Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Nagpur, Ấn Độ, tháng 10 năm 2000 »»

Vì lợi ích của nhiều người
»» Nagpur, Ấn Độ, tháng 10 năm 2000

Donate

(Lượt xem: 7.471)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Vì lợi ích của nhiều người - Nagpur, Ấn Độ, tháng 10 năm 2000

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Sự quan trọng của việc hành thiền hằng ngày

Những con cái và anh chị em Dhamma thân mến,

Sukho buddhanam uppado
Hạnh phúc vì sự hiện diện của Đức Phật trên thế gian

Sukha saddhmmadesana
Hạnh phúc thay giáo huấn Dhamma tinh khiết,

Samagghanam tapo sukho
Hạnh phúc vì hành thiền chung với nhau

Hai ngàn sáu trăm năm trước đây, Đức Phật Gotama sống tại đất nước này và giảng dạy Dhamma tinh khiết, đem lại hạnh phúc vĩ đại cho khắp thế giới. Người ta bắt đầu sống theo giáo huấn này và cùng nhau hành thiền; không còn hạnh phúc nào lớn hơn hạnh phúc này.

Mỗi người hành thiền phải phát triển sức mạnh để đương đầu với những chông gai của cuộc sống. Bởi vậy, điều cần thiết là phải hành thiền một tiếng mỗi sáng và mỗi tối, thiền chung với những anh chị em Dhamma mỗi tuần một lần, và tham dự tối thiểu một khóa thiền một năm. Nếu ta làm được như vậy, chúng ta sẽ không ngừng tăng tiến trên con đường Dhamma. Người cư sĩ đối diện với nhiều trở ngại trong sự hành thiền, ngay cho cả những người đã từ bỏ cuộc sống gia đình cũng nói với thầy là họ không thể hành thiền thường xuyên; nhưng không nên bỏ cuộc bất kể những trở ngại nào gặp phải.

Chúng ta tập thể dục để làm cho cơ thể cường tráng và mạnh khỏe, nhưng làm cho tâm cường tráng và mạnh mẽ còn cần thiết hơn nhiều. Vipassana là một sự tập luyện tinh thần và hành thiền mỗi sáng và tối không khải là sự lãng phí thì giờ. Chúng ta sống trong một thế giới phức tạp và căng thẳng, nếu tâm mình không được vững mạnh, chúng ta sẽ mất sự bình tâm và trở nên khổ sở.

Thật là may mắn được sinh ra làm người bởi vì chỉ con người mới có thể quan sát được tâm và diệt trừ được những ô nhiễm nằm dưới đáy sâu. Thú vật và những chúng sinh hạ đẳng không thể làm được việc này. Ngay cả con người cũng không thể làm được việc này nếu không biết đến phương pháp này. Được sinh ra làm người, đã tìm thấy một phương phát tuyệt vời như thế, đã thực hành và có được lợi lạc mà không tiếp tục hành thiền là một bất hạnh quá lớn. Nó giống như một người bị khánh tận tìm thấy một kho báu nhưng lại vất kho báu đi và lại bị khánh tận. Hay một người bệnh hoạn đã tìm thấy thuốc chữa mà lại quẳng thuốc đi và lại bị ốm đau. Không nên để điều này xảy ra.

Đôi khi một thiền sinh nói với thầy, “Tôi đã ngừng hành thiền vì quá bận.” Nhưng đó là một cái cớ không chính đáng. Sau cùng, có phải là chúng ta cần ăn ba hay bốn lần một ngày không? Chúng ta không nói, “Tôi quá bận đến nỗi hôm nay tôi không có thì giờ để ăn.” Hành thiền mỗi sáng và mỗi tối làm cho tâm vững mạnh, và một cái tâm vững mạnh quan trọng hơn một cơ thể mạnh khỏe. Chúng ta sẽ làm hại chính mình nếu chúng ta quên mất điều này.

Nhiều khi chúng ta không thể hành thiền cùng một chỗ hay cùng một giờ đã định. Mặc dù đó là một điều lý tưởng nhưng không cần thiết cho lắm; điều quan trọng là phải hành thiền hai lần trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Thỉnh thoảng ta không thể hành thiền một mình thì hãy hành thiền với đôi mắt mở và hướng vào nội tâm ngay cả khi có người ở xung quanh. Nên nhớ là không nên phô trương sự hành thiền của mình, người khác không cần biết ta đang làm gì. Ta có thể hành thiền không tốt như khi chỉ có một mình, nhưng ít nhất là ta có thể làm cho tâm được yên tĩnh và vững mạnh được một chút. Không có sự hành thiền đều đặn tâm sẽ trở nên suy yếu. Một tâm yếu đuối sẽ khiến cho ta khổ sở bởi vì tâm quay trở lại với khuôn mẫu thói quen cố hữu của tạo ra thèm muốn và chán ghét.

Đây đích thực là một giáo huấn cao cả. Khi ta bắt đầu cảm thấy cảm giác trên thân, cánh cửa giải thoát liền mở ra, ta đi qua cánh cửa đó và bắt đầu bước đi trên con đường giải thoát, đưa ta mỗi lúc một gần hơn tới mục tiêu tối hậu. Không một nỗ lưc nào bị uổng phí. Mỗi nỗ lực mang lại thành quả.

