Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong các Học Viện Phật Giáo Việt Nam »» Vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong các Học Viện Phật Giáo Việt Nam »»

Vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong các Học Viện Phật Giáo Việt Nam
»» Vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong các Học Viện Phật Giáo Việt Nam

Donate

(Lượt xem: 14.160)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong các Học Viện Phật Giáo Việt Nam

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Năm nay, kỷ niệm 20 năm thành lập Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Huế, chúng tôi xin chúc mừng sự phát triển tốt và những thành tựu to lớn của Viện trong việc đào tạo Tăng, Ni tài cho Phật giáo trong suốt 20 năm qua.

Nhân đây, chúng tôi xin nêu lên vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong chương trình Cử nhân Phật học Học Viện Phật Học Việt Nam tại Huế nói riêng và tất cả các Học viện Phật giáo tại nước ta nói chung.

1. Có cần thiết phải học chữ Phạn không?.

Chúng ta đã biết kinh sách Phật giáo Đại thừa nguyên được viết bằng chữ Phạn tại Ấn Độ, rồi được dịch ra chữ Hán, chữ Tây Tạng. Rồi từ các bản Hán dịch này mới dịch ra chữ Việt. Tuy Hán tạng rất đầy đủ, nhưng việc dịch sách từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ khác vốn không luôn luôn tạo ra những ý nghĩa tuyệt đối giống nhau và hơn nữa bản dịch còn phụ thuộc người dịch. Riêng các bản Việt dịch lại là bản dịch của bản dịch, cho nên dễ xa bản gốc chữ Phạn hơn và có thể gây ra khó hiểu hay hiểu không chính xác.

Vì vậy, trong những trường hợp gặp những chỗ khó hiểu, mơ hồ, mà muốn biết cho rõ ràng, chính xác thì không những phải truy về bản Hán mà cũng cần phải truy về bản Phạn mới hy vọng làm sáng tỏ được.

Xin nêu vài thí dụ đơn giản: Bản Tâm Kinh, do ngài Huyền Trang dịch từ Phạn ra Hán là bản được dùng phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Câu đầu theo Hán Việt có : “Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa …” . Chữ “thâm” này đã được nhiều bậc thầy của chúng ta dịch ra Việt văn để cho Phật tử Việt Nam đọc tụng nhưng theo hai ý nghĩa khác nhau. Một: “thâm” là trạng từ bổ nghĩa cho động từ “hành”; hai: “thâm” là tính từ bổ nghĩa cho danh từ Ba La Mật Đa.

Đại diện theo nghĩa một là Thiền sư Nhất Hạnh, trong bài Vì sao dịch lại Tâm Kinh gần đây đã dịch thành : “Bồ-tát Avalokiteśvara, trong khi quán chiếu sâu sắc với tuệ giác qua bờ…”1. Như vậy chữ “thâm” được thầy Nhất Hạnh dịch thành một trạng từ “sâu sắc” phụ nghĩa cho động từ “quán chiếu” . Qua bản tiếng Anh của thầy: “while practicing deeply with the Insight that Brings Us to the Other Shore” thẩy dịch chữ “thâm” thành “deeply” là một adverb (trạng từ) phụ nghĩa cho từ “practicing”2 .

Đại diện theo nghĩa hai: Hòa thượng Thích Trí Thủ dịch thành: Bồ tát Quán Tự Tại khi hành Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa…”3 và giảng rõ thêm là “thâm là sâu xa, nói rằng Bát Nhã Ba La Mật Đa là sâu xa, vi diệu không dễ gì thể nhập mà đòi hỏi một quá trình hạ thủ công phu hành trì”4. Như vậy thầy Trí Thủ dịch chữ “thâm” thành tính từ “sâu xa” bổ nghĩa cho danh từ Bát Nhã Ba La Mật Đa.

Vị nào dịch đúng hơn? Hay đệ tử của ngài nào thì cho ngài ấy là đúng? Chúng ta có thể tìm hiểu vấn đề như sau.

Nếu chỉ căn cứ vào câu Hán văn thì “thâm” trong “hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa” cũng đã thấy chữ “thâm” là tính từ đi trước danh từ Bát Nhã Ba La Mật Đa vì trong Hán văn, tính từ đi trước danh từ, trạng từ đi trước động từ. Nếu nó là trạng từ thì câu phải “thâm hành Bát Nhã Ba La Mật Đa”.

