Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Pháp bảo Đàn kinh »» PHẨM THỨ II: BÁT - NHÃ »»

Pháp bảo Đàn kinh
»» PHẨM THỨ II: BÁT - NHÃ

Donate

(Lượt xem: 7.442)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Pháp bảo Đàn kinh - PHẨM THỨ II: BÁT - NHÃ

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Hôm sau, Vi sứ quân lại thỉnh thuyết pháp nữa. Sư lên tòa, bảo đại chúng: “Mọi người nên tịnh tâm niệm câu: Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa.”

Rồi Sư dạy rằng: “Các vị thiện tri thức! Trí Bát-nhã Bồ-đề, người đời vốn tự có. Chỉ bởi tâm mê, không thể tự thấy, nên phải nhờ bậc đại thiện tri thức chỉ ra mới thấy tánh. Nên biết rằng, người ngu kẻ trí đều sẵn có tánh Phật, chẳng khác chi nhau. Chỉ bởi mê, ngộ chẳng đồng nhau, cho nên mới có người ngu, kẻ trí. Nay ta vì chư vị giảng pháp Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật, khiến cho mọi người đều được trí tuệ. Hãy chú tâm nghe cho kỹ!

“Các vị thiện tri thức! Người đời cả ngày miệng niệm Bát-nhã mà chẳng biết Bát-nhã là tự tánh của mình. Cũng như chỉ nói ăn, thật chẳng được no. Miệng chỉ nói lẽ không, muôn kiếp chẳng được thấy tánh, rốt thật chẳng ích lợi gì.

“Các vị thiện tri thức! Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật là tiếng Phạn, nghĩa là Trí tuệ lớn tới bờ bên kia. Việc ấy do nơi thực hành ở tâm, chẳng do miệng niệm. Miệng niệm mà tâm chẳng thực hành, cũng như huyễn hóa, như sương móc, điện chớp. Miệng niệm, tâm thực hành, tất nhiên tâm với miệng hợp nhau; bản tánh là Phật, lìa tánh ra không có Phật nào khác.

“Sao gọi là Ma-ha? Ma-ha nghĩa là lớn. Tâm lượng rộng lớn như hư không, không bờ bến. Cũng không vuông tròn, lớn nhỏ, không xanh vàng đỏ trắng. Cũng không trên dưới, ngắn dài. Cũng không giận, mừng, phải, quấy; không lành dữ, không đầu đuôi, cho đến các cõi thế giới chư Phật đều là hư không. Tánh linh diệu của người đời vốn là không, không một pháp nào có thể đắc. Tự tánh của chân không, lại cũng như vậy.

“Các vị thiện tri thức! Cũng đừng nghe ta thuyết không mà liền chấp lấy lẽ không. Đây là điều quan trọng nhất. Nếu lấy tâm không mà ngồi thiền, tức vướng mắc vào chỗ tâm không không nghĩ nhớ.

“Các vị thiện tri thức! Cõi thế giới hư không bao hàm thể sắc, hình tượng muôn vật: mặt trời, mặt trăng, tinh tú, núi sông, đất đai, suối nguồn, khe rạch, cỏ cây, rừng rậm, kẻ ác, người hiền, pháp lành, pháp dữ, thiên đường, địa ngục, hết thảy biển cả, núi non... thảy đều nằm trong hư không. Tánh không của người đời lại cũng như vậy.

“Các vị thiện tri thức! Tự tánh bao hàm muôn pháp, nên gọi là lớn. Muôn pháp ở trong tánh người. Nếu thấy hết thảy kẻ ác người hiền mà lòng không vướng mắc, cũng chẳng chê bỏ, cũng chẳng đắm nhiễm, tâm như hư không, như vậy là lớn, nên nói là Ma-ha.

“Các vị thiện tri thức! Người mê chỉ nói miệng, người trí tâm thực hành. Lại có người mê giữ tâm không mà ngồi thiền, đối với trăm việc đều không nghĩ đến, tự xưng là lớn. Những người như thế, chẳng thể cùng luận bàn, vì họ đã rơi vào tà kiến.

