Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Bồ Tát Quán Thế Âm »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Bồ Tát Quán Thế Âm

Donate

(Lượt xem: 9.161)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Bồ Tát Quán Thế Âm

Font chữ:


Tại VN, có hai tín ngưỡng mang đậm nữ tính, được tôn thờ cùng khắp, đó là Bồ Tát Quán Thế Âm và Đức Mẹ Maria. Tôn tượng của hai vị được xây dựng khắp nơi từ Bắc vào Nam.

Nếu nhìn từ xa, thực khó phân biệt ai là Phật Bà, ai là Đức Mẹ, vì cả hai đều có chiều cao tương tự, cùng mặc y phục trắng và cùng có hào quang. Nhưng khi tới gần, thì một là người Âu Mỹ, và một là người Á Đông. Xin mở dấu ngoặc ở đây, dù Jésus và Maria đều là người Do Thái, cũng không phải là Do Thái của thời cận đại đã bị Âu hóa rất nhiều, tuy nhiên văn hóa Kitô giáo được Đế Quốc La Mã nâng cấp thành quốc giáo và thống trị Âu châu từ thế kỷ thứ 4 cho đến nay, nên đừng nói là ngoại đạo, dù là con chiên theo chúa cũng có người tưởng Jésus và Maria là người Âu Mỹ theo kiểu người Trung Quốc cả đời thờ lạy Phật A Di Đà mà chưa từng biết Phật Thích Ca.

Bồ Tát Quán Âm luôn có trong tay một bình cam lộ và tay kia cầm nhành dương liễu, hoặc nếu ngồi thì kiết già như Đức Phật. Dù đứng hay ngồi, Phật Bà đều ngự trên tòa sen, thỉnh thoảng ngài ngự trên đầu rồng nếu ngài đi ngoài biển, hoặc rất hiếm khi ngài ngồi trên mình con cá đầu rồng một sừng mà người dân Đà Nẵng đào được và hiến cúng cho chùa Quan Âm, trở thành quốc bảo của VN. Còn Đức Mẹ thì hoặc chắp tay, hoặc giơ hai tay ra như đang chào đón để ôm các con vào lòng, hoặc mang vòng chuỗi Mân Côi rất dài, như tượng Đức Mẹ Măng Đen. Ngài thường hiện ra trên mây, trên tường, trên cửa hoặc trong mộng. Đặc biệt ngài thích hiện ra và nói chuyện với các trẻ em mục đồng ít học ở các vùng hoang vu hẻo lánh.

Bồ Tát Quán Âm không có trong các quốc gia theo Phật giáo Nam Tông như Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia hay Sri Lanka.

Ở Ấn Độ, ngài có tên là Avalokiteśvara được tạo nên từ chữ Īśvara, nghĩa là ''chúa tể'' kèm với chữ avalokita, quá khứ phân từ của động từ avalok ''quán sát'' (lok) ''phía bên dưới'' (ava). Nếu dịch đúng chữ đúng nghĩa, phải dịch là Vị Chúa Tể Từ Trên Cao Nhìn Xuống. Ngài không phải nam, cũng chẳng phải nữ, dĩ nhiên cũng chẳng phải travestie hay ''lại cái'' nếu có ai muốn đi xa thêm để châm biếm, vì với đạo Phật, nam hay nữ chỉ là biểu hiện do nghiệp báo quyết định, mà Phật và Bồ Tát vượt xa trên nghiệp báo, nên không cần chịu giới hạn trong giới tính nam nữ như phàm nhân.

Khi được dịch sang Trung văn, Avalokiteshvara biến thành Quán Thế Âm, có nghĩa là quán chiếu, xem xét, lắng nghe. Có lời đồn rằng người TQ do kỵ tên húy của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, nên đã gọi Quán Thế Âm thành Quán Âm.

Trong ý nghĩa thông thường thì Phật Bà là người luôn lắng nghe tiếng đau khổ của thế gian để cứu vớt, nên người ta cũng gọi Ngài là Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát. Từ là ban vui, và Bi là cứu khổ, nên không những ngài cứu khổ, ngài còn ban vui, và vì trong ý nghĩa Bố Thí Ba La Mật của đạo Phật có ba loại Bố Thí gồm Tài thí, Pháp Thí và Vô Úy Thí, nên Quán Âm Bồ Tát lại ban luôn cả Vô Úy, nghĩa là làm cho tự tin, làm cho hết sợ hãi khi gặp nguy biến hoặc ngay cả khi đứng trước cái chết. Ai thường thất bại vì thiếu tự tin trong cuộc đời sẽ thấy rằng sự tự tin, lòng vững chãi kiên định, đôi khi còn đáng quý hơn cả kiến thức và tiền bạc.

Bồ Tát Quán Âm cũng có tên là Quán Tự Tại, điều này gia cố thêm cho hạnh Vô Úy Thí của ngài, vì Quán Tự Tại chính là quán bản chất của các pháp, nhất là ngũ uẩn, đều không có tự tánh, đều là giả hợp, là không thực, thì lập tức mọi sợ hãi, mọi bất an, sẽ được thay thế bằng tâm hiện tiền Tự Tại, những âu lo sẽ như sương tan biến khi bị ánh mặt trời soi chiếu.

Ngoài hai danh hiệu trên, có khi ngài còn được gọi là Bạch Y Đại Sĩ. Tương truyền Bồ Đề Đạt Ma qua Đông Độ truyền y bát là một hoá thân của Bạch Y Đại Sĩ.

Quán Thế Âm, nói gọn lại là Quán Âm, là soi xét tiếng nói, cả trong lẫn ngoài; là lắng nghe, và lắng nghe luôn cả tiếng vô âm.

Với chỉ hạnh lắng nghe vào bên trong thôi, con người có thể làm dịu tất cả những nỗi đau của chính mình, và khi mình được bao trùm bởi một bầu không gian tươi mát, buông bỏ, từ ái với chính mình – giật mình mình lại thương mình xót xa - thì năng lượng ấy lan tỏa và làm dịu mát những ai có mặt chung quanh, dù là một con chim, một cành cây, hay một cái kiến. Chỉ khi con người biết lắng nghe bên trong, mới có khả năng quy chiếu ra bên ngoài để lắng nghe vũ trụ. Chỉ khi con người biết lắng nghe, trong trạng thái quán chiếu thâm sâu vào các pháp, thì có thể nghe luôn cả tiếng của vô thanh.

Từ Bi của đạo Phật không chỉ thuần túy giữa loài nguời với loài người. Từ Bi của đạo Phật không chỉ lan rộng ra với tất cả chúng sanh hữu tình.

Từ Bi của đạo Phật còn sâu xa bao trùm cả vạn pháp, nếu đi sâu vào Pháp Giới Trùng Trùng Duyên Khởi của Hoa Nghiêm, Từ Bi ấy trở thành nhứt tức nhứt thiết, nhứt thiết tức nhứt, do từ bi ấy mà, một vũng nước bị ô nhiễm là một phần thân và tâm của ta cũng bị ô nhiễm, một người nghèo khổ bệnh hoạn không có tiền thuốc men là chính thân tâm của ta đang nghèo đói bệnh hoạn.

Ngày nay, trong sự phát triển ngày càng cao, Âu châu đã vô tình bắt nhịp được với pháp giới của Hoa Nghiêm, các phong trào môi sinh ở đây đã đưa con người vào trung tâm điểm của những yêu cầu chính trị và xã hội xích lại rất gần với tầm nhìn Một Là Tất Cả Và Tất Cả Là Một. Các đảng phái Ecologist đã chứng nghiệm được con người và thiên nhiên là hai thực thể tương tức và nương tựa vào nhau không thể tách rời, cái này khỏe mạnh thì cái kia mới có thể bình ổn, con người sạch thì ao hồ sông biển mới sạch, cả hai cần bảo vệ cho nhau, cả hai cần ''từ bi'' với nhau để hai bên được sống trong hạnh phúc yên bình. Tàn nhẫn với môi trường chẳng khác nào leo lên cây rồi ngồi cưa chính cành cây mình đang ngồi. Nhưng bất hạnh thay con người ích kỷ đã làm hư hỏng tầng Ozone (O3) che chở cho trái đất, con người đã xẻ núi, lấp sông, phá rừng, thải vào thiên nhiên những thứ rác rưởi được chính sự tham lam và ích kỷ của con người sản xuất. Trái đất bị loài người bạo hành đánh đập như tên chồng vũ phu đánh đập không thương xót vợ mình; trái đất đã bị thương tích, những vết thương trí mạng đã bắt đầu hành hạ; trái đất lồng lên với những cơn đau, rên rỉ qua các trận bão kinh hoàng, khóc lóc qua các trận lụt. Đó là kết quả của sự thiếu tâm Từ Bi khi loài người cư xử với vũ trụ, thiên nhiên.

Các phong trào Ecologist Âu châu đã thiết kế một cuộc hòa âm nhịp nhàng giữa con người và vũ trụ thiên nhiên, giữa con người với con người, họ chống lại bất kỳ phương tiện văn minh kỹ thuật nào làm ô nhiễm môi sinh, như việc sử dụng điện hạt nhân, như sự đốt than mỏ hay than củi; họ chống chiến tranh, bất kỳ dưới hình thức nào; họ chống bất công xã hội, bất kể màu da hay chủng tộc; họ chống thống trị và thực dân, dù là thực dân văn hóa hay thực dân tôn giáo. Đối với phong trào tôn trọng môi sinh thì thống trị, áp đặc, phân biệt giai cấp, phân biệt truyền thống văn hóa đều đồng nghĩa với phi nhân bản, làm hại cho sự sống, làm thương tổn đến hài hòa của thế giới.

Từ Bi của đạo Phật đặt căn bản trên vô ngã, nên Từ Bi cũng có nghĩa là không ai cho, chẳng ai nhận; vô nhân tướng, vô ngã tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng; tựa như trái tim bơm máu cho phổi, phổi đưa oxy vào máu, máu chuyền oxy cho não bộ, não bộ đưa cảm giác tới toàn thân và ngược lại...cũng may các cơ quan chức năng trong cơ thể ta đối đãi hoàn toàn ''Ba La Mật'' với nhau như các vị Bồ Tát, nên chẳng ai giành giật, chẳng cơ quan nào có tư tâm chiếm dụng hết các dưỡng chất cho riêng mình, chẳng cơ quan nào cành nanh với cơ quan nào, mọi cơ quan đều thương yêu các tế bào bình đẳng như yêu thương chính mình, một chỗ đau là cả cơ thể đều đau, mình hết lòng vì mọi người, và mọi người hết lòng vì mình. Chỉ cần một trong những cơ quan trong cơ thể con người tích tụ các dưỡng chất nhiều hơn số lượng cần thiết, thì cơ quan ấy dần dần sẽ gây nghiệp bệnh, tựa như trong máu có nhiều chất béo hay đường, gan có nhiều mỡ v.v..

