Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Giải thích Kinh Địa Tạng »» GIẢI THÍCH TÊN KINH »»

Giải thích Kinh Địa Tạng
»» GIẢI THÍCH TÊN KINH

Donate

(Lượt xem: 2.131)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giải thích Kinh Địa Tạng - GIẢI THÍCH TÊN KINH

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Kinh văn

地藏菩薩本願經

● Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện Kinh

Việt dịch

Kinh Bản nguyện của Bồ Tát Địa Tạng

Giảng giải

Đây là đề mục của kinh, nêu rõ đây là bộ kinh xưng tán hạnh nguyện của Bồ Tát Địa Tạng.

Thích nghĩa

Đề mục kinh này, theo như chính Phật nói ra [trong kinh] có ba đề mục: một là bản nguyện của Bồ Tát Địa Tạng, hai là bản hạnh của Bồ Tát Địa Tạng và ba là bản thệ lực của Bồ Tát Địa Tạng. Hiện nay chỉ dùng đề mục thứ nhất để đặt tên kinh.

Bồ Tát Địa Tạng là danh xưng của một bậc thánh nhân xuất thế. Bồ Tát là danh xưng chung, Địa Tạng là danh xưng riêng. Hai chữ Bồ Tát, tiếng Phạn là Bồ-đề-tát-đỏa (Bodhisattva). Bồ-đề nghĩa là giác ngộ, tát-đỏa nghĩa là chúng sinh. Kết hợp hai từ này thì Bồ Tát có nghĩa là chúng sinh đã giác ngộ hoặc là người giác ngộ cho chúng sinh.

Về danh xưng riêng của mỗi vị Bồ Tát, đều là dựa vào đức hạnh của vị đó mà đặt ra. Bồ Tát này có danh xưng Địa Tạng, đó là vì đức hạnh của ngài phù hợp với ý nghĩa hai chữ “địa tạng”. Nay sẽ phân biệt nói rõ. Địa có nghĩa là đất, là mặt đất, muôn vật đều cư trú trên mặt đất. Đất lại có khả năng giúp sinh trưởng rễ, mầm của các loài cây, cỏ. Bồ Tát Địa Tạng có lòng từ bi rộng lớn, hết thảy chúng sinh đều trông cậy vào sự cứu giúp, che chở của ngài. Căn lành của chúng sinh đều dựa vào ngài để tăng trưởng, giống như [cây cỏ dựa vào] mặt đất, nên xưng tán [trong danh hiệu] ngài là Địa. Tạng là kho báu, tiền bạc, châu báu có đủ để cứu giúp những người nghèo khổ, giúp thành tựu trọn vẹn cho sự nghiệp của người. Bồ Tát Địa Tạng có vô lượng tài bảo Chánh pháp, bố thí cho những chúng sinh khổ não, lại giúp cho những chúng sinh ấy đều có thể tu hành thành tựu, giống như kho báu, nên xưng tán [trong danh hiệu] ngài là Tạng.

Lại có tông phái giải thích hai chữ “địa tạng” là thí dụ về đạo hạnh, công đức của Bồ Tát. Nhân vì [thuở xưa] ngài nhìn thấy nỗi khổ của chúng sinh trong địa ngục nên phát tâm học Phật, chứng đắc tánh Như Lai Tạng, [thấy được] chúng sinh với chư Phật bản tánh bình đẳng. Cho nên ngài có bản lĩnh đặc biệt là cứu thoát được các chúng sinh trong địa ngục. Vì thế xưng tán ngài là Địa Tạng.

Lại nhân vì ngài tu pháp Địa Đại Viên Thông chứng đắc tánh Như Lai Tạng như Bồ Tát Trì Địa, nên một khi ngài hiện đến [nơi đâu] thì mọi người trong chúng hội đều cảm thấy thân hình nặng nề khó nhấc lên. Đó là vì những bộ phận thuộc địa đại trong thân người như da, thịt, gân, xương, lông, tóc, móng, răng đều chịu ảnh hưởng của Bồ Tát mà tăng mạnh. Vì thế xưng tán ngài là Địa Tạng.

Hai cách giải thích như trên về chữ “địa tạng” đều là [dựa vào sự] biểu hiện hành vi của Bồ Tát.

Nói chung, vị Bồ Tát này có đức hạnh như địa (mặt đất) như tạng (kho báu) nên tôn xưng ngài là Địa Tạng.

Hai chữ “bản nguyện” là nói tâm nguyện do chính Bồ Tát đã phát khởi. Tâm nguyện này, từ thuở ngài mới phát tâm mãi cho đến nay vẫn thường thường phát khởi [không gián đoạn], vẫn thường không thay đổi, không phải đến hiện tại mới phát khởi, cho nên gọi là “bản nguyện”. Lại nữa, tâm nguyện này là chỗ y cứ cho hành vi của Bồ Tát trong nhiều đời. Có tâm nguyện này mới có mọi hành vi của Bồ Tát. Tâm nguyện này là căn bản cho mọi hành vi của Bồ Tát, vì thế gọi là “bản nguyện”. Theo những cách giải thích này thì chữ “bản” bao gồm cả hai ý nghĩa là “bản lai” và “căn bản”.