“Các vị thiện tri thức! Tâm lượng rộng lớn, biến khắp Pháp giới. Dùng đến thì rành rẽ phân minh, ứng dụng liền biết hết thảy. Hết thảy là một, một là hết thảy. Đến đi tự do. Tâm không ngăn ngại, tức là Bát-nhã.

“Các vị thiện tri thức! Hết thảy trí Bát-nhã đều do tự tánh sanh ra, chẳng từ ngoài vào, chớ nên hiểu sai. Như vậy gọi là tự ứng dụng chân tánh. Một lẽ chân thật, hết thảy mọi lẽ đều chân thật. Tâm lượng rộng lớn chẳng làm việc nhỏ nhen. Đừng nên suốt ngày miệng nói lẽ không mà trong tâm chẳng tu hạnh này, khác nào dân thường tự xưng mình là vua, rốt cùng chẳng thể được. Người như vậy chẳng phải đệ tử ta.

“Các vị thiện tri thức! Sao gọi là Bát-nhã? Bát-nhã nghĩa là trí tuệ. Ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi niệm tưởng đều chẳng ngu mê, thường sáng trí tuệ, tức là hạnh Bát-nhã. Một niệm ngu mê thì Bát-nhã dứt mất, một niệm trí tuệ tức Bát-nhã sanh. Người đời ngu mê, chẳng hiểu Bát-nhã. Miệng nói Bát-nhã mà trong tâm thường ngu mê. Miệng thường nói: “Ta tu Bát-nhã.” Mỗi niệm đều nói lẽ không, mà chẳng thật hiểu chân không. Bát-nhã không có hình tướng, chính là tâm trí tuệ. Nếu hiểu được như vậy tức là trí Bát-nhã.

“Sao gọi là Ba-la-mật? Đó là tiếng Phạn, nghĩa là đến bờ bên kia, phải nên hiểu là lìa khỏi sanh diệt. Tâm vướng mắc nơi cảnh thì sanh diệt khởi, như nước cuộn nổi sóng, tức là bờ bên này. Tâm lìa khỏi cảnh thì không sanh diệt, như nước thường chảy thông, tức là bờ bên kia, nên gọi là Ba-la-mật.

“Các vị thiện tri thức! Người mê miệng niệm, mà ngay trong lúc niệm vẫn có điều hư vọng, sai trái. Mỗi niệm đều thực hành, gọi là chân tánh. Người ngộ được pháp này chính là pháp Bát-nhã, người tu theo hạnh này, chính là hạnh Bát-nhã. Chẳng tu tức là kẻ phàm, một niệm tu hành liền tự mình không thua kém Phật.

“Các vị thiện tri thức! Phàm phu chính là Phật, phiền não chính là Bồ-đề. Niệm trước còn mê là phàm phu, niệm sau thức tỉnh là Phật. Niệm trước còn vướng mắc nơi cảnh là phiền não, niệm sau lìa cảnh là Bồ-đề.

“Này thiện tri thức!

Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật,
Cao nhất, quý nhất, pháp đệ nhất.
Không trụ, không qua cũng không lại,
Ba đời chư Phật từ đó sanh.


“Phải dùng trí tuệ sáng suốt mà phá vỡ khối phiền não trần lao năm uẩn. Tu hành như vậy chắc chắn thành Phật. Chuyển hóa ba độc thành Giới, Định, Tuệ.

“Các vị thiện tri thức! Pháp môn này từ một Bát-nhã sanh ra tám muôn bốn ngàn trí tuệ. Vì sao vậy? Vì người đời có tám muôn bốn ngàn trần lao.

