Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Diễn đàn Phật giáo »» Triết Lý Tây Phương Giúp Gì Cho Các Phật Tử »»

Diễn đàn Phật giáo
»» Triết Lý Tây Phương Giúp Gì Cho Các Phật Tử

Donate

(Lượt xem: 7.862)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Văn học Phật giáo - Triết Lý Tây Phương Giúp Gì Cho Các Phật Tử

Font chữ:

Giới thiệu: Tác giả William Edelglass là tân giám đốc về nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Học Barre và là giáo sư triết học và môi trường tại Trường Cao Đẳng Marlboro College tại tiểu bang Vermont. Công việc của ông đã đưa ông tới Dharamsala, Ấn Độ, nơi ông dạy cả triết học Tây Phương cho chư tăng Tây Tạng tại Học Viện Institute of Buddhist Dialectics và triết lý Phật Giáo cho các sinh viên đại học Mỹ về chương trình nghiên cứu Tây Tạng.

Bài này trích dịch từ Quý San năm 2019 có chủ đề “Buddhadharma: The Practitioner’s Quarterly,” đăng ngày 14 tháng 5 năm 2019 trên trang mạng Lion’s Roar.

Vào đầu thập niên năm 2000s, tôi dạy triết Tây cho chư tăng Tây Tạng tại Học Viện Institute of Buddhist Dialectics tại Dharamsala, Ấn Độ. Quý chư tăng này rất thích thú khám phá ra tầm nhìn mới vào những vấn đề mà họ đã theo đuổi trong triết lý Phật Giáo, và những vấn đề mới mà họ chưa bao giờ quan tâm đến.

Gần đây tôi đã nhắc nhở các môn sinh của tôi tại Dharamsala khi một pháp hữu đặt vấn đề tại sao việc nghiên cứu triết học Tây Phương có thể có lợi lạc nào đó cho người tu tập hiện nay.

Phật Giáo cung cấp một truyền thống rộng lớn của sự phản ảnh triết lý và đạo đức. Nhưng các truyền thống chỉ chấp nhận tới mức độ mà họ giải quyết kinh nghiệm và những quan tâm của mỗi thế hệ mới xuất hiện.

Các mối quan tâm hiện nay của chúng ta gồm sự bình đẳng và bất bình đẳng, việc điều hướng sự khác biệt trong các xã hội đa văn hóa, sự biến đổi khí hậu, và tính phổ biến của kỹ thuật thông tin. Việc hiểu biết cách nói năng, hành động và suy nghĩ thiện xảo trong bối cảnh hiện tại đòi hỏi chúng ta đi sâu vào các mối quan tâm này. Là các Phật tử, chúng ta không nên sợ hãi việc tiếp thu tư tưởng Tây Phương khi nó có thể giúp ích cho công cuộc dấn thân này.

Ngược lại với nền Phật Giáo tiền hiện đại, sự bình đẳng đã là mối quan tâm chính của triết học Tây Phương kể từ triết gia Plato và Aristotle. Lý thuyết chính trị Tây Phương -- dạy chúng ta về nhân phẩm và nhân quyền – truyền đạt cho người Phật tử dấn thân hiện nay phản ứng đối với sự bất công. Và triết học môi trường Tây Phương truyền đạt nền Phật Giáo sinh thái, một sự đáp ứng của Phật giáo hiện đại đối với vấn đề mà các tác giả Phật Giáo năm xưa chưa bao giờ đối mặt. Các truyền thống trí thức Tây Phương cung cấp nhiều nguồn kiến thức có thể giúp chúng ta chú tâm về mặt đạo đức khi người Phật tử sống trong thế giới với các cấu trúc xã hội áp bức và chỉnh đốn các hệ thống thiên nhiên.

