Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu tập Phật pháp »» Tùy ý tu tập thảy đều tự tại »»

Tu tập Phật pháp
»» Tùy ý tu tập thảy đều tự tại

Donate

(Lượt xem: 7.283)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Tùy ý tu tập thảy đều tự tại

Font chữ:

Phẩm Nhà Cửa Lầu Gác của kinh Vô Lượng Thọ thuật lại hoàn cảnh chỗ ở và tu tập của thánh chúng nơi cõi Cực Lạc như sau: “Ở nơi Phật Vô Lượng Thọ, giảng đường tịnh xá, lầu quán lan can, cũng do bảy báu, tự nhiên hóa thành, lại thêm các loại, ngọc trắng ma-ni, trùng trùng giăng bủa, sáng diệu vô thượng, các vị Bồ-tát, cung điện chỗ ở, cũng lại như thế. Trong đó có chỗ: trên đất giảng kinh, tụng kinh, thọ kinh, nghe kinh, kinh hành, quán chiếu, tọa thiền; trên không giảng tụng, thọ nghe, kinh hành, quán chiếu, tọa thiền. Hoặc là đắc đặng, quả Tu Ðà Hoàn, quả Tư Ðà Hàm, quả A Na Hàm, quả A-la-hán. Người chưa đắc đặng A Duy Việt Trí thì người ấy đặng A Duy Việt Trí. Mỗi tự niệm đạo, nói đạo hành đạo, thảy đều hoan hỷ.”

Nói chung, tất cả cung điện, lầu đài, giảng đường, tịnh xá, nhà mát, nhà gác cho đến lan can v.v... trong cõi Cực Lạc đều từ tâm thanh tịnh của Phật Di Ðà biến hiện ra, đều tự nhiên do các thứ báu hợp thành, chẳng phải làm từ gỗ đá, cũng chẳng cần thợ thuyền xây cất. Tất cả những chỗ cư ngụ ấy đều biết ứng hiện, biến hóa tùy theo căn cơ và ý muốn của từng mỗi thánh dân trong cõi nước ấy. Bên trên các cung điện, lầu quán làm bằng bảy báu ấy có các mành lưới kết bằng ngọc trắng ma-ni, vua trong tất cả các loại ngọc châu quý, trùng trùng giăng bủa, xung quanh lại có các loại cây báu và lan can báu màu sắc và ánh sáng khác nhau vây kín, tạo thành một khung cảnh sáng đẹp lộng lẫy tuyệt vời giống như tấm gương chiếu sáng. Trong ánh sáng ấy, người ta có thể soi thấy cảnh trí của mười phương thế giới. Những quang cảnh này hiện ra do từ lời nguyện thành tựu của Phật A Di Đà: “Cõi Phật chỗ ở, rộng rãi nghiêm tịnh, sáng sạch như gương, chiếu suốt mười phương, vô lượng vô số không thể nghĩ bàn thế giới chư Phật.” Cung điện, lầu gác nơi cõi Cực Lạc giống như tấm gương soi bóng mười phương, hết thảy các cõi nước của chư Phật trong mười phương từ uế độ lẫn Tịnh độ đều hiện ra rõ ràng trong tấm gương ấy như soi thấy gương mặt của chính mình trong gương. Do đó, một khi chúng ta sanh về đó, muốn trông thấy người thân quen nơi cõi Sa-bà chẳng phải là chuyện khó khăn gì. Lại nữa, cây báu, lan can báu phát ra quang minh, phản chiếu lẫn nhau, sáng diệu vô thượng. Rõ ràng, diệu dụng của cõi Cực Lạc chẳng có gì sánh nổi, điều này hiển thị sâu xa ý nghĩa của pháp “Chân như bình đẳng, như như nhất vị.”

