng ta niệm Phật đã nhiều năm mà vẫn chưa thấy Phật đến thọ ký vãng sanh? Trong phẩm Hết Lầm Thấy Phật của kinh Vô Lượng Thọ, Phật nói: “Nguyên nhân là do chúng ta không có trí tuệ, rơi vào mê lầm.” Do không có trí huệ trong pháp môn Tịnh độ, nên chẳng thể phát khởi niềm tin sâu, chí nguyện thiết, thì dù niệm Phật rất nhiều năm, thậm, chí rất nhiều đời nhiều kiếp, vẫn chẳng thể thấy Phật. Như vậy, khi nào chúng ta hết mê lầm, liền được thấy Phật!

Chúng ta đọc các truyện ký thời xưa, nghe nói người này thấy Phật, người kia thấy Phật, mà bản thân mình vẫn chưa hề thấy Phật, ắt không khỏi sanh lòng nghi hoặc đối với những câu chuyện này. Hiện tại, chúng ta cũng cầu gặp Phật, Bồ-tát mà dường như không có cảm ứng gì hết. Thật ra, không phải Phật không ứng mà là do chúng ta chẳng thấy. Vì sao chẳng thấy? Vì cái tâm cầu của chúng ta có quá nhiều nghi hoặc, tạp niệm, không chân thành, không thanh tịnh và cũng không cung kính đúng mức, thì làm sao thấy Phật, Bồ-tát cho được! Chúng ta phải biết, chướng ngại là ở nơi chúng ta, chớ chẳng phải là ở nơi Phật, Bồ-tát.

Bồ-tát Đại Thế Chí dạy: “Ức Phật niệm Phật, hiện tiền đương lai, chắc chắn thấy Phật.” Chư cổ đức cũng nói: “Năng cảm, năng ứng,” hoặc “Phật thị môn trung hữu cầu tất ứng.” Hễ chúng sanh có cảm đến Phật thì Phật liền có ứng. Thế nhưng tại sao chúng ta cầu mãi mà chẳng có cảm ứng với Phật? Chúng ta phải làm sao mới có ảm ứng với Phật? Các kinh đều dạy, nếu chúng ta dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh và tâm cung kính để cầu Phật, Bồ-tát thì các Ngài liền hiện tiền. Phẩm Phổ Môn của kinh Pháp Hoa đặc biệt nói rõ, Bồ-tát Quán Âm phát đại thệ nguyện Tầm Thanh Cứu Khổ, bất cứ ai cầu đến Ngài, Ngài liền ứng hiện, nên Ngài mới có danh hiệu là Quán Thế Âm. Quán Thế Âm có nghĩa là quán sát âm thanh cầu cứu của người thế gian mà vì họ hiện thân thuyết pháp, cứu khổ, ban vui. Chúng ta sống trong thế gian này đều gặp quá nhiều tai nạn, đều phải cảm thọ quá nhiều khổ đau. Hễ ai gặp lúc khổ nạn, dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh và tâm cung kính cầu đến Bồ-tát Quán Thế Âm đều nhận được sự cảm ứng với Ngài một cách đặc biệt và rõ rệt.

