Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tìm hiểu Phật giáo »» ĐỨC PHẬT RA ĐỜI »»

Tìm hiểu Phật giáo
»» ĐỨC PHẬT RA ĐỜI

Donate

(Lượt xem: 6.031)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - ĐỨC PHẬT RA ĐỜI

Font chữ:

Vui thay Phật ra đời!

Kinh Pháp Cú
Kệ số 194

Ở thế gian này, có biết bao nhiêu chúng sinh ra đời mỗi ngày! Chỉ nói đến cõi người không thôi cũng đã thấy con số rất lớn, tính chi đến các loài chúng sinh khác.

Trong hằng hà sa số chúng sinh ấy, có bao nhiêu sự ra đời còn được xưng tụng sau mấy ngàn năm? Con số đếm được thật quá ít ỏi.

Tại sao? Rất đơn giản. Vì đó không phải là sự ra đời của một hữu tình đến rồi đi theo kiểu của thi hào Lý Bạch: “Sinh vi quá khách, tử vi quy nhân, thiên địa nhất nghịch lữ, đồng bi vạn cổ trần.” (Sinh ra là khách qua đường, chết đi là về cố hương, trời đất là quán trọ, bụi muôn đời xót thương!)

Vì đức Phật ra đời đã để lại cho nhân loại một di sản vô giá. Đó là khởi đầu của một hành trình chấm dứt khổ đau và sống an lạc, là bình minh rực sáng của trí giác nhìn rõ bộ mặt thật của mọi sự vật, là nguyện vọng cao quý mà mọi chúng sinh đều muốn thành đạt! Di sản ấy cho đến ngày nay, sau hơn hai ngàn năm trăm năm, loài người vẫn trân quý vì nhận thấy nó không chỉ thích đáng cho mưu cầu hạnh phúc của đời sống cá nhân mà còn là giải pháp kiến hiệu cho sự xây dựng và phát triển nền hòa bình của toàn thế giới.

Nhân cách, trí tuệ và lòng từ bi đặc biệt của đức Phật đã cảm hóa không biết bao nhiêu người, bao nhiêu chúng sinh. Đặc biệt đến độ đã từng có người, khi tiếp xúc với đức Phật không nghĩ rằng ngài là một con người mà là một vị thần linh nào đó! Chuyện kể rằng sau khi giác ngộ, trên đường du hóa, nhiều người khi nhìn thấy đức Phật đã nghĩ rằng ngài là vị thần linh. Nhưng đức Phật đã nói với họ, ngài không phải là thần linh, ngài là con người như bao nhiêu con người khác, như họ. Chỉ có điều là ngài đã tự thân chứng nghiệm được sự thật, thấy được bản chất như thật của con người và mọi sự vật, là người giác ngộ. Sự giác ngộ này, ngài nói rằng ai cũng có thể thực hiện được chứ không phải chỉ riêng một mình ngài.

Một vị trưởng giả giàu có bậc nhất thời đức Phật ở thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà, là ông Cấp Cô Độc (Anathapindika), vì cảm nhận ân đức và trí tuệ của đức Phật đã tán thán rằng:

“Hay thay, bạch đức Thế Tôn, cũng như một người dựng dậy những gì bị ngã xuống, vén mở những gì bị che đậy, chỉ đường cho kẻ lạc lối, rọi đèn vào chỗ tối tăm để những ai có mắt có thể thấy; cũng vậy, Chánh pháp được đức Thế Tôn giảng dạy bằng nhiều thí dụ.” (trích theo Tuệ Sỹ, Dẫn Vào Thế Giới Văn Học Phật Giáo).

Lời tán thán trên của ông Cấp Cô Độc không phải là loại ngôn ngữ của một tín đồ dành cho vị giáo chủ tôn giáo của mình trong tâm thức bị buộc chặt bởi tín điều và giáo điều không thể cởi bỏ. Lời tán thán của ông Cấp Cô Độc là lời thật được nói ra từ chính sự cảm nhận sâu sắc đối với thực tế bản thân và xã hội của ông.

