Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Chế hạnh Bồ Tát »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Chế hạnh Bồ Tát

Donate

(Lượt xem: 5.960)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Chế hạnh Bồ Tát

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Chế Hạnh Bồ-tát - “Chế Hạnh” có nghĩa là khống chế hành vi, tư tưởng của mình khi sáu căn (mắt, tai, miệng, mũi, thân, ý) tiếp xúc với sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Niệm Phật chính là một pháp tu để khống chế tâm vọng tưởng, tâm phân biệt, tâm chấp trước và tâm phan duyên, làm cho ba nghiệp nơi thân, ngữ, ý thanh tịnh, sáu căn tịch diệt; cũng nên biết tâm xen tạp chính là tâm phan duyên. Vậy, Nhất hạnh Niệm Phật chính là hạnh nghiêm trì tịnh giới, trừ khử tâm phan duyên lẫn ngừa ác làm lành, như trong kinh này nói: “Các hạnh trang nghiêm, đầy đủ khuôn phép. Quán pháp như hóa, tam muội thường tịch. Khéo gìn khẩu nghiệp, không chê lỗi người. Khéo gìn thân nghiệp, không mất luật nghi. Khéo gìn ý nghiệp, thanh tịnh không nhiễm.” Phật đặt ra nhiều luật nghi để cho người tu hành dựa vào đó mà chế ngự hành vi, tư tưởng của mình. Tùy theo pháp khí tu hành của mỗi người mà tự mình thọ lãnh giới luật khác nhau như: Ngũ giới, Thập thiện, Bồ-tát tại gia giới (sáu giới trọng, hai mươi tám giới khinh), Bồ-tát xuất giới (mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh), Tỳ kheo Giới (hai trăm năm mươi giới điều) và Tỳ kheo Ni (ba trăm năm mươi giới điều).

Bồ-tát giới là giới của Đại thừa, chẳng phải là của Tiểu thừa. Giới Tiểu thừa của hàng Thanh Văn là giữ gìn thân nghiệp thanh tịnh, không phạm luật nghi, nên gọi là “thân giới.” Trong khi đó, giới Đại thừa của Bồ-tát là giữ gìn ý nghiệp thanh tịnh, không phạm luật nghi, nên gọi là “ý giới.” Đối với tư tưởng của Đại thừa thì ý làm chủ; thân chỉ là tên đày tớ tuân theo mệnh lệnh của chủ nhân mà hành động. Nếu ý được giữ gìn không phạm giới thì thân cũng theo đó mà không phạm giới. Tuy nhiên, vì kinh Vô Lượng Thọ đây độ trọn ba căn, nên Phật mới nói ra đầy đủ các giới khác nhau từ Nhân Thiên thừa cho đến Đại thừa để người tu Tịnh Nghiệp tùy sức mình mà thọ giới. Thật ra các giới cấm trong Phật giáo không có bức tường ngăn cách, hãy chúng ta gìn giữ được bao nhiêu giới thì được lợi ích bấy nhiêu.

Để chỉ rõ sự khác nhau giữa “thân giới” và “ý giới,” chúng ta hãy lấy giới tà dâm làm thí dụ: Một ngày nọ có một vị tu sĩ lên đò để sang sông. Ngặc nổi cô lái đò lại rất trẻ đẹp, nên vị sư nầy cứ lấm liếc nhìn cô ta. Khi sang bến, thay vì phải trả tiền đò như những người khác, cô lái đò đòi tiền vị tu sĩ gấp đôi. Ngạc nhiên, vị tu sĩ hỏi: “Tại sao thí chủ lại tính tiền tôi nhiều gấp đôi vậy? Cô lái đò đáp: “Khách đi đò thì họ chỉ là đi đò thôi nên tôi tính tiền có một, còn Ngài thì vừa đi đò lại vừa ngắm nghía tôi nên tôi phải tính tiền gấp đôi.” Sau khi hoàn thành Phật sự vị tu sĩ phải trở lại bến đò để về chùa, nhưng lần nầy vị tu sĩ lấy nón che mặt lại để khỏi phải nhìn cô lái đò. Khi đến bến, thay vì chỉ trả một đồng tiền đò thì cô lái đò lại đòi đến bốn đồng. Quá đỗi ngạc nhiên, vị tu sĩ hỏi: “Tại sao thí chủ lại đòi tiền tôi quá nhiều thế?” Cô lái đò đáp: “Lúc trước, khi qua sông thì Ngài chỉ lấy mắt nhìn tôi nên tôi đòi tiền gấp đôi, bây giờ trở về Ngài không nhìn tôi bằng mắt mà Ngài nhìn tôi bằng tâm tưởng. Cái nhìn của mắt thì có giới hạn nên tôi chỉ đòi hai đồng tiền, còn tâm tưởng thì vô biên vô lượng, ai biết Ngài đang nghĩ gì hay muốn làm gì, nên tôi phải đòi tiền gấp bốn lần là như vậy.”