Nhà Thiền thường nói: ”Biết một chuyện, muôn sự đều xong.” Sở dĩ hiện nay chúng ta học Phật không có công phu đắc lực là do chẳng biết: Pháp giới vốn là Nhất chân! Trong Nhất chân Pháp giới hết thảy các pháp đều là một, đều bình đẳng như như nhất vị, nên mọi pháp thức tu hành đều tương ứng với Nhất chân. Thế nhưng, cái Nhất ấy quả thật là rất khó hiểu và rất khó thực hành, ngay cả khi mình còn có quan niệm về Nhất thì sẽ chẳng Nhất. Vì sao? Vì trong Nhất chẳng có đối đãi suy lường, hai bên có và không đều lìa, hễ còn có một quan niệm nảy sanh liền trái nghịch với Nhất. Vì thế, dù Nhất tâm Bất loạn là kết quả rốt ráo của người niệm Phật, nhưng người niệm Phật chớ nên suy tưởng, mong muốn và cũng chớ nên không suy tưởng, không mong muốn Nhất tâm Bất loạn, thì mới được Nhất tâm Bất loạn. Nói cách khác, tâm thể ly niệm là Nhất, hễ có niệm sẽ chẳng Nhất. Có hữu niệm không được, có vô niệm cũng không được. Hữu niệm và vô niệm đều phải rốt ráo buông bỏ hết mới là Nhất, mới tương ứng với Nhất chân Pháp giới.

Công phu tu pháp Nhất tâm rất khó thực hiện bởi hai nguyên nhân: Thứ nhất, trong tâm chúng ta thường luôn khởi tâm động niệm nên chẳng Nhất. Thứ hai, dẫu chúng ta đạt được công phu thiền định, một ý niệm gì cũng không có, thì lại biến thành Vô Tưởng Định, chớ chẳng phải là Nhất tâm, vậy cũng là sai mất rồi. Nhất tâm là giác tâm thấy rõ hết mọi góc cạnh của trần cảnh không sót một mảy may nhưng lại chẳng khởi lên một ý niệm nào hết đối với trần cảnh. Khi tâm khởi động niệm liền trở thành bất giác, cái bất giác ấy chính là căn bản vô minh. Chúng ta tu hành chỉ là để phản tỉnh ở chỗ này. Nếu chúng ta không phản tỉnh được ở chỗ này thì mãi mãi vẫn là bất giác. Nếu có ai nói điều gì chẳng đúng, làm việc gì chẳng phải mà mình khởi lên ý niệm phân biệt chấp trước, chẳng giác kịp thời để ngăn chặn nó, liền có phiền não sanh ra, tiếp đó là đấu tranh khởi lên; đó là vô minh tạo nghiệp. Bất luận trong cảnh giới nào hễ mình đã khởi tâm động niệm, đều là mê mất Chân như Bổn tánh, đều là tạo nghiệp, nên mới bị rơi vào ba tế tướng của A-lai-da: Nghiệp Tướng, Chuyển Tướng và Cảnh Giới Tướng. Những hiện tượng và vật chất trước mắt là ba tế tướng rộng lớn không có ngằn hạn của A-lai-da. Một khi mê rồi, A-lai-da sẽ biến hiện ra vô lượng vô biên pháp giới chứ không phải chỉ có mười pháp giới mà thôi! Phật nói, có mười pháp giới chỉ là nói căn bản tổng quát, chớ chẳng phải là nói chi tiết, bởi vì pháp giới vốn là vô lượng vô biên thì làm sao kể ra cho hết.

Nghiệp là tướng động của vô minh nên gọi là Nghiệp Tướng. Từ Nghiệp Tướng biến ra Chuyển Tướng. Chuyển cái gì và biến ra cái gì vậy? Ý niệm chuyển biến ra cảnh giới! Hết thảy vũ trụ, nhân sinh, sum la vạn tượng đều được biến ra từ ý niệm, đó gọi là Cảnh Giới Tướng. Các kinh Đại thừa thường nói: “Duy tâm sở hiện, duy thức sở biến,” nghĩa là tâm có thể hiện tướng. Sum la vạn tượng và các thứ sai biệt trong vũ trụ đều từ tâm thức biến hiện ra. Nhưng một khi giác ngộ Nhất tâm rồi thì A-lai-da liền chuyển trở lại thành Đại Viên Minh Kính trí, đó là tánh vốn thường trong sáng, minh minh liễu liễu của Chân như Bổn tánh. Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật ví Đại Viên Minh Kính trí giống như “ngọc trắng ma-ni trùng trùng giăng bủa, sáng diệu vô thượng.” Vì sao? Vì chẳng có thứ gì mà nó chẳng chiếu sáng tỏ rõ, nó chẳng những soi tỏ chính bản thân nó mà còn soi thấy cảnh trí của mười phương thế giới. Bất luận là chúng ta tu pháp môn nào trong Phật giáo cũng đều phải tĩnh lặng, tĩnh lặng chính là định. Tám vạn bốn ngàn pháp môn là tám vạn bốn ngàn cái mánh khóe nhằm để tĩnh lặng tâm mình, để tâm mình không còn sôi động nữa. Tuyệt đối chẳng có pháp môn nào trong Phật giáo dạy chúng ta tu tâm sôi động, thế mà tại sao mỗi khi chúng ta tới chùa hay đạo tràng tu tập một hồi, tâm liền dấy động, sanh ra muôn thứ ý kiến, thắc mắc, nghi ngờ cần phải bàn luận, giải đáp? Hễ càng bàn luận giảng giải bao nhiêu, tâm càng thêm loạn động bấy nhiêu. Buông xả hết mọi thứ, không còn có một vật nào trong tâm nữa, tâm liền chuyển thành Đại Viên Minh Kính trí giống như tấm gương sáng sạch chiếu soi tỏ rõ tất cả, thì còn có gì cần phải bàn luận, giảng giải nữa chứ!

