Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Tình thương và niềm tin »» Tình thương và niềm tin »»

Tình thương và niềm tin
»» Tình thương và niềm tin

Donate

(Lượt xem: 8.261)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Tình thương và niềm tin

Font chữ:

Những người muốn đạt giác ngộ, đừng nên học nhiều giáo lý, chỉ cần học một mà thôi. Đó là gì? Đó là lòng đại bi. Người nào có lòng đại bi đều có mọi phẩm tính của chư Phật trong lòng tay họ.
ĐỨC PHẬT

Trong sự thanh tịnh không dối gạt của tự biểu hiện, không có tên gọi của tình thương và niềm tin, vì không có một đối tượng của thực tại của chúng sanh và không có tính thực chất của một đối tượng của những Bổn Tôn. Nhưng vì tất cả chúng sanh bám chấp vào sự phô diễn của hình tướng không thể nắm giữ, tất cả hiện tượng của chúng ta trở nên nặng nề và có thật, và chúng ta tạo ra tính nhị nguyên của mình và người khác, những quan niệm của tâm thông thường và nghiệp ảo tưởng của thói quen. Vì mọi thói quen đều thuộc về hoặc ảo tưởng sợ hãi của sinh tử hoặc con đường tôn quý của giác ngộ, việc phát triển thói quen tích cực của con đường giác ngộ luôn tạo ra năng lượng tích cực của tình thương và niềm tin là tốt nhất, cho đến khi chúng ta đạt được hình tướng vô ngã của chư Phật.

Tình thương và niềm tin có cùng bản chất là sự quan tâm sâu xa. Sự khác biệt duy nhất là tình thương hướng đến chúng sanh, bao gồm những người kém may mắn hơn chúng ta, và niềm tin hướng đến những bậc siêu phàm, bao gồm tất cả chư Phật và những hướng dẫn giác ngộ. Bản chất của tình thương là ban năng lượng tích cực cho người khác để lợi ích và giải thoát họ khỏi đau khổ. Bản chất của lòng tin là tin tưởng những bậc siêu phàm để nhận được ân phước của năng lượng trí tuệ để lợi ích cho chính mình và người khác. Niềm tin thật sự tạo ra tình thương bao la của lòng đại bi khiến lợi ích vô số chúng sanh.

Nếu chỉ dựa vào tâm nhị nguyên thông thường, chúng ta không thể có tình thương sâu xa và lâu dài cho những người ngang bằng với mình hoặc những người ít may mắn hơn chúng ta, vì tâm nhị nguyên thông thường tùy thuộc vào sự không chắc chắn của những hoàn cảnh tạm thời. Sự không chắc chắn này dễ dàng gây ra yêu thương, thù ghét và phản bội. Nếu không tin vào sự liên tục bất tận của tâm, chúng ta sẽ chỉ cân nhắc những hoàn cảnh hữu hình, trước mắt của mình liên kết với người khác, lấy hay bỏ chúng khi những hoàn cảnh này thay đổi theo những gì có lợi nhất cho chúng ta. Tình thương thông thường phát sinh từ nghiệp quả của thói quen, dường như có thể có những tính chất của chân thật, trung nghĩa, và kiên định, nhưng những tính chất này chỉ che giấu tiềm năng của những tính chất đối nghịch như không chân thật, phản bội, và không ổn định, sẽ phát sinh nếu hoàn cảnh thay đổi. Vì tình thương thông thường không có chiều sâu, nó giới hạn một cách tự động. Nếu nó trở nên khó chịu, chúng ta ngừng cảm nhận nó. Khi chỉ phản ứng với hoàn cảnh, chúng ta thực sự chỉ suy nghĩ về những phản ứng của mình mà không tôn trọng hay quan tâm sâu sắc về người khác. Khi cảm thấy bị cô lập và muốn được thương yêu, chúng ta phô bày tình thương đến người khác để nhận được tình thương đáp lại từ họ. Điều này không phải là tình thương liên tục và kéo dài. Nó không tạo ra lòng bi không thiên vị của Bồ Tát vì nó tùy thuộc vào dục vọng ích kỷ của cá nhân chúng ta.

Nếu không tin vào bất cứ điều gì vượt lên những gì được kinh nghiệm trực tiếp với nhận thức che ám của tâm nhị nguyên, chúng ta sẽ không nhận ra rằng giác tánh của mình bị giới hạn và chỉ quan tâm về những kinh nghiệm trước mắt của mình. Mối quan tâm chính của chúng ta sẽ chỉ nằm trong lợi ích tạm thời của mình, ngay cả dù sự lợi ích này dễ dàng bị mất vì nó tùy thuộc vào những hoàn cảnh tạm thời không đáng tin cậy.

Nếu chỉ phản ứng với sự tự quan tâm đến bất cứ hoàn cảnh nào xuất hiện, chúng ta sẽ tạo chọn lựa đặt căn bản trên việc cố gắng tìm kiếm sự thỏa mãn nhất thời. Nhưng nỗ lực này luôn hoàn toàn vô vọng, bởi mọi sự trong phạm vi sinh tử là không chắc chắn vì đang thay đổi. Qua sự thiển cận của thói quen, chúng ta ngay cả không chú ý rằng những gì ta bỏ qua lại là những gì đầy ý nghĩa, giống như có người thích thú chọn lựa ăn thịt bò đỏ thay vì được liên tục uống sữa trắng của nó.

Nếu tin rằng tâm là liên tục, tình thương của chúng ta dành cho người khác trở nên liên tục. Nếu nhận ra sự liên tục này, chúng ta không tin vào những hoàn cảnh hữu hình, nhất thời hoặc làm cho chúng trở nên quá nghiêm trọng. Do mệt mỏi khi xoay vần với việc thay đổi những thứ không chắc chắn, vốn vô thường và không quan trọng, chúng ta trở nên ít bị ảnh hưởng bởi bất kỳ hoàn cảnh nào. Điều này tạo nên thói quen kiên định giúp cho tâm ta bớt lang thang, cuộc sống ta bớt hỗn loạn, và cảm nhận của chúng ta về người khác cũng bớt thay đổi, điều này làm cho tình yêu trở nên ngày càng sâu đậm và chung thủy.

Nếu tin vào sự liên tục của tâm, tình thương sẽ nối kết chúng ta một cách không dễ thấy đến những người ta thương yêu với năng lượng tích cực liên tục, khiến cho ngay cả những sự chia cắt hữu hình giữa những người thương nhau cũng không thể giảm được sức mạnh vô hình của tình thương. Tình thương này tự động trở nên vĩnh cửu vì không dễ bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh.

Nếu chúng ta từ bỏ được sự bám chấp vào người khác với nỗi sợ hãi ích kỷ vì sợ mất họ hay hy vọng sở hữu họ qua sự không tỉnh thức của tâm nhị nguyên thông thường, thì năng lượng của tình thương gia tăng và tính chất ban năng lượng cho người khác của tình thương ấy sẽ rộng mở và phát triển. Thói quen tích cực của tính liên tục được tạo nên không phải do những gì xảy ra ở mỗi thời điểm bởi vì thói quen ấy chỉ là thời điểm duy nhất. Do tin vào tính liên tục của tâm, chúng ta tin vào sự liên tục của mọi hoàn cảnh, bao gồm những kinh nghiệm về tình thương của chúng ta, không chỉ trong một lúc nhất thời hay trong một kiếp. Chúng ta hiểu được việc cố gắng thoát khỏi những phiền não nhất thời hay theo đuổi lợi ích tạm thời bằng sự từ bỏ những hoàn cảnh cũ và chạy theo những hoàn cảnh mới là vô ích, vì không có điều gì thực sự thay đổi trừ phi chúng ta giải thoát khỏi mọi hoàn cảnh để giác ngộ.