Ông Cấp Cô Độc chắc chắn đã nhìn thấy tận mắt sự bất công xã hội đã và đang phủ trùm lên thân phận bất hạnh của hàng triệu người, bị người ta định danh là giai cấp bần tiện, Thủ Đà La, một giai cấp bị phân biệt đối xử thậm tệ, đôi khi còn tệ hơn là những con vật! Còn nữa, ông đương nhiên cũng nhìn thấy tận mặt hàng trăm trường phái triết lý và đạo học rao giảng mỗi ngày ở khắp mọi nơi về nhiều triết thuyết và lề lối tu tập không giúp ích được gì cho con người thăng tiến thật sự đời sống tri thức và tâm linh. Người ta chỉ đắp bồi cho kiên cố thêm những thành trì cố chấp của tín điều và giáo điều cố hữu.

Đức Phật không đối xử phân biệt với bất cứ ai, từ hàng giáo sĩ Bà La Môn và vua quan cho đến người dân nghèo cùng khốn khổ ở đáy sâu của xã hội. Ngài đối xử bình đẳng với tất cả mọi người. Trong Tăng đoàn của ngài không ít vị Tỳ-kheo chứng quả A La Hán là những người xuất thân từ giai cấp bị xã hội khinh khi chà đạp, thậm chí trong đó còn dung nạp những người đã từng vấy máu đôi tay hay đã từng bán mình ở chốn lầu xanh trác táng, như Ưu Ba Li, Vô Não, Liên Hoa Sắc v.v...

Đối với những người bất hạnh nhất, ngài đem lòng từ bi bao dung để cảm hóa họ, dù người ấy có hung bạo đến cỡ nào, dâm ô đến đâu, hay bần tiện ra làm sao! Trong từ tâm của đức Phật, họ vẫn là kẻ đáng được độ, đáng được nâng đỡ dậy.

Chính trong ý nghĩa này, đức Phật đã thiết lập giới luật để nâng đỡ những ai yếu đuối, những kẻ bị vấp ngã, những người vì vô minh chưa dứt mà tạo sai lầm, chứ không phải để trừng phạt hay chối bỏ họ.

Khi nhìn sâu vào bản chất khổ não và bất công của xã hội cũng như tự thân của mỗi người, đức Phật thấy rằng tất cả đều bắt nguồn từ hành nghiệp, biệt nghiệp của cá nhân và cộng nghiệp của xã hội. Nhưng nghiệp không phải là cái gì do ai áp đặt hay không thể thay đổi được. Nghiệp là hành vi tạo tác của chính mỗi người hay của cộng đồng xã hội thông qua ba phương diện: ý nghĩ, lời nói và hành động, mà trong đó tâm thức đóng vai trò chủ động. Con người và xã hội vì tạo tác nguyên nhân bất thiện cho nên thọ nhận kết quả xấu ác. Ngược lại, nếu con người và xã hội nỗ lực suy nghĩ, nói và làm điều thiện thì chắc chắn sẽ có kết quả an lạc, hạnh phúc và tốt lành.

Như vậy, để được sống an lạc, hạnh phúc và tốt lành, con người và xã hội cần phải thay đổi tư duy, lời nói và hành động sao cho những yếu tố đưa đến khổ đau như tham lam, sân hận, si mê dần dần được giảm trừ đến mức thấp nhất.

Trong tư duy, ngôn ngữ và hành động của con người luôn luôn có mối tương quan tương duyên không thể tách rời giữa cái này với cái kia, giữa ngưòi này với người nọ, giữa cá nhân với xã hội, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, giữa quốc gia này với quốc gia kia, giữa thế giới này với thế giới nọ. Đó là mối liên hệ duyên khởi mà đức Phật đã thân chứng ngay trong đêm ngài giác ngộ. Mối liên hệ đó không dừng lại ở không gian và thời gian nào mà trải rộng ra vô tận vô biên, gọi là trùng trùng duyên khởi.