Hiểu được như vậy thì Quán Âm có nghĩa là quán sát, soi xét, lắng nghe, và hiện diện ngay lập tức nơi nào có buồn đau, có khổ nạn, mà ngay cả hai chữ từ bi cũng trở nên thừa thãi, vì có bao giờ mặt trời ban cho trái đất sự sống bởi vì nó từ bi đầy lòng thương xót với nhân loại?

Từ Bi khiến người và vũ trụ từ chỗ thu hẹp, ngượng nhập, nghi ngờ, đi đến chỗ thấu hiểu, thân cận, tin tưởng, từ đó, hai bên, ngoài và trong, không còn cánh cửa nào ngăn chận.

Con người Từ Bi và vũ trụ Vô Ngã tựa như hai nhánh sông hòa quyện trước khi cùng biến mất vào lòng đại dương Bất Nhị.

Từ Bi là giao lưu mà không hề gạt gẫm, giao cảm mà không có biên giới kẻ cho người nhận, mở toang ra cánh cửa ngăn cách, cánh cửa đó là Phổ Môn trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nhà thiền gọi là Vô Môn Quan, nghĩa là khi năm uẩn che lấp, không thấy lối vào; nhưng khi năm uẩn được tháo gỡ thì cũng chả có cửa nào cần mở ra, ở đây, theo thuật ngữ của Phật giáo, là các căn viên thông, sự sự vô ngại. Tại VN, đại bi tâm của Quán Âm Bồ Tát đã hòa quyện vào lòng dân tộc, nghiễm nhiên làm MẸ VIỆT NAM, được Phạm Duy nhắc đến trong Trường Ca Mẹ Việt Nam qua những lời hát:

Nợ trả thay chồng vẫn giữ lòng Trắng như ngần và sạch trong. Mẹ là tiểu Kính Tâm Lên chùa giải oan Ôi xót thương trẻ khóc trong vườn, trẻ con hoang Ôi Mẹ từ bi Giọt máu rơi này, Mẹ nhận là con, mẹ Việt Nam.

Cũng tại VN, nếu có người đưa được tâm ý của Quán Thế Âm Bồ Tát đi vào các tầng lớp xã hội, người đó không phải các hoà thượng, thượng tọa, mặc dù các ngài là bậc y chỉ sư, mà lại là một nhà thơ, nhà thơ đó tên là Phạm Thiên Thư, và kẻ mật ngộ được thâm ý tiếp hiện, đi vào đời của hạnh Quán Âm, chính là dòng nhạc Phạm Duy qua bài hát Quán Thế Âm mà ngay cả Khánh Ly, một con chiên ngoan đạo, cũng không ngần ngại hát.

Quan Thế Âm là người mẹ luôn khát khao tìm con, tìm đến mù lòa đôi mắt, tìm đến dại khờ, lang thang trên đồi hoa trắng, bên bờ sông lan tím...

...Thế rồi, một hôm Mẹ chết, hơi Mẹ trong trời chưa hết Ôm cả trần gian đầy vơi, nhân loại đeo tang người Tim Mẹ thành ra trùng dương, máu Mẹ thành sông thành nước Ôi đời trầm luân, Mẹ thương, chiếu ánh sáng từ quang....

Quán Âm hiện thân thành sông thành nước, thành lau thành lách, thành biển khơi, thành mây trời, thành những thiên hà rất xa hay những hạt bụi rất gần, để rồi, chỉ đơn giản thành mẹ chung cho muôn loài.

...Bây giờ Mẹ đã thành mơ, hơi Mẹ hoá thành hơi gió Bốn mùa ngồi nghe mọi nơi, tiếng Mẹ ru bồi hồi Xưa là Mẹ đi tìm con, tiếng Mẹ ru buồn khắp chốn Bây giờ hiện thân Mẹ chung, tiếng Mẹ hát ru dịu dàng …

Bài hát chỉ có cái tựa đề mang âm hưởng tôn giáo, ngoài ra, nội dung không hề nói đến hai chữ Quan Âm hay đá động gì đến đạo Phật, không nói những việc phi thường như vào lửa lửa tắt, vào núi đao núi đao thành giấy, mà chỉ đơn thuần hát về tình mẹ dành cho con, không ngằn mé, không biết có mình (mù lòa đôi mắt), bao la như đại dương, sông núi, để rồi cuối cùng mẹ chết, biến thành đất trời vũ trụ, chỉ vì thương con.

Nhưng tôi tin rằng, không có phép màu nào hay phép lạ nào huyền diệu và ngọt ngào hơn việc mẹ ôm con vào lòng. Chỉ cần mẹ ôm con vào lòng, rất nhẹ, và ru con ngủ trong vòng tay ấm áp để con ngửi được mùi thơm không gì thơm bằng mẹ, đó là phép lạ trên hết mọi phép lạ giữa đất trời bao la này – Vũ trụ, mẹ chính là vũ trụ, ôm con người vào lòng, chân tướng của Tỳ Lô Hoa Tạng Giới – Cảnh giới Trùng Trùng Duyên Khởi của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na trong kinh Hoa Nghiêm, tựa như các chùm amas và grand amas của các thiên hà - xuất hiện một cách vô thanh vô ảnh, và thực tại này, phép lạ này, có thực, không phải những lời hứa suông, trống rỗng, chỉ sau khi chết mới có.

Năm 2001, khi mà cả thế giới đều sôi sục lên án Bin Laden về việc đã đánh sập tòa tháp đôi ở New York, biểu tượng của thị trường chứng khoán thế giới, thiền sư Nhất Hạnh đã chỉ một mình đưa ra ý kiến rằng phải lắng nghe ông Bin Laden. Phản ứng của cả thế giới gần như ai ai cũng xem ngài là đồng lõa của Bin Laden, họ thiếu điều muốn ăn tươi nuốt sống ngài, ngay cả Phật tử ở Mỹ cũng không ngoại lệ. Câu kinh thánh tát má này đưa má kia hình như chỉ để trang trí in đậm trong các thư viện, trên vách các nhà thờ. Và mặc dù gần như toàn thể nước Mỹ đều theo Kitô giáo, họ chỉ yêu kẻ thù khi đi gõ cửa từng nhà để truyền đạo.

Nếu nhân loại chịu lắng nghe Bin Laden, chịu suy nghĩ giúp những dân tộc Hồi giáo, và người dân Hồi giáo cũng thực tập hạnh lắng nghe, thì có lẽ không có vụ 11/09 và con người sống ở vùng Trung Đông không phải kéo nhau hằng triệu bỏ nước ra đi, chết chóc không diễn ra hằng ngày, bom đạn không cày xới loang lỗ trái đất, IS không có lý do để ra đời, quân đội của các cường quốc không cần có mặt, hằng tỉ đô la thay vì cung ứng vào vũ khí chiến tranh, có thể xây dựng các vùng đất lành chim đậu tại chỗ, nuôi sống hằng triệu người dân nghèo đói và họ không cần phải lìa bỏ quê hương. Một ngạc nhiên cho tôi là, khi người Hồi giáo vượt biển Địa Trung Hải tìm bình an và tự do ở Âu châu, người cựu thuyền nhân VN chưa hề lên tiếng ủng hộ hay kêu gọi giúp đỡ, mà còn như khinh bỉ chỉ vì người Ả Rập khác biệt với chúng ta về chủng tộc, văn hóa và tôn giáo.

Đừng nghĩ rằng đây chỉ là lý thuyết, không tưởng.

Thực ra, hạnh lắng nghe, trong giới hạn tục đế, không khó tu, mà chỉ đơn giản là chẳng ai muốn thực hành nó.

Vĩ nhân hay những người thành đạt là những người biết lắng nghe.

Lắng nghe hay quán sát âm thanh, cũng mang ý nghĩa lắng tâm, dồn mọi chú ý hoặc tập trung sự quan sát vào một chủ đề, họp nhất chủ khách thành vô biên giới, phi chủ khách. Người hướng vào bên trong cơ thể thường hành nghề y, khám ra những quy tắc cơ bản của bệnh lí như Karl Landsteiner (tìm ra các nhóm máu), Thomas Hunt Morgan (tìm ra sự di truyền nhiễm sắc thể), Selman Waksman (tìm ra streptomycine chống lao), Alexander Fleming (tìm ra Pénicilline). Người hướng ra bên ngoài thường tìm ra những quy luật và sự vận hành của vật lí vũ trụ, là căn bản cho các nhà khoa học như Archimède, Pythagore, Newton, Einstein, Bohr. Người biết lắng nghe cả trong lẫn ngoài thường là các triết gia như Lão Tử, Trang Tử, Parménide, Héraclide, Aristote, Platon, Héraclide du Pont. Người lắng nghe tính trầm bổng và tiết tấu của âm thanh là những nhạc sư như Bach, Brahms, Mozart, Beethoven, Chopin. Người biết lắng nghe hình ảnh hay màu sắc kể chuyện là những họa sư như Van Gogh, Gaugin, Picasso hoặc các văn sĩ thiên tài như Shakespear, Tolstoï, Hugo, Hesse, Kazantzakis. Người chịu lắng nghe các ý kiến bất đồng thường là các lãnh tụ chính trị như các nhà lập pháp dân chủ Hy Lạp đầu tiên: Solon, Clisthène, Ephialte.

Nói chung, hãy lắng nghe, hạnh lắng nghe sẽ không làm chúng ta thua lỗ, trái lại, nó sẽ làm thăng hoa đời sống. Hãy lắng nghe thật chân thành, mọi sự vật trong vũ trụ đều có những bí mật để tiết lộ với chúng ta. Chỉ cần lắng nghe bằng hết cả tâm hồn, các hạt bụi sẽ ca hát cho chúng ta những ca khúc bất ngờ.

Hạnh lắng nghe, tâm từ bi, trái tim rộng mở là những chủng tính sẵn có của mọi chúng sanh. Quán Thế Âm vốn là tự tính của toàn thể vũ trụ trong đó có con người.

Nên phân biệt giữa lắng nghe với lén nghe. Lắng nghe là chia sẻ, còn lén nghe là rình mò, chiếm đoạt, mưu toan.

Lắng nghe là gia tài và là bản chất của nhân loại chứ không phải của riêng Phật giáo. Nhưng lắng nghe đối với Đức Quán Thế Âm đã trở nên là thể nhập pháp giới, không còn chủ và khách của sự nghe, như được diễn tả qua kinh Lăng Nghiêm được tác giả Lê Sỹ Minh Tùng diễn dịch và đăng trên Thư Viện Hoa Sen như sau : Trước hết tôi sử dụng tánh nghe: Nghe động và nghe tĩnh, rồi tôi xóa đi ý niệm động tĩnh ấy, từ đó sức tịch tĩnh tăng dần, tôi dứt được “năng văn” và “sở văn”. Sức tịnh tĩnh không dừng ở đó bấy giờ tánh giác tôi lại hiển hiện ra. Tôi tiếp tục tư duy : Dù là giác tánh nhưng tánh “năng giác” “sở giác” hãy còn. Tôi bèn xóa đi ý niệm về giác bấy giờ tâm tánh tôi rỗng rang lặng lẽ như hư không. Tôi lại diệt đi cái giác tri “như hư không” ấy. Cuối cùng tôi diệt cả khái niệm “diệt”. Khi tôi diệt hết khái niệm vi tế về “diệt sanh, sanh diệt” bỗng dưng tôi nhận thấy toàn thể pháp giới trong mười phương chỉ còn là cảnh giới “bất nhị” tịch diệt hiện tiền. Tâm tánh của tôi viên mãn khắp giáp mười phương vượt hẳn tầm nhận thức thường tình của thế gian. Tôi được hai món thù thắng : Một là tâm tôi hợp với bản giác nhiệm mầu của mười phương Như Lai, đồng một từ tâm hướng hạ cứu độ chúng sinh. Hai là hợp với tâm của lục đạo chúng sinh trong mười phương, đồng một bi tâm hướng thượng cầu Vô thượng Bồ Đề.