Qua thói quen đoạn kiến, chúng ta có thể đánh giá mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái, bạn bè và đồng nghiệp, hoặc thầy và trò một cách hời hợt, đánh giá rằng họ không hòa thuận hoặc không thể thích hợp. Nếu không tin vào tính liên tục của tâm và nghiệp kết nối tương tục mà chỉ tin vào những hoàn cảnh ngẫu nhiên, chúng ta có thể nghĩ rằng tốt hơn nên loại bỏ những mối quan hệ khó chịu để giải thoát chính mình khỏi những khó khăn, và chúng ta dễ bị xa cách với người khác.

Nhưng nếu tin vào tính liên tục của tâm và nghiệp, chúng ta biết rằng hiện tượng tạm thời luôn thay đổi. Trừ phi sự thay đổi được kết nối với thực hành dẫn đến giác ngộ, việc cố gắng thay đổi hiện tượng thế gian của mình là không cần thiết, chỉ đưa chúng ta từ đau khổ này đến đau khổ khác nhiều lần. Chúng ta sẽ không xem sự tiêu cực tạm thời là thật nghiêm trọng nếu biết rằng mọi hoàn cảnh trong phạm vi khái niệm hóa thô và tế quả thật là vô thường. Chúng ta cũng sẽ không muốn chấp giữ vào những cảm nhận tiêu cực làm gia tăng thói quen tiêu cực, vì sẽ nhận ra rằng điều này chẳng lợi ích gì. Do tin rằng có thể thay đổi thực sự những hoàn cảnh nghiệp của mình, chúng ta có thể cầu nguyện cho người khác, tịnh hóa tiêu cực, và tạo nghiệp tích cực với ý định đạt giác ngộ. Thay vì cố thay đổi những hoàn cảnh bên ngoài mình, chúng ta nên hiểu việc thay đổi hiện tượng của chính mình có nhiều ý nghĩa hơn.

Để gia tăng sự hiện diện bao la, tích cực của hình tướng trí tuệ thanh tịnh, sự nối kết của chúng ta với người khác nên luôn được kết hợp với Giáo Pháp. Không giống như mục đích nhất thời và giai đoạn của tình thương thông thường, tình thương của chúng ta với người khác có thể vì mục tiêu tối hậu. Mục đích của tình thương có thể tương tự như mục tiêu của niềm tin, để dẫn đến giác ngộ, giúp giải thoát chúng ta khỏi sự đau khổ của tình thương thế gian, hời hợt. Chúng ta có thể tạo ra động cơ căn bản này cho mọi mối liên kết của mình với người khác. Chúng ta cũng có thể khao khát đi theo chư Bồ Tát, những bậc mà qua lòng đại bi thương yêu người khác nguyện làm trống rỗng cõi sinh tử. Như đã nói: “Trước khi sự than vãn chịu đựng đau khổ của chúng sanh ngưng lại, bệnh tật của Bồ Tát không bao giờ trị được.”

Chừng nào chúng ta còn sinh ra và chết đi trong phạm vi luân hồi, việc cầu nguyện sinh làm thân người, qua đó chúng ta có thể nối kết với Giáo Pháp là điều quan trọng. Ngay cả với người đoạn kiến, con người được xem là siêu việt hơn những chúng sanh khác vì sự thông minh. Nguồn gốc của sự thông minh này là tính liên tục của tâm, từ đó vô lượng hình tướng có thể phát sinh, từ hiện tượng của con người thông thường đến những hình tướng của sự giác ngộ. Do khao khát được sinh làm thân người có cha mẹ tin tưởng Giáo Pháp, chúng ta cố gắng tạo ra những hoàn cảnh tích cực qua tình thương gia đình và gia tăng niềm tin sẽ tiếp tục từ kiếp này sang kiếp khác. Ngoài ra, những bậc cha mẹ, thầy dạy, và những người khác có nhiều kinh nghiệm hơn nên trau dồi những thói quen cao quý của Giáo Pháp cho con cái, đệ tử, và những người khác mà họ không kinh nghiệm, là điều quan trọng để tạo một kết nối với lời dạy của Đức Phật.

Ngoại trừ những người sinh ra với hoàn cảnh không có cha mẹ, như những chúng sanh sinh ra qua những nguyên tố của nhiệt và hơi ẩm (thấp sinh), bị sinh ra trong thói quen của cõi địa ngục, hay nhiều bậc siêu phàm sinh ra không có thói quen do sự huyền diệu của trí tuệ, bao gồm Đức Liên Hoa Sanh, mọi chúng sanh sinh ra qua cha mẹ đều được họ ban cho tình thương.

Trước tiên, chúng ta phải thừa nhận tình thương này và cố gắng thương yêu tất cả chúng sanh, những người đã từng là cha mẹ của chúng ta trong vô số kiếp.

Thứ hai, chỉ suy nghĩ về lòng tốt của họ thì vẫn chưa đủ; chúng ta phải đem sự tử tế lớn lao đến cho họ.

Thứ ba, nếu họ có những phẩm tính tích cực và cuộc sống hạnh phúc, chúng ta phải hoan hỷ thay vì ghen tức.

Thứ tư, chúng ta phải thương yêu, tử tế, và hoan hỷ với tất cả chúng sanh như nhau. Đây là bốn mong ước vô biên (tứ vô lượng tâm).

Đa số mọi người bận tâm với sự bám luyến đến người khác mà chưa từng sử dụng cơ hội được sinh làm người để rộng mở tâm. Họ giữ thói quen bám chấp vào người khác vì sự thỏa mãn của chính họ và liên tục xoay vần giữa hạnh phúc và bất hạnh nhất thời.

Thay vì kết nối với những đối tượng thông thường nhất thời và có thể gây ra tiêu cực, tốt hơn nên quán tưởng, có niềm tin vào, hay thậm chí chỉ suy nghĩ về chư Phật, và bất khả phân với các Ngài. Các Ngài là những người bạn đồng hành không thể thay đổi và là những người an ủi vĩ đại nhất.

Khác biệt duy nhất giữa luân hồi và giác ngộ là sự bám luyến. Chúng ta thậm chí có thể chuyển đổi bất cứ kinh nghiệm nào xuất phát qua thực hành thành hiện tượng thế gian nếu bám luyến vào chúng. Mặt khác, ngay cả dù chúng ta có thể xuất hiện dính líu vào những hoạt động thế gian, nếu nhận ra rằng mọi hiện tượng đều không dính mắc, tự do, và hình tướng rộng mở của tánh giác, thì mọi sự đều đã giải thoát.