Vì vậy, sự an lạc và khổ đau của một người có tương quan tương duyên với sự an lạc và khổ đau của nhiều người, của xã hội, và ngược lại. Trong một ý tưởng nhỏ bé của một người, vốn đã là thành quả kết tụ của bao nhiêu nhân duyên trong đó, từ bản chất tri thức, tình cảm, cơ cấu vật lý cơ thể của mỗi người đến bối cảnh gia đình, học đường và xã hội của người đó.

Đức Phật không phải chỉ tôn trọng sự sống, quyền sống, nhân cách và Phật tính của con người, ngài còn tôn trọng sự sống, quyền sống và Phật tính trong mọi loài sinh vật. Đối với ngài, sự sống là quý giá, cho dù chỉ là sự sống của một cái cây bên đường. Thù hận và chiến tranh là yếu tố hủy hoại sự sống. Nếu không có sự sống, thế giới này sẽ trở thành một hành tinh chết. Nếu cổ võ thù hận và chiến tranh tức nuôi dưỡng độc tố để tàn hại cuộc sống, tàn hại hành tinh. Đức Phật thiết lập nề nếp an cư cho Tăng đoàn trong mùa mưa chính là biểu hiện cụ thể quan điểm của ngài đối với việc tôn trọng sự sống, cho dù đó chỉ là sự sống của những loài côn trùng thảo mộc nhỏ bé nhất ở dưới đất.

Có lần vua A Xà Thế vì muốn đem quân chinh phạt xứ Bạc Kỳ đã phái đại thần Vũ Xá đến đảnh lễ và thỉnh ý đức Phật. Thay vì trả lời trực tiếp với vị đại thần là nên hay không, đức Phật quay sang tôn giả A Nan, vị thị giả đang đứng hầu bên cạnh, giảng về bảy pháp làm quốc gia hưng thịnh của dân tộc Bạc Kỳ. Khi nghe xong, vị đại thần đã về tấu trình lại với vua A Xà Thế và vì vậy cuộc xâm lược đã bị bãi bỏ. Câu chuyện này giúp chúng ta hiểu được mấy điều bổ ích như sau:

- Đức Phật đứng trên những tranh chấp thế gian. Ngài không bao giờ đặt mình trong sự chi phối và buộc ràng của vòng đấu tranh thế sự vốn là thao tác của tham lam, thù hận và si mê.

- Vì tôn trọng sự sống, quyền sống của mọi người, đức Phật không nhúng tay vào những đấu tranh bị khích động bởi lòng thù hận và tham tàn để tiêu diệt sự sống, làm thương vong cho đồng loại.

- Đức Phật dùng phương thức giáo dục tự giác để cảm hóa tha nhân, cho nên ngài luôn luôn giúp con người tự khai mở tri kiến như thật của họ mà không áp đặt quan kiến của mình, dù đó là trí tuệ của người đã giác ngộ. Nhiều lần trong đời, đức Phật đã được nhiều người đưa ra những câu hỏi để so sánh chỗ đúng sai giữa giáo pháp của ngài với các triết thuyết, các giáo nghĩa khác, ngài chỉ gợi ý và kêu gọi kẻ đối thoại vận dụng chính trí tuệ của họ để hiểu biết chân xác vấn đề.

Nói đến phương thức giáo dục tự giác của đức Phật, người viết không thể không thích thú nhắc đến vài câu chuyện vừa nhân bản vừa hữu hiệu mà đức Phật đã sử dụng để cảm hóa hàng đệ tử của ngài để cống hiến cho người đọc.