Bây giờ hãy tìm xem trong bản Phạn văn. Chúng ta có thể xem ba bản Phạn văn:

(i) Bản Tâm Kinh trong “The Ancient Palm-Leaves: Containing The Pragna-Paramita-Hridya-Sutra And The Ushnisha- Vigaya-Dharani” do F. Max Muller và Bunyiu Nanjio, xuất bản tại Oxford năm 1884, p. 48-50,

(ii) Bản Tâm Kinh do Mithila Institute tại Darbhṅga, Ấn Độ, xuất bản năm 1961

(iii) Bản Tâm Kinh trong Thirty Years of Buddhist Studies, của Edward Conze, Munshiram Manoharlal, New Delhi, 2000 p. 148-153.

Trong ba bản này đều có tính từ “gambhīra” hay “ gabhīra” nghĩa là “thâm sâu” được dùng ở giống cái, số ít, hoặc ở Trực bổ cách (Accusative) hoặc ở Vị trí cách (Locative) để bổ nghĩa cho “prajñāpāramitā” (Bát Nhã Ba La Mật Đa) là danh từ giống cái trong câu Phạn văn tương ứng hoặc ở Trực bổ cách (Accusative) hoặc ở Vị trí cách.

Vậy từ các bản Phạn văn, chúng ta kết luận “thâm” là tính từ bổ nghĩa cho danh từ Bát Nhã Ba La Mật Đa, chứ không phải trạng từ bổ nghĩa cho động từ “hành”.

Đó là về mặt ngữ nghĩa. Còn về mặt bản chất, đã là bậc Bồ tát, khi ngài thực hành thì mọi lúc mọi nơi đều như nhau chứ không thề nói ngài thực hành sâu hay thực hành cạn.

Một thí dụ khác: Trong danh hiệu của 24 vị cổ Phật, có danh hiệu “Ba đầu Ma Thắng Như Lai”. Nếu chỉ dừng lại ở chữ Hán Việt “Ba Đầu Ma Thắng” thì không thể hiểu gì cả. Nhưng nếu truy về chữ Phạn, đó là Padmajita, thì chúng ta mới hiểu “Ba Đầu Ma” là phiên âm của “Padma“ do chữ Phạn Padma đọc là “Pa đơ-Ma”. Nghĩa của “Padma” là “Hoa sen”; còn “Thắng” là nghĩa của “jita”, quá khứ phân từ của động từ ji (I jayati) là chiến thắng. Như vậy danh hiệu “ Ba Đầu Ma Thắng” được tạo thành bởi hai phần: một phần phiên âm và một phần dịch!, và hàm nghĩa “Cái vượt thắng trên tất cả hoa sen”.

Tóm lại có được một căn bản chữ Phạn là điều vô cùng cần thiết để am hiểu sâu nhiều vấn đề trong Phật giáo Đại thừa

2. Hiện tình việc dạy và học chữ Phạn tại các Học viện Phật Giáo Việt Nam.

Chúng tôi chỉ có số liệu tại hai Học Viện:

(i) Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Huế. Ngoài chữ Hán, Tăng, Ni sinh được phép chọn một trong hai môn: Sanskrit (Phạn) hay Pāli. Thời lượng học: Tổng cộng 120 tiết trong 4 năm học.

(ii) Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh: Chữ Phạn không phải là môn bắt buộc mà là môn tự chọn, và thời lượng là 2 tiết mỗi tuần. Vì là môn khó học, khó lấy điểm cho nên với tinh thần “tự chọn”, các Tăng, Ni sinh hầu hết chọn môn học khác dễ lấy điểm cao, vì vậy trong nhiều năm, trong tổng số mấy trăm sinh viên được tuyển vào hàng năm thì chỉ có 4, 5 người “can đảm” chọn học chữ Phạn! và vì vậy nhiều năm không thể mở lớp chữ Phạn được, môn Phạn văn khi ấy xem như bị xóa sổ!