Đối trị cho bám luyến là biết rằng mọi hiện tượng là phi vật chất và không thực chất. Đó không phải là chúng ta tự tạo ra một ý niệm về rỗng không và áp đặt vào hiện tượng, mà hiện tượng đó vốn tự nhiên rỗng không. Hư không không thể bám giữ, bản chất vốn là không có hình tướng vật chất để có thể bám chấp. Chỉ có tánh Không trong sáng. Cũng không có tình trạng không có gì cả, vì tướng tánh Không là quang minh, hoàn toàn sáng tỏ, là thân tướng cao quý của Bổn Tôn, hoàn toàn khác với thân nghiệp nặng nề. Thấy được hình tướng quang minh này sẽ giải thoát chúng ta khỏi sự bám luyến thông thường và trì trệ.

Giống như chúng ta có thể sử dụng bất kỳ hiện tượng sinh tử nào để tạo ra hiện tượng mới, qua thực hành chúng ta có thể chuyển hóa sự bám luyến của tình thương thông thường thành những hình tướng tích cực của Bổn Tôn. Bằng cách này, năng lượng dục vọng của tình thương thông thường có thể sử dụng với niềm tin để gia tăng những phẩm tính trí tuệ cho chúng ta có thể đạt giác ngộ. Khi sự bám luyến của tình thương và đam mê thông thường được thay đổi qua thực hành thành sự bám luyến vào hiện tượng và những phẩm tính siêu phàm, tình thương tự tìm thấy có thể trở thành tình thương phi thường của đạt được vô ngã. Khi những hình tướng thanh tịnh của thực hành Bổn Tôn gia tăng những phẩm tính trí tuệ, và tánh Không của thiền định giải thoát chúng ta khỏi bám luyến vào những hình tướng bằng cách thấy rõ bản chất rỗng rang tinh khiết của Bổn Tôn, sự bất khả phân của hiện tượng vô chướng ngại không thể tiêu hao và đại rộng mở nhất như.

Chừng nào tâm còn ảo tưởng, bất cứ thứ gì đều có vẻ thật với chúng ta, bao gồm những đam mê thông thường của mình khi chúng xuất hiện trong sự bám luyến với người khác. Do tạo ra những quan niệm và hình tướng có thật và nghĩ rằng chúng là thật, ta bám chấp chúng và tạo ra mọi hiện tượng sinh tử. Nhưng bất cứ những gì chúng ta định danh là thật đều trở thành không thật.

Bất kỳ ở đâu có hiện tượng sinh tử thì ở đó có giác ngộ. Chúng ta chỉ thay đổi hiện tượng thông thường của mình thành hình tướng trí tuệ. Nếu chúng ta có thể tin tưởng, thực hành, và hoàn thiện bản chất samaya Kim Cương Thừa của hiện tượng thanh tịnh, thì mọi thứ đều là Bổn Tôn. Khi không còn bám chấp vào quan niệm thì sự tỏa sáng hoàn toàn vô chướng ngại xuất hiện. Do vậy, thay vì bám chấp, chúng ta phải giải thoát vào ánh sáng.

Nếu chỉ dựa trên tâm nhị nguyên thông thường, chúng ta không thể có niềm tin lâu dài và sâu sắc, vì bất cứ hoàn cảnh nào thay đổi, niềm tin của chúng ta cũng dễ dàng thay đổi, khiến ta từ bỏ niềm tin của mình. Nếu kinh nghiệm một cảm giác của niềm tin, chúng ta muốn tin tưởng vào điều nào đó, nhưng những gì thực sự tin chỉ là những xuất hiện trước mắt ta trong giây lát. Bất cứ khi nào kinh nghiệm nhất thời này suy giảm, chúng ta không quan tâm những gì mình tin và loại bỏ niềm tin của mình.

Nếu chỉ tin vào hiện tượng hữu hình của hoàn cảnh tạm thời vì sự bám luyến vật chất, chúng ta sẽ không thể nhận ra những phẩm tính thâm sâu, vô hình của tâm trí tuệ. Đó là vì chúng ta tin tưởng mạnh mẽ vào chân lý của quan niệm ảo tưởng chính mình và không tin vào những gì không thể nhận thức. Chừng nào chúng ta còn chưa tin tưởng vào những phẩm tính trí tuệ bao la thì chúng ta sẽ còn bị sập bẫy trong sự thiếu niềm tin của mình và sẽ không cố gia tăng hiện tượng nhẹ nhàng, vô hình luôn cho năng lượng tích cực và khuyến khích chúng ta chuyển hóa hiện tượng thông thường của mình.

Thậm chí dù mặt trăng chiếu sáng trong bầu trời với ánh sáng rõ ràng, thì mặt nước không trong trẻo sẽ không thể phản chiếu nó. Ngay cả dù tâm trí tuệ có những phẩm tính phi thường, trong đó chúng ta có thể có niềm tin, chúng ta sẽ không thể nhận ra chúng nếu chỉ tin vào những quan niệm che chướng của tâm manh mún, nhị nguyên, phàm tục. Nếu không thể phản chiếu những phẩm tính bao la của tâm trí tuệ, chúng ta sẽ không thể nhận ra bản chất của những phẩm tính này hoặc tìm thấy chúng trong chính mình. Nếu chỉ hoài nghi một cách bi quan, những tính chất của hoài nghi và bi quan sẽ phát sinh. Thỉnh thoảng chúng ta gặp những người gây ra năng lượng khó chịu, khiến chúng ta không thể hiểu làm sao để sống chung với họ thậm chí chỉ một phút. Họ có năng lượng khó chịu này vì đã không kết nối với tình thương và niềm tin tâm linh thanh tịnh trong nhiều kiếp nên người khác phản kháng vì sự nặng nề hoặc gây hấn của họ.

Có nhiều phương pháp gia tăng năng lượng tích cực, nhưng mạnh mẽ nhất là tạo ra tình thương và niềm tin phát sinh từ năng lượng trí tuệ bổn nguyên vô hình. Nếu kết nối qua niềm tin đến sự bao la thâm sâu liên tục của tâm, những phẩm tính nhẹ nhàng, hòa nhã, êm dịu của năng lượng trí tuệ có thể nở hoa. Tinh túy của tình thương là lòng bi của những bậc siêu phàm luôn ban năng lượng với những phẩm tính tích cực, không thể nhận biết. Những người đã được ban phước bởi năng lượng trí tuệ của những bậc siêu phàm trong nhiều kiếp có năng lượng làm sống động và tươi mới cho người khác. Hãy nhìn những người này có một ảnh hưởng tích cực. Khi có một nối kết sâu sắc, kết quả là vô lượng. Theo lịch sử, ngay cả khi khi chư Bồ Tát bị kẻ thù bắt giữ, các Ngài vẫn hạnh phúc và thư giãn như một dấu hiệu của vị trí các Ngài, năng lượng tình thương vẫn giữ nguyên rộng mở và ban phát.