“Nếu không trần lao, trí tuệ thường hiển hiện, chẳng lìa tự tánh. Người ngộ Pháp này, tức không niệm tưởng, không nghĩ nhớ, không vướng mắc. Chẳng khởi tâm lầm lẫn, hư vọng, ứng dụng tự tánh chân như. Dùng trí tuệ quán xét các pháp, chẳng lấy, chẳng bỏ, tức là thấy tánh, thành Phật đạo.

“Các vị thiện tri thức! Nếu người nào muốn vào sâu tận cội nguồn Pháp giới, cùng là Bát-nhã Tam-muội, thì nên tu hạnh Bát-nhã. Trì tụng Kinh Kim Cang Bát-nhã, tất sẽ thấy tánh. Phải biết rằng công đức của Kinh này vô lượng vô biên. Trong Kinh có tán thán rõ ràng, thật chẳng thể nói hết. Pháp môn này là Tối thượng thừa, vì người đại trí mà thuyết, vì người thượng căn mà thuyết. Người trí thô, căn thấp nghe rồi sanh lòng nghi ngờ. Vì sao vậy? Như khi mưa lũ lớn, thành ấp, xóm làng đều trôi dạt hết, như lá táo trôi. Nhưng nếu mưa xuống biển cả, thì nước ở đó chẳng thêm chẳng bớt. Bậc đại thừa, tối thượng thừa nghe giảng Kinh Kim Cang, tâm liền khai ngộ, hiểu rõ rằng bản tánh tự có trí Bát-nhã, nhờ tự dùng trí tuệ thường quán xét, chẳng do văn tự.

“Ví như nước mưa, chẳng phải tự nhiên mà có, chính là để làm cho hết thảy cỏ cây, giống hữu tình, giống vô tình đều được thấm nhuần. Trăm sông, muôn dòng đều chảy vào biển cả, hợp làm một thể. Trí Bát-nhã của tự tánh chúng sanh lại cũng như vậy.

“Các vị thiện tri thức! Những người căn cơ thấp, nghe pháp đốn ngộ này, cũng như cỏ cây nhỏ bé ít rễ, nếu bị mưa lớn đều nghiêng ngã hết, không thể lớn lên. Nhưng người căn cơ dù thấp, vốn cũng có trí Bát-nhã như bậc đại trí không khác; vậy vì sao nghe pháp lại chẳng tự khai ngộ? Đó là do tà kiến nặng nề che lấp, gốc phiền não sâu. Như đám mây lớn che khuất mặt trời, nếu không có cơn gió mạnh thổi tan đi, ánh sáng mặt trời tất không hiện ra được. Trí Bát-nhã lại cũng không có lớn nhỏ sai khác, chỉ vì tất cả chúng sanh tự tâm mê ngộ chẳng đồng. Tâm mê hướng chỗ thấy biết ra bên ngoài mà tu hành cầu tìm Phật, chưa thấy được tự tánh, tức là hàng căn cơ thấp. Nếu ngộ rõ pháp Đốn giáo này, chẳng vướng mắc việc tu hành ngoài tâm, chỉ tự trong tâm thường khởi thấy biết chân chánh, phiền não trần lao chẳng thể làm cho ô nhiễm, đó tức là thấy tánh.

“Các vị thiện tri thức! Trong ngoài chẳng trụ, qua lại tự do, trừ được tâm chấp trước, thông đạt không ngại, tu được hạnh ấy, so với Kinh Bát-nhã không sai khác gì nhau.

“Các vị thiện tri thức! Hết thảy kinh sách, văn tự hai thừa Đại, Tiểu, mười hai bộ kinh đều do trí người đặt ra, nhân tánh trí tuệ mà kiến lập. Nếu không có người đời, hết thảy muôn pháp vốn tự chẳng có. Cho nên biết rằng muôn pháp vốn do người mà khởi lên, hết thảy kinh sách vốn do người thuyết mà có. Bởi người có ngu, có trí, nên kẻ ngu làm thân thấp hèn, người trí làm bậc cao quý. Kẻ ngu hỏi nơi người trí; người trí thuyết pháp với kẻ ngu. Kẻ ngu chợt ngộ, hiểu rõ, tâm trí khai mở liền không khác gì người trí.