Trong năm món kiến hoặc: thân kiến, biên kiến, kiến thủ kiến, giới thủ kiến và tà kiến, giới thủ kiến cũng là một trong những thứ làm não loạn tâm mình, làm cho mình lúc nào cũng có cảm giác bồn chồn, không an ổn, không thanh tịnh, buồn phiền ưu não, hối hận, nghi ngờ v.v… Đến lúc chết phải theo cái tâm đó dẫn dắt vào trong luân hồi lục đạo. Chúng ta phải biết, mục đích tu giới như ngũ giới, thập thiện, Bồ-tát giới v.v…., đều chỉ nhằm đạt định mà có được cái tâm thanh tịnh. Nhưng nếu do chấp giới mà đánh mất đi tâm thanh tịnh thì đó lại chính là phá giới. Tỷ dụ: khi ta tai nghe, mắt thấy người khác phá giới, trong lòng cảm thấy rất khó chịu, rất bất bình, tức là tâm mình chẳng thanh tịnh nữa, thì đó là tự mình phá giới hạnh thanh tịnh của chính mình. Đây là một trong những trường hợp gọi là giới thủ kiến, nghĩa là chấp giới. Vì chúng sanh phạm quá nhiều tội lỗi nên Phật mới đặt ra nhiều giới luật để cản ngăn chúng sanh tạo nghiệp, nhưng quy chung tất cả các giới cũng chỉ nằm trong ba điều trọng yếu, đó là: bố thí, nhẫn nhục và tinh tấn.

Bố thí có nghĩa là buông xả. Buông xả cái gì? Buông xả vọng tưởng, phân biệt, chấp trước để có được một bản tâm rỗng lặng thanh tịnh. Tỷ dụ, chúng ta gặp người phá giới phạm lỗi, nếu chúng ta đã hết lòng khuyên can mà họ không nghe thì hãy buông xuống đi, đừng chấp chứa nổi bực bội đối với họ. Hễ đã buông xuống thì cứ buông xuống đến mức rốt ráo, không giữ lại một mảy may buồn phiền, hờn giận, trách móc nào hết trong lòng. Những gì đã khuyên thì đã nói ra hết rồi, chuyện công đức đã viên mãn rồi, còn việc họ có chịu nghe hay không phải tự nơi bản thân họ có giác ngộ ra lẽ thật hay không. Bây giờ, họ chưa giác ngộ, chẳng sao cả, một ngày nào đó, một kiếp nào đó, họ gặp phải một nhân duyên nào đó, bèn nhớ lại lời khuyên ấy, thoát nhiên giác ngộ. Người bố thí pháp chẳng những đòi hỏi phải xả ly mọi phân biệt chấp trước mà còn phải nhẫn nhục và tinh tấn. Pháp tu buông xả, trì giới, nhẫn nhục và tinh tấn trong Lục độ Ba-la-mật có thể gọi chung bằng một chữ “giới” như giới trong Tam Vô Lậu Học Giới-Định-Huệ. Người nào có thể buông xả, nhẫn nhục và tinh tấn thì người ấy giữ được giới. Ngược lại, nếu không thể buông xả, nhẫn nhục và tinh tấn thì chính mình đã đốt sạch cả một rừng công đức của mình chỉ vì chuyện phá giới của người khác, tu hành như vậy có phải là oan uổng lắm không?