Lại có câu chuyện khác nói về “thân giới” và “ý giới” của hàng Tiểu thừa và Đại thừa như sau: Một ngày nọ, có hai vị xuất gia tu sĩ sau khi làm xong Phật sự trở về chùa, khi đến một con rạch nước nọ thì họ thấy có một cô gái đang ngồi khóc khúc khích. Khi hỏi ra mới biết cô gái này vì sợ nước mà không dám lội nước qua con rạch. Vị sư huynh thấy vậy mới bảo cô gái: “Nếu cô không ngại thì tôi sẽ cõng cô qua con rạch này.” Thế là cô gái bằng lòng cho vị sư tăng cõng qua con rạch. Làm xong việc, hai huynh đệ im lặng đi về chùa. Không lâu sau, người sư đệ đến bảo sư huynh rằng: “Đệ có điều này muốn hỏi sư huynh, nhưng không dám nói. Nhưng nếu không nói ra thì trong lòng của đệ cảm thấy rất là ấm ức, khó chịu; nên nay xin phép sư huynh cho đệ nói ra những suy nghĩ của đệ.” Vị sư huynh từ bi trả lời: “Huynh đệ mình như thể tay chân; vả lại, chúng ta là người tu hành trong ngoài trong suốt như một, thì đâu có gì là bí mật để giữ trong lòng.” Người sư đệ nghe vậy mới an tâm mà hỏi: “Đệ thấy huynh đã phạm giới cấm của người xuất gia.” Người sư huynh hỏi lại: “Thế à! vậy đệ nói cho huynh biết để sám hối, sửa lỗi.” Người sư đệ đáp: “Ngày trước huynh cõng một cô gái qua rạch nước, nên đã phạm giới cấm tà dâm.” Vị sư huynh nghe vậy nghiêm nghị trả lời: “Huynh vì tội nghiệp cho cô gái ấy nên cõng cô ta qua con rạch trong khoảng chốc. Thế mà đệ đã phải chịu khổ cõng cô gái ấy từ con rạch đến chùa, mà đến bây giờ còn chưa chịu bỏ cô gái ấy xuống nữa à!” Người sư đệ nghe vậy, hiểu ý sư huynh, thẹn thùng chào người sư huynh rồi lui ra.

Chúng ta nhận thấy, khác hẳn với các tôn giáo lớn khác trên thế giới, Phật giáo không cột chặt con người vào những giáo điều cứng ngắc để thọ lãnh những thưởng phạt bất công, đạo Phật chỉ là con đường, là phương tiện, là cỗ xe để giúp con người đạt đến những cứu cánh tối thượng. Nói cách khác, đạo Phật chỉ là nền giáo học của Phật-đà; bởi thế, đạo Phật chỉ dạy và khuyến khích chúng sanh tự mình tu hành, nghiêm trì tịnh giới với nội tâm trong sạch, dứt hẵn những phiền não trần lao để thành tựu sức định huệ mà chứng ngộ chân lý. Người chân thật biết tu hành thì phải dùng trí huệ sáng suốt, xa lìa trước tướng phân biệt, tự mình giữ gìn giới hạnh nơi thân, ngữ, ý thanh tịnh và bình đẳng để có thể nghiệm chứng Niết-bàn mà được giác ngộ giải thoát. Những việc như là chấp pháp, chấp giới, chấp ngã chỉ làm cho thân tâm càng thêm ràng buộc, không tự tại, chướng ngại việc tu hành, chớ chẳng đem lại lợi ích gì cả.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đức Phật và chúng đệ tử


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Kinh Phổ Môn


Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.71.13 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...