Tâm của Phật, Bồ-tát vô cùng thanh tịnh và vi tế, nếu tâm ta không thanh tịnh, không chân thành cung kính, lại có quá nhiều tạp niệm và nghi hoặc, thì nhất định không thể nào thấy được sự hiện diện của các Ngài, chứ chẳng phải là các Ngài không có ứng. Ta vừa cảm, Phật, Bồ-tát liền ứng, cảm ứng cực kỳ nhanh chóng giống như khi ta rọi một vật nào đó vào gương, vật đó liền hiện hình trong gương chẳng hề sai khác. Vấn đề là ta có đủ tâm thanh tịnh để thấy được hay không mà thôi! Do đó, nếu ta cầu Phật, Bồ-tát mãi mà vẫn không thấy, thì phải biết nguyên nhân là do chính cái tâm của mình quá sức bẩn đục, bất tịnh, chớ chẳng phải Phật, Bồ-tát chẳng nghe thấy lời cầu khẩn của mình. Nếu ta có ý nghĩ là Phật, Bồ-tát chẳng thể nhận biết sự cầu khẩn của mình, thì chính mình vẫn còn mê lầm lắm, vẫn chưa hiểu rõ Phật trí. Nếu ta muốn có sự cảm ứng với Phật A-Di-Đà, nhất định ta phải dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh và tâm cung kính, hằng ngày nghĩ nhớ đến Phật A-Di-Đà, hằng ngày niệm Phật A-Di-Đà, thì Ngài liền hiện thân cho ta thấy ngay. Đây là sự thật không phải giả, chỉ có những người thật sự biết dùng tâm chân thành, tâm cung kính, một dạ niệm Phật mới chứng thực được điều này. Từ xưa đến nay đã có rất nhiều người niệm Phật chân chánh nhiều lần thấy Phật. Đại Sư Huệ Viễn và Hòa Thượng Hải Hiền đã nhiều lần tận mắt thấy thánh tướng của Phật A Di Đà, nhiều người niệm Phật có công phu đắc lực cũng đã từng thấy Phật A-Di-Đà đến thọ ký, khích lệ, cỗ vũ họ. Phật báo cho họ biết bao lâu nữa thọ mạng sẽ chấm dứt và khi nào Phật sẽ đích thân đến tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc. Những người này hiện tiền được thấy Phật đến thọ ký thì quyết định sẽ vãng sanh, bởi vì Phật chẳng bao giờ vọng ngữ, hứa suông. Lại có những người thấy Phật ở trong định, thấy Phật ở trong mộng, hoặc thấy Phật trong mộng mà không phải mộng, tức thấy Phật lúc mơ màn nữa ngủ nữa thức.

Trong đoạn kinh văn dưới đây, Đức Phật khuyên hành giả niệm Phật phải đoạn trừ nghi hoặc, kinh chép: “Ví như một vị, vua Thánh chuyển Luân, có ngục bảy báu, con vua bị tội, đem giam vào đó. Lâu đài cung điện, màn báu giường vàng, lan can cửa sổ, bàn ghế trang sức, kỳ diệu quý báu, ăn uống áo quần, như vua chuyển Luân, nhưng đem khóa vàng, xích hai chân lại, tiểu vương tử đó, có vui hay không?” Đức Phật khuyên hành nhân phải đoạn trừ nghi hoặc bằng những thí dụ rất hay. Trước hết, Phật dùng người tù làm thí dụ cho người “thai sanh.” “Vua Thánh chuyển Luân” ví cho Vô Lượng Thọ Phật. “Ngục bảy báu” ví cho cõi Biên địa của cõi Tịnh Ðộ. “Con vua bị tội” ví như người mắc tội nghi hoặc. “Khóa vàng xích hai chân” ví như hoa sen chẳng nở. “Ăn uống áo quần như vua chuyển Luân” ví cho hành nhân tuy ở trong hoa sen chưa nở, nhưng vẫn được thụ hưởng mọi thứ khoái lạc. Rồi Phật hỏi Ngài Di Lặc, nếu có vị hoàng tử con của vua Thánh chuyển Luân bị nhốt trong lâu đài cung điện có đầy đủ các thứ như là màn báu, giường vàng, lan can, cửa sổ, bàn ghế trang sức đều được làm từ các thứ kỳ trân dị bảo và trang hoàng hết sức khéo léo như thế, nhưng bị nhốt trong đó với đôi chân bị khóa vàng xích lại. Vậy vị vương tử đó có vui hay không? Ngài Di Lặc thưa rằng: Hễ bị giam cầm thì tất nhiên là thiếu hẳn cái vui tự tại, nên ai nấy đều dùng mọi phương tiện để mong thoát ra khỏi cái ngục tù ấy.