“Các vị thiện tri thức! Không ngộ thì Phật là chúng sanh, một niệm ngộ rồi chúng sanh là Phật. Cho nên biết rằng muôn pháp đều ở nơi tự tâm. Vậy sao chẳng tự trong tâm mình trực nhận ra bản tánh chân như? Bồ-tát Giới Kinh nói: ‘Tự tánh của ta vốn tự thanh tịnh. Nếu biết tự tâm, thấy bản tánh, hết thảy đều thành Phật đạo.’ Tịnh Danh Kinh nói: ‘Hoát nhiên chợt nhận lại được bản tâm.’

“Các vị thiện tri thức! Ta ở nơi Hòa thượng Hoằng Nhẫn, vừa nghe pháp liền ngộ, nhìn thẳng ra bản tánh chân như. Bởi vậy nên mang giáo pháp này lưu hành, giúp cho kẻ học đạo trực nhận Bồ-đề. Mọi người nên tự quán xét tâm, tự thấy bản tánh. Nếu tự mình chẳng ngộ, nên tìm cầu bậc đại thiện tri thức giảng pháp Tối thượng thừa, chỉ thẳng đường ngay cho. Phải là bậc thiện tri thức có nhân duyên lớn, dạy dỗ, dắt dẫn, khiến cho được thấy tánh. Tất cả pháp lành nhờ nơi thiện tri thức mà phát khởi. Chư Phật ba đời, mười hai bộ kinh, vốn sẵn có đủ trong tánh người. Nếu không tự ngộ được, nên cầu thiện tri thức chỉ ra cho thấy. Nếu tự ngộ được, chẳng cần tìm cầu bên ngoài. Nếu cứ cố chấp rằng không người khai ngộ thì không giải thoát, thật không đúng lẽ. Vì sao vậy? Tự trong tâm có tri thức tự ngộ. Nếu khởi tà mê, vọng niệm điên đảo, dù có thiện tri thức bên ngoài dạy dỗ, cũng chẳng cứu được. Nếu khởi trí Bát-nhã chân chánh quán xét, tức thời các vọng niệm đều diệt mất. Nếu biết tự tánh, một khi ngộ rồi liền đến ngay cõi Phật.

“Các vị thiện tri thức! Trí tuệ quán xét, trong ngoài sáng rõ, biết tự bản tâm. Nếu biết bản tâm tức là gốc giải thoát. Nếu được giải thoát, tức là Bát-nhã Tam-muội. Bát-nhã Tam-muội, tức là không niệm.

“Sao gọi là không niệm? Nếu thấy tất cả các pháp mà tâm không đắm nhiễm, đó là không niệm. Ứng dụng liền biến khắp hết mọi nơi, cũng chẳng vướng mắc hết thảy mọi nơi. Chỉ giữ tâm thanh tịnh, khiến sáu thức ra khỏi sáu cửa, ở giữa sáu trần mà không nhiễm tạp. Đến đi tự tại, ứng dụng lưu thông không ngăn ngại, tức là Bát-nhã Tam-muội. Tự tại giải thoát, gọi là hạnh không niệm. Nếu trăm việc đều thôi không nghĩ đến, dứt mọi tâm niệm, tức bị pháp trói buộc, gọi là kiến giải sai lệch.

“Các vị thiện tri thức! Người ngộ pháp không niệm, muôn pháp đều thông hiểu, nhìn thấy cảnh giới chư Phật, đến được địa vị của Phật.