Khi giới được thành thục sẽ được định, trong định có huệ phát sanh; lúc ấy mình sẽ không còn mắc phải lỗi lầm nơi ba nghiệp, thân ngữ, ý nữa. Tụng kinh, niệm Phật, trì chú, ngồi thiền đều là những phương pháp dùng để tu Giới-Định-Huệ, một khi ý niệm được ổn định, không còn bị chuyện bên ngoài quấy động nữa, nội tâm sẽ trở nên thanh tịnh và bình đẳng. Tu hành như vậy, công đức khó nghĩ lường, dù người kia cúng dường hằng sa thánh, công đức ấy cũng chẳng bằng một phần ngàn, một phần vạn công đức của Giới-Định-Huệ. Chúng ta lại đem tất cả tấm lòng chân thành của mình hồi hướng công đức ấy đến cho hết thảy thân bằng quyến thuộc, người sống lẫn kẻ đã qua đời, cùng chúng sanh trong cửu giới đều được nghe tiếng A Di Đà Phật, phát tâm niệm Phật, niệm kinh và đều giác ngộ Phật pháp, vãng sanh Tịnh độ, thì đó chính là độ! Lại nữa, chúng ta còn phải biết, Bồ-tát độ chúng sanh mà chẳng thấy có độ, cũng chẳng thấy có một chúng sanh nào để độ hay được độ, thì đó mới là Bồ-tát thật sự. Nếu Bồ-tát thực hành hạnh độ sanh mà còn thấy có chúng sanh để độ, thì đó là Bồ-tát còn phiền não chấp trước phân biệt. Bồ-tát chẳng xả ly được chấp trước phân biệt phiền não là Bồ-tát giả, chẳng phải là Bồ-tát thật. Như vậy, mỗi khi chúng ta khuyên người khác tu hành thì phải làm hết lòng nhưng đừng nghĩ là mình độ họ. Một khi mình có ý nghĩ ấy, liền có ngã mạn hoặc phiền não sanh ra. Vì sao? Vì nếu độ được một người nào đó bèn sanh tâm ngã mạn ngạo nghễ, còn nếu không độ được họ bèn sanh tâm buồn giận. Do vậy, kinh Kim Cang mới dạy: “Tuy diệt độ vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh như thế, nhưng thật ra không có chúng sanh nào được diệt độ cả. Vì sao? Tu-bồ-đề! Nếu Bồ-tát còn tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức không phải là Bồ-tát.”

Hiện nay, chúng ta chỉ là người mới phát tâm tu học Phật pháp, Phật gọi chúng ta là Bồ-tát sơ phát tâm. Bồ-tát sơ phát tâm là Bồ-tát chưa thông suốt Phật pháp Đại thừa, chưa có trí huệ chân thật, nên làm việc gì cũng vướng vào phiền não phân biệt chấp trước. Bồ-tát sơ phát tâm ví như người ngồi trên chiếc thuyền rách nát mà lại muốn ra giữa biển khơi cứu người đang chết chìm là việc làm vô cùng nguy hiểm. Vì sao? Vì chiếc thuyền rách nát chẳng thể cứu được chính mình thì làm sao cứu được người khác. Do vậy, Bồ-tát sơ phát tâm phải siêng năng gắng gỏi tu hành trọn đủ các món trong Lục độ Ba-la-mật như là buông xả, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ. Sau khi thành tựu viên mãn Lục độ Ba-la-mật rồi mới có đủ sức định huệ để thả chiếc thuyền từ tốt lành nhất, đẹp đẽ nhất và vững chắc nhất xuống cứu giúp người khác. Còn nếu như nơi mình chưa có định huệ mà muốn cứu người khác thì e rằng chỉ giống như người ngồi trên chiếc thuyền rách nát chèo ra giữa biển khơi cùng chết chung với người đang chết chìm.