Phật tiếp lời Ngài Di Lặc: “Các chúng sanh đó, cũng lại như thế. Nếu bị đọa lạc, vào chỗ nghi hối, mong cầu trí Phật, đến trí rộng lớn, song tự căn lành, không thể sinh tin, nhưng do chỗ nghe, đặng danh hiệu Phật, mới khởi lòng tin, tuy sinh nước kia, ở trong hoa sen, chẳng xuất hiện đặng. Thai hoa nước kia, tưởng như ở trong, cung điện vườn hoa. Tại vì sao thế? Trong đó thanh tịnh, không có uế ác, suốt năm trăm năm, không thấy Tam Bảo, không được gần gũi, cúng dường chư Phật, xa lìa tất cả, gốc lành thù thắng, lấy đấy làm khổ, chẳng sinh vui thích. Nếu chúng sanh đó, biết gốc tội mình, đáy lòng tự trách, cầu lìa chốn ấy, lỗi lầm đời trước, thảy đều dứt sạch, mới được thoát khỏi. Liền đặng sinh về, chỗ Vô Lượng Thọ, lắng nghe kinh pháp, dần dần cũng sẽ, khai giải vui vẻ, cũng đặng cúng dường, khắp vô lượng Phật, tu các công đức. Này A Dật Ða! Là vị Bồ-tát, đều nên biết rằng, những sự nghi hoặc, là đại tổn hại, làm mất lợi lớn, bởi thế phải nên, rõ tin Trí Huệ Vô Thượng của Phật. “

Câu “các chúng sanh đó cũng lại như thế” nêu lên sự việc để phối hợp với những ví dụ trong phần trước. “Thai hoa” tương ứng với “ngục bảy báu.” “Chẳng xuất hiện đặng” tương ứng với “Khóa vàng xích hai chân.” “Tưởng như ở trong, cung điện vườn hoa” tương ứng với “lâu đài cung điện v.v... như vua chuyển Luân.” “Chẳng sinh vui thích” tương ứng với “Không thể vui được.” “Biết gốc tội mình ... mới được thoát khỏi” tương ứng với “Vua chuyển Luân vui, mới đặng thoát ra.” Ý của đoạn kinh văn trên là thai sanh không có các nỗi khổ gì khác, chỉ vì trong năm trăm năm chẳng được thấy Tam Bảo, chẳng được tu thiện, nên coi đó là khổ. Do nỗi khổ tâm đó nên dẫu thân được sung sướng mà vẫn chẳng sinh lòng vui thích. Hết thảy hành nhân tu pháp môn Niệm Phật đều mong cầu sự vui sướng thù thắng bậc thượng; đó là được thấy Tam Bảo, được tu các pháp lành của Bồ-tát, cho nên coi các sự vui kém cỏi khác là khổ. Tuy gọi là khổ, nhưng thật ra chẳng hề thật sự chịu khổ.

Có người thắc mắc hỏi: Sanh vào biên địa là cái quả của tâm nghi hay là cái quả của việc tu thiện? Xin thưa: Sanh vào biên địa chính là cái quả của việc tu thiện, chứ chẳng phải là quả của tâm nghi. Bởi vì trong biên địa ai ai cũng thọ hưởng sung sướng, ắt phải là do cái quả tu thiện mà cảm thành rồi! Vậy cái quả của tâm nghi là gì? Xin đáp: Không thấy Tam Bảo, không được gần gũi, cúng dường chư Phật, xa lìa tất cả gốc lành thù thắng là cái quả chẳng thuần tịnh của tâm nghi xen tạp.

Phật khuyên người niệm Phật cầu vãng sanh phải biết cái gốc tội của mình là tâm nghi mà đoạn nghi, sám hối để thoát khỏi Biên Địa. Gốc tội ở đây là nói đến cái tội nghi ngờ năm trí của Phật, chứ chẳng phải là những nghiệp thập ác. Năm trăm năm là thời gian tối đa cho một người vãng sanh bình thường nhận ra và hối trách tội lỗi nghi ngờ Phật trí, chớ chẳng phải là thời gian nhất định. Đối với bậc thượng căn thượng trí hoặc những người thọ trì kinh Vô Lượng Thọ thì chẳng cần phải đợi đến năm trăm năm, vì sao? Vì nếu họ bị sanh vào Biên Địa thì lập tức nhận ra lỗi lầm của mình chính là nghi ngờ Phật trí, liền phát lồ sám hối, đoạn nghi, sanh tín, tức thời được thoát khỏi Biên Địa, nên kinh nói: “Nếu chúng sanh đó biết gốc tội mình, đáy lòng tự trách, cầu lìa chốn ấy, lỗi lầm đời trước thảy đều dứt sạch, mới được thoát khỏi. Liền đặng sinh về chỗ Vô Lượng Thọ.” ” Câu “lỗi lầm đời trước thảy đều dứt sạch” là những cái tội nghi hoặc trong quá khứ đã sám trừ hết sạch rồi, mới được thoát khỏi Nghi Thành, gặp Phật, nghe pháp. Như vậy là chẳng cần biết là trong thời gian năm trăm năm hay phải đến cuối thời gian ấy; cứ hễ khi nào tội lỗi nghi ngờ cũ đã tiêu diệt hoàn toàn thì liền được giải thoát.

