Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tùy bút »» Đường đạo thênh thang lại gặp thầy »»

Tùy bút
»» Đường đạo thênh thang lại gặp thầy

Donate

(Lượt xem: 6.914)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Đường đạo thênh thang lại gặp thầy

Font chữ:

Đến tận giây phút này, giờ phút ngồi trước máy tính gõ bàn phím, khi tóc đã bạc sương vào tuổi sáu mươi của đời người ngắn ngủi, tôi vẫn còn nhớ như in buổi học môn Văn của lớp 9/5.

Thầy, tôi nhớ không lầm là thầy dạy thế, tạm thời đứng lớp thay cho thầy Xuân mới chuyển công tác, nên cái duyên kết dính với lớp của tôi rất mỏng manh. Buổi học đó thầy giảng đến bài “Các thể loại Thơ”, cứ mỗi thể thơ nhắc đến đều được thầy đưa ví dụ một bài thơ tiêu biểu, và đến thể thơ “Ngũ ngôn” thì thầy đọc ngâm:

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua…”

Đọc chừng hai đoạn, thầy nói:

“ Đó là bài thơ “Ông đồ” của nhà thơ… của nhà thơ…”

Thầy bỏ lửng, nhìn khắp lớp, chờ đợi, ý để cả lớp cùng hô lên tên tác giả, những cả lớp nín lặng trong khoảnh khắc, để gương mặt của thầy lộ ngay vẻ thất vọng. Ngay lúc đó, tôi buột miệng:

“Vũ Đình Liên!”

Thầy nhìn xuống chỗ vừa phát lên tiếng đáp, chỗ tôi ngồi ở đầu bàn cuối lớp, mắt sáng lên và vui vẻ khen:

“Đúng rồi. Nhà thơ Vũ Đình Liên. Em giỏi lắm!”

Tất cả các bạn ngồi ở những dãy bàn trên, và tất cả các bàn trong lớp, đều quay đầu lại nhìn tôi với lòng “ngưỡng mộ”, với ánh mắt đều nói lên hai tiếng “cảm ơn” vì tôi đã cứu cả lớp một bàn thua trông thấy!

Năm 1998, tức là 23 năm sau, khi có dịp đến Phòng Giáo Dục liên hệ chuyện chuyển trường đúng tuyến con gái, tôi gặp lại thầy đang ngồi trong một phòng riêng, thấy vậy biết vậy chứ tôi cũng không dám làm phiền thầy.

Chừng vài năm sau, khi tôi dự các lễ lớn, đại tang, kỵ nhật… ở các tự viện trong thành phố, tôi đều thấy thầy chụp ảnh hộ chùa, biết chắc thầy là một Phật tử thuần thành đang phụng sự đạo pháp ở tuổi về hưu. Tôi còn đọc được nhiều tin bài của thầy trên các báo Phật giáo trong nước, cũng như các trang báo mạng, lòng tôi vui mừng lắm vì mình có thêm một đạo hữu, một đồng nghiệp “thông tin báo chí” trên đường Đạo. Đến lễ khánh thành tôn tượng Phật A Di Đà phóng quang lộ thiên lớn nhất Việt Nam ở chùa Tòng Lâm Lô Sơn (Vĩnh Phương- Nha Trang), năm 2012, tôi lại gặp thầy đứng dưới bóng mát nghỉ ngơi sau gần một buổỉ chụp ảnh xách theo chân máy quần mọi ngóc ngách quanh chùa quanh lễ, tôi tiến lại kính lễ thầy và tự giới thiệu:

“Thưa thầy, em là Tâm Không Vĩnh Hữu…”

“Ồ, vậy à? Tôi có đọc nhiều bài viết của em, bây giờ mới biết mặt…”

“Thưa thầy, chắc thầy không thể nhớ em đâu, vì thầy có quá đông học trò qua bao thế hệ, nhưng em thì luôn nhớ thầy, vì em là học trò của thầy , năm em học lớp 9 ở trường cấp II niên khóa 1975-1976…”

“Ồ vậy sao? Thật vui khi biết vậy!”

Thầy đã động viên khích lệ tôi tiếp tục sử dụng khả năng viết lách chuyên môn của mình để đóng góp phụng sự Phật pháp…

Sau lần gặp gỡ đó, tôi và thầy như cùng song hành trên các trang báo mạng Phật giáo: Giác Ngộ Online, Tu Viện Quảng Đức, Phật Giáo, Phật Tử Việt Nam, Thư Viện Hoa Sen… cũng như cùng có mặt ở các buổi lễ lớn ở các chùa trong tỉnh. Trên Facebook, tôi và thầy cũng đã kết nối với nhau. Và cũng từ sự kết nối này, gần đây tôi mới biết xưa kia, khi còn là một thanh niên, thầy là một người xuất gia, mang họ Thích, pháp danh Trí Bửu, và sau này thầy lấy pháp danh đó làm bút hiệu ký dưới những tin bài về Phật giáo.

Thầy chính là đạo hữu Nguyễn Thừa của tôi, vị đạo hữu mới vừa vỗ vai tôi trong buổi lễ “Khai mạc &Thắp sáng Hoa Đăng” bên bờ Sông Cái dịp đại lễ Vesak 2019 mớí rồi, đã khen tôi:

“Giỏi lắm đó nghen. Tiếp tục đi em!”

Hai lần thầy khen ngợi học trò cách nhau 44 năm, ngẫm quả là nhân duyên kỳ diệu.

Nam mô Phật!

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống đẹp giữa dòng đời


Giai nhân và Hòa thượng


Lược sử Phật giáo


Nghệ thuật chết

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.224.105 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...