Nguyên văn chữ Hán:
Sơ ư văn trung, nhập lưu vong sở. Sở nhập ký tịch, động tĩnh nhị tướng liễu nhiên bất sanh. Như thị tiệm tăng, văn sở văn tận. Tận văn bất trụ, giác sở giác không. Không giác cực viên, không sở không diệt. Sanh diệt ký diệt, tịch diệt hiện tiền. Hốt nhiên siêu việt thế xuất thế gian, thập phương viên minh, hoạch nhị thù thắng: Nhất giả, thượng hợp thập phương chư phật bổn diệu giác tâm, dữ phật Như Lai đồng nhất từ lực; Nhị giả, hạ hợp thập phương nhất thiết lục đạo chúng sinh, dữ chư chúng sinh đồng nhất bi ngưỡng.
初於聞中,入流亡所。所入既寂。動靜二相了然不生。如是漸增。聞所聞盡。盡聞不住。覺所覺空。空覺極圓。空所空滅。生滅既滅。寂滅現前。忽然超越世出世間。十方圓明。獲二殊勝。一者,上合十方諸佛本妙覺心,與佛如來同一慈力。二者,下合十方一切六道眾生,與諸眾生同一悲仰

Văn phong kinh này súc tích, hào hùng, và quá hay, nên tôi dẫn ra để cùng thưởng thức (dành cho người thâm hiểu Hán văn), chứ bài viết này không dám lạm bàn về các lãnh vực cực cao của đạo Phật, thuộc lãnh vực Giải Thoát môn. Với sự hiểu biết của một người tai trần mắt thịt, tôi chỉ cho phép bàn về những khía cạnh lợi lạc mang tính thế gian, rất minh nhiên trong đời sống dân sự, tức trong phạm vi Thế Tục môn.

Cái đặc sắc thứ nhất của giáo lý đạo Phật là, cùng một lời Phật nói, người thực hiện ở sơ cấp thì được lợi lạc theo sơ cấp, người thực hiện trung cấp thì được lợi lạc theo trung cấp, và ở cấp cao hơn cho đến cấp vượt khỏi nhân thiên cũng được lợi lạc vượt nhân thiên. Tôi đơn cử chỉ việc ăn chay thôi, người ăn chay khởi đầu bằng tâm nguyện cầu phước - mấy bà nhà quê ít học chỉ biết như thế -, khởi đầu đơn giản ấy đã vô tình dẫn đến thân và tâm đều dần dần nhẹ nhõm. Người ăn chay ít có trường hợp có mùi hôi từ ngưòi toát ra làm trở ngại một cách kín đáo những người chung quanh. Càng ăn chay lâu hơn, càng biết rằng chay không phải chỉ đơn thuần là không có máu thịt của chúng sanh, mà ngay cả cái tâm dục lạc muốn ăn ngon, ăn cho sướng, ăn cho no, cũng tự được kềm hãm lại. Ăn chay mà chế ra đủ món, đủ kiểu, đầy dầu đầy mỡ, nào giả cầy, giả cá, nem công, chả phượng, thì chỉ được cái vỏ của sự ăn chay, vẫn sẽ đầy dẫy bệnh tật. Phải hiểu rằng ăn chay chính là tiết dục, tam thường bất túc, thì thân tâm mới nhẹ nhàng. Khi ăn chay tới cấp cao hơn thì lập tức nghĩ đến người không có ăn, người nghèo khổ chết vì đói rét bệnh tật, và tự nhiên, hạnh lắng nghe xuất hiện nhờ phép ăn chay, và từ sự lắng nghe đó, cửa Phổ Môn mở ra, người đó tự thúc giục phải thực hành việc tế độ xã hội hay hiến mình cho tha nhân, cho môi trường sống, bao gồm chúng sinh và hồ ao sông nước, chứng được quả bất thối lúc nào có khi không hay không biết.

Cái đặc sắc thứ hai của giáo lý nhà Phật là sự thành tựu ở cộng đồng hay tập thể mà xa hơn là thể nhập pháp giới. Vì đạo Phật là đạo vô ngã, cái ngã nhỏ bé ích kỷ là nguồn gốc của sinh diệt khổ đau nên Đức Phật chủ trương từ bỏ cái ngã giới hạn để mở tung cánh cửa Phổ Môn mà thâm nhập pháp giới, cùng với cái ngã vô hạn gặp nhau như ánh sáng hòa vào ánh sáng. Trong kinh Phật, luôn luôn có sự sách tấn thượng cầu Bồ Đề, hạ hóa chúng sanh, tức là Tự Giác và Giác Tha. Nguời theo Phật hướng về hai mục đích này, và dĩ nhiên, chỉ sau khi hai mục đích đầu thành tựu, thì cái đích cuối cùng mới thành tựu, đó là Giác Hạnh Viên Mãn, và chỉ có Phật Thích Ca đạt được 3 điều này, trở thành bực Chánh Đẳng Chánh Giác. Mục đích chư Phật ra đời là khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến, chỉ bày cho muôn loài chỗ thấy biết chân thực về pháp giới vũ trụ, chính vì mục đích phục vụ cho đời mà đạo Phật có một pháp môn tu gọi là Bồ Tát đạo, được cho là gần nhất với Phật Thừa, vượt qua khỏi hàng nhị thừa Thanh Văn và Duyên Giác. Tôi nhớ xem trên một youtube nào đó, được nghe ni sư Thích Nữ Trí Hải giảng, ngài tâm sự rằng ngài không muốn được sanh về Tây Phương Cực Lạc, vì trên Tây Phương chỉ toàn Bồ Tất và A La Hán, không có khổ đau, ngài muốn dấn thân lại trần thế, sẵn sàng chịu trầm luân để cứu khổ. Đây là một tâm nguyện cao cả, vượt ra khỏi tiểu ngã của bực Bồ Tát lấy Phổ Môn làm diệu hạnh cho con đường tu tập và chứng nhập pháp giới. Mục đích tối thượng của Tiểu thừa là thoát khỏi tam giới, mục đích tối hậu của Tịnh Độ Tông và Kitô giáo là đến được Thiên Đàng hay Tây Phương Cực Lạc (hoa khai kiến Phật ngộ Vô Sanh). Còn mục đích tối hậu của Bồ Tát thừa là vĩnh viễn vì chúng sanh mà chấp nhận lăn mình vào trần lao, nguyện tái sinh để hóa độ, địa ngục vị không, thệ bất thành Phật. Phật giáo tiếp hiện (từ của thiền sư Nhất Hạnh) chủ trương xây dựng nơi đây là cõi hạnh phúc chứ không hứa hẹn một thiên đường xa xôi sau khi chết. Câu nói nổi tiếng nhất cho tư tưởng này là : hãy sống tỉnh thức, sao cho mỗi bước chân làm nở một đóa sen.

Do vậy, giáo lý đạo Phật cho ta biết một Tin Mừng trên hết tất cả mọi tin mừng, rằng, tất cả chúng sanh, từ bò, chó, dê, ngựa, heo, gà đến trời và người, đều có phật tính, cùng với Phật hoàn toàn bình đẳng không khác, khai mở ra chân trời tự do tuyệt đối, tự do không lệ thuộc vào thần linh, làm tôi tớ cho bất kỳ một khái niệm cứu rỗi mang tính vong thân đánh mất tự tính. Phật tánh trong con người khiến con người luôn hướng về vô ngã, và khởi điểm của vô ngã chính là mở toang cánh cửa để hướng về vũ trụ, tha nhân, hay pháp giới, cùng nhau sống tịnh độ ngay trên hành tinh nhỏ bé này.

Từ đó, tôi cho rằng, nhờ biết lắng nghe, thấu hiểu, đã mở cửa Phổ Môn, mà nhân loại sở hữu những giá trị văn hóa rất nhân văn như sau :

Cửa Phổ Môn hay sự lắng nghe hoàn thiện lịch sử nhân loại

Khởi đầu con người sống nhiều bằng cảm tính và rất ít lí trí, tất cả đều bị ngăn chặn bởi hiềm nghi, e dè, tự vệ. Xã hội loài người cũng chính là hình ảnh của muôn thú mà ta quan sát hôm nay: mạnh được, yếu thua; cá lớn nuốt cá bé. Trong giai đoạn này, bản chất của con người rất gần với vô minh, mỗi một con người là một tiểu môn cửa đóng then cài. Khi một quốc gia tiêu diệt một quốc gia, chỉ chừng trăm năm sau, biên giới của kẻ thắng và kẻ bại sẽ không còn nữa, hay ít ra là đã phai nhạt rất nhiều, lúc ấy xã hội chịu lắng nghe hơn là cần gươm dáo để trấn áp, và như vậy, nếu ai biết lắng nghe ngay từ khởi thủy là biết đi đoạn đường ngắn nhất dẫn đến cọng sinh trong hòa bình.

Trung Quốc không cần nhe nanh múa vuốt với thế giới bên ngoài, chỉ cần phát huy văn hóa tam giáo vốn đã có căn gốc vững mạnh của mình, chủ trương một chính sách dân giàu nước mạnh nội địa, phát triển trợ cấp xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, nâng cao mức sống của toàn dân, không để sự chênh lệch kinh tế quá lớn giữa nông thôn và thành thị, sao cho người ngoài nhìn về Trung Quốc tựa như nhìn sang Âu Mỹ, ước ao được làm công dân Trung Quốc. Ngoài ra, hãy phổ biến văn minhTrung quốc bằng cách cạnh tranh với Âu Mỹ về nhân quyền, triết học, tâm linh, cho thế giới thấy Trung quốc dẫn đầu về tâm lắng nghe, cởi mở, chân thành, bênh vực và trợ giúp các nước láng giềng về mọi mặt, dùng yêu thương, nhân quyền, bình đẳng, tín và nghĩa để đối đãi nhau, tỏ rõ tư cách đàn anh. Được như vậy, Trung Quốc không cần bỏ tiền tạo dựng các đảo nhân tạo trên biển đông, chẳng cần chế ra nhiều máy bay hay tàu thủy phục vụ cho chiến tranh, vì con đường lắng nghe chỉ xây dựng hòa bình, chiến tranh tự biết nó không có bất kỳ vai trò nhỏ bé nào ở đây cả. Việc gia tăng ngân sách chiến tranh của các cường quốc chỉ là cơn lốc vô minh đưa con người đến chỗ bị tiêu diệt trước khi có một nước được tôn vinh chiến thắng. Đây chính là giai đoạn nhân loại cần ngồi lại, mở tâm ra và lắng nghe nhau, thấu hiểu về tương lai của chính mình.