Câu “liền đặng sinh về chỗ Vô Lượng Thọ” có nghĩa là chẳng có cách trở về mặt thời gian, chẳng cần phải mất chút thời khắc nào, hễ vừa ra khỏi hoa sen thì ngay lập tức diện kiến Phật A Di Đà, nghe Ngài nói pháp, chứng ngay lên địa vị Bất Thoái Chuyển (Đẳng Giác Bồ-tát) cho đến Vô Thượng Bồ-đề. Ở cõi nước Cực Lạc là vậy, cõi này cũng chẳng khác, bởi do đời trước trí tuệ người đó không được sáng suốt, hiểu kinh lại ít, nên tuy được nghe lời giáo huấn của Phật, nhưng tâm cấu nhiễm vẫn chưa thể tiêu trừ, tình chấp kiến chấp vẫn còn, nên chẳng thật sự tin hiểu được lời dạy sâu xa của Phật. Vì thế, chúng ta cần phải đa văn huân tập, tăng trưởng trí huệ, mới có thể thâm nhập tạng pháp của Như Lai. Hiện nay, chúng ta học kinh Vô Lượng Thọ cũng chẳng khác chi nghe Phật A Di Đà đang nói pháp nhiệm mầu nơi cõi Tây Phương. Thế nhưng, do tâm cấu nhiễm chưa trừ, tình chấp, kiến chấp vẫn còn, nên chúng ta cần phải đa văn huân tập để tăng trưởng trí huệ, khi chúng ta hiểu rõ lời dạy của Phật rồi thì dần dần cũng được tâm khai lý giải và vui vẻ.

Cổ nhân thường bảo: “Đọc một quyển sách ngàn lần sẽ tự thấy được ý nghĩa.” Lão Hòa Thượng Tịnh Không nói: “Thử hỏi, quý vị đã đọc kinh Vô Lượng Thọ được ngàn lượt hay chưa? Không có thì quý vị cứ từ từ đọc đi, nhất định đọc nhiều, nghe nhiều tuyệt đối chẳng bỏ lỡ cơ hội.” Nếu chúng ta thật sự muốn học Phật, chỉ có một cách là huân tu thời gian lâu dài, mới có thể chế ngự được phiền não và mở mang trí huệ, đâu có lý nào chỉ nghe một lần liền khai ngộ. Hiện tại, chúng ta không thể đạt đến cảnh giới khai ngộ là do từ hai nguyên nhân chánh: một là nghe kinh quá ít, hai là phiền não tập khí tích lũy từ vô thủy kiếp cho đến nay quá nặng. Vì do nghe kinh nhiều sẽ giúp hành nhân hóa giải được phiền não và tập khí từ vô thủy kiếp, nên Đức Phật mới dạy: “Lắng nghe kinh pháp, dần dần cũng sẽ khai giải vui vẻ.” Khi nào chúng ta hóa giải hết tập khí phiền não, mới đạt được cảnh giới khai ngộ. Nếu nghe kinh mà chưa thể hóa giải phiền não tập khí, thì ít nhất cũng có thể chế ngự được phiền não tập khí, không để cho nó dễ dàng khởi hiện hành. Đó là sự ích lợi của việc nghe kinh. Cho nên, nghe kinh là việc rất quan trọng!

