Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu học Phật pháp »» Oan gia nghiệp báo »»

Tu học Phật pháp
»» Oan gia nghiệp báo

Donate

(Lượt xem: 6.254)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Oan gia nghiệp báo

Font chữ:

Hôm nay là ngày Phật đản, lòng tôi hướng đến chùa Ba Vàng. Ngày thiêng liêng, tôi chỉ muốn nghĩ đến cái tốt, cái đẹp, cái tích cực, mọi chuyện khác xin dành cho ngày khác. Và cái tốt, cái đẹp, cái tích cực mà tôi thấy nơi quần chúng Ba Vàng là lòng tin ở kiếp trước và lòng tin về nghiệp. Từ lòng tin ấy, tôi hiểu và thương lòng tin của các bạn đồng đạo với tôi về “oan gia trái chủ”. Trong ngày thiêng liêng này, tôi cầu nguyện lòng tin ấy được hướng dẫn đúng để đi đến đúng với Phật. Tôi không dám làm ông thầy giảng đạo, chỉ kể lại một chuyện đời xưa do chính Đức Phật kể để làm quà Phật đản tặng các bạn ở xa. Nhưng trước khi kể, tôi muốn tán dương cái đẹp trong tin tưởng ở kiếp trước, cái thiện trong tin tưởng về nghiệp, hai cội rễ đã ăn sâu vào văn hóa Việt Nam mà tôi mong được giữ mãi và giữ đúng, ở Ba Vàng cũng như mọi nơi.

Nghiệp, như tôi đã học, là hậu quả của hành động - hành động do ý nghĩ, hành động do lời nói, hành động do việc làm. Khi ta nảy ra một ý nghĩ, phát ra một lời nói, làm một hành vi, hành động đó giống như khi ta gieo một hạt, ta tạo ra một nhân, và gieo lúa thì gặt lúa, gieo đậu thì gặt đậu, gieo nhân nào gặt quả ấy. Từ đó, tư tưởng về nghiệp đi đôi với luật nhân quả, áp dụng cho đời này và cho cả đời trước. Đức Phật dạy: nghiệp đi theo ta như bóng với hình. Đó là sợi dây nối kết đời trước với đời này, đời này với đời sau. Chuyện đời xưa về nghiệp và nhân quả đơn giản chỉ có thế: gieo nhân lành thì gặt quả lành, gieo nhân ác thì gặt quả ác. Đơn giản, nhưng đó là đạo đức rường cột của dân gian. Đó là đạo đức xương tủy của đạo Phật. Đạo đức đó làm nên văn hóa của dân tộc ta. Thơ văn, triết lý, ca dao, tục ngữ, cho đến cách sống, cách ứng xử trong xã hội, thề thốt yêu đương, đâu đâu cũng thấm nhuần ngôn ngữ và ý niệm “kiếp trước”, “kiếp sau”, như đất thấm mưa, như trăng thấm cỏ, tự nhiên như thế, từ bao đời. Dân tộc ta mà mất đạo đức đó thì chẳng khác gì quỷ cai trị người. “Không tin ở nghiệp, Phật nói thế, thì bất cứ việc gì ác cũng có thể làm”.