Nếu không có niềm tin vào lúc chết, chúng ta giống như loài vật không tự lực được và ngớ ngẩn vì sự bám luyến vào vật chất hiện hữu, ngay cả dù mọi vật chất, bao gồm thân nghiệp của chúng ta chắc chắn trở thành phi vật chất. Chúng ta sẽ không có mục tiêu, với bạn đồng hành duy nhất là sự sợ hãi. Khi già lão, chúng ta có thể cố tìm một người bạn cảm thông sự bất lực như mình, cũng không có cơn mưa cam lồ ban phước nhẹ nhàng của những bậc siêu phàm. Nếu chỉ dựa vào người khác để tác động năng lượng của mình cho sự thỏa mãn nhất thời thay vì cố gia tăng năng lượng tích cực bên trong, chúng ta sẽ không bao giờ ngưng lệ thuộc vào những hoàn cảnh bên ngoài, vốn luôn không tin cậy và có thể thay đổi. Vì thói quen đoạn kiến của mình, chúng ta thường không muốn nghe bất cứ những gì về cái chết. Vì sự sợ hãi của mình, chúng ta cố né tránh nó qua sự trì độn không nghĩ về nó. Không có niềm tin, chúng ta không thể không sợ hãi về cái chết, vì sự vô úy thật sự xuất phát từ niềm tin.

Vì thói quen của nghiệp trước, thậm chí nếu chúng ta không nhận ra chư Phật không tách rời hay khác biệt với mình, chúng ta vẫn sẽ phát triển thói quen tích cực nhờ tin vào các Ngài và cầu nguyện đến các Ngài với lòng tin sâu sắc, sẽ đem lại năng lượng tích cực. Nếu nghĩ tưởng về chư Phật như những người bạn đồng hành an ủi nhất mà chúng ta có thể quán tưởng và cầu nguyện theo truyền thống mình đi theo, thì tối thiểu chúng ta cũng không lệ thuộc vào hiện tượng sinh tử vô thường, mong manh. Chúng ta đang nuôi dưỡng chủng tử giác ngộ. Nhưng nếu bị xao lãng vì cố nắm bắt một Bổn Tôn hữu hình, bên ngoài, cứ như Bổn Tôn là một đối tượng, mà không nhận ra vị Bổn Tôn vô hình ngủ ngầm trong chính tâm mình, chúng ta sẽ không nắm bắt được ý nghĩa của Bổn Tôn đích thực.

Từ quan điểm của người Phật tử, Bổn Tôn chưa bao giờ ngừng nối kết với tâm thanh tịnh của chính họ. Để thay đổi thói quen thông thường thành tâm giác ngộ, người Phật tử cầu khẩn linh kiến của Bổn Tôn bên ngoài trong thực hành, luôn tin rằng Bổn Tôn này bất khả phân với Bổn Tôn của Phật tâm trí tuệ trong chính mình. Đây là quan điểm trong mọi thực hành Bổn Tôn của tín đồ đạo Phật, trong đó Bổn Tôn và hành giả trở nên bất khả phân. Khi đạt được tự tin vô úy mà chư Phật phản chiếu từ tâm trí tuệ của chính ta, thì không có khác biệt giữa hiện tượng bên ngoài và bên trong, và không phân biệt giữa Bổn Tôn bên trong và bên ngoài, vì tâm thoát khỏi nhị nguyên và giống như bầu trời. Tin tưởng điều này, chúng ta phải tìm vị Phật qua thực hành của chính mình, và phải thực hành với niềm tin cho đến khi hình tướng bên ngoài và bên trong trở nên vô phân biệt.

Đối với chư Phật toàn giác xuất hiện trong thân tướng vô dục, như vẻ ngoài của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong y áo tu sĩ, hoặc trong thân tướng gợi dục, như vẻ ngoài của Phật Kim Cương Tát Đỏa trong tư thế hợp nhất với phối ngẫu, hay Đức Liên Hoa Sanh với nhiều phối ngẫu trí tuệ và tùy tùng bao quanh, những hình tướng này chưa bao giờ được tạo ra bởi tâm nhị nguyên. Các Ngài xuất hiện từ hư không không dấu vết của Pháp Thân, giống như sự phản chiếu của một tấm gương đến chúng ta từ năng lực vô chướng ngại của nó để phản chiếu hoàn toàn và không bị che ám. Những phẩm tính phi thường của chư Phật thậm chí không thể tưởng tượng ra nổi bởi những con người với quan niệm và nguyên tố thô nặng. Nhưng qua sự nối kết của giáo lý và phương pháp siêu phàm, những hình tướng của chư Phật có thể nhận biết là chưa từng khác biệt với bản tánh cốt tủy của chính chúng ta.

Nếu tin vào sự liên tục của tâm, chúng ta được giải thoát khỏi thói quen của tính bi quan. Do vậy, qua sự lạc quan của niềm tin chúng ta có thể tạo ra hoàn cảnh nghiệp tích cực để kinh nghiệm hiện tượng của những cõi cao hơn, để sinh làm thân người quý báu, hoặc chuyển thành Bổn Tôn trong cõi Tịnh độ. Chúng ta cũng có thể có niềm tin rằng những hướng dẫn siêu phàm có thể giải thoát chúng ta khỏi đau khổ của cuộc sống này. Theo chân lý tương đối thực tế, chúng ta có thể nghĩ rằng những bậc siêu phàm muốn chúng ta được giác ngộ. Trong phạm vi của thừa nguyên nhân, điều này là sự thật cho chư Bồ Tát có mục tiêu bao la để hoạt động không thiên vị vì lợi ích của tất cả chúng sanh. Nhưng không có mục đích trong sự toàn giác của thừa kết quả, nên không có khác biệt giữa những Bồ Tát và chư Phật, những bậc luôn an trụ trong tính bất nhị, trong hiện tượng của cõi Phật bao la. Cùng lúc, sự lợi ích chỉ xảy đến tự nhiên cho hiện tượng của người khác, không mục tiêu và với lòng bi vô chướng ngại. Thậm chí nhận thức của hình tướng hoạt động thanh tịnh của chúng ta chỉ là cách nối kết mình đến ân phước không cần nỗ lực của chư Phật.

Đối với tính đoạn kiến đã có liên tục trong nhiều kiếp, và đối với việc áp đặt niềm tin vào chính trị và sự bình đẳng xã hội của thời đại suy hoại này lên một bình diện tâm linh, nhiều người không thể chấp nhận có niềm tin vào người khác. Bởi vì chính bản ngã của họ, ý niệm này gây ra quan niệm đe dọa rằng người khác là tốt hơn họ. Thậm chí dù họ nói họ tin vào ý niệm bình đẳng với người khác, nhưng thực ra việc chán ghét quan niệm ưu việt của người khác có nghĩa là họ không muốn cảm thấy bất bình đẳng với chính họ. Điều buồn cười là ngay cả khi họ nghĩ tưởng mạnh mẽ về điều này thì luôn tồn tại tình trạng bất bình đẳng không thể tránh khỏi giữa chúng sanh. Đó là lý do tại sao luôn có mâu thuẫn và chưa bao giờ, cũng như sẽ không bao giờ, tồn tại sự công bằng trong bối cảnh chung của thế gian này.