Nhưng là những Phật tử, chúng ta cũng nên cởi mở để học hỏi từ triết học Tây Phương trong các lãnh vực mà các truyền thống Phật Giáo mô tả rất chi tiết rõ ràng, như tâm, thế giới, và nghĩa lý. Các triết gia Tây Phương đã khảo sát tỉ mỉ những vấn đề tương tự như vậy; đôi khi các tư tưởng và những tranh luận của họ làm sáng tỏ những phân tích của Phật Giáo. Bởi vì trí tuệ nội quán là điều kiện cần thiết cho sự tỉnh thức, và là phương thức quan trọng để đạt được điều này – như nhiều học giả Phật Giáo truyền thống đã nhấn mạnh – là thông qua sự tranh luận hợp lý và thiền phân tích, chúng ta nên cởi mở đối với sự liễu giải sâu hơn, bất luận nguồn cội của nó là gì.

Để biết rõ các phương thức mà những văn bản Phật Giáo cổ xưa có thể thách thức suy nghĩ của chúng ta, chúng ta nên biết về các khung cảnh diễn giải thông qua đó chúng ta bắt gặp chúng. Đối với nhiều người trong chúng ta, điều đó có nghĩa là các định hướng văn hóa và triết lý của sự hiện đại của Tây Phương. Tư tưởng Tây Phương có thể giúp chúng ta hiểu tại sao chúng ta có thể tìm thấy sự hấp dẫn một hình thức Phật Giáo không đặt nặng truyền thống, thần thoại, và nghi lễ và đánh giá cao tâm lý học, sự sáng tạo, thiên nhiên, dấn thân xã hội, và sự chứng thực về đời sống này và khoảnh khắc hiện tại.

Các văn bản Phật Giáo xưa nói với chứng ta từ bên ngoài giáo nghĩa của chính chúng ta và thách thức chúng ta suy nghĩ cách khác; tuy nhiên, nếu chúng ta không hiểu các khuôn khổ diễn giải của chúng ta thì chúng ta chỉ có thể thấy dự phỏng về sự sáng tạo của chính mình.

Khi Phật Giáo đã phát triển tại Ấn Độ và truyền bá tới các bối cảnh văn hóa khác, nhiều triết gia Phật Giáo đã thu hút nhiều nguồn khái niệm mới để nối kết với Phật Pháp. Phật Giáo đã chuyển đổi và tự biến đổi qua mỗi nền văn hóa mà nó đã thâm nhập vào, khi mọi người làm quen với các giáo nghĩa của Phật Giáo về duyên khởi và vô thường.

Các môn sinh của tôi tại Dharamsala đã đi theo tuyền thống lâu đời của chư vị tăng sĩ-học giả Phật Giáo là những người nghiên cứu giáo lý bên ngoài tông phái của họ, cả Phật tử và không Phật tử, việc đánh giá phê bình và việc tổng hợp các tư tưởng có vẻ hiệu quả nhất đối với việc đạt được sự liễu giải và chuyển hóa khổ đau.

Phật Giáo được truyền bá sang Tây Phương bởi các di dân và những nhà truyền giáo vốn đã là sự lai hợp, được truyền đạt bởi vô số truyền thống trí tuệ và văn hóa.

Sự lai hợp của Phật Giáo Á Châu và tư tưởng Tây Phương có thể làm nhụt chí các hành giả là những người tìm kiếm một nền giáo lý thuần túy, đích thực đã thừa truyền từ các bậc thầy thời tiền hiện đại, không bị nhiễm bởi Tây Phương.

Phải thừa nhận rằng, chúng ta nên thận trọng về một nền Phật Giáo bị bật gốc khỏi truyền thống lâu đời; niềm tin vào Đức Phật, vào Giáo Pháp của Đức Phật, vào cộng đồng Tăng Già là những người thực nghiệm giáo pháp trong quá khứ và hiện tại; và trong khả tính của chính chúng ta về sự chuyển đổi là yếu tố quan trọng của đạo Phật.

Nhưng sự cởi mở đối với các phương thức mà trong đó các truyền thống Tây Phương có thể giúp chúng ta khai phóng tâm thức khỏi sự bối rối và đáp ứng khéo léo hơn đối với chúng sinh là hoàn hảo trong việc giữ gìn truyền thống Phật Giáo.

Ngay dù chúng ta nhớ rằng tận cùng thì giáo pháp vượt ngoài ngôn ngữ và khái niệm, chúng ta hãy chào đón việc mở rộng của giáo pháp tại Tây Phương khi giáo pháp ấy truyền đạt cho thế hệ mới.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.58.158 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...