Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu học Phật pháp »» Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 4 - năm 2024 »»

Tu học Phật pháp
»» Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 4 - năm 2024

(Lượt xem: 1.839)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 4 - năm 2024

Font chữ:

Hôm nay chúng ta tiếp tục nội dung bài chia sẻ Phật pháp lần thứ tư. Chúng ta đã tìm hiểu qua về bốn pháp chánh cần (Tứ chánh cần) và bốn pháp niệm xứ (Tứ niệm xứ). Bốn pháp tu được đề cập hôm nay cũng là một nhóm pháp tu khác trong 37 phẩm trợ đạo hay 37 Bồ-đề phần, nhưng sẽ nâng cao nhận thức tu tập lên một tầng bậc cao hơn nữa. Đó là nhóm bốn pháp tu được gọi là Tứ như ý túc, cũng được gọi là Tứ thần túc, bao gồm: Dục như ý túc, Cần như ý túc, Niệm như ý túc Tư duy như ý túc.

Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu về tên gọi chung. Như ý túc (如意足) là một thuật ngữ Hán Việt, có nghĩa là “đầy đủ như ý”. Nói cách khác, trong tâm ý của ta mong muốn như thế nào sẽ có được đầy đủ như thế ấy. Tên gọi “thần túc” (神足) lại mang nghĩa một sự đầy đủ thần kỳ, thần diệu, nghĩa là khác hẳn với sự nhận biết hay ý niệm thông thường. Cũng có thể hiểu là thần lực, thần thông giúp chúng ta thành tựu kết quả tu tập. Có thể nói một cách dễ hiểu hơn về hai cách gọi tên này. Tứ như ý túc là nói về quả, vì với bốn pháp tu này chúng ta sẽ đạt được mọi kết quả như mong muốn, đúng như ý muốn; tứ thần túc là nói về nhân, vì bốn pháp tu này là phương pháp rất thần diệu, nếu ta tu tập đúng theo đó thì sẽ đạt đến kết quả theo một cách hết sức nhiệm mầu, thần diệu.

Nhưng cho dù là những phương pháp hết sức thần diệu, đây cũng chỉ là những phương pháp, có nghĩa là chúng ta cần phải tự mình thực hành mới đạt được kết quả. Ta hoàn toàn không thể dựa vào sự đọc hiểu hay ngưỡng mộ đối với các pháp tu này mà có được kết quả. Chúng ta cần phải tự mình thực hành. Đó là ý nghĩa cốt lõi của mọi pháp tu trong Phật giáo. Và cũng theo nguyên lý thực hành này, nếu chúng ta chưa thực sự bắt đầu sinh khởi niềm tin (tín căn), chưa thực sự thực hành bốn chánh cần, bốn niệm xứ, thì những gì được trình bày trong bốn pháp như ý túc này cũng sẽ không giúp ta có được những kết quả tích cực.

Phương pháp thần diệu thứ nhất là Dục như ý túc, nghĩa là lòng mong muốn, khao khát, quyết tâm đạt được điều mong muốn. Cần lưu ý rằng, vì chúng ta đã thực hành bốn pháp chánh cần, nên sự mong muốn ở đây sẽ không phải là những mong muốn trần tục, sai trái, lợi mình hại người. Do vậy, sự khao khát, mong muốn ở đây được hiểu là mong muốn được thành tựu, tiến bộ trong sự tu tập, mong muốn được giải thoát khỏi những khổ đau, phiền não trong cuộc sống. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là mong muốn không đi ngoài phạm vi “tránh ác, làm thiện” như ta đã học qua bốn pháp chánh cần. Nói cách khác, đây chính là ý chí, quyết tâm tu tập. Khi đã có được sự quyết tâm này, chúng ta sẽ có đủ sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, chướng ngại.

Chính đức Phật đã vận dụng Dục như ý túc khi ngồi xuống thiền định dưới gốc Bồ-đề. Ngài đã phát nguyện: “Nếu không đạt đạo giải thoát thì dù xương thịt này có khô mục đi ta cũng quyết không đứng dậy.” Với ý chí sắt đá này, ngài đã nhập định cho đến khi thành đạo ngay dưới gốc cây Bồ-đề.

Trong cuộc sống bình thường, ý chí cũng quyết định phần lớn sự thành công của chúng ta. Khi chúng ta quyết định theo đuổi một việc gì với ý chí mạnh mẽ, khả năng thành công sẽ rất cao. Ngược lại, nếu ta bắt tay vào việc một cách miễn cưỡng, chần chừ, không có quyết tâm thì sẽ rất ít có khả năng công việc ấy được thành tựu. Cũng vậy, khi chúng ta tu tập với một ý chí, quyết tâm mạnh mẽ, những kết quả, thành tựu tích cực chắc chắn sẽ đến.