Câu “Lắng nghe kinh pháp, dần dần cũng sẽ khai giải vui vẻ” có nghĩa là do thường nghe kinh Phật, nên tâm được khai minh, chứng được thiền định. Chứng được thiền định không phải do ngồi xếp bằng, mặt quay vào vách, loại thiền định này công phu rất cao, phàm phu chúng ta khó thể thành tựu. Mỗi ngày chúng ta đều nghe kinh, tư duy nghĩa lý trong kinh, thì mỗi ngày sẽ bớt khởi tâm động niệm khi đối diện với vạn sự, vạn vật trong thế gian. Cho đến khi thời tiết nhân duyên thành thục thì hoảng nhiên đại ngộ. Thật thà mà nói, một ngày nghe kinh hai tiếng chỉ đủ để nhắc nhở lời Phật dạy, vẫn còn hai mươi hai tiếng đồng hồ vọng tưởng mê hoặc điên đảo nổi dậy. Mỗi ngày nghe kinh tám tiếng đồng hồ, niệm Phật tám tiếng đồng hồ, thì cơ hội nổi dậy vọng tưởng chắc chắn sẽ ít hơn. Ngày nay chúng ta tu hành không có công phu đắc lực là vì nghe kinh quá ít, mỗi ngày nghe đi nghe lại băng giảng một bộ kinh, hoặc đọc tụng một bộ kimh, dần dần cũng được khai ngộ. Nghe một lần không hiểu, nghe lần thứ hai hiểu được một chút, nghe lần thứ ba càng hiểu được sâu thêm, càng nghe kinh nhiều lần càng thêm thông suốt. Xưa nay, chư cổ Đại đức cầu học đều phải dùng phương pháp này! Chúng ta học Phật cũng chẳng thể ngoại lệ. Mỗi ngày nghe đi nghe lại nhiều lần, miệt mài không ngừng, đừng cho tâm mình có thì giờ nổi dậy vọng tưởng bằng cách thường nghe kinh, niệm kinh, huân tu như vậy trong một thời gian lâu dài, dần dần sẽ chứng được thiền định.

Hiện nay chúng ta không thể chuyển đổi cảnh giới hiện tiền là do chưa thông suốt kinh tạng của Phật. Tuy rằng chúng ta đọc, nghe nhiều lần một quyển kinh, nhưng vẫn chưa thật sự thấu triệt. Cái mà chúng ta hiểu chỉ là bề ngoài, chỉ là lớp mặt ngoài da, chứ thật ra vẫn chưa khế nhập Phật trí; cho nên không làm chủ được chính mình trong cảnh giới hiện tiền, phiền não tập khí vẫn cứ tiếp tục khởi hiện hành như củ. Đọc kinh, nghe giảng kinh và quán văn tự Bát-nhã trong kinh sẽ giúp chúng ta nhìn thấu, hiểu rõ chân tướng của sự thật. Chân tướng sự thật đó là gì? Chân tướng sự thật đó là như trong kinh Kim Cang đã nói: “Vạn pháp vốn chỉ là mộng huyễn bào ảnh, vốn là không.” Chân tướng sự thật đó cũng chính là như kinh Hoa Nghiêm đã ghi: “Tất cả chúng sanh đều là chư Phật Như Lai.” Chúng ta đã từng nghe qua các ý này rất nhiều lần trong các kinh điển Đại thừa, nhưng thật sự vẫn chưa hiểu rõ, vẫn chưa thể thâm nhập Phật trí, nên vẫn còn phải tiếp tục đọc tụng và nghe kinh nhiều hơn nữa để dần dần hiểu rõ thêm về chân tướng sự thật này. Khi nào chúng ta thật sự thông suốt chân thật nghĩa của Như Lai rồi thì hoảng nhiên đại ngộ.

Nhị Tổ Thiện Đạo Đại Sư bảo: “Đọc kinh và niệm Phật mỗi ngày không gián đoạn là duyên giúp một phàm phu có thể vãng sanh thượng phẩm.” Vì sao có chuyện này? Vì trong việc đọc tụng, nghe kinh và niệm Phật vốn có đầy đủ các pháp tu Giới, Định, Huệ. Chỉ khi nào chúng ta chân thật hiểu rõ rồi, thật sự nhìn thấu rồi, mới có thể triệt để buông bỏ. Buông bỏ cái gì? Buông bỏ thành kiến, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của mình. Khi nào buông bỏ được hết sạch những thứ này, thân tâm mới được thanh tịnh, rỗng lặng, nhẹ nhàng; đấy gọi là chứng được thiền định, trong định này có cả huệ. Khi định và huệ đều cân bằng thì là đại ngộ, chớ chẳng phải là cái định của Tiểu thừa, thiền định của Tiểu thừa vẫn chưa đủ để đạt đến cảnh giới đại triệt, đại ngộ. Trong tất cả các phiền não, chướng ngại lớn nhất là ái dục. Do chúng ta không thể buông bỏ ái dục và sở thích, nên tâm thường hay khởi động những phiền não. Ái dục và sở thích chính là tự tư tự lợi, là nguyên nhân khiến mình khởi tâm động niệm. Khi nào cái gốc tự tư tự lợi của chính mình được nhổ sạch, thì khi ấy mới được cứu và có khả năng cứu người khác. Gặp người khác gặp nạn không cứu giúp vì sợ liên lụy đến mình chính là tự tư tự lợi. Nếu cái gốc tự tư tự lợi chưa được nhổ đi, thì công phu tu hành sẽ không có lực. Người nhổ được cái gốc tự tư tự lợi thì sẽ vô cùng tự tại, họ có thể làm hết thảy mọi việc trong thế gian mà tâm vẫn an trụ trong định huệ cân bằng; đấy mới thật sự là người đại triệt đại ngộ.