Có được niềm tin là vô cùng khó đối với người thông tuệ, những người nghiên cứu về hệ thống tư tưởng hoặc thế gian hoặc tâm linh nhằm mục đích xây dựng danh tiếng cho bản ngã thông thường của chính họ, với tham vọng phát triển những quan niệm của cuộc sống này. Họ không thể tiếp nhận ân phước vì chỉ thêm vào bản ngã thông thường của họ và củng cố năng lượng tiêu cực. Đó là lý do tại sao đã được nói trong những giáo lý Mật thừa:

Bất kỳ người nào suy xét đúng về thực nghĩa của bản tánh hình tướng,
Thì người đó gần đạt được tất địa (thành tựu).
Hoặc, bất cứ người nào có niềm tin kiên định với một tâm đơn giản,
Thì người đó gần đạt được tất địa.
Bất cứ người nào suy nghĩ và khái niệm hóa,
Thì người đó xa cách việc đạt tất địa.

Ý nghĩa của niềm tin là thấy những phẩm tính trong người khác là phi thường và ưu việt hơn chính mình. Có ba loại niềm tin: niềm tin không lý do tạo ra tâm trong sáng, giống như một đứa bé ngây thơ vui thích với hiện tượng thanh tịnh bên trong một cung điện đẹp đẽ; niềm tin của khát khao tiếp nhận những phẩm tính ưu việt; và niềm tin của sự hoàn toàn tin vào những bậc siêu phàm không chút nghi ngờ, để chúng ta có thể nhận được ân phước và trở thành như các Ngài. Để nhận ra những phẩm tính trí tuệ của chính mình, chúng ta phải dựa vào những hoàn cảnh tích cực bên ngoài, trong trường hợp này có nghĩa là gặp được những người có thể chỉ bày con đường đúng để làm điều này. Không có sự dẫn dắt của niềm tin thì không thể biết cách làm điều này theo cách đúng đắn. Chúng ta phải có niềm tin để mở ra phẩm tính của Phật tánh chính mình. Qua việc có niềm tin vào vị thầy, bậc đã phô bày con đường đúng cho đến khi chúng ta hoàn toàn tự tin, đối tượng bên ngoài của niềm tin hợp nhất với vị Phật bên trong của chúng ta.

Nhiều người đoạn kiến nghĩ rằng nếu có người nào trước đó là một người đoạn kiến thọ quy y nơi Phật, kẻ ấy hẳn phải bị tẩy não. Họ cảm thấy rằng Phật giáo phải có quá nhiều ảnh hưởng đối với đầu óc kẻ ấy, vì những hiện tượng của ông ta không còn phù hợp với những gì của họ. Đặc biệt là nếu họ nghĩ kẻ ấy đang thay đổi do kết quả của sự tu tập [theo Phật pháp], họ sẽ xem điều này như bằng chứng của sự tẩy não mà không xét đến việc mọi sự việc cũng như con người đều liên tục thay đổi, không thể tránh được, vừa nhận biết được cũng như không nhận biết được. Từ quan điểm của tín đồ đạo Phật, mục đích của tu tập là thay đổi hiện tượng nhị nguyên, ảo tưởng của chúng ta. Nếu có ai đó thay đổi thì có thể là một dấu hiệu tích cực, nếu ông ta thực sự giảm đi chấp ngã và bám luyến vào quyền lực thông thường trong đời này, không toan tính hay đạo đức giả và gia tăng năng lượng trí tuệ cho lợi ích bất tận. Trong thực tế, tất cả hiện tượng của chúng sanh trong phạm vi quan niệm và thói quen nghiệp đều đang được tẩy não. Chỉ những nội dung đang được tẩy não là khác biệt. Khi chúng ta quyết định dựa vào những phương pháp trí tuệ của đạo Phật dùng tâm chuyển tâm, thì không phải là đang tẩy não với một quan điểm sai lạc, thế gian; nó là sự tẩy sạch tâm với cam lồ của quan điểm trí tuệ, đi vượt lên thói quen nghiệp do thay đổi hiện tượng thông thường của chúng ta thành hình tướng thanh tịnh của trí tuệ.

Nếu không có niềm tin và chỉ muốn tìm hiểu về những quan niệm tâm linh từ một quan điểm văn hóa, chúng ta có thể trở thành chai lì và vô cảm với giáo lý thâm sâu mà chưa từng thực sự hiểu chúng. Bất cứ những gì được học dường như có thể trở thành quen thuộc và nhàm chán nếu nó không được nối kết với sự xuất hiện phi thường của năng lượng trí tuệ thanh tịnh. Những gì học được từ thực hành tạo ra niềm tin không thể lay động và luôn không toan tính. Nhưng nếu chỉ muốn tìm hiểu mà không có niềm tin, chúng ta sẽ không quan tâm đến thực hành thực tế bằng việc chỉ lo nắm được ý tưởng của người khác, điều này chỉ tăng thêm những quan niệm không mạch lạc và trì trệ của chính mình. Thậm chí nếu chúng ta nhận được, nghiên cứu, học hỏi và suy nghĩ về những giáo lý, chúng ta sẽ không có kinh nghiệm tâm linh tích cực nếu không có niềm tin và không thực hành chúng. Do việc suy nghĩ rằng mình biết nhiều hơn người khác chỉ là sự nguy hiểm của việc xây dựng kiêu mạn thái quá của một bản ngã học giả không thật. Bất kỳ những gì được biết nhờ trí thông minh thông thường đều đang thay đổi và sẽ tiêu hao vì nó thay đổi. Những quan niệm thông thường không kết nối từ tâm trí tuệ không thể giải nghĩa tri kiến bất tận, không có một quan điểm bao la, ngay cả những ý niệm về Giáo Pháp cũng có thể sử dụng sai để chống đỡ cho bản ngã sinh tử của mình. Bằng cách này, thậm chí những phẩm tính tâm linh có thể dễ dàng trở thành đối nghịch với chúng. Có một niềm tin thực sự là rất khó.

Với người bình thường, tri kiến gây ra nhận thức che ám do tạo ra sự bám luyến vào những gì được biết, giải thích sự nhận thức của hiện tượng vô giới hạn khác qua sự chấp chặt này với một trọng tâm đặc biệt. Nhưng nếu chúng ta thực hành với niềm tin, bản ngã có thể được tịnh hóa qua việc tháo gỡ, xuất phát từ việc biết rằng mọi hoàn cảnh đều là hư huyễn. Điều này giải thoát chúng ta khỏi mọi bám luyến, để không bao giờ bị kẹt trong một nơi đặc biệt sẽ che ám nhận thức về những nơi khác. Không gì có thể tác động đến ta vì mọi việc chỉ là sự phô diễn của trí tuệ. Đó là suối nguồn của niềm tin tự nhiên, siêu phàm, vô phân biệt.

Không chỉ có tri kiến bị sử dụng sai. Bằng cách này, một số hành giả cũng lạm dụng những kinh nghiệm của thực hành. Thay vì giải thoát sự bám luyến vào kinh nghiệm của họ qua hư không rộng mở bao la, họ bám chấp một cách ám ảnh vào những kinh nghiệm của mình với bản ngã thông thường và gia tăng việc tự cho mình là đúng, tạo ra một bản ngã thánh nhân không thật. Trí tuệ vô chướng ngại, nhận biết không bám luyến xảy đến qua ân phước của suối nguồn niềm tin, đó là thực hành một cách đơn giản không bị lầm lạc trong nhiều quan niệm bịa đặt. Điều này không gây ra nhận thức che ám vì nó không bám luyến. Sự bám luyến là chủng tử của mọi che ám.