Chính sự lắng nghe và thông cảm trong cởi mở (Phổ Môn) đã dẫn đến những giao lưu văn hóa, vừa khiến con người tôn trọng dị biệt mà vẫn có thể hòa đồng, vừa khiến họ sở hữu được một kho tàng súc tích về mọi lãnh vực của học thuật mà trong đó, khoa học và lịch sử được đặc biệt nâng cấp và phát huy mạnh mẽ mà vẫn không đánh mất truyền thống.

Tất cả mọi học thuyết, tín ngưỡng hoặc các tổ chức tài phiệt, giáo phiệt, quân phiệt với bản chất thống trị thường gây chiến tranh, thường tạo tang thương trong lịch sử nhân loại đều là những thế lực vô minh, họ không biết thực tập Phổ Môn hay hạnh lắng nghe, trái tim hoàn toàn đóng kín.

Đông Đức và Tây Đức đã lắng nghe nhau trước khi đập bỏ bức tường Bá Linh. Dân tộc Đức đã tiết kiệm nhiều xương máu và tài nguyên, họ không cần đến chiến tranh đổ máu mà vẫn thực hiện được thống nhất trong hòa bình, yêu thương trong danh dự. Họ có may mắn là không có dị biệt văn hóa mà chỉ có dị biệt chính trị. Người VN đã tốn hằng triệu sinh mạng, hằng nghìn tỉ đô la để thống nhất đất nước, nhưng ngày nay, dù đã gần nửa thế kỷ trôi qua, dân tộc vẫn gờm nhau bằng dị biệt chính trị và xa cách văn hóa, chỉ chực chờ một cơ hội để bùng vỡ thành chiến tranh huynh đệ tương tàn giữa một bên là gìn giữ tập tục truyền thống Đông Á, và một bên là tín ngưỡng và truyền thống thống trị Kitô muốn tái lập kiểm soát tại VN như dưới thời Pháp thuộc hay dưới hai triều đại Việt Nam Cọng Hòa. Đây là một bất hạnh lớn của dân tộc, một di chứng nhức nhối còn khó cứu chữa hơn các di chứng do chất độc da cam để lại sau khi hai đế quốc Pháp và Mỹ đã ra đi.

Mong rằng nhà nước biết lắng nghe, người Kitô giáo tại VN cũng biết lắng nghe. Hãy là tôn giáo đáng yêu trong một dân tộc, không nên áp đặt một dân tộc đáng yêu vào một tôn giáo.

Cửa Phổ Môn hay sự lắng nghe xóa tan dị biệt chủ tớ, hủy bỏ chế độ nô lệ

Những nhà đấu tranh tiên phong xóa bỏ quyền ưu tiên của tầng lớp quý tộc trưởng giả ở Hy Lạp vào buổi bình minh của nhân loại chính là những người chịu lắng nghe tiếng nói của số đông, của tầng lớp bình dân hay nô lệ như tôi đã trình bày trong phần vĩ nhân hay những người thành đạt là những người biết lắng nghe.

Hoàng dế Cyrus II (-339) của đế quốc Perse có lẽ là người đầu tiên biết nghe thấy tiếng than thóc của các giống dân bị lưu đày, ông đã ra lệnh phóng thích nô lệ Do Thái khi chiếm thành Babylone, và ông cho quyền tự do tín ngưỡng trong đế quốc của ông. Những điều này được khắc trên ống đất sét nung gọi là Cyrus Cylinder. Theo một số sử gia thì Cyrus II là thủy tổ của tuyên ngôn nhân quyền.

Tổng thống Abraham Lincoln đã lắng nghe được sự thống hận của nô lệ da đen, và ông đã tự mình đứng về phía những kẻ bị văn minh Kitô giáo buôn bán như súc vật từ Phi Châu sang Mỹ châu vào thế kỷ thứ 17 &18. Chế độ nô lệ là một lợi nhuận xã hội của Đế quốc La Mã kéo hơn 18 thế kỷ, và đối với tín ngưỡng Kitô, nó được chấp nhận trong Thánh kinh như là một sự việc rất bình thường, dĩ nhiên sau này có những vị thánh Công giáo biết lắng nghe nổi khổ niềm đau của kẻ nô lệ mà phản đối chủ trương đó như thánh Augustine - ông này đang lắng nghe Phật tính của chính mình mà ông không tự biết. Chế độ nô lệ tồn tại cho đến khi bị Abraham Lincoln bãi bỏ tại Hoa Kỳ. Slavery in various forms has been a part of the social environment for much of Christianity's history, spanning well over eighteen centuries. In the early years of Chistianity, slavery was a normal feature of the economy and society in the Roman Empire, and this persisted in different forms and with regional differences well into the Middles Ages. https://en.wikipedia.org/wiki/Christian_views_on_slavery

Thông thường các vị Bồ Tát xuất thế để cứu người, họ ra đi ngay sau khi trách nhiệm hoàn thành. Trường hợp của Abraham Lincoln rất giống với hạnh nguyện của một vị Bồ Tát. Lincoln vì dân tộc Mỹ và vì người nô lệ mà đấu tranh đầy cam go gian khổ, ông phải chống lại sự xâm nhập và lũng đoạn của giáo hội Công giáo La Mã đang muốn nắm quyền kiểm soát nước Mỹ qua sự ủng hộ cho phe nội chiến phía nam, cũng là phe chủ trương duy trì chế độ nô lệ. Theo một số thông tin trong cuốn The Suppressed Truth About the Assassination of Abraham Lincoln (sự thực bị giấu kín về vụ ám sát tổng thống Abraham Lincoln) của tác giả Burke McCathy thì chính giáo hội La Mã đã chủ mưu giết Lincoln. Muốn rõ hơn về việc giáo hội La Mã tìm cách thao túng nước Mỹ, xin đọc bài của tác giả Trần Quốc Hoàn: http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuTr/TranQHoan01.php

Đừng nghĩ rằng những gì xảy ra trên đây chẳng liên quan gì đến Phật giáo.

Phật giáo chẳng sở hữu một chân lí riêng tư. Phật giáo chỉ ra con đường, đưa ra pháp môn dẫn đến Chân Thiện Mỹ chứ không hề sở hữu Chân Thiện Mỹ. Tất cả những gì làm cho trần gian được an vui, bớt khổ, tất cả những động thái của lịch sử khiến cho trái đất quay trong quỹ đạo hài hòa của vũ trụ đều phù hợp với giáo lí từ bi ban vui cứu khổ của đạo Phật, nó không bị giới hạn trong thời gian, cũng không xơ cứng trong không gian. Một linh mục có thể là một Phật tử chân chánh nếu vị ấy có đời sống thanh cao trong sạch, biết đặt mục tiêu làm lợi lạc tha nhân lên hàng đầu, trong khi chưa chắc một vị Tì Kheo lại xứng đáng là đệ tử Phật nếu vị ấy tham dâm trong bóng tối sau lưng tín đồ, khư khư ôm lấy ngôi chùa hoặc tạo dựng cộng đồng riêng. Trước khi Phật Thích Ca ra đời đã có đạo Phật, hay chính xác hơn, đạo phật -không viết hoa- là chân lí, là chánh pháp, là luật nhân quả, là lí tính của vũ trụ, là bản chất của giác ngộ, là tính không của vạn pháp, là tịch diệt của giải thoát, là pháp giới Hoa Nghiêm nhứt tức nhứt thiết, nhứt thiết tức nhứt. Vũ trụ đã là như thế, Phật Thích Ca có ra đời hay không, nó vẫn như thế. Vi khuẩn trong nước hay trong không gian không phải là ''vật thụ tạo'' của Phật Thích Ca, ngài chỉ đơn giản nhìn thấy chúng và báo cho chúng ta biết. Ngài đến không phải để tạo ra vũ trụ, mà đến để chỉ cho chúng ta thấy vũ trụ.

Khi con người sinh ra, nó cho rằng vũ trụ khác với nó, và nó rất muốn sở hữu vũ trụ. Ý niệm thô sơ này bí mật hình thành, nó chế ra thần mưa, thần gió, thần lửa, thần nước, thần đất, thần sông, thần biển để kín đáo thể hiện ước mong làm chủ, sai khiến, chế ngự những hiện tượng mà nó hoàn toàn bất lực. Đó là thời kỳ co cụm thành từng nhóm, từng bộ lạc. Khi loài người tiến đến chinh phục những vùng đất rộng hơn, với những quốc gia mà biên cương vượt xa thời kỳ bộ lạc, con người đã lại bí mật chế ra vị thần trên hết các vị thần, nghĩa là vị thần toàn năng, có khả năng làm chủ tất cả. Vì sao tôi dùng hình dung từ bí mật? Bởi vì đó là một ức chế của nhân loại vào thời kỳ chưa có khoa học và trí năng, Thượng Đế chính là kết quả của ức chế bất lực này.

Lời giới thiệu cho cuốn sách Và loài người đã tạo ra Thượng Đế (And Man Created God: A History of the World at the Time of Jesus) của nữ học giả Selina O'Grady - sinh ra từ một một người cha Công giáo, mẹ Do Thái Giáo cải theo đạo cha, rất có thiện cảm với Kitô giáo - được viết như sau :

Vào thời đại khi Giêsu được sinh ra, thế giới có đầy dẫy thượng đế. Hằng nghìn thượng đế xô đẩy tranh giành nhau để chiếm được vị trí ưu việt. Tại Syria, những kẻ cuồng đạo tự thiến mình ngay trên phố để trở thành tu sĩ Atargatis (nữ thần ban con cái và hộ trì cho đời sống ). Ở Galilé, các đạo gia biến dầu thành rượu, chữa lành bệnh, trục quỷ trừ ma và tự nhận là Đấng Cứu Thế. Hằng ngày, hằng nghìn người đổ xô đến những khu phố tân lập với nhiều sắc dân dị biệt. Thế giới xưa cũ đã bị lên men khi phải trải qua thời kỳ đầu tiên của sự toàn cầu hóa, và trong sự lên men này, người cai trị và kẻ bị trị đều hướng về tín ngưỡng như là nguồn cho sự trật tự và ổn định. (At the time of Jesus' birth, the world was full of gods. Thousands of them jostled, competed, and merged with one another. In Syria, ecstatic devotees castrated themselves in the streets to become priests of Atargatis. In Galilee, holy men turned oil into wine, healed the sick, drove out devils, and claimed to be the Messiah. Every day thousands of people were flocking into brand-new multiethnic cities. The ancient world was in ferment as it underwent the first phase of globalization, and in this ferment, rulers and ruled turned to religion as a source of order and stability.)