Niệm Phật là phương pháp để tĩnh lặng tâm mình, có khả năng chuyển biến hoàn cảnh từ xấu thành tốt. Nhưng, nếu lúc niệm Phật lại còn khởi lên các thứ vọng tưởng điên đảo mong cầu này nọ, tức là trong tâm vẫn còn hiện tướng động, bèn trái nghịch với Chân như Bổn tánh, trái nghịch với tịnh nghiệp, nên chẳng thể chuyển cảnh giới từ uế thành tịnh. Mỗi khi chúng ta niệm Phật với tâm như như bất động, chỉ có một niệm A Di Đà Phật trong tâm, chẳng có một niệm nào khác khởi dậy, thì đó chính là tu Định Tỉnh Thâm Bất Động, Thâm Diệu Thiền, Tự tánh niệm Phật hay Nhất tâm Bất loạn. Trong định ấy có huệ phát sanh, nên có thể chuyển cảnh giới từ xấu thành tốt, từ phiền não thành Bồ-đề, từ uế thành tịnh. Có người hỏi, hằng ngày niệm Phật là động thì sao có thể nói là bất động? Nếu bất động thì làm sao niệm Phật được? Bất động ở đây là tâm bất động chứ không phải thân và miệng bất động. Nếu suốt ngày từ sáng đến tối, ngồi bất động nhìn vào vách tường mà trong tâm vẫn khởi vọng tưởng lung tung thì có ích lợi gì đâu trong pháp tu Giới-Định-Huệ? Phật dạy chúng ta tu Nhất tâm Bất loạn, chứ đâu có dạy nhất thân bất loạn! Tuy lúc kinh hành niệm Phật, thân và miệng đều động, nhưng tâm lại bất động, khi tâm mình lắng trong đến mức cùng cực, tất cả vọng niệm sẽ dần dần bị đào thải, dần dần chuyển biến thành định huệ, tức là A-lai-da dần dần chuyển thành Đại Viên Minh Kính trí. Cho nên mới nói, Niệm Phật chính là pháp tu Giới-Định-Huệ bậc nhất!

Kinh hành niệm Phật là một phương pháp tu hành rất xảo diệu. Trong lúc đi kinh hành, trong tâm chỉ niệm một câu A Di Đà Phật, chẳng niệm bất cứ thứ gì khác, thì đó chính là tu Tỉnh Tâm Bất Động hay tu Nhất tâm Bất loạn. Nói chung, trong bất cứ công việc nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu có thể giữ tâm chẳng động, thì đó đều là tu định, tu tâm bất động, chớ chẳng phải chỉ có niệm Phật, niệm kinh, nghe giảng kinh, lạy Phật, kinh hành, quán chiếu hoặc tọa thiền mới gọi là tu định. Vì thế, kinh Vô Lượng Thọ bảo: “Trên đất giảng kinh, tụng kinh, thọ kinh, nghe kinh, kinh hành, quán chiếu, tọa thiền; trên không giảng tụng, thọ nghe, kinh hành, quán chiếu, tọa thiền… Mỗi tự niệm đạo, nói đạo hành đạo, thảy đều hoan hỷ.” Kinh nói rõ, giảng kinh, tụng kinh, thọ kinh, nghe kinh, kinh hành, quán chiếu, tọa thiền v.v... trong tất các chỗ, ở trên đất hay ở trong không trung đều là phương pháp tu thiền định rất sâu để hàng phục vọng tâm, để tâm không còn động nữa. Khi nào tâm mình tự tại trong tất cả các pháp, chẳng hề động đối với thảy hết thảy các tướng động, sẽ được Nhất tâm Bất loạn. Tùy theo mức độ đoạn trừ được vọng niệm hay mức độ Nhất tâm Bất loạn đạt tới mà đắc được các thánh quả khác nhau như là Tu Ðà Hoàn, Tư Ðà Hàm, A Na Hàm, A-la-hán cho đến A Duy Việt Trí. Như vậy, thiền định không phải chỉ là ngồi xếp bằng, nhìn vào vách tường. Tu thiền định là tu tâm thanh tịnh, tu tâm chẳng động. Hết thảy các phương pháp tu hành để hàng phục vọng tâm, để tâm không còn động nữa, đều là tu thiền định.