Thậm chí nếu không thể nhận ra những phẩm tính trí tuệ vì nghiệp che ám của việc tin vào thực tại hữu hình của mình, chúng ta vẫn phải quyết định rằng chỉ vì mình không nhận thức những gì thực tế ở đó. Chúng ta phải tin tưởng mạnh mẽ rằng ngay cả dù chúng ta có vẻ không nối kết, chúng ta vẫn có thể nối kết. Khi ở trong bóng tối, chúng ta tìm đến ngọn đèn để thắp, rồi ánh sáng ngọn đèn chiếu trở lại mình. Chúng ta phải sử dụng nỗ lực, vì niềm tin dựa vào mục đích. Với niềm tin, chúng ta có thể vén bức màn tinh hoa của Giáo Pháp.

Nếu có niềm tin vào những bậc siêu phàm, tự nhiên chúng ta sẽ muốn nghe nhiều hơn về những phẩm tính của các Ngài. Qua việc nghe nhiều này, chúng ta sẽ bị ảnh hưởng bởi những phẩm tính và cố gắng theo gương các Ngài, phô bày cách chúng ta chỉ có thể gia tăng những phẩm tính nhẹ nhàng, vô tận, tích cực của tâm trí tuệ. Giống như cơn mưa hồi phục và làm nước dâng lên trong một con sông, việc có niềm tin để gia tăng những phẩm tính thanh tịnh, tự nhiên như Đức Phật là điều cần thiết.

Bất cứ người nào có mục đích đạt được giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sanh đều phải có niềm tin, đi theo mười gương mẫu của niềm tin trong kinh điển được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã ban: không bao giờ mệt mỏi, giống như một cây cầu chịu đựng nhiều gánh nặng mà không hề than vãn; không hề buồn, giống như một con tàu không nói là chở quá nặng, chẳng hề thay đổi từ bất kỳ hoàn cảnh nào, giống như một ngọn núi; không tăng hay không giảm, giống như tính chất của mặt trời, v.v... Ngoài ra, như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói:

Người không có niềm tin
Không thể có Pháp trắng (thanh tịnh),
Giống như hạt giống bị lửa thiêu
Không thể nảy mầm xanh.

Ý định có niềm tin tạo ra niềm tin. Một ý định rõ ràng là cực kỳ quan trọng trong mọi Giáo Pháp vì nó tập trung năng lượng và vạch rõ mục đích để chúng ta có thể đạt được nó. Không có ý định, năng lượng bị lãng phí, khuếch tán và mất mát, ngăn cản bất kỳ sự thành tựu nào. Nếu có ý định thực hành mạnh mẽ để đạt tới giác ngộ, chúng ta có thể cống hiến mọi hoạt động của mình hướng đến ý định này.

Khi ý định của chúng ta giới hạn thì kết quả cũng sẽ giới hạn như thế. Nếu chúng ta có một mục đích bao la, không ai có thể ngăn cản sự thực hiện của nó vì sức mạnh không thể ngăn chặn của tâm tự nhiên. Điều này được biết rõ ràng từ những hoạt động của các bậc siêu phàm. Nếu chúng ta muốn giúp đỡ và phục vụ người khác qua tình thương, và trở thành như những bậc siêu phàm qua niềm tin bằng cách cầu nguyện và cúng dường đến các Ngài, không mong đợi phần thưởng lập tức, có thật, thì một ngày, năng lực của mục đích bao la này sẽ trở nên vĩ đại như mục tiêu mong ước, cầu nguyện, và cúng dường của chúng ta.

Một số hành giả dường như có ý định tốt có thể phô bày những dấu hiệu của lỗi lầm bên trong khi họ gặp hoàn cảnh. Chẳng hạn, một số người dường như có ý định giải thoát tất cả chúng sanh, nhưng ý định chính của ông ta có thể thực sự là mong ước vì uy tín tâm linh xuất phát từ cảm xúc kiêu mạn. Tuy nhiên, nếu phát hiện điều này trong chính mình, ông ta có thể chuyển hóa nó nhờ sức mạnh của ý định, sử dụng cảm xúc để chuyển đến Giáo Pháp. Qua ảnh hưởng của Giáo Pháp, những cảm xúc có thể được thấy như chúng thực sự vốn là. Nhờ ân phước hiện diện liên tục của vị thầy trí tuệ trong tâm chúng ta, năm cảm xúc [từ năm giác quan] có thể trở thành năm trí tuệ.

Một số người bắt đầu thực hành và nói rằng họ không cảm thấy được bất cứ điều gì nên họ ngưng thực hành. Đó là vì mục tiêu chính của họ là đi tìm cảm giác dễ chịu và hạnh phúc trong đời này hơn là đạt được giác ngộ, sự cao quý phi vật chất, bất tận vượt lên cảm nhận nhất thời. Dù là những cảm xúc thay đổi, và bất cứ những gì thay đổi đều không giá trị, một số người nếu không cảm thấy được nhanh chóng tốt hơn, họ đánh mất niềm tin của họ. Điều này xảy ra vì thói quen đoạn kiến tin vào sự quan trọng của cảm nhận nhất thời và không tin vào trí tuệ phi thực thể xảy đến qua thực hành. Họ không nhận ra rằng sự yếu đuối của thực hành họ không phải là lỗi của Giáo Pháp, mà chỉ là lỗi của ý định chính họ, thiếu niềm tin, và sự chín muồi của nghiệp tiêu cực trước ngăn cản họ thực hành. Tuy nhiên, ngay cả nếu ngưng thực hành, họ sẽ không có một đối trị cho cảm xúc khó chịu và nghiệp không may của họ sẽ tiếp tục. Thay vì ngưng thực hành, họ phải đối diện với những chướng ngại nhằm giải thoát khỏi chúng để đạt tới giác ngộ. Do vậy, thậm chí nếu mong muốn có những cảm xúc tích cực trong đời này, họ có thể tạo ra chúng nhờ tiếp tục thực hành, tạo ra hiện tượng tích cực. Những cảm xúc tự nhiên trở thành tích cực và tâm trở nên mạnh mẽ hơn qua năng lượng của ý định và sự tận tụy của niềm tin. Do không chạy theo cảm xúc tiêu cực của khoảnh khắc đầu tiên mà cố gắng lập tức thay đổi nó bằng những suy nghĩ của Đức Phật và theo dõi khoảnh khắc thứ hai trở thành tích cực và khoảnh khắc đầu tiên đã đi. Tâm chỉ là ảo tưởng khi nó còn nhị nguyên. Tánh giác duy nhất của tâm là tánh Không và không tồn tại ở bất kỳ đâu. Do an trụ trong nhận thức của tâm bất nhị, sự tiêu cực không hiện hữu.