Sự miêu tả trên hoàn toàn không có y xúc phạm hay nói xấu Kitô giáo, nhưng khung cảnh ấy cho thấy rằng, Giêsu là một người được nổi lên trong đám du sĩ, đạo sĩ và thuật sĩ này, đồng thời, chuyện trục quỷ, biến nước thành rượu vào thời ấy đầy dẫy như hát xiệc Sơn Đông để bán thuốc của người Hoa tại VN vào những thập niên 50, 60. Khung cảnh trên cũng giải thích ai là kẻ đã chế tạo ra các vị thần, hay Thượng Đế. Kitô giáo chiếm hữu một địa vị thống trị là nhờ hoàng đế Constantin, nếu không, e rằng Giêsu đã chỉ là một người vô danh mà ngay nay chẳng ai biết đến.

Đạo Phật rất thực tiễn, không luận thuyết về những chuyện xa vời. Khi một người mở lòng biết lắng nghe tiếng nói dị biệt và đau khổ của tha nhân, người ấy đang thực hiện diệu pháp Phổ Môn của Quan Thế Âm Bồ Tát, dù người ấy ở Hỏa Tinh hay đang sống trên Galaxy Andromède, vì Đức Quán Thế Âm Bồ Tát vân du trong Tam Thiên Đại Thiên thế giới, và ngài đã thành Phật hằng sa số kiếp trước khi thị hiện làm vị Bồ Tát bên cạnh Phật A Di Đà.

Theo kinh Phổ Môn thì ngài có 32 (có thuyết nói có 33) hình tướng thị hiện khác nhau, từ vua quan, đến Trời Phạm Thiên (được Ấn giáo xem như Thượng đế sinh ra vũ trụ và có quyền ban phúc giáng họa), nhưng với chỉ 32 hình thức thì quá hạn hẹp. Theo thiển ý đó là con số tiêu biểu, chứ với sở nguyện hợp thập phương nhất thiết lục đạo chúng sinh, dữ chư chúng sinh đồng nhất bi ngưỡng, thì 32 tướng kia làm sao mà đủ để độ khắp sáu loại chúng sanh? (sáu loài gồm : trời, người, A tu la, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục ) Đừng nói là Quán Thế Âm dư sức biến thành Cyrus II hay thành Abraham Lincoln, ngay cả khi cần ngài cũng có thể thị hiện thành ngạ quỷ, a tu la hay súc sinh heo, bò, gà, chó mà trong kinh Phổ Môn không đề cập tới. - Nói điều nửa đùa nửa thật này ra để ai trước khi giết gà mổ heo, nên nghĩ rằng, biết đâu, chính Quán Âm Bồ Tát đang thị hiện để cứu độ một súc sinh nào đó.

Ngoài 32 hình tướng, Quán Thế Âm Bồ Tát cũng xuất hiện với 42 thủ nhãn, là những cách thức tâm linh đặc biệt để thực hiện mọi việc đều như ý. Tác giả không đi sâu vào đề tài này, nó thuộc về Mật Giáo, nằm ngoài khả năng hiểu biết của mình.

Cửa Phổ Môn hay sự lắng nghe đưa đến sự bình đẳng và chế độ dân chủ

Từ Phổ Môn đã nói lên hết khái niệm về dân chủ. Ý nghĩa nôm na của Phổ Môn là Cánh cửa ban vui cứu khổ rộng mở cho tất cả mọi loài. Từ điển Larousse Pháp giải thích hành động dân chủ hóa như sau : Démocratiser = Rendre quelque chose accessible à toutes les classes sociales, le mettre à la portée de tous : Démocratiser le transport aérien en abaissant les tarifs. introduce a democratic system or democratic principles to.

( Dân chủ hóa = Làm cho cái gì đó được sử dụng rộng rãi khắp các tầng lớp xã hội, khiến cho nó đến tay tất cả mọi người, như dân chủ hóa sự vận chuyển hàng không bằng cách hạ giá vé máy bay).

Câu nói trứ danh : Ta là phật đã thành, các người là phật sẽ thành là tuyên ngôn bình đẳng tuyệt đối mà Phật giáo cống hiến cho nhân loại. Tư tưởng cho rằng có một vị thiên tử trong văn minh Trung Hoa, và một vị con trời trong văn minh Kitô giáo đại diện cho Tây Âu, là tư tưởng tiêu biểu nhất của xã hội phong kiến chuyên chế, chỉ khác một bên là thế quyền, một bên là thần quyền, nhưng mục đích của cả hai đều nhắm đến thống trị.

Như vậy, đạo Phật có ý niệm về một nền dân chủ từ xa xưa và ngay cả còn universal (phổ quát) tiên tiến hơn các tư tưởng dân chủ trong thời hiện đại. Dân chủ chỉ có nghĩa là số đông quyết định, cho dù có là dân chủ đa nguyên, vẫn có những số còn lại trong chùm đa nguyên ấy không thỏa mãn, miễn cưỡng chấp nhận luật chơi của nó.

Chủ trương vô ngã cũng là cốt lõi của bình đẳng, vì khi vắng mặt cái tôi thì những cái thuộc về tôi đều tự nhiên biến mất, chủ và khách đều trở nên bình đẳng trong tư tưởng Phật giáo. Đã không có chủ khách đối đãi, thì có cái gì cần để phải thiết lập dân chủ hay đấu tranh giai cấp? Phổ môn là bản chất của giáo dục, trong khi dân chủ là khái niệm của chính trị. Giáo dục không tạo ra hỗn loạn xã hội, không gây đồ máu; còn chính trị, nếu muốn thực hiện, phải nhờ vào cách mạng, và trong lịch sử, chưa có cuộc cách mạng nào không đổ máu. Kitô giáo chủ chính hơn chủ giáo, nó cưỡng đạo chứ không truyền đạo, chính vì vậy nó đi đến đâu, trừ phi nó nắm độc quyền cai trị, nếu không, nó lại là nguồn gốc của bạo loạn, của chia rẽ, dụ dỗ, âm mưu, và đổ máu. - Tôi thực sự tôn trọng Kitô giáo trước khi nó đồng lõa với Constantin thống trị đế quốc La Mã.

Như vậy thì Phổ Môn đã bao gồm và vượt xa dân chủ, vì trong mỗi một con người đều tự tính có sẵn sự dịu dàng lắng nghe, dù người đó thuộc thành phần văn hóa nào, chủng tộc nào, tín ngưỡng nào. Sự lắng nghe ấy đã nối một vòng tay lớn nhân loại lại với nhau. Sự lắng nghe và chia sẻ ấy không đòi hỏi đền trả, không mong cầu một chiếc vé mua chỗ hưởng thụ trên một thiên đường xa vời ở bên kia trái đất. Tôi có xem một phim về loài beo đốm, nó giết con khỉ mẹ ăn thịt một cách ung dung, nhưng đối với con khỉ con bé bỏng mồ côi mẹ, lại được chính nó ngoạm nhẹ kéo lên cây để tránh lũ linh cẩu ban đêm đứng chực dưới gốc, sẵn sàng chờ con khỉ con rơi xuống là chia nhau xé xác. Loài thú cũng có tự tính Phổ Môn, mặc dù mơ hồ như một lớp sương khuya, và mặc dù chúng chưa từng được Chúa Trời hà hơi ban cho một linh hồn như loài người.

Trước khi bàn về bản chất tự tính tập thể, cũng là phần quan trọng nhất của hạnh Phổ Môn, tôi xin mở một dấu ngoặc nhỏ ở đây để nói về việc cầu nguyện mà thực lòng tôi không bao giờ muốn nói, vì nó hoàn toàn mang tính cục bộ, cá nhân, đó là sự linh ứng được đồn đãi. Không ai nói về Bồ Tát Quan Âm mà lại không ít nhiều bàn về sự linh ứng đậm nét siêu hình. Tôi lại rất dị ứng về những chuyện siêu hình này, vì trong thâm tâm, tôi chả bao giờ tin, mặc dầu chính tôi từng trải nghiệm một lần khi còn rất bé.

Gia đình tôi thực sự theo đạo Phật từ khi có một vị sư đến nhà cầu an cho tôi trong một cơn bạo bệnh sốt li bì. Đang nằm im bất động không biết từ bao lâu, nghe tiếng chuông, tiếng mõ, tôi đã bật ngồi dậy, rồi đến ngay bát nhang, lấy một nắm chân nhang, trở về chiếc giường được kê ngay trước bàn Phật, ngồi xếp bằng, và chà đầu bó chân nhang lên hai lòng bàn chân, nhìn tế bào chết rơi như vảy khô xuống chiếu và mỉm cười thích thú. Mẹ tôi định la tôi thì vị sư đưa tay lên miệng suỵt nhỏ, ý ngài là cứ để tôi tha hồ. Và hình ảnh đầu tiên chiếc bàn Phật cùng nhang đèn hương hoa trong căn nhà tôn vách đất nghèo nàn của gia đình tôi là như vậy, hình ảnh ấy còn nguyên xi từ đó đến bây giờ. Nhưng câu chuyện sau đây mới là chuyện tôi muốn kể :