Phương pháp thần diệu thứ hai là Cần như ý túc, nghĩa là chuyên cần hướng đến mục đích đã đề ra, chuyên cần nỗ lực để đạt được sự mong muốn, khao khát của mình. Tương tự như trên, đây là nói đến sự khao khát chính đáng, là sự chuyên cần để đạt được mục đích của sự tu tập hoàn thiện chứ không phải là những mong muốn khát khao tầm thường trong cuộc sống.

Cần như ý túc là nỗ lực hiện thực hóa ý chí đã sinh khởi bằng Dục như ý túc. Như trường hợp của đức Phật đã nêu trên, sau khi phát khởi lời nguyện, ngài đã thực sự ngồi xuống nhập định và nỗ lực không ngừng trong sự thiền định, nhờ đó nên cuối cùng ngài mới đạt được mục tiêu giải thoát.

Sự tu tập của chúng ta cũng vậy, nếu chỉ có một ý chí mạnh mẽ không thôi thì chưa đủ, chúng ta phải biến ý chí đó thành hành động cụ thể, nỗ lực kiên trì thực hành các pháp tu đã học được, khi đó ta mới có thể đạt được những kết quả mong muốn. Tính chất thần diệu của phương pháp này nằm ở chỗ nó bảo đảm cho chúng ta một sự thành tựu chắc chắn nếu ta thực sự có nỗ lực, chuyên cần, nhưng nó không phải là một câu thần chú để chúng ta chỉ cần tụng niệm là đạt được kết quả.

Phương pháp thần diệu thứ ba là Niệm như ý túc, cũng gọi là Tâm như ý túc. Thực hành phương pháp này đòi hỏi chúng ta phải rèn luyện sự duy trì ý niệm không xao lãng, tập trung tâm ý vào mục đích tu tập. Sức mạnh ý chí cũng như mọi hành vi của chúng ta đều sẽ tăng hiệu quả lên gấp bội nhờ vào sự thực hành phương pháp này. Chúng ta đều biết là có sự khác biệt rất lớn giữa việc tập trung tâm ý khi làm một việc gì so với khi ta xao lãng tâm ý. Chính vì vậy, rèn luyện sự tập trung tâm ý sẽ nâng cao hiệu quả tu tập của chúng ta, bảo đảm chắc chắn hơn cho sự thành tựu của pháp tu mà ta đang thực hành.

Phương pháp thần diệu thứ tư là Tư duy như ý túc, cũng gọi là Trạch pháp như ý túc. Phương pháp này liên quan đến trí tuệ, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực quán chiếu, suy xét, phân biệt đúng sai, do đó mà có thêm tên gọi “trạch pháp”, vì trạch có nghĩa là chọn lựa. Thực hành Tư duy như ý túc cũng có nghĩa là phải nỗ lực học hỏi, nghiên tầm để mở rộng khả năng hiểu biết của mình đối với Chánh pháp, nhờ đó mới có thể phân biệt, lựa chọn những điều chân chánh và loại bỏ những điều sai trái, tà vạy. Sự thần diệu của phương pháp này nằm ở chỗ nó giúp cho mọi nỗ lực tu tập của chúng ta luôn đi đúng hướng, theo đúng con đường Chánh pháp.

Chúng ta có thể thấy rằng bốn pháp như ý túc này có liên quan chặt chẽ với bốn căn lành là tấn căn, niệm căn, định căn và tuệ căn. Đồng thời, tất cả những pháp tu này cũng không thể không dựa trên nền tảng căn bản nhất là tín căn. Từ căn bản khởi sinh niềm tin mà chúng ta mới có thể tu tập, nuôi dưỡng và phát triển tấn căn, niệm căn, dùng đó làm nền tảng để thực hành bốn chánh cần và bốn niệm xứ. Tương tự như vậy, trên căn bản của niềm tin chúng ta mới phát triển được định căn và tuệ căn. Do vậy, có thể nói rằng bốn pháp như ý túc này chính là sự nâng cao hơn nữa những pháp mà chúng ta đã đề cập trong các bài trước.

Khi thực hành bốn như ý túc, chúng ta làm cho các nhận thức, ý niệm về năm căn lành, bốn chánh cần, bốn niệm xứ trở thành những tư duy và hành động cụ thể, thúc đẩy sự tu tập theo một định hướng, mục tiêu rõ ràng cũng như quyết tâm mạnh mẽ phải đạt đến thành tựu trong tu tập. Tất cả những điều này, nếu được thực hiện một cách nghiêm túc, chắc chắn sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn, đi dần đến chỗ đạt được sự như ý. Đây mới chính là những phương pháp cụ thể giúp chúng ta đạt đến “vạn sự như ý” một cách rất thực tế mà không chỉ là mong đợi ở những lời cầu chúc.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1433 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Tây Vực Ký


Bhutan có gì lạ


Dưới bóng đa chùa Viên Giác

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.42.168 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (89 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...