Như vậy, lòng tin của dân gian về “oan gia trái chủ” đâu có phải là sai! Ngay cả với đầu óc thuần lý của tôi, tôi hoàn toàn hiểu được và thực chứng. Tôi tự cắt nghĩa cho tôi: trong đời này, đâu phải lúc nào tôi cũng có ý tốt, lời đẹp, hành vi thiện. Thiếu gì lúc tôi nghĩ xấu, nói bậy, làm xằng. Tôi bây giờ, đã biết tu để gần Phật, vậy mà cũng có lúc xa Phật, thì chắc gì tôi ở kiếp trước chẳng có lúc còn xa Phật hơn, làm hỏng tôi hơn và làm khổ người khác hơn? Ở đời này, tôi biết tôi mắc nợ nhiều người, nợ nặng, nợ nhẹ, nhiều lắm. Thì, từ đó suy ra, làm sao tôi không mắc nợ nhiều người ở kiếp trước được? Chỉ có hai điều tôi phải lưu ý. Một, là không phải bất cứ cái gì cũng đem nghiệp ra mà giải thích như là nguyên do duy nhất. Đức Phật đã cảnh giác như vậy trong kinh Sivaka Sutta. Đau thận, đau gan, trái gió, trở trời, đâu có nghiệp gì trong đó? Tham ô, hà hiếp, nguyên do hãy tìm nơi xã hội, chứ tìm đâu xa? Hai, “oan gia” không do ở đâu khác mà ra ngoài ta. Chính ta tạo “oan gia” thì chính ta phải xóa, không có ai khác. Ta tạo “oan gia” bằng cách nào? Từ một nguồn thôi, dù ở kiếp trước hay kiếp này: từ tham, sân, si. Vậy cố gắng mà xóa tham sân si ở kiếp này thì tạo ra được cái nhân tốt cho quả lành về sau, và hơn thế nữa, có thể xóa “oan gia” trong kiếp trước trong tâm tưởng. Đó là ý nghĩa của sám hối. Sám hối, trong đạo Phật, là biết hổ thẹn đã làm lỗi và biết thành tâm thệ nguyện không làm lỗi nữa. Nhưng mục đích của sám hối còn cao hơn thế. Sám hối là xóa sạch luôn những lo sợ, bất an trong tâm do lỗi lầm đã sinh ra. Bởi vì mọi lỗi đều do từ tâm mà ra; đem tâm ra mà sám thì tội tiêu diệt. Thì lòng nhẹ bơn. Xóa “oan gia” là xóa như vậy. Đạo Phật không nhắm cái gì khác ngoài giải thoát. Sám hối là giải thoát.

Tự ta giải thoát cho ta khỏi bất an. Đó là điều kiện chủ quan. Điều kiện khách quan cũng giúp ta vô cùng, công năng rất lớn. Sám hối trước Phật, trước chuông mõ, có thầy nghiêm trang, có chùa thanh tịnh, có không khí thành kính, có tiếng tụng kinh thanh thoát, một lời sám hối, quỷ thần đều thua.

Nghiệp, trong tinh túy của đạo Phật, là tâm trạng mà ta có khi ta khởi lên một ý, nói ra một lời, làm một hành vi. Tâm trạng ấy, ý thức ấy, không mất đi đâu cả, chất chứa cất giữ trong tạng thức, tạo thành nghiệp, đi theo ta. Tâm tưởng ấy, ý thức ấy, nếu xấu, tạo nên “oan gia”. Chính nó, chứ không có ai khác. Chuyện đời xưa mà tôi kể lại nguyên văn sau đây là một bài học rất đơn giản - đơn giản như mọi chuyện đời xưa - nhưng vô cùng sâu sắc về nghiệp. Bởi vì nó chỉ thẳng vào tác giả của “oan gia”: tâm của ta, không có ai khác.

Đức Phật kể, tôi tóm lược:

Tại thành Xá Vệ, có một thương nhân lạ thường. Ông giàu nứt đố đổ vách, bạc vàng chật nhà, nhưng ông không tiêu một đồng, cũng không cho ai một xu. Cao lương mỹ vị dọn lên, ông không ăn, chỉ húp cháo cám với tương chua. Y phục lụa là tẩm hương chiên đàn mang đến, ông bảo đem cất đi, chỉ mặc vải bố. Xe ngựa lọng vàng, cán bạc, ông không ngồi, chỉ chọn chiếc xe cũ mèm, ọp ẹp. Ô dù, ông hất đi, mưa nắng che đầu bằng lá cây. Ông chết không có thừa kế, quan quân chở bạc vàng của ông về cung suốt bảy ngày đêm mới hết.