Khoảng lên 7, 8 tuổi, một hôm tôi xin phép mẹ dẫn đứa em trai nhỏ hơn tôi hai tuổi đi theo một nhóm bạn vào con suối trong bìa rừng để moi đất sét. Chúng bạn làm thủ công với đất sét đủ màu, cam, lục, xanh da trời, lam, đỏ, vàng, và đen mun. Nhìn trái đu đủ hoặc trái cam chúng bạn làm để được chấm điểm thủ công, tôi chết mê. Kịp khi lũ bạn rủ đi lấy đất sét có màu thiên nhiên ấy, tôi đã năn nỉ mẹ cho tôi đi theo. Con đường từ nhà tôi đến con suối phải đi hết đoạn cái quan trải nhựa hư hỏng loang lỗ, băng xuống dốc đồi thông theo lối mòn dẫn đến một con suối, nơi mà tôi thưòng theo mẹ đi tắm, còn mẹ thì giặt quần áo trên chiếc cầu sắt bắt ngang qua giòng chảy, từ con suối băng theo lối zigzag xuyên qua nhiều dãy ruộng mía do người dân tộc trồng thì tới sát vách núi nơi có đất sét đủ màu. Ở đây vừa sạch, vừa nên thơ như cảnh đào nguyên. Hai anh em tôi có thể được xem là kém ''lịch duyệt'' nhất trong đám trẻ thời bấy giờ. Cứ mãi mê tắm mát dưới giòng suối toàn bằng đất sét đầy màu sắc hiếm khi được thấy, thì chợt nghe sấm sét nổ đùng nhiều tiếng như bom ngay trên đỉnh đầu, mây giăng đen kịt, trời bỗng từ xế chiều chuyển ngay sang chạng vạng tối, nhìn lại chỉ còn có hai anh em, bọn trẻ đang cuốn quần áo chạy sắp mất hút khỏi rừng mía. Em tôi sợ quá khóc thét như chưa bao giờ nó hãi hùng đến thế. Tôi cũng sắp sửa khóc òa như em, nhưng sứ mệnh làm anh bỗng bừng dậy, tôi vội xỏ nhanh chiếc quần sọt, bặm môi kéo áo phủ lên người em, một tay dắt em, tay kia ôm áo chạy theo hướng ra khỏi rừng mía. Lúc đó, khốn thay là mưa xối xuống như tạt, và gió thổi mãnh liệt từng cơn kèm theo sấm chớp liên hồi. Giữa rừng mía, bên kia con suối là đồi cao sừng sững và nghe đâu có cọp thỉnh thoảng về gầm hú, hai anh em tôi như hai con kiến nhỏ cuống quít chạy tứ phía mà không cách nào tìm được lối ra khỏi ruộng mía cao hơn người lớn đứng giơ tay. Em tôi há mồm khóc như ai đâm dao vào nó. Tôi sợ như chưa từng sợ từ lúc sinh ra đời. Và trong sự sợ hãi tột cùng ấy, tôi tự nhiên niệm Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát không ngưng. Đó là do mẹ tôi thường làm như vậy mỗi khi bà có điều gì bất an, bà dạy tôi cũng phải biết niệm Phật Quan Âm, nhưng đây là lần đầu tiên tôi niệm tên bà ấy như một cái máy mà không đợi mẹ nhắc. Niệm thì niệm chứ mắt vẫn đăm đăm nhìn về trước và tay vẫn nắm tay đứa em, vẫn ôm chặt chiếc áo sơ mi sờn rách chạy như điên như cuồng không định hướng. Trong cơn vô vọng và kinh hoàng ấy, cứ nghĩ là sẽ chết giữa rừng mía, trời lại tối sẩm thêm như càng muốn hăm dọa hơn với bóng ma bóng cọp, thì một cái chớp sáng rực bầu trời tóe lên như pháo bông, kèm theo một tiếng sấm ở đầu kia ruộng mía, tôi điếng hồn nhìn về phía tia chớp, một cánh tay vươn lên khỏi đọt mía vẫy vẫy gọi tên tôi, Ê ! T. ơi, ra đây này. Không cần biết ất giáp, và như con cheo nhỏ, tôi dắt em lao nhanh về phía ấy. Quả nhiên, chỉ chừng vài phút sau, tôi đến ngay chỗ mà tôi thấy bàn tay. Đây chính là bìa rừng mía, tôi gặp ngay con đường mòn dẫn về cây cầu sắt bắt ngang con suối, ở đây hoàn toàn quang đãng không còn gì che chắn tầm mắt, tôi nhìn về phía cuối đường mòn dẫn ngược lên con lộ cái quan ở phía đằng xa, chẳng có lấy bóng một người, các bạn tôi đã chạy không còn một đứa. Trong thâm tâm, tôi tuyệt nhiên chẳng nghĩ gì đến Phật Trời, chỉ cho rằng thằng bạn nào đó đã kêu tôi, sau khi kêu, nó bỏ chạy mất, thế thôi.

Bẵng đi một thời gian, cho đến khi đã vào đại học, nhân dịp đi chơi với một đám bạn, ngang qua một ruộng mía ở vùng phụ cận Nha Trang, tôi bỗng nhớ tới cái rừng mía của người dân tộc canh tác lúc còn bé, và tôi giật mình suy nghĩ : bây giờ tôi đã cao được gần 1,7 mét, tôi vẫn giơ tay không qua khỏi đọt mía một cách dễ dàng, thế thì thằng bạn nào có đủ chiều cao giơ cánh tay lên đến ngang nách qua khỏi đọt mía mà gọi tên tôi lúc còn bé?

Tôi kể câu chuyện này hôm nay, không cho rằng đó là phép lạ của Đức Quán Thế Âm, nhưng vẫn hoang mang không thể giải thích thế nào.

Cũng như hằng triệu người Á Đông khác, tôi luôn kính ngưỡng Mẹ Hiền Quan Âm, không ngày nào không quán và niệm tên ngài – quán 12 đại nguyện của ngài, niệm niệm cố gắng trong muôn một làm theo các công hạnh ấy, nhưng tôi không thích những câu chuyện mê tín như thấy Quan Âm hiện trên mây, trong mộng, làm cho hết bệnh ung thư, làm cho đẻ con trai hay con gái, làm cho trúng số độc đắc... Phật Quan Âm không phải là thần linh đầy ngã tính thích được khen tặng thờ lạy, ai gọi tên, ai cúng vái, ai lần chuỗi dua nịnh mới ra tay cứu giúp, còn không thì thôi. Đó là một quan niệm hết sức hạn hẹp, tuy nó không tác hại, nhưng nó chỉ mang tính cục bộ và may mắn cho từng cá nhân, tựa như thuốc Nam, có người uống hết, có người uống không hết, phước chủ may thầy. Tôi tin rằng, một người nhất tâm niệm danh hiệu Quán Thế Âm thì sự nhất tâm khiến cho tiểu ngã của vị ấy tung mở cánh cửa Phổ Môn, tiểu ngã vị ấy thoát ra ngay trong giây phút hiện tiền, Đức Bồ Tát Quán Thế Âm trong nội tại viên thông với Bồ Tát Quán Thế Âm trong pháp giới, tựa như ánh sáng bị nhốt tung mở hòa với ánh sáng bên ngoài, thế là sự sự vô ngại pháp giới xuất hiện, mọi việc được giải quyết. Vừa thấy việc được giải quyết, tâm vị ấy sinh ra thỏa mãn mừng rỡ, thế là nó trở lại trạng thái tâm phàm phu, vị ấy tự cứu mình, mà cứ tưởng có một vị Bồ Tát bên ngoài đến cứu.

Ngày nay, đạo Phật mang nhiều màu sắc khoa học và có nhiều giá trị phổ quát hơn. Khoa học đã như một dụng cụ khai quật những viên ngọc quý trong kho tàng Phật giáo và đưa chúng ra ánh sáng. Chính nhờ lăng kính khoa học mà tôi đã tìm thấy các giá trị dân chủ, bình đẳng, xóa bỏ giai cấp, xóa bỏ nô lệ, tuyên ngôn nhân quyền trong Phật giáo. Tôi từng viết về câu chuyện một góa phụ có đứa con chết, nghe đồn Sa Môn Gautama có nhiều phép lạ, có khả năng cải tử hoàn sinh. Bà ôm thây đứa con tìm đến gặp Phật và cầu xin ngài cứu mạng đứa con. Đức Phật kêu bà đi tìm một nắm hạt cải trong gia đình ai mà chưa bao giờ có người chết để làm phép cứu con bà. Bà ta mừng rỡ ôm con đi khắp làng này đến thôn nọ cũng chẳng tìm thấy, cuối cùng, bà hiểu ra rằng, không ai mà không khỏi chết. Bà trở về lạy Phật cầu xin làm đệ tử ngài. Khi nghe câu chuyện này lần đâu, tôi đã từng suy nghĩ, không cứu được thì nói phứt ra, vòng vo tam quốc rồi cũng chỉ chứng tỏ được sự bất lực. Càng trẻ con, con người càng có khuynh hướng thích các chuyện thổi phồng, thích thần thông, phép lạ, thích truyện chưởng đánh một cái là cả trăm người chết, thích Thánh Gióng cầm gậy sắt, cưỡi ngựa sắt bay về trời sau khi đánh tan giặc Ân. Té ra là cũng có người bay về trời chứ chả riêng mình Chúa Giêsu, mà Thánh Gióng còn bay trước Giêsu cả nghìn năm, lại cùng là người Việt Nam, lại chả thấy ai thờ phụng ngài.

Đối với trẻ con thì chắc chắn rằng Phật thua xa Chúa Giêsu, vì nếu ngưòi đàn bà kia mà gặp Chúa, Chúa chỉ cần gõ nhẹ vào ngực là đứa bé sẽ sống dậy. Trong kinh Thánh, chúa từng cứu người đã chết, và Alexandre de Rhodes cũng từng bắt chước Chúa, từng sử dụng những chum nước thánh do ông chế ra để cứu sống rất nhiều người chết đã sắp trương sình. Xin đọc Hành trình và Truyền Giáo được giáo sư Trần Chung Ngọc trích dẫn và phê bình http://sachhiem.net/TCN/TCNls/TCNls01.php

Ngày nay, nếu nước thánh của một thừa sai linh nghiệm như vậy, thì chắc rằng nước của Hồng Y, nước của Giáo Hoàng còn linh ứng hơn biết dường nào. Tôi mong cầu Vatican phân phối các thừa sai đi khắp thế giới, mỗi ngày các vị ấy chỉ cần phát ra 7 chum nước Thánh để cứu người chết và các bệnh như ung thư, HIV, suy thận mãn tính, bại não, Pakinson, lao phổi...chỉ một giọt là làm sống dậy hoặc dứt bệnh. Ước tính 100cc có hằng trăm giọt, mỗi chum có thể cung ứng cho cả 1000*100cc*100giọt thì một chum ít nhất cứu được 10 triệu người chết hoặc bệnh nan y, 7 chum thì chỉnh chu cứu được 70 triệu người. Một thừa sai đến VN chỉ cần một ngày có thể chữa lành mọi bệnh tật của toàn dân VN ! Amen, tôi sẽ là người đầu tiên vào nhà thờ xin cải đạo theo Chúa ! Nhưng có thực Giêsu có những phép lạ như vậy không? Tôi đọc một trang mạng thấy có cả triệu linh mục chết vì bị Sida, tôi giả thiết là bài báo đã phóng đại sự thực, nhưng nếu họ thổi phồng lên 400% thì ước tính sự thực phải có 25% con số có thể tin được. Hoặc giả họ làm tính sai, không có đến 250 nghìn linh mục, chúng ta chỉ cần bỏ phần khói mà lấy phần lửa cũng còn lại tệ lắm cả 100 nghìn linh mục chết vì Sida. Vậy sao những phép lạ của nhà Chúa đâu không thấy đến cứu các linh mục nhiễm virus HIV? Một là để vinh danh Lòng Chúa Thương Xót, hai là để cứu giáo hội khỏi mang tai tiếng bị lây nhiễm bệnh do tình dục tác hại, một công mà hai chuyện, Chúa nề hà gì không bún tay? Giáo hội nề hà gì không đưa ra một chum nước Thánh? Tôi xin dẫn link 1 triệu linh mục bị bệnh HIV cho độc giả nghiên cứu, cũng chỉ là mua vui qua trống canh, chứ tôi không tin những tin tức này khiến cho tín đồ Công giáo đặt lại vấn đề đối với giới chủ chăn của họ : http://fathersmanifesto.net/aidsdeaths.htm .

Câu chuyện tìm nắm hạt cải của Đức Phật, và chuyện Giêsu cứu người sống lại dù đã chết qua 4 ngày được kể trong kinh Thánh Luca 8:40-56 hoặc Giăng 11: 17-44 đặt ra cho lí trí của chúng ta những suy nghĩ gì?

Suy nghĩ riêng của tác giả như sau :

• Nói về phép lạ, chỉ có chuyện Phong Thần hoặc Tề Thiên Đại Thánh của Trung Quốc mới có thể ngang tài ngang sức với chuyện của Kitô giáo.