Giáo Pháp hỗ trợ và động viên chúng ta nhất thời ngang nhau trong cuộc đời này, tạo ra sự thanh bình. Nhờ thực hành với niềm tin, tâm được ảnh hưởng bởi những quan niệm của những phẩm tính các bậc siêu phàm, tạo ra năng lượng tích cực trong kinh mạch, khí và tinh túy của thân thể. Bằng cách này, Giáo Pháp giúp ích chúng ta, ngay cả nếu chỉ xét ở khía cạnh lợi ích nhất thời theo sự đo lường đoạn kiến của thân thể tích cực và tác động của tinh thần. Thỉnh thoảng, khi người ta không hạnh phúc vì những hoàn cảnh bi thảm và bất hạnh, không ai có thể giúp đỡ họ cảm thấy tốt hơn. Họ chỉ có thể tự thích nghi bằng cách tin tưởng vào Bổn Tôn và thiền định. Sau đó, họ có thể đi đến bàn thờ và chuyển hóa những hoàn cảnh của họ qua quán tưởng và thiền định, và sự thực hành có thể đem lại bất cứ những gì họ cần. Nếu có thể an trụ trong tâm bất nhị, họ không thể tìm thấy tâm nhị nguyên, nên việc tìm thấy bất cứ sự bi thảm hay cảm xúc nhị nguyên nào là điều không thể có.

Mặc dù tốt nhất là thực hành với cảm xúc, nếu chúng không phát sinh, việc nghĩ rằng thực hành của mình không có hiệu quả là không khôn khéo. Hoặc cảm xúc ngủ ngầm, hoặc thấy rõ, khó chịu, hay dễ chịu, chúng chỉ là sự phô diễn của những hoàn cảnh và do vậy không thể đoán trước. Nếu vì sự trì độn, có những cảm xúc khó chịu nhất thời, chúng ta có thể bị bối rối và tức giận khiến những cảm xúc khó chịu xảy đến qua hoàn cảnh này. Chúng ta có thể tạo ra cảm xúc một cách chủ ý, nếu muốn có cảm xúc để hỗ trợ thực hành của mình. Nhưng không chờ đợi hay lệ thuộc vào cảm xúc, chúng ta chỉ phải thực hành và thúc đẩy chính mình tiếp tục. Thực hành có nghĩa bất chấp hoàn cảnh nào xảy ra, chúng ta không dừng thực hành cho đến khi thực hành được chuyển hóa một cách tự nhiên thành trạng thái không thực hành, đó là sự giác ngộ.

Những cảm xúc bị lãng phí trừ phi ta có thể sử dụng chúng cho thực hành. Nếu đang thực hành, thì thời gian và năng lượng của ta không bao giờ lãng phí vì tạo ra chủng tử hiện tượng Phật tích cực. Với sự tận tâm, niềm tin và sùng kính, suy nghĩ của chính mình là bất khả phân với Đức Phật, chúng ta phải theo dõi tâm mình. Bất cứ lúc nào cảm xúc mạnh mẽ xảy đến qua hoàn cảnh, chúng ta phải lặp lại suy nghĩ của Đức Phật và quan sát tâm mình. Vì cảm xúc không hiện hữu ở bất cứ đâu mà chỉ là thói quen, chúng biến mất tự chúng. Nếu chúng ta nghĩ về hiện tượng liên quan như những cảm xúc, hiện tượng liên quan sẽ gia tăng. Để đạt được giác ngộ, chúng ta cố gắng quên đi bất kỳ những liên quan nào. Chừng nào còn thói quen, chúng ta không thực hành điều này bằng việc phớt lờ hay từ chối hiện tượng liên quan, mà qua thiền định, cho đến khi chỉ có một tâm duy nhất trong sáng, trong đó không hiện hữu bản ngã hay chân lý tương đối. Khi có hiện tượng của chân lý tương đối, chúng ta có thể cầu nguyện và cúng dường Đức Phật. Nhưng khi chúng ta hòa tan vào Đức Phật hoặc Đức Phật tan hòa vào chúng ta, thì Phật không khác mà là bất khả phân với chúng ta.

Thậm chí những cảm xúc tiêu cực có thể được sử dụng cho thực hành. Không có vấn đề tiêu cực khi cảm xúc được chuyển hóa, theo giáo lý ưu việt của Đại Thừa, vì trí tuệ là bản chất thanh tịnh của sự đam mê. Sự đam mê là biểu thị của trí tuệ hiện diện trong tâm chúng ta. Không có đam mê, trí tuệ không thể được khơi dậy. Nếu hiện tượng sinh tử xảy ra, nó chỉ có nghĩa là đam mê được thấy rõ vì chúng đang được sử dụng và trí tuệ thì ngủ yên. Đó là khi trí tuệ trong mỗi chúng sanh ngủ yên, như vậy được gọi là Phật tánh. Nếu trí tuệ được khai mở, dù qua nghiên cứu triết học hay ngồi trong vị trí đại định của tâm bất nhị, và dù được định danh với những ngôn từ thô hay tế, sự khai mở này xuất phát từ việc chú ý với tâm tỉnh thức, đó là sự hướng dẫn đến cốt tủy của đam mê. Khi tâm tỉnh giác không thể diễn tả được nhận ra qua niềm tin vào ngữ của các bậc siêu phàm, trí tuệ phi thường tự nhiên nở hoa không có bất kỳ nỗ lực chú ý nào. Như Ngài Dharmabhadra toàn giác đã nói:

Bầu trời không có hình dáng rõ ràng
Nhưng nó tỏa khắp mọi nơi.

Đôi khi những kinh nghiệm của thực hành được những hành giả mới gán cho nhiều quan trọng và bám luyến vào chúng. Nhưng trong thực tế, mặc dù những kinh nghiệm động viên chúng ta có niềm tin để có thể vượt lên hiện tượng sinh tử thông thường, nhưng có những kinh nghiệm có nghĩa là vẫn còn nối kết với vật chất. Mọi kinh nghiệm chỉ hiện hữu trong mối liên quan đến con đường giác ngộ của hành giả và không liên quan đến kết quả của giác ngộ, vì chúng vẫn còn hiện hữu trong những hoàn cảnh. Chừng nào còn bám luyến thì còn có kinh nghiệm. Mọi thực hành có mục đích gia tăng những kinh nghiệm mới để giải thoát chúng ta khỏi những kinh nghiệm trước, cho đến khi chúng ta thoát khỏi mọi kinh nghiệm để đạt đến phẩm tính tự nhiên của giác ngộ.

Mỗi người chúng ta phải tìm thấy căn bản của niềm tin từ chính tâm mình. Vì những phẩm tính của tâm trí tuệ và hình tướng của chư Phật là vô chướng ngại, không có kết thúc cho lý do có niềm tin. Giáo lý của nhiều bản văn Đại Thừa bộc lộ rằng mọi chúng sanh đều có Phật tánh và có thể giống như vị Phật toàn giác. Ví dụ, trong giáo lý của Uttara Tantra, ba giải thích này đã được truyền dạy. Thứ nhất, Phật tánh xuất hiện từ tâm của mọi chúng sanh. Điều này có nghĩa chúng ta có thể có niềm tin rằng tất cả chúng sanh đều có tiềm năng của tâm giác ngộ. Thứ hai, tự tánh này không khác với bản tánh của bất kỳ chư Phật nào khác và những phẩm tánh không nhỏ cũng không lớn hơn, không cao hay thấp hơn, hay bất kỳ phẩm tánh nào có thể phân biệt với chư Phật. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể có niềm tin rằng, trong mỗi chúng sanh bao gồm chính chúng ta đều có đầy đủ tiềm năng của Phật quả hoàn mãn. Thứ ba, tất cả chúng sanh đều là những vị nắm giữ dòng truyền tinh túy của chư Phật. Điều này có nghĩa chúng ta có thể có niềm tin rằng dòng truyền này không có người sở hữu và được nắm giữ bởi mọi chúng sanh qua Phật tánh sẵn có, điều này phải được chấp nhận là hoàn toàn đúng.