“Các vị thiện tri thức! Về sau có ai hiểu được pháp Đốn giáo này, lại cùng với người đồng kiến giải, đạo hạnh phát nguyện thọ trì như phụng thờ Phật, người ấy suốt đời chẳng còn thối chuyển, quyết chứng thánh quả. Vậy nên cần phải truyền trao nối tiếp pháp giáo xưa nay, chẳng được giấu giếm chánh pháp. Nếu gặp người chẳng đồng kiến giải, đạo hạnh, riêng pháp này chẳng được truyền trao, chỉ làm tổn hại, rốt cùng vô ích. Vì e rằng kẻ ngu chẳng hiểu, chê bai pháp môn này, rồi trăm kiếp ngàn đời phải đoạn dứt hạt giống tánh Phật.

“Các vị thiện tri thức! Ta có một bài tụng Vô tướng, mọi người đều nên tụng. Người tại gia, xuất gia cũng chỉ cần y theo đây mà tu. Nếu chẳng tự tu, chỉ nhớ lời ta nói cũng chẳng ích gì. Hãy nghe bài tụng đây:

Thuyết thông tâm cũng thông,
Như mặt nhật trên không.
Chỉ truyền pháp thấy Tánh,
Ra đời phá tà tông.
Pháp vốn không đốn, tiệm,
Mê ngộ có chậm, mau.
Chỉ pháp thấy Tánh này,
Người ngu không thể hiểu.
Giảng thuyết tuy muôn đường,
Lý hợp lại thành một.
Trong nhà tối phiền não,
Mặt trời tuệ nên soi.
Tà đến, phiền não đến,
Chánh khởi, phiền não trừ.
Chánh, tà đều chẳng dụng.
Thanh tịnh đếnVô dư.
Bồ-đề vốn tự tánh,
Khởi tâm tức là vọng.
Tâm tịnh trong chỗ vọng,
Chân chánh, trừ ba chướng.
Người đời nếu tu đạo,
Hết thảy chẳng gây hại.
Thường tự xét lỗi mình,
Là với đạo hợp nhau.
Sắc loài tự có đạo,
Chớ làm não hại nhau.
Lìa đạo, riêng tìm đạo,
Trọn đời chẳng thấy đạo.
Lao đao trọn một đời,
Rốt cùng vẫn phiền não!
Muốn thấy Đạo chân chánh,
Làm việc đúng, là Đạo.
Tự mình không tâm Đạo,
Ám muội, sao thấy Đạo?
Nếu người thật tu hành,
Chẳng nói lỗi thế gian,
Nếu bàn lỗi người khác,
Tự mình lỗi, không khác.
Người quấy, ta không quấy,
Ta quấy, lỗi tại ta.
Chỉ tự trừ tâm quấy,
Trừ sạch, hết phiền não.
Ghét, yêu chẳng bận lòng,
Duỗi chân dài thanh thản.
Lòng muốn độ kẻ khác,
Nên tự biết phương tiện.
Khéo trừ sạch nghi ngờ,
Tự tánh tự hiển hiện.
Pháp Phật từ cõi thế,
Không lìa thế tỉnh giác.
Bỏ thế tìm Bồ-đề,
Như kẻ tìm sừng thỏ!
Chánh kiến là thoát tục,
Tà kiến là thế gian.
Chánh, tà đều dứt sạch,
Tánh Bồ-đề hiển lộ.
Tụng này là Đốn giáo,
Cũng gọi: Đại Pháp Thuyền.
Mê nghe Kinh nhiều kiếp,
Ngộ chỉ sát-na thành.”


Sư lại nói: “Nay tại chùa Đại Phạm giảng pháp Đốn giáo này, nguyện cho tất cả chúng sanh vừa nghe liền được thấy Tánh, thành Phật.”

Khi ấy, Vi Sứ quân cùng các vị quan liêu và người đạo, kẻ tục nghe lời thuyết giảng của Sư rồi, hết thảy đều tỉnh ngộ, đồng thời làm lễ, xưng tán rằng: “Hay thay! Ngờ đâu xứ Lãnh Nam này có Phật ra đời!”

    « Xem chương trước «      « Sách này có 12 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đừng đánh mất tình yêu


Hạnh phúc khắp quanh ta


Phúc trình A/5630


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.232.108 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...