• Chuyện Tàu có hai tướng đánh nhau ngang tài ngang sức, Trịnh Luân chuyên hớp hồn, gặp Trần Kỳ chuyên hớp vía, ai cũng dương dương tự đắc chẳng ai chịu thua ai. Bên Kitô giáo có Con Trời, bên Trung Quốc có Thiên Tử, Con Trời nói : Ai không theo ta thì hãy giết ngay trước mặt ta (Luca 19:27), Thiên Tử nói : quân xử thần tử thần bất tử bất trung.

• Hãy đọc lại lời giới thiệu sách của nữ học giả Selina O'Grady, một người rất quý mến Kitô giáo (ở trên) về những phép lạ được các đạo sĩ làm như cơm bữa vào thời Giêsu sinh ra, những phép lạ đó được tín đồ Kitô giáo ngày nay rất hãnh diện rêu rao, cứ tưởng chỉ có Chúa của họ là làm được, dù chính họ vẫn đi BV để chữa bệnh, và nếu chữa lành được bệnh thì họ cám ơn Chúa.

• Giả thiết, chỉ là giả thiết thôi, rằng Giêsu có thể làm cho người chết sống lại, thì bài học ấy giúp ích gì cho nhân loại ngày nay? Ai có thể học được thuật cải tử hồi sinh của Giêsu? Alexandre de Rhodes ư? Nếu đã từng có một Alexandre de Rhodes, sao ngày nay lại không ai làm được?

• Mục đích của những câu chuyện về phép lạ không nhằm giáo dục, mà là để hù dọa mong chiếm hữu lòng tin : Ta là con của Thượng Đế, ta mà còn đầy quyền năng như thế, thì cha ta còn hay ho biết bao ! Hãy tin lạy hai cha con ta.

Kỳ thực hai cha con Chúa cũng chẳng hưởng được lợi lộc gì, kẻ hưởng lộc nằm nghiêng nằm ngửa và mang tội ấu dâm cùng khắp thế giới, hoặc ở Vatican, hoặc trong các chủng viện, tu viện, giáo đường. Họ ăn thịt cá ngon nhất, uống các loại rượu đắt tiền nhất, mang những chiếc thánh giá vàng ròng nặng như dây lòi tói, đi trong những chiếc ôtô láng cóng, ở các cung điện lâu đài thời trung cổ được tân trang nội thất theo tiện nghi hiện đại, hưởng thụ đàn bà đẹp nhất xã hội và khi được phục vụ thì không hề thua kém các sao điện ảnh hay vua chúa thời xưa. Cứ đọc cuốn truyện nổi tiếng thế giới The Thorn Birds của nữ văn sĩ người Úc Colleen McCullough thì thấy hết những gì tôi kể.

Hồng Y Tarcisio Bertone, cựu bộ trưởng ngoại giao của Vatican dưới thời giáo hoàng Benedict XVI sống trong căn hộ rộng vài trăm mét vuông được trang bị như cung vua, luôn có 3 nữ tu và một cô thư ký túc trực. Tiền sửa chữa căn hộ là tiền quyên góp giúp trẻ em bệnh tật.

Báo Pháp nói về đời sống một giám mục Đức như sau : Căn hộ của ngài trị giá sơ sơ khoản 3 triệu Âu kim(€), bồn tắm của ngài cũng mất 15.000 âu kim. Để đi thăm những người dân cùng khổ Ấn Độ, ngài ngự bằng máy bay hạng thương gia. (Son appartement a coûté la bagatelle de 3 M€, sa baignoire pas moins de 15 000 €. Pour aller rendre visite aux pauvres en Inde, Mgr Franz-Peter Tebartz-van Elst, 53 ans, évêque de Limbourg, dans le sud-ouest de l'Allemagne, voyageait en classe affaires.)

• Chuyện nắm hạt cải trong đạo Phật quả thực khó làm cho bọn trẻ con thán phục, nhưng các nhà giáo dục hiện đại, các triết gia, các khoa học gia càng gẫm, càng quy phục Đức Phật. Đạo Phật không chủ trương lừa gạt bằng các tiểu thuật của bọn du sĩ hay đạo sĩ giang hồ vào thời buổi ấu thơ của nhân loại như được nữ học giả Selina O'Grady kể.

• Chuyện nắm hạt cải dạy cho chúng ta cái gì có khởi đầu đều sẽ có kết thúc, khởi đầu và kết thúc là hai mặt không thể tách rời của một thực tại. Buồn khổ, đau đớn về cái chết thực phi lý. Ai muốn chứng minh phép lạ cứu sống một xác chết cũng là một việc làm phù phiếm vô nghĩa, ấu trĩ. Cái chết, sự hư rữa, sự hoại diệt là một trạng thái cần thiết của vũ trụ. Tại sao phải làm cho trạng thái tự nhiên ấy mất đi tính tự nhiên của nó rồi cho đó là phép lạ? Vũ trụ này sẽ không thể nào là một eco-system nếu thiếu các trạng thái sinh, trụ, dị diệt.

• Chuyện nắm hạt cải là một bài học cứu giúp người sống, và liều thuốc cứu khổ ấy, cho đến khi trái đất bị tiêu diệt, thì nó vẫn có giá trị ban vui cứu khổ. Thuốc của đạo Phật ai uống đều chữa được bệnh, không có chuyện phước chủ may thầy.

• Đức Phật, là Đấng Giác Ngộ theo con mắt của tín đồ, còn đối với những ai tin vào trí năng và sự phán đoán, đều phải công nhận ngài là một nhà giáo dục vĩ đại.

Tới đây, bài viết xin đi vào phần cuối cùng, cũng là phần cốt lõi nhất, đó tự tính tập thể trong tư tưởng và triết lí Phật giáo.

Tại sao tôi gọi đó là tự tính tập thể?

Là sự quy mạng về với pháp giới vũ trụ, một là tất cả, tất cả là một.

Tự tánh đó luôn thúc giục con người tìm về chính mình, cũng là chính vũ trụ, mình là vũ trụ chứ không phải là một thành phần của vũ trụ. Vũ trụ là viên dung, trong khi một phần của vũ trụ là đã bị tách rời, thực tại đã bị cắt xén. Phật giáo diễn tả thực tại vốn bất dị, bất nhất. Trong Phật giáo không có chỗ cho nhất nguyên luận, nhị nguyên luận hay xa hơn nữa là đa nguyên luận. Quá trình của sự tìm cầu giải thoát khỏi mọi khổ đau chính là thể nhập vào tính không của thực tại. Trọng tâm của đạo Phật tục đế là, gom cả lục đạo thành một, để chúng sanh sống trong hài hòa, hạnh phúc, đặc biệt là giữa loài người với người và thế giới chung quanh.

Trong tư tưởng đạo Phật không hề có cái này làm chủ cái kia, cái này xin nguyện đời đời làm nô lệ cho cái nọ, mà tất cả đều bình đẳng, đều là một. Thời gian không tách rời không gian, và thời gian cũng chẳng có quá khứ hay tương lai. Không gian không có chỗ này hay chỗ nọ. Phật là chúng sanh, chúng sanh là Phật. Phụng sự cho chúng sanh là phụng sự Phật, không cần phải vinh danh Phật, không cần phải thờ lạy Phật, không cần phải nịnh nọt van xin Phật, vì vốn Phật chính là Pháp giới vũ trụ, Phật là lửa, nhưng ai thò tay vào lửa thì cũng bị phỏng, Phật là đá, nhưng ai đập đầu vào đá cũng sẽ chết. Nhưng Phật cũng chính là ánh nắng dịu dàng, vầng trăng mát mẻ. Ai tu theo tịnh độ xin suy nghĩ cho điều này: Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà chỉ là phương tiện môn, giải thoát môn của ngài chính là pháp giới, vì tên hiệu của ngài là Pháp Giới Tàng Thân.

Đạo Phật lấy hạnh phúc của tập thể làm phương châm cho mọi hoạt động. Tư tưởng này được diễn đạt bằng nhiều hình ảnh :

• Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.

• Chúng sanh độ tận, phương chứng bồ đề (Chúng sanh hết thảy có hạnh phúc, mới tới lúc tôi được Bồ Đề - lời nguyện của Bồ Tát Địa Tạng)

• Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ.

• Như nhứt chúng sanh vị thành Phật, chung bất ư thử thủ Nê Hoàn. (Nếu có một chúng sanh chưa thành Phật, hay chưa được hạnh phúc, nguyện chưa chứng được Niết Bàn – lời tựa thần chú Lăng Nghiêm mà tu sĩ Bắc Tông phải đọc tụng mỗi sáng sớm)

• Hằng thuận chúng sanh. (Mười nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền).

Trang bị được những hành trang như thế, bây giờ ta mới ung dung bàn đến ý nghĩa hay hình ảnh thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi của Quan Âm Bồ Tát.

Cửa Phổ Môn hay sự lắng nghe đề cao vai trò của từ bi và hạnh phúc tập thể.

Giả thiết có một thành phố rất đông người, nhưng chỉ có duy nhất một vị bác sĩ, vậy thì vị bác sĩ ấy phải làm sao để cứu bệnh mà mỗi ngày số người tìm đến xin chữa bệnh lại càng đông? Trả lời câu hỏi này, lập tức ta hiểu ngay vì sao Bồ Tát Quán Âm lại biến mình thành nghìn tay nghìn mắt?

Thực khó tưởng tượng một người mọc ra được 1000 cánh tay, cầm đủ thứ dụng cụ để làm tất cả mọi chuyện, và mỗi cánh tay ấy lại có một con mắt. Nếu hiểu Bồ Tát Quan Âm thực sự là một con người sinh học như vậy, thì quả thực cái hiểu ấy quá máy móc. Đừng nói 1000 tay, chỉ chừng 100 cánh tay thôi, thì thân hình đã biến thành con nhím, hay con cầu gai dưới biển rồi. Đạo Phật là đạo tâm linh, không bay lên trời bằng thân xác, không trinh khiết qua ngõ thịt da; không uống máu, ăn thịt Phật để được thân cận ngài, vậy thì 1000 tay cũng chẳng cần phải mọc ra bằng xương, hay 1000 mắt chẳng cần nhìn qua nhãn cầu.

Nhưng, người duy nhất có nghìn tay nghìn mắt ở trần gian này, chỉ có Quán Âm Bồ Tát.

Và, khái niệm thiên thủ thiên nhãn duy nhất cũng chỉ có trong tâm linh Phật giáo.

Chỉ cần một hôm, trên đường về nhà, bạn nhìn thấy một người té nằm trên mặt đất, bạn bỗng cảm thấy lòng mình se lại vì thương cảm, bạn đến tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra với kẻ bất hạnh kia, bạn giúp người ấy bằng hết tâm yêu thương của mình. Thế thì ngay phút giây cửa Phổ Môn của bạn mở ra, trái tim lắng nghe của bạn hướng về niềm đau nỗi khổ của người nằm bên vệ đường kia, ngay phút giây ấy, bạn chính là Quán Thế Âm Bồ Tát, và không chừng, người nằm ở vệ đường kia đã gửi cho bạn một tia năng lượng xin cầu cứu mà chỉ mình bạn cảm nhận được.

