Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Phật trong tôi »» Phật trong tôi »»

Phật trong tôi
»» Phật trong tôi

Donate

(Lượt xem: 7.974)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Phật trong tôi

Font chữ:

Tôi sinh ra trong một gia đình có ít nhiều gắn bó với Phật giáo. Bà nội tôi lúc cuối đời đã dồn hết những đồng tiền bà dành dụm cả đời để cải trang một phần nhà thành nơi thờ Phật riêng biệt.

Gọi là chùa thì quá nhỏ, nhưng đó là cả không gian nhà trên của nội, khá rộng, chứa được nhiều hình tượng. Khi bà mất, dì Tư tôi, sau những thua thiệt trên con đường tình ái đã mang hai con về tá túc, lo nhang đèn cho nơi đó. Tôi nhớ có năm lụt lớn quá, nước mấp mé vào tận chân thang gác nhỏ trong nhà. Má sợ quá, khăn gói gửi mấy đứa con lên lánh nạn trên ‘chùa’ với dì. Dì dặn chúng tôi chỉ được chơi đùa ở phía sau nhà. Chỉ khi nào dì cho phép mới được bước lên nhà trên.

Mỗi lần dì ‘bắt’ chúng tôi lên nhà trên lạy Phật. Tôi đi bằng những bước chân rón rén. Tim đập mạnh. Có những bức tượng hình người cao lớn. Mắt lồi trắng dã như trừng dọa tôi. Lưỡi đỏ thè ra dài đến ngực. Tôi có cảm tưởng nếu đứng gần tôi có thể bị cái lưỡi đó quấn chặt. Và khiếp vía hơn cả là những bức hình dán trên các cột nhà nâu bóng. Cảnh những người đàn ông, đàn bà bị vật ngữa. Cưa hai. Bỏ vạc dầu. Cảnh uống máu, ăn dòi... đã ám ảnh nặng nề tâm hồn thơ trẻ của tôi. Vì dì tôi vẫn thường đe dọa: “Tụi bây không nghe lời cha mẹ, ông bà cũng bị quỷ sứ bỏ vào vạc dầu như thế...”. “Ăn cơm bỏ sót hạt nào thì chết xuống âm phủ ăn bấy nhiêu dòi’... Tôi thấy hãi hùng những cách trừng phạt của trời Phật.

Chiến tranh, thời thế vân vân, rồi cũng tới lúc Phật không còn ở trong chùa của nội, mà là ở những ngôi chùa xa lạ má tôi thỉnh thoảng dắt đi. Đức Phật ở những nơi đó càng xa vời, càng vô hình hơn và chắc chắn là không phải của những đứa trẻ chúng tôi, mà là của người lớn. Chúng tôi chỉ được đứng lấp ló, chạy chơi chỗ khác, hay ngồi im lặng ở một xó nào đó để ngắm nhìn người lớn xôn xao bận rộn ngồi lên đứng xuống, để nghe những lời cầu kinh bằng thứ ngôn ngữ chưa từng nghe đến bao giờ, nên chẳng có gì được lưu lại trong ký ức. Có còn chăng chỉ là hương vị của những món ăn lạ miệng chỉ có ở chùa mới được ăn

Má tôi là người chịu ảnh hưởng nặng nề ‘đạo Phật’ của dì. Nghĩa là sáng tới chiều, ngày này qua tháng nọ, má luôn rèn chúng tôi như kiểu người ta rèn lính. An cơm bỏ mứa, chết ăn dòi. Cãi lời cha mẹ là trời đánh. Phung phí, kiếp sau làm ăn mày. Nói dối, quỷ sứ cắt lưỡi... Trên người chúng tôi có lúc đeo hai ba thứ bùa niệc xanh, đỏ, vàng... ở cổ, cổ tay, cổ chân... Em tôi bệnh, má rước ‘Thầy’ về trị. Cả năm má cứ nay cúng sao, mai cúng hạn cho đứa này, đứa kia. Những hôm giỗ đám, nhà tôi lại giết gà, giết vịt... Dì và má chưa bao giờ nói cho chúng tôi biết gì về giáo lý của Đức Phật. Thấy má cúng sao, cầu thầy này, cô nọ, rồi ăn chay, thỉnh thoảng còn xuống tóc... mà con cái vẫn bệnh hoài, làm ăn không khá lên nổi, tôi đâm mất lòng tin vào ‘đạo Phật’. Tôi kết luận rằng chỉ có tâm mình là nhất, không tin gì hết vào trời Phật trên cao. Xa xôi quá, chả có gì gần gũi với chúng tôi. Rồi thành kiến cuốn lôi, rồi với sự nông nổi của tuổi trẻ, tôi chẳng bao giờ để tâm hay cất công tìm đọc các sách giáo lý. Tôi tự cho là mình đã quá rành ‘sáu câu’ khi nghe ai nói về nhân quả, duyên nghiệp, bể khổ v.v.... Tôi ngạo mạn tảã lời “Phật tại tâm”, nếu như có ai đó hỏi, “Sao không đi chùa? Không đọc sách Phật”.