Chuyện lạ thường như vậy, ông mắc nợ ai, gánh cái gì nặng như núi trên vai? Nhà vua thắc mắc, thân hành đến hỏi Đức Phật:

- Bạch Thế Tôn, một thương nhân thật lạ thường vừa qua đời ở Xá Vệ. Suốt bảy ngày liền, tài sản vị ấy được chở vào hoàng cung vì không người thừa kế. Tuy tài sản nhiều như vậy, trước kia ông không hề hưởng thụ phú quý, cũng không đem cho ai cả. Tài sản ấy như thể một hồ sen được ác quỷ canh giữ. Một hôm, ông lăn đùng ra chết sau khi đã từ chối hưởng thụ cao lương mỹ vị suốt đời. Tại sao một người ích kỷ và đáng chê trách như vậy lại tạo dựng được tài sản thế kia và vì duyên cớ gì ông không hề nghĩ đến việc thụ hưởng phú quý?

Đọc chuyện đến đây trong kinh Tiểu bộ, tôi thầm nghĩ: chẳng lẽ ông này bị ma ám? Cô hồn nào theo ông suốt đời, không cho ông ăn, không cho ông mặc, bắt ông phải thâu tiền vào mà không chi ra một xu? Đức Phật trả lời ông vua bằng cách kể lại đời trước của chính ông thương nhân kỳ dị. Đời trước, ông là một phú gia ở vương quốc khác.

Ngày xưa, tại xứ Ba-la-nại, có một ông phú gia ích kỷ, không mộ đạo, không bố thí. Một hôm, trên đường đi chầu vua, ông thấy một vị Độc giác Phật đang khất thực. Ông hỏi:

- Thưa Tôn giả, Ngài đã khất thực chưa?

- Này, ông phú gia, Ta chưa khất thực.

Ông phú gia bảo người nhà:

- Này, đưa Ngài về nhà ta, mời lên sàng tọa của ta, dâng một chén cơm đầy thức ăn dành cho ta.

Người nhà đưa Ngài về nhà, mời ngồi xong, trình báo với bà vợ của phú gia. Bà vợ dâng ngài một chén cơm đầy cao lương mỹ vị. Ngài bưng bình bát, rời khỏi nhà, gặp lại ông phú gia vừa chầu vua xong, trên đường về lại nhà. Ông vái chào và hỏi Ngài đã nhận được thực phẩm chưa.

- Này, ông phú gia, ta đã nhận rồi.

Ông phú gia nhìn vào bát và không đồng ý. “Ôi, sao bát cơm đầy cao lương mỹ vị thế này! Kẻ gia nhân nào mà ăn được một bát như thế này sẽ làm cho ta biết bao nhiêu việc nặng nhọc! Ôi, thiệt thòi!”. Tư tưởng ấy dấy lên trong đầu ông, làm cho ông sau khi bố thí mà lòng không vui.

Đó là đời trước của thương nhân kỳ dị kia. Trong đời này, ông ấy được nhiều tài sản do đã cúng dường cho vị Độc giác Phật, nhưng không hưởng được phú quý do đã không làm cho tư tưởng được thanh tịnh sau khi bố thí. Bố thí là làm với tư tưởng hoan hỷ trước khi bố thí và tiếp tục với tư tưởng hoan hỷ sau khi bố thí. Bố thí như vậy thì phước đức mới vẹn toàn.

Đức Phật nói gì? Tư tưởng, tư tưởng, tư tưởng... Chỉ một tư tưởng dấy lên thôi trong tâm, nghiệp đi theo. Con ma nằm ở trong ta. Con ma ấy quấy phá ta. Ta tụng kinh trước Phật cũng là để trừ con ma ấy. Ta giúp ta an lành. Phật giúp ta an lành.

Lời đơn giản, ý đơn giản, đạo đức đâu cần lý thuyết cao xa. Cũng không cần phải lý thuyết cao xa để hiểu lời Phật dạy: con ma ấy từ tâm mà ra thì cũng từ tâm ta diệt nó. Từ tâm, ta cải nghiệp. Và ta cải được. Đạo đức về nghiệp chính là đạo đức về tự do.

Nguồn: Báo Giác Ngộ

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1


Có và Không


Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.166.141 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...