Trong kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật bảo: “Cũng đặng cúng dường khắp vô lượng Phật, tu các công đức;” đó chính là hiếu học. Then chốt của thành tựu trong tất cả pháp là hiếu học. Hiếu học chính là năng cảm! Năng cảm hết tất cả Phật, Bồ-tát và thiện hữu trí thức đến giúp đỡ mình, thì đó chính là năng ứng. Chúng ta học tập phải từ ngay chỗ này mà bắt tay vào. Sau khi gặp Phật A Di Đà, chúng ta sẽ có đầy đủ các thần thông, đi dạo khắp các cõi Phật để cúng dường chư Phật và tùy ý tu tập các pháp công đức đúng như bổn nguyện của Phật Di Ðà, thì lo gì không khai ngộ? Đức Thích Ca Mâu Ni Phật kêu tên Ngài A Dật Ða nhằm cảnh tỉnh đại chúng chuyên tâm lắng nghe lời Phật răn dạy mà biết rằng: “Những sự nghi hoặc là đại tổn hại, làm mất lợi lớn, bởi thế phải nên rõ tin Trí Huệ Vô Thượng của Phật.” Muốn rõ tin Trí Huệ Vô Thượng của A Di Đà Phật, thì không thể không thọ trì, đọc tụng kinh Vô Lượng Thọ; đây là điều tất nhiên không cần phải giải thích thêm nữa! Nếu có thể vì người diễn nói kinh này, thì sự rõ biết Phật trí lại càng thêm mau chóng tăng thượng. Vì sao? Vì người ấy có đầy đủ ba thứ lực: tư lực, tha lực và công đức lực.

Kinh này nói: “Có nhiều Bồ-tát do chưa nghe được kinh Vô Lượng Thọ, nên đối với pháp môn Tịnh độ vẫn còn nghi ngờ, khiến bị thoái chuyển quả vị Vô thượng Bồ-đề.” Ngài Thiên Thai bảo: “Bồ-tát thuộc Tín Vị trong Biệt giáo, giống như những sợi tơ trên không trung lờ lững vô định.” Đấy đã nêu rõ, Sơ Phát Tâm Bồ-tát thật sự vẫn còn có nhiều nguy cơ bị thoái đọa, dẫu thật sự là Bồ-tát nhưng nếu sanh lòng nghi hoặc pháp môn Niệm Phật của Phật Di Đà, nghi hoặc Phật trí trong kinh Vô Lượng Thọ, vẫn bị mất lợi lớn, huống gì là phàm phu chúng ta. Do đó, phàm phu chúng ta càng phải tin rành rẽ vào Phật trí, thấu rõ kinh Vô Lượng Thọ một cách sâu xa, để không bị mất lợi lớn. Tin rõ Phật trí là nhận biết một cách rõ ràng minh bạch phương tiện cứu độ và sự gia bị của Phật A Di Đà đối với chúng sanh. Do thông suốt Phật trí cho đến Thắng Trí của Như Lai, không còn tưởng lầm nữa, nên việc thấy Phật đến thọ ký là điều tất nhiên, chẳng còn nghi ngờ gì nữa. Nếu hành nhân đã gặp A Di Đà Phật đích thân đến thọ ký vãng sanh, thì tất nhiên lúc lâm chung sẽ được tự tại vãng sanh, giống như chiếc thuyền nan thuận theo cơn gió mát trong lành, vượt qua hết thảy tất cả núi cao, biển lớn, trắc trở xa xăm, đưa mình đến chỗ mình muốn đến mà không cần phải tốn hao công sức; đó chính là điều lợi lớn nhất.