Đọc Pháp Hoa, tôi thấy thương và đồng cảm với gã cùng tử vô cùng. Chẳng phải tôi cũng từng lưu lạc bao năm không biết mặt Cha, chẳng phải tôi cũng vô minh, u tối như hắn sao? Đức Phật là người cha trưởng giả giàu có của tôi, cũng như của bao người, nhưng đã có mấy ai sớm nhận ra cha mình chứ?

Rồi tôi lớn lên. Đức Phật càng vời vợi, gần như biến mất khỏi cuộc đời tôi, khi tôi mải mê chạy đuổi theo những viên ngọc của cấp bằng, nghề nghiệp, tình yêu, danh vị, tiền bạc . . . Những viên ngọc đó thường được đổi bằng nước mắt tràn đầy mà không thể giữ lâu trong bàn tay. Khoảng thời gian đó, cũng có lúc tôi đã đến nơi cửa Phật, nhưng chỉ để làm nhiệm vụ của người con đưa mẹ đi chùa. Tôi đứng lảng vảng ở cửa chùa chờ đợi, nhưng từ chối vào lạy Phật. Nước mắt đã chảy nhiều, nhưng không thể hiểu tại vì sao? Vẫn còn đầy tự tin ở chính mình, vẫn còn ngời ngời niềm hy vọng sẽ tìm được một người yêu khác, một nghề nghiệp khác, hay một cái gì đó khác, là sẽ được hạnh phúc ngay thôi. Cũng như gã cùng tử, thà chạy trốn hay thà làm công việc ti tiện chứ chắng chịu nhìn cha. Tôi cũng chưa chịu nhìn nhận Phật.

May mắn thay gã cùng tử đã được cha công nhận trước mọi người. Như tôi cũng may mắn thay trên triền dốc của cuộc đời bỗng được bàn tay ai đó níu giữ lại. Tôi được níu giữ lại bởi cái chết của một người chị và một quyển sách của người bạn tặng.

Trong cái mất có cái được. Cuộc đời lúc nào không đầy những trớ trêu. Trong bóng tối của nước mắt lại có bao ánh sáng ập tới. Lạ lùng đến độ tôi phải kêu lên một tiếng À. Bàn tay của chị tôi những giờ phút cuối, không còn cầm được những đồng tiền do mình kiềm ra. Những đồng tiền rơi lả chả xuống mặt chị. Gương mặt thanh tú của chị giờ đen sạm vì thuốc, vì đau. Đôi chân đã du lịch bao nơi chốn, giờ không giữ nổi thân chị rồi. Bao bài học về giáo lý cao siêu của Đức Phật bỗng được tóm gọn lại trong chỉ vài ngày. Vô thường, vô ngã là đó phải không?

Gia đình người bạn để lại mấy quyển sách về giáo lý của Phật. Tôi tò mò dở một quyển mỏng nhất có cái tựa “Tu là chuyển nghiệp” của Hòa thượng Thích Thanh Từ. Lạ chưa? Sau hai, ba trang tôi vẩn còn muốn đọc tiếp. Và tôi không ảlời cho tôi bao nỗi ấm ức trong lòng. Không, đạo Phật không bao giờ là đạo mê tín, dị đoan như tôi đã lầm tưởng. Cũng không đầy những đe dọa vu vơ. Quyển sách đã như ngòi lủa châm lại lòng tin vẫn âm ỉ cháy trong tôi. Cuốn sách như bàn tay dẫn lối tôi về. Cảm ơn quyển sách nhỏ. Quyển sách đã giúp cho những ngày ngồi bên chị tôi, nhìn cái chết cứ nhích dần, nhích dần từng bước chân, không hoàn toàn là những ngày đầy tuyệt vọng, khổ đau.

Cảm ơn Đức Phật đã níu giữ tôi lại, để tôi không lăn mãi xuống tận cùng địa ngục, để nước mắt tôi thôi rơi vì những phù phiếm của cuộc đời. Tại sao tôi đã có thể u mê đến vậy? Mà mở bừng mắt dậy sao cũng dễ dàng thế? Chỉ là thế. Không thể giải thích gì hơn.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.15.34 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...