Tôn giả A Na Luật vì nỗ lực chuyên tu quá độ đã sanh bệnh và cuối cùng bị hư cặp mắt. Khi nghe được tin này, một hôm đức Phật đích thân đến tận liêu phòng của tôn giả A Na Luật để thăm. Thấy tôn giả A Na Luật đang xỏ chỉ để may y, nhưng vì mắt bị mù nên xỏ hoài mà không được, đức Phật ngồi xuống một bên, cầm tay tôn giả vừa chỉ cách xỏ chỉ vừa dạy pháp môn quán sổ tức tập trung ở đầu mũi. Ngài từ tốn dạy tôn giả rằng, việc tu hành cũng giống như chuyện lên dây đàn: dây chùng quá thì tiếng kêu không hay, căng quá thì dây bị đứt, cũng vậy tu quá khổ hạnh sẽ tổn hại đến sức khỏe, tu quá giãi đãi sẽ rơi vào buông lung, vì vậy cần phải giữ mức trung đạo, thì mới thành tựu quả vị. Tôn giả A Na Luật theo lời dạy của đức Phật mà tu tập, chẳng bao lâu sau đã chứng quả A La Hán với thần thông thiên nhãn đệ nhất.

Tôn giả La Hầu La vì còn nhỏ tuổi nên tánh tình nghịch ngợm, hay quấy phá các vị tỳ-kheo khác. Tôn giả La Hầu La bị phiền trách nhiều lần, đến tai đức Phật, một hôm, nhân lúc tôn giả đang lấy nước rửa chân, đức Phật dùng ngay trường hợp cụ thể này để dạy. Ngài nói rằng, như chậu nước đã dơ không thể dùng rửa sạch vật gì khác, con người khi đã bị ô nhiễm bởi tham, sân, si thì cũng sẽ chìm trong khổ não, không thể làm được điều gì ích lợi rộng lớn cho mình và người khác. Nhờ đức Phật khai tâm qua hình tượng cụ thể như vậy, tôn giả La Hầu La đã tỉnh thức và nỗ lực tu tập, sau đó cũng chứng quả A La Hán.

Đức Phật cảm hóa con người bằng hai phương cách chính yếu: Một, mở tâm qua sự thiền định và quán chiếu sâu sắc mọi sự việc để làm bừng sáng trí tuệ. Hai, mở lòng qua sự thương yêu chân thật để lọc sạch vẩn đục bị ứ đọng từ vô lượng kiếp hầu nuôi lớn từ bi. Trí tuệ nhìn thấu suốt bản chất các pháp để giác ngộ vô minh và giải thoát phiền não, nhưng từ bi cũng lặn sâu xuống tận đáy của thức tâm, thâm nhập vào cội nguồn mọi pháp để liễu ngộ bản thể của vạn hữu, đưa đến giác ngộ vô minh và giải thoát khổ đau. Cả hai đều hỗ trợ nhau để thành tựu cứu cánh, một bên chứng đắc căn bản trí, một bên thể nhập phương tiện trí, tuy hai mà một.

Di sản đức Phật để lại cho thế gian này là vô tận, nói không thể hết. Chỉ bằng sự chứng nghiệm và ứng dụng trong đời sống thường ngày người ta mới cảm nhận được giá trị đích thật vô ngần của nó.

Giá trị của di sản đức Phật để lại không chỉ nằm trong những con chữ được lưu giữ trong ba tạng Kinh, Luật và Luận mà đích thị là nằm trong ích lợi cụ thể và sống động khi được đem ra thực hành trong từng cá nhân hay cộng đồng xã hội. Không hành trì, di sản đó sẽ trở thành món đồ cổ chỉ dùng để trưng bày trong các tủ kính, trong các Tàng kinh các, ngắm nghía một hồi mỏi mắt rồi bỏ đi. Sự hành trì sẽ biến nó thành lương dược chữa lành bệnh tật cho mình và cho tha nhân.

Thế giới càng khổ, chiến tranh càng hung tàn, bạo lực càng gia tăng, đói khát càng hoành hành, thiên tai nhân họa càng thường trực, con người càng nhận chân được giá trị thiết thực của di sản mà đức Phật đã để lại. Vì trong di sản đó chứa đựng nhiều giải pháp cứu chữa hữu hiệu đối với thảm trạng của nhân gian mà con người là nạn nhân trực tiếp.

Chính vì vậy, sự ra đời của đức Phật quả là có ý nghĩa cho con người khổ đau ở mọi thời đại, mọi xử sở.

Kính lạy Phật đản sinh!


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Chắp tay lạy người


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Cảm tạ xứ Đức

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.38.184 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...