Kinh Thiên Thủ dạy: “Nếu đối với đà-ra-ni này mà sanh nghi chẳng tin, thì nên biết rằng người ấy vĩnh viễn đánh mất cái lợi lớn. Trong trăm ngàn muôn kiếp luân hồi trong nẻo ác, chẳng có lúc ra, thường chẳng thấy Phật, chẳng nghe pháp, chẳng gặp Tăng.”

Kinh Thập Vãng Sanh cũng nói: “Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân chánh tín kinh này, yêu mến kinh này, quán sát, dẫn dắt chúng sanh thì kẻ nói, người nghe đều được vãng sanh cõi Phật A Di Ðà. Nếu có những người như vậy thì từ hôm nay, ta thường sai hai mươi lăm vị Bồ-tát hộ trì những người ấy, thường khiến cho họ vô bịnh, vô não, dù là người hay phi nhân, chẳng có dịp khuấy nhiễu họ. Ði, đứng, nằm, ngồi, chẳng luận là ngày hay đêm thường được an ổn.”

Kinh Thập Vãng Sanh dạy: “Sau này trong Diêm Phù Ðề có Tỳ-kheo hoặc là Tỳ-kheo ni thấy có người đọc tụng kinh này mà nếu sanh lòng giận dữ, đem lòng phỉ báng thì do báng Chánh pháp, ngay nơi thân hiện đời của người ấy sẽ phát ra các bệnh nặng nề, thân căn chẳng đầy đủ, điếc, mù, câm, ngọng, thủy thũng, quỉ mỵ, nằm ngồi chẳng yên, muốn sống chẳng được, cầu chết không xong. Hoặc đến khi chết đọa vào địa ngục, trong tám vạn kiếp chịu đại khổ não. Trăm ngàn vạn đời, chưa từng nghe danh từ cơm, nước. Mãi lâu sau mới được thoát ra, sanh làm trâu, ngựa, lợn, dê, bị người giết hại, chịu đại cực khổ. Sau đấy mới được làm thân người, thường sanh vào nhà hèn hạ, trăm ngàn vạn đời chẳng được tự tại, trọn chẳng được nghe danh tự Tam Bảo. Vì thế đối với những kẻ vô tín, vô trí, chớ thuyết kinh này.”

Các kinh đã nêu rõ điều đại lợi nếu tin nhận kinh Vô Lượng Thọ và điều tai hại nếu không tin nhận kinh giáo này. Ðiều nào nên bỏ, điều nào nên lấy, tự mình phải khéo léo suy nghĩ kỹ càng lời khuyên dạy chân thật của Phật! Đức Thế Tôn trụ trong chân thật huệ để khai hóa, hiển thị chân thật tế, cũng chỉ là vì muốn cứu vớt quần manh, ban cho họ cái lợi chân thật, khó gặp, khó thấy như hoa Ưu Ðàm hy hữu xuất hiện. Nay đấng khó gặp đã được gặp, điều khó nghe cũng đã được nghe mà chúng ta chẳng chịu tin nhận, thì thật là bội bạc ơn Phật, nên kinh bảo là “làm mất lợi lớn,” tức là chẳng nhận được cái lợi chân thật mà Phật ban bố cho mình. Hơn nữa, pháp môn Tịnh Ðộ, Nhất thừa Nguyện Hải, sáu chữ hồng danh, Tín-Nguyện-Trì danh, chứng ngay lên bất thoái, chính là điều chân thật nhất trong những điều chân thật, là điều lợi lớn lao nhất trong những điều lợi lớn lao. Người chẳng tin nhận lãnh pháp môn này, vĩnh viễn đánh mất cái lợi lớn ấy. Nghi hay tin tuy chỉ thuộc trong một niệm của đương cơ, nhưng chúng tạo thành họa hay phước khác nhau một trời một vực trong bao kiếp vô tận. Bởi thế, Phật mới dạy: “Phải nên rõ tin trí huệ vô thượng của Phật,” tức là phải tin ưa, thọ trì, đọc tụng kinh Vô Lượng Thọ, bởi vì kinh này chính là trí huệ vô thượng của Phật A Di Đà.