Thiếu ý thức về cảm giác đưa ta đến con đường đau khổ, vì vô minh, ta phản ứng mù quáng đối với cảm giác.

Vào lúc chết vài cảm giác sẽ nảy sinh; nếu ta thiếu ý thức và phản ứng bằng sự chán ghét, chúng ta sẽ sinh vào cảnh giới thấp kém hơn. Nhưng nếu giữ được sự bình tâm đối với cảm giác vào giờ chết, người hành thiền sẽ sinh vào một cảnh giới tươi sáng. Đây là cách chúng ta tạo ra tương lai của chính mình như thế nào. Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Chúng ta không có thỏa hiệp là cái chết chỉ tới khi chúng ta đã chuẩn bị. Chúng ta phải sẵn sàng bất cứ khi nào nó đến. Vipassana không phải là một phương pháp bình thường. Đó là châu báu vô giá có thể giải thoát ta khỏi chu kỳ sinh tử và cải thiện không chỉ có đời này mà còn cho những kiếp tương lai, cuối cùng đưa ta tới hoàn toàn giải thoát.

Đức Phật nói, Vedana samosarana sabbe dhamma. Những gì nảy sinh trong tâm là Dhamma, và một cảm giác nảy sinh trên cơ thể với những dhamma nào nảy sinh trong tâm. Đây là luật tự nhiên, tâm và thân tương quan với nhau.

Bất cứ khi nào buồn rầu hay tuyệt vọng hay nhàm chán trong cuộc sống hằng ngày vì bất cứ lý do gì, phương pháp này sẽ giúp chúng ta nếu chúng ta hiểu, “Vào giây phút này, trong tâm tôi có buồn rầu hay tuyệt vọng hay nhàm chán,” và cùng một lúc chúng ta bắt đầu quan sát một là hơi thở hay cảm giác. Lý do bên ngoài của những xúc động này không quan trọng. Ta hiểu rằng có ô nhiễm trong tâm và quan sát những cảm giác trên thân. Ta thực hành điều này thuần thục, không phải chỉ một hay hai lần nhưng lập đi lập lại, hiểu được rằng mọi cảm giác đều vô thường, và do đó ô nhiễm liên quan với cảm giác cũng vô thường. Sau một thời gian những ô nhiễm trở nên suy yếu và chấm dứt, giống như một tên trộm vào nhà và thấy rằng chủ nhà còn thức nên phải bỏ chạy.

Bây giờ chúng ta đã học được phương pháp này, chúng ta đã học được nghệ thuật sống. Ta không bị chế ngự cho dù bất cứ ô nhiễm nào nảy sinh, thèm khát, ngã mạn, ganh ghét, hay bất cứ cái gì khác. Việc chúng ta phải làm là chỉ chấp nhận, “Ô nhiễm này đã nảy sinh. Hãy để tôi đối phó với kẻ thù này. Hãy để tôi xem những gì xảy ra trong tôi. Nó vô thường, anicca, anicca.”

Ô nhiễm sẽ không ngừng đến trong suốt cuộc đời vì những lý do khác nhau. Khi ta hết mọi ô nhiễm, ta sẽ trở nên hoàn toàn giải thoát, một A La Hán. Nhưng hiện giờ giai đoạn đó còn rất xa vời. Bây giờ, trong cuộc sống thường ngày, ta phải đối diện với những khó khăn này và chúng ta đã tìm ra một vũ khí rất hữu hiệu dưới dạng cảm giác. Không một kẻ thù nào có thể chế ngự được chúng ta trong suốt cuộc đời, thì làm sao nó có thể chế ngự được chúng ta vào giờ chết? Nó không thể làm được như thế. Đây là phương pháp để trở thành chủ nhân của chính mình.

Chúng ta đã học được nghệ thuật sống nên làm sao bị buồn phiền trong cuộc đời của chúng ta? Buồn phiền do ô nhiễm sinh ra chứ không do những sự kiện bên ngoài. Nếu một sự kiện bên ngoài nào đó xảy ra và chúng ta không tạo ra ô nhiễm thì chúng ta không trở nên khổ sở. Chúng ta chịu trách về sự khổ sở của mình. Những sự kiện không ưng ý bên ngoài vẫn tiếp tục xảy ra, nhưng nếu chúng ta đủ mạnh và không tạo ra ô nhiễm, cuộc đời của mình sẽ tràn đầy hạnh phúc và bình yên. Chúng ta không làm hại người khác, chúng ta giúp chính mình và giúp người khác. Mỗi người hành thiền phải hiểu rằng mình phải hành thiền đều đặn để cho mình được hạnh phúc và bình yên trong suốt cuộc đời.

Nguyện cho tất cả những người đã đến với con đường Vipassana nhận ra rằng họ đã nhận được một châu bảo vô giá.

Nguyện cho mọi chúng sinh được hạnh phúc, được bình yên, được giải thoát.

Bhavattu sabba mangalam

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Nguồn chân lẽ thật

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.225.175.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...