Chữ “kinh” chỉ cho giáo huấn của bậc thánh nhân trong chốn thế gian. Sách này ghi chép giáo huấn của chư Phật, Bồ Tát. Chư Phật, Bồ Tát là các bậc thánh nhân xuất thế, nên được gọi là kinh. Trong tiếng Phạn vốn là chữ Tu-đa-la (sūtra), dịch rõ nghĩa là một đường thẳng, cũng có ý nghĩa là kết hợp xuyên suốt, quán xuyến văn nghĩa, tương đồng như tiếng Trung Hoa dùng chữ kinh trong “kinh vĩ” (kinh độ và vĩ độ). Dịch theo văn chương là “khế kinh”, khế là khế hợp, vì đây là giáo huấn của bậc thánh nhân xuất thế, là những điều nói ra phù hợp với đạo lý, phù hợp với lòng người, nên gọi chung là khế kinh.

Kinh văn

唐于闐國三藏沙門實叉難陀譯

● Đường Vu Điền quốc Tam tạng Sa-môn Thật-xoa-nan-đà dịch

Việt dịch

Đời Đường, Tam tạng Sa-môn Thật-xoa-nan-đà người nước Vu Điền chuyển dịch

Giảng giải

Kinh này do vị Tam tạng Sa-môn tên là Thật-xoa-nan-đà (Śikṣānanda), từ nước Vu Điền đến Trung quốc vào đời nhà Đường, phiên dịch sang Hán ngữ.

Thích nghĩa

Đường là quốc hiệu của Trung quốc khi Lý Uyên chiếm được thiên hạ. Nhân vì Lý Uyên trước đây ở Tấn Dương, là kinh đô cũ của Đào Đường nên ông được [nhà Tùy] phong tước Đường Vương. Sau khi nhận ngôi Hoàng đế từ nhà Tùy, thống nhất thiên hạ, xưng là Đường triều. Từ thời đó đến nay khoảng 1.300 năm rồi.

Vu Điền là tên nước thuộc vùng Tây Vực. Tên gọi này có nghĩa là “sữa từ đất”, nhân vì [theo truyền thuyết thì] vị quốc tổ của nước này nhờ uống sữa từ lòng đất vọt lên mà sinh trưởng. Vị trí nước này ngày nay là phía nam của Thiên Sơn thuộc Tân Cương.

Tam tạng Sa-môn là đạo hiệu dành cho vị pháp sư phiên dịch kinh điển. Tam tạng là chỉ chung toàn bộ kinh điển Phật giáo. Kinh điển Phật giáo phân ra ba phần là Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng. Kinh tạng là những kinh điển ghi chép lời Phật thuyết dạy. Luật tạng là những điều giới cấm, những quy tắc trong Phật giáo cùng với các sách giảng giải những điều giới, quy tắc này. Luận tạng là phần ghi chép những giảng luận về ý nghĩa giáo pháp của Phật và các vị đệ tử Phật, [bao gồm các bậc tổ sư đời sau]. Nhân vì ba phần kinh điển này về hình thức có rất nhiều quyển kinh, về nội dung thực chất cũng có rất nhiều ý nghĩa, nên được gọi là tạng, là kho chứa.

Sa-môn (śramaṇa) là danh xưng chung của người xuất gia, mang nghĩa là “cần tức”, nhân vì [vị sa-môn] tinh tấn chuyên cần tu tập đạo pháp, vận dụng công phu ngăn diệt phiền não. Vị sa-môn thông đạt Tam tạng kinh điển gọi là Tam tạng Sa-môn.

Thật-xoa-nan-đà (Śikṣānanda) dịch nghĩa là “học hỷ”. Đây là tên riêng của vị pháp sư dịch kinh này. Đời nhà Đường, niên hiệu Thánh Lịch năm thứ 2, quốc vương nước Vu Điền nghe nói Võ Hậu hoan hỷ tán trợ Phật pháp nên phái Sa-môn Thật-xoa-nan-đà mang kinh Hoa Nghiêm cùng kinh Địa Tạng này đến Trung quốc. Võ Hậu nhận được kinh liền ban chiếu thỉnh vị Sa-môn này phiên dịch sang Hán ngữ. Đây là nhân duyên có được bộ kinh Địa Tạng này [tại Trung quốc].


    « Xem chương trước «      « Sách này có 8 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nghệ thuật chết


Hoa nhẫn nhục


Hạnh phúc là điều có thật


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.200.121 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...