Đầu mối quan hệ trong vòng sống chết của chúng ta, duy có hai thức: tâm lực và nghiệp lực. Tâm lực là tâm niệm có nhiều mối, khi lâm chung chúng ta sẽ đi theo mối nào nặng nhất. Nghiệp lực ví như chủ nợ mạnh lôi kéo mình. Nghiệp lực tuy lớn nhưng tâm lực lại càng lớn hơn, vì sao? Vì nghiệp không có Tự tánh, hoàn toàn nương nơi tâm, nên khi tâm chú trọng vào việc gì thì làm cho nghiệp của việc đó tăng thêm lớn mạnh. Thí dụ: Nếu chúng ta dùng hết trọng tâm vào việc tu Tịnh độ thì tịnh nghiệp sẽ trở thành mạnh mẽ hơn hết vượt qua tất cả các nghiệp khác, khi lâm chung quyết định sanh về Tây Phương Cực Lạc, cũng giống nếu chúng ta cố hết sức mình đẩy một cây to nghiêng về phía Tây, thì một ngày nào đó nó sẽ phải đổ về hướng Tây. Trọng tâm của Tịnh độ pháp môn là gì? Hai điều trọng tâm của Tịnh độ là tin sâu và nguyện thiết. Do tâm mình tín sâu nguyện thiết, nên tất cả tà thuyết không thể lay động, tất cả cảnh duyên bên ngoài không thể lôi kéo. Lòng tin sâu, chí nguyện tha thiết ấy gọi là trọng tâm. Dùng trọng tâm này niệm Phật thì tịnh nghiệp sẽ mạnh lên và dần dần thành thục. Khi nghiệp thanh tịnh Cực Lạc thành thục, thì tất nhiên duyên nhiễm Sa-bà phải dừng dứt, nhờ đó lúc lâm chung dù muốn thấy cảnh luân hồi, nó cũng chẳng thể hiện ra được, dù không muốn thấy cảnh Tịnh độ và Đức Phật Di Đà mà cảnh ấy vẫn bày ra rõ ràng trước mắt. Vì vậy, lúc bình thời chúng ta phải rèn luyện cho thành thục cái tâm tín sâu nguyện thiết ấy, thì khi lâm chung mới khỏi lạc vào nẻo khác.

Lúc chư cổ đức sắp mạng chung, chư thiên ở sáu cõi trời trổi nhạc, cầm tràng phan, lần lược nối tiếp nhau đến tiếp rước; vậy mà các Ngài vẫn nhất quyết chối từ, chỉ một lòng một dạ chờ Phật A Di Đà hiện đến mới chịu đi. Chúng ta thấy đó, lâm chung là cảnh tứ đại phân tán, đau đớn vô cùng; chư thiên đến rước là cảnh tốt đẹp tuyệt vời; thế mà các cảnh trời tốt đẹp ấy vẫn chẳng làm thay đổi tâm ý của chư cổ đức. Đấy mới thực sự là tín sâu, nguyện thiết! Nếu bình thời chúng ta không siêng gắng rèn luyện tín nguyện cho được mười phần vững chắc, thì khi lâm chung gặp phải cảnh trời đẹp tuyệt vời hiện ra, làm sao có thể tự chủ được chứ! Vì thế, Thập Nhị Tổ, Tế Tỉnh Đại Sư căn dặn rằng: “Giả sử khi ta đang niệm Phật, bổng tổ Đạt Ma hiện ra bảo, phải bỏ Tịnh tu Thiền có thể liền giác ngộ, thì cũng từ tạ không dám tuân lời. Hay dù Đức Thích Ca hiện thân bảo, có pháp môn khác hơn Tịnh độ, dạy ta phải bỏ niệm Phật để tu môn kia, ta cũng đảnh lễ mà từ khước. Giữ vững cái tâm như vậy, mới gọi là lòng tin sâu sắc. Lại nữa, ví như có vòng sắt nóng đỏ xoay vần trên đầu, ta cũng không vì sự khổ ấy mà thối thất chí vãng sanh. Lại như có cảnh dục lạc mầu nhiệm nhất của chuyển Luân Thánh Vương hiện đến, ta cũng không vì sự vui sướng đó mà tạm quên niệm cầu về Cực Lạc. Dù chúng ta gặp những cảnh duyên nghịch hay thuận cùng cực như thế, mà vẫn không đổi lòng, đó mới gọi là chí nguyện tha thiết!”




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.58.158 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...