Có thể hỏi rằng, nếu chúng sanh có Phật tánh từ khởi thủy, thì tại sao những phẩm tánh bao la của chư Phật lại không thấy rõ trong họ như trong Đức Phật? Chúng không được thấy rõ chỉ vì chúng sanh không biểu hiện sự tự phô diễn của Phật tánh, vì sự che ám thiếu niềm tin của họ. Những phẩm tánh phi thường của chư Phật luôn thấy rõ vì không ảo tưởng và không phân biệt với sự phô diễn của giác tánh. Chỉ là vì chúng sanh kết những phẩm tính bao la sẵn có này thành vật chất che ám khiến chúng không được thấy rõ. Như đấng chiến thắng trong mọi phương, Mipham Chhogle Namgyal đã nói, một thanh kiếm có năng lực cắt, nhưng năng lực này nhất thời không dễ thấy khi kiếm còn trong bao. Một tấm gương không gợn nhơ có năng lực phản chiếu vô hạn, nhưng năng lực này nhất thời không dễ thấy khi gương còn đặt trong hộp. Nếu thanh kiếm được tuốt khỏi bao hay tấm gương được đem ra khỏi hộp thì năng lực những phẩm tính của nó trở nên dễ nhận thấy. Khi Phật tánh được nhận ra và sử dụng, chúng sanh trở thành tương tự như Đức Phật.

Sự tỉnh giác của Phật tánh tự động khuyến khích niềm tin khai mở trong thực hành. Ngay cả dù tâm vẫn còn tạm thời bị che ám qua những thói quen nhị nguyên, và tánh giác vô chướng ngại, không dấu vết, hoàn toàn trong sáng, vô hình, chưa được nhận biết đầy đủ, thì vẫn có một nối kết giữa sự thiền định của tâm thông thường của thực hành và giác tánh thanh tịnh của đại hư không, giống như mặt nước phản chiếu bầu trời. Mặc dù bầu trời là vô tướng và phi chướng ngại, mặt nước phản chiếu hình tướng bầu trời giống như sự phản chiếu của tâm, giải thích và biểu thị đại hư không. Do vậy, giống như bầu trời vô hình có thể được phản chiếu trong nước, thì tâm trí tuệ có thể được phản chiếu trong tâm dù tâm vẫn còn bị che ám.

Theo giáo lý nội Kim Cương Thừa, ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, và thức là năm gia đình Phật của thân Như Lai, ngữ liên hoa, tâm trí tuệ kim cương, phẩm tính quý báu, và hoạt động hoàn mãn tỏa khắp. Bất cứ người nào giữ giới nguyện (samaya) Kim Cương Thừa nhưng không nhận ra được điều này là đang phá vỡ giới nguyện thứ tám của mười bốn giới nguyện Kim Cương Thừa. Lời nguyện này nói rằng: chúng ta không thể xúc phạm ngũ uẩn vì chúng thực sự là sự biểu hiện của năm gia đình Phật.

Nếu chúng ta hỏi, làm sao ngũ bộ Phật lại hiện hữu trong ngũ uẩn, câu trả lời là chúng sanh chỉ xây dựng ngũ uẩn do không nhận ra ngũ bộ Phật. Bất kỳ người nào đạt được giác ngộ không thể tìm thấy bất cứ gì khác hơn ngũ bộ Phật. Ngũ uẩn thông thường không hiện hữu. Điều này dường như không thể có vì sự hiểu sai rằng ngũ uẩn có thể tách biệt khỏi ngũ bộ Phật, vì chúng có thể tổn giảm, hủy hoại, sinh ra và chết đi. Thực ra, từ khởi đầu vô thủy, ngũ uẩn là ngũ bộ Phật, bất khả phân, vô phân biệt, bất sinh và bất diệt. Nếu chúng ta chỉ tin rằng bất kỳ quan niệm nào khác đều là hiện tượng nhất thời của thói quen xuất phát từ việc không nhận ra Bổn Tôn của năm gia đình Phật bất hoại.

Khi đạt được Bổn Tôn, năm vị Phật tương tự như tâm tỉnh giác của chúng ta, vượt lên vật chất và sự có thể hủy hoại. Khi mọi hình tướng được chuyển hóa thành bản chất duy nhất của tâm mình, đó hoàn toàn là vị Bổn Tôn tự nhiên, không có gì còn để lại của những kết tập nhị nguyên (uẩn). Do vậy, ai tách biệt ra? Ai suy giảm? Ai sinh ra? Ai chết đi?

Có vô số tên gọi cho những phẩm tính khác nhau của Bổn Tôn, nhưng những phẩm tính này có thể khái quát hóa thành ba phạm trù khởi nguyên và sự xuất hiện của Bổn Tôn. Khởi nguyên của Bổn Tôn là không gian bao la trong sáng. Không ai có thể tác động nó, nên nó là trí tuệ anh hùng chiến thắng vô điều kiện. Nó là sự chiến thắng vì ngũ uẩn thông thường và ma quỷ của thói quen nhị nguyên bị đánh bại bởi vũ khí hủy diệt của sự giác ngộ trí tuệ Bổn Tôn.

Bất cứ hiện tượng nào từ khởi nguyên của trí tuệ chiến thắng anh hùng trong sáng này đều là sự phản chiếu, nên bất kỳ âm thanh, sắc tướng, hoặc tỉnh giác của phẫn nộ hay hiền minh vô chướng ngại phát sinh phải là sự chiến thắng. Đây là bản tánh của Bổn Tôn, đó là hình tướng tự nhiên hoàn toàn thanh tịnh.

Sự xuất hiện của Bổn Tôn như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Liên Hoa Sanh, Tara, Vajrayogini, Saraswati, Mandarava, Yeshe Tsogyal và vô số những bậc siêu phàm lưu xuất ân phước với âm thanh, sắc tướng và tỉnh giác cao nhất trong phạm vi hiện tượng của chúng sanh để làm lợi ích họ. Những bức tượng, đối tượng thiêng liêng, ngữ trí tuệ trong hình thức của giáo lý khẩu truyền hay bản văn, những điện thờ linh thiêng, và kiến thanh tịnh cũng đều là sự biểu lộ của Bổn Tôn xuất hiện để chúng sanh có thể tịnh hóa những che ám và tích lũy công đức, trí tuệ.

Những lưu xuất khác nhau của Bổn Tôn có thể biểu hiện trong những nguyên tố êm dịu để an ủi chúng sanh, như cây cối và những nơi trú ẩn khi họ cần bảo vệ, hay thực phẩm khi họ bị đói. Khi chúng sanh cần một hỗ trợ để cư trú, Bổn Tôn có thể xuất hiện trong nguyên tố đất như mặt đất. Khi chúng sanh