Hai học viện còn lại, chúng tôi không liên hệ được, nhưng qua hai Học viện uy tín nhất cũng cho chúng ta biết tình trạng dạy và học chữ Phạn như thế nào: Tốt nghiệp Đại học Phật giáo Việt Nam hầu hết trên 95% Tăng, Ni Việt Nam theo hệ Đại thừa không biết đọc một chữ Phạn. Một số rất ít có học chữ Phạn nhưng vì thời lượng học quá ít cho nên chưa đủ trình độ để đọc hiểu được kinh sách chữ Phạn, đặc biệt những kinh sách có văn nghị luận.

Một số vị thầy quan niệm, chỉ cần biết chữ Hán và chữ Anh mà không cần biết chữ Phạn. Điều này, xin thưa chỉ đúng cho những người không đi vào nghiên cứu thâm sâu. Xin lưu ý là những nhà Phật học nổi tiếng trên thế giới viết sách Phật học tiếng Anh đều am hiểu sâu xa chữ Phạn mới tìm được những điều đáng cho họ viết. Nếu chỉ biết tiếng Anh thì giỏi lắm chỉ có thể “lặp lại” những điều mà các nhà nghiên cứu khác nói mà không thể tự kiểm chứng đúng hay sai. Trong Phật học, chữ Phạn là gốc, chữ Anh là ngọn, là lá. Danh từ Phật học bằng tiếng Anh chỉ hoặc là diễn dịch nghĩa từ Phạn ra tiếng Anh thông thường hoặc phiên âm chữ Phạn ra chữ Anh. Tiếng Anh thì học lúc nào và ở đâu cũng được. Nhưng chữ Phạn thì khó có cơ hội học mà trong thời gian 4 năm ở Viện Phật Học lại không học thì quả là quá đáng tiếc!

Vì vậy xin đề nghị: Ngoài chữ Hán ra, Tăng , Ni sinh chia làm hai:

(i) Vị nào theo Đại thừa phải học chữ Phạn như là một môn bắt buộc

(ii) Vị nào theo Nam tông phải học chữ Pāli như là một môn bắt buộc

Thời lượng: ít nhất 3 tiết mỗi tuần, học 8 học kỳ trong 4 năm Đại học

Trình độ: sau 4 năm, Tăng, Ni sinh phải đọc, hiểu được và dịch được (tất nhiên phải dùng Từ điển) từ Phạn ra Việt các tư liệu cơ bản như: Tâm kinh, Kinh A Di Đà, Kinh Kim Cang, Nyāypraveśa (Đường Vào Luận Lí, ngài Huyền Trang dịch thành Nhân Minh Nhập Chánh Lí Luận) của Saṅkarasvāmin; Madhyamakakārika của Nāgārjuna (Long Thọ), v.v… Đúng ra, các vị thầy đưa các tài liệu ấy cho Tăng, Ni sinh đọc, dịch như bài tập trong suốt 4 năm học hay luận văn tốt nghiệp.

Thật ra, nếu có điều kiện thì nên cho Tăng, Ni sinh học chữ Phạn từ Cao đẳng hay Trung cấp Phật học, để khi vào Đại học họ đã có một số căn bản rồi học tiếp 4 năm thì kết quả sẽ tốt hơn rất nhiều.

Có bắt buộc học chữ Phạn như thế, các Cơ sở Phật học Việt Nam mới có thể đào tạo ra một số Tăng Ni Việt Nam thật sự có trình độ nghiên cứu sâu về Phật học, có thể vươn lên tầm thế giới.

Tài liệu tham khảo:

1. Thích Nhất Hạnh, Bản Dịch Tâm Kinh Mới Theo Văn Trường Hàng, https://thuvienhoasen.org/a21491/tam-kinh-tue-giac-qua-bo
2. Thích Nhất Hạnh, Bản Dịch Tâm Kinh Mới Bằng Tiếng Anh http://plumvillage.org/news/thich-nhat-hanh-new-heart-sutra-translation/
3. & 4. Tâm Như Trí Thủ, Tâm Kinh Bát Nã Ba La Mật Đa, http://tuvienquangduc.com.au/kinhdien/kinhbatnha.html


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Di giáo


Nghệ thuật chết


Phật pháp ứng dụng


Gõ cửa thiền

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.225.177 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...