Ở VN chắc ai cũng biết chuyện cô Tim Aline Rebeaud với Nhà May Mắn. Khi còn rất trẻ, cô đi du lịch đến VN theo kiểu Tây Ba Lô. Cô thuê một khách sạn để ngủ, vào lúc trời khuya cô nghe tiếng khóc một đứa bé 10 tuổi bên đống rác, cô tìm đến đứa bé, muốn đem nó vào khách sạn để chăm sóc nhưng KS từ chối. Sáng hôm sau cô gặp lại thằng bé, từ đó cô quyết tâm hiến đời mình để chăm sóc, lo cho các đứa bé bệnh tật, cô nhi, cơ nhỡ tại VN. Đã hơn 20 năm qua, cô xây dựng được một cơ sở lớn và cô gọi là Nhà May Mắn Maison Chance, cô giúp đỡ nuôi nấng hằng trăm người tại cơ sở này. Mọi đứa bé bây giờ đã lớn, được học hành, có nghề nghiệp ổn định, ai cũng gọi cô là Mẹ Tim – Tim là trái tim nhân hậu. Đối với các trẻ em bất hạnh ở đây, cô Tim chính là Quán Thế Âm Bồ Tát.

Phật Quan Âm không có biên giới. Ngài vô ngã, không bị ràng buộc bỡi các thứ tình cảm phàm tục như thích được ca tụng, ganh ghét, đố kỵ, bao che cho phe mình, chỉ phù hộ cho ai thờ lạy mình như thần linh của các tôn giáo, nên ngài có thể hiện hình ngoại đạo, hay ngay cả hiện thành Đức Mẹ Maria để ban vui cứu khổ cho những người khác đức tin. Muốn cảm thông được với ngài, chỉ cần mở cửa Phổ Môn, thực hành lắng nghe bằng tất cả trái tim, không phân biệt văn hóa, tâm linh hay tín ngưỡng; chỉ cần trái tim biết nói, biết cởi mở, biết xóa bỏ biên giới, biết chung nhịp với nỗi khổ niềm đau – dù là niềm đau của chính mình hay của tha nhân, cũng nên lặng yên, quan sát và lắng nghe nó.

Một vị thần, vì luôn muốn dương danh, muốn được thờ lạy, không hiện hình ra kẻ khác, và luôn xưng tên Ta là thần này thánh nọ, sợ người khác không biết mình. Quán Thế Âm Bồ Tát không hề bị các giới hạn đó trói buộc, ngài hiện thân ra nghìn vạn hình thức sai biệt, và khi hiện ra, cũng hoàn toàn không muốn người được cứu giúp biết mình được cứu, đúng với chánh pháp vô ngã, vô nhân, vô thọ giả, vượt xa khỏi đối đãi chủ khách.

Dưới đây là tư tưởng thâm sâu không chủ khách đối đãi, vô tứ tướng của đạo Phật được trình bày trong kinh Kim Cương :

Đức Phật bảo ngài Tu-Bồ-Đề: "Các vị đại Bồ-tát phải hàng-phục tâm mình như thế này: bao nhiêu những loài chúng-sanh, hoặc là loài noãn-sanh, hoặc loài thai-sanh, hoặc loài thấp-sanh, hoặc loài hóa-sanh, hoặc loài có hình-sắc, hoặc loài không-hình-sắc, hoặc loài có-tư-tưởng, hoặc loài không-tư-tưởng, hoặc loài chẳng-phải-có-tư-tưởng, mà cũng chẳng-phải-không-tư-tưởng, thời Ta đều làm cho được diệt-độ, và đưa tất cả vào nơi vô-dư niết-bàn. Diệt-độ vô-lượng, vô-số, vô-biên chúng-sanh như thế, mà thiệt không có chúng-sanh nào là kẻ được diệt-độ cả. Tại sao vậy? Này, Tu-Bồ-Đề! Nếu vị Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, thời chẳng phải là Bồ-tát.

(Phật cáo Tu-bồ-đề: Chư Bồ-tát ma-ha-tát ưng như thị hàng phục kỳ tâm. Sở hữu nhất thiết chúng sanh chi loại, nhược noãn sanh, nhược thai sanh, nhược thấp sanh, nhược hóa sanh, nhược hữu sắc, nhược vô sắc, nhược hữu tưởng, nhược vô tưởng, nhược phi hữu tưởng phi vô tưởng, ngã giai linh nhập vô dư Niết-bàn nhi diệt độ chi. Như thị diệt độ vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh, thực vô chúng sanh đắc diệt độ giả. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề, nhược Bồ-tát hữu ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng tức phi Bồ-tát.)

佛告須菩提:諸菩薩摩訶薩應如是降伏其心!所有一切眾生之類:若卵生、若胎生、若濕生、若化生;若有色、若無色;若有想、若無想、若非有想非無想,我皆令入無餘涅槃而滅度之。如是滅度無量無數無邊眾生,實無眾生得滅度者。何以故?須菩提!若菩薩有我相、人相、眾生相、壽者相,即非菩薩。

Thực ra nói Kim Cương Tứ Tướng là để làm phương tiện giảng giải cho rốt ráo, chứ chỉ cần đạt được vô ngã, thì mọi tướng bao quanh sẽ rơi rụng.

Ngã như chiếc chai chứa nước, tự nước chẳng có sự phân chia. Chai bể thì nước chảy ra, hòa với nước của vũ trụ, không trong ngoài ngằn mé.

Cùng một tư tưởng như trên, ta có thể ung dung nói rằng Quan Âm Bồ Tát cứu khổ muôn loài, nhưng chẳng có Quan Âm nào từng hiện ra, và cũng chẳng có ai từng được cứu !

Trở lại câu hỏi vị bác sĩ trong thành phố đông bệnh nhân ở trên, dù với người kém kiến thức nhất cũng sẽ nghĩ ra rằng, nếu muốn cứu hết bệnh nhân, vị bác sĩ kia chẳng thể ích kỷ một mình độc bá ngôi vị để được người người cúi đầu nịnh bợ khi đến gặp ông, ông phải đào tạo ra những bác sĩ học trò để cùng ông chăm lo cho bệnh nhân, học trò của ông cũng phải đào tạo thêm những thế hệ trẻ để cung ứng cho nhu cầu bệnh ngày càng gia tăng cùng với dân số. Ông phải nói với tất cả mọi người rằng ta là bác sĩ đã thành, các người là bác sĩ sẽ thành, chứ không thể nói các người chỉ có thể quỳ xuống chân ta, kẻ giỏi làm y tá trưởng, kẻ dở làm y tá hoặc làm hộ lý, còn ngôi vị đầy quyền năng bác sĩ thì chỉ duy nhất có mình ta là có thể làm mà thôi, thế thì ông sẽ mệt ù tai điếc óc, dù ông có sức bằng nghìn người, thông minh không ai sánh kịp, ông sẽ chỉ làm tới một lúc nào đó, sẽ chán nản bỏ cuộc mà không có kẻ truyền thừa. Ngoài việc đào tạo đội ngũ y, bác sĩ, ông phải kêu gọi hô hào mọi người tôn trọng vệ sinh, giữ môi trường trong sạch, vận động không hút thuốc, uống rượu, quyên góp xây cất bệnh viện, bệnh xá...

Cho nên, nghìn tay nghìn mắt trong tư tưởng từ bi của đạo Phật không phải là chuyện hư cấu, mà là một phép lạ cứ tưởng chừng chỉ xuất hiện qua lí thuyết hay trong huyền thoại, nhưng thực có sờ sờ ngay nhãn tiền của bất kì ai chịu lắng nghe, chịu khai mở cánh cửa Phổ Môn trong mỗi người.

Vậy thì ta cứ ung dung mà nhìn, nghìn tay nghìn mắt chẳng cần hiện ra bằng mây bằng khói, bằng mộng bằng mơ, mà ngay hiện tiền, trong mọi ngõ ngách của mọi loài, con ong cái kiến thì cùng nhau xây tổ nuôi con, một là tất cả, tất cả là một ; cùng nhìn khắp, lắng nghe, yêu thương, trao tay để cùng xây dựng đời sống. Nhân loại thì đang tìm cách vận động, khuyến khích, vinh danh những nghĩa cử cao đẹp để cứu vớt nhân loại : bất kỳ ai khởi tâm đại bi, thì đó là con mắt và cánh tay của Quán Thế Âm Bồ Tát. Không ai trong chúng ta không từng đã có lúc thị hiện làm Quán Thế Âm, không ai trong chúng ta không từng đã đưa tay dắt một người mù qua đường, không ai trong chúng ta không từng thắng xe lại khi thấy một em bé bất cẩn ngã xuống đường ; ai ai cũng lái xe cẩn thận vì tôn trọng sinh mạng của kẻ khác, ai ai cũng không xả rác bừa bãi ra đường phố sông ngòi ao lạch chỉ vì ích kỷ cho đó không phải là nơi mình ở, ai cũng sẵn lòng mua một tấm vé số để cụ bà neo đơn còng lưng có thể có chén cơm qua ngày, ai cũng nhai kẹo chewing gum không nhả ra trên đường phố...tất cả những thị hiện đó chính là Quán Thế Âm, là lắng nghe trái tim, mở cửa Phổ Môn.

Cứ mở cửa trái tim, lắng nghe, nó sẽ nói cho ta biết ta phải làm gì. Tất cả mọi người đều là mắt, là tay của Quán Thế Âm, đừng nói là nghìn tay nghìn mắt, mà nói tỉ tay tỉ mắt cũng chỉ là chuyện nhỏ.

Khi sắp kết thúc bài này, được tin thổng thống Mỹ rút khỏi hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu. Thái độ của Hoa Kỳ sẽ khiến buồng phổi của trái đất đang bị tổn thương trầm trọng, càng sẽ bị tổn hại trầm trọng hơn. Theo các khoa học gia, nếu chúng ta không chịu lắng nghe và thấu hiểu được những tín hiệu đau đớn của trái đất, nó sẽ bị tiêu diệt, nhân loại sẽ chỉ còn lại nhiều lắm chừng vài trăm năm để tồn tại. Hoa Kỳ đã lựa chọn sự bịt tai, nhắm mắt, ích kỷ muốn duy trì địa vị cường quốc của mình bất chấp tương lai của nhân loại và của hơn 300 triệu dân Mỹ. Tác giả bài viết cảm nhận được cánh cửa đóng chặt từ trái tim một con chiên ngoan đạo, người đang đại diện cho văn minh Kitô giáo, cũng là người có quyền lực nhất hành tinh. Xin nguyện cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp hãy mở cửa trái tim của ông Donald Trump.

Nam Mô Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát.
Viết xong tại Paris vào đầu tháng Sáu 2017.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Báo đáp công ơn cha mẹ


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Sống đẹp giữa dòng đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.226.200.180 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...