Trong Đàn Kinh, Lục tổ Huệ Năng mới nói: ”Chẳng chấp lấy tướng là Thiền, chẳng động tâm là Định!” Bất luận trong cảnh giới nào, pháp nào, chỗ nào, khi sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần mà tâm chẳng chấp trước nơi tướng đều gọi là “thiền.” Bất luận trong cảnh giới nào, pháp nào, chỗ nào, khi sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần mà tâm chẳng khởi động ý niệm thì đều gọi là “định.” Do đó, tịnh tọa niệm Phật, kinh hành niệm Phật hay lễ lạy niệm Phật v.v... chẳng phải là điều quan trọng. Người tu định cao minh không chấp vào hình tướng đi, đứng, nằm, ngồi vì tất cả đều là thiền định như nhau. Thậm chí ngay cả những lúc đang vui cười, giận mắng cũng là thiền định. Phật pháp vô cùng sống động, hoạt bát, chẳng có hạn chế, nếu thân và ngữ động mà tâm chẳng động thì đều là trụ trong thiền định; vì thế, kinh mới nói: “Mỗi tự niệm đạo, nói đạo hành đạo, thảy đều hoan hỷ.”

Câu kinh văn trên tường thuật lại những người vãng sanh vào cõi Cực Lạc, ai nấy đều tùy theo ý thích và căn cơ của riêng mình mà có thể giảng kinh, tụng kinh, nghe nhận kinh pháp, tọa thiền, đi kinh hành, niệm đạo, nói đạo, hành đạo v.v... ở khắp mọi nơi, hoặc ở trên hư không, hoặc ngự trên mặt đất, đều được tùy ý tự tại. Kinh nêu ra điều này nhằm chỉ rằng, người tu hành đừng nên chấp dính vào bất cứ hình thức tu hành nào hết mà sanh tâm phân biệt, chẳng được tự tại nơi các pháp. Ngày nay, các đạo tràng niệm Phật dùng các cách khác nhau để niệm Phật, có lúc họ ngồi tịnh tọa niệm Phật nghe pháp, có lúc họ đi kinh hành niệm Phật để đối trị chứng buồn ngủ hoặc để dưỡng thân, trị bịnh v.v... Ngay cả trong Thiền môn cũng áp dụng kinh hành thiền, chớ chẳng phải chỉ ngồi bất động một chỗ mới gọi là thiền. Sau bửa ăn, nếu chúng ta muốn bắt đầu tu tập ngay thì nên áp dụng lối kinh hành bằng cách đi qua đi lại, hoặc đi vòng quanh đạo tràng, vườn hoa, trong rừng v.v… để tiêu cơm.

Người học Phật lấy kinh làm nền tảng căn bản để suy nghĩ về đạo thì gọi là “quán chiếu,” rồi lại dùng Phật pháp để suy lường cảnh giới mình đang tiếp xúc trong cuộc sống đời thường cho đến khi thấu hiểu thông suốt nhân duyên quả báo của cảnh giới ấy thì gọi là “tư duy.” Trong Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh, phu nhân Vy Ðề Hy bạch Phật: “Con nay thích sanh về Cực Lạc Thế giới, là chỗ của Đức Phật A Di Ðà, kính xin Đức Thế Tôn dạy con tư duy, dạy con chánh thọ.” Trong câu kinh văn này, chữ “tư duy” là nói đến phương tiện trước khi nhập định, chữ “chánh thọ” là nói đến Chánh định Niệm Phật hay Niệm Phật Tam Muội. Do từ suy tưởng, nghĩ nhớ về y báo, chánh báo và các thứ trang nghiêm của Đức Phật A Di Đà và cõi nước Cực Lạc, hành nhân có thể nhập vào trong Chánh định Niệm Phật. Cho nên, tịnh tọa Niệm Phật để tỉnh lự, tư duy các thứ y báo, chánh báo trang nghiêm của A Di Đà Phật cũng gọi là tọa thiền, chớ chẳng phải ngồi quán sát hơi thở mới là thiền. Vì sao? Bởi vì dụng công tập trung suy nghĩ kỹ càng là tỉnh lự, mà thể tánh của tỉnh lự lại là tịch tĩnh. Tỉnh là định, lự là huệ, khi diệu thể của định lẫn huệ đều bình đẳng thì gọi là thiền na. Nói đơn giản, khi tâm mình tịch tĩnh sẽ có khả năng suy nghĩ cặn kẽ, quán chiếu sâu xa để biết rõ sự việc một cách đúng như thật thì gọi là tỉnh lự hay thiền na. Thế mới biết, khi một người có định huệ cân bằng thì họ làm cái gì cũng đều là thiền na, ngay cả những việc như là ăn uống, ngủ nghĩ, làm việc, tắm rửa cũng là thiền na; đó mới đúng với ý nghĩa của câu “tùy ý tu tập thảy đều tự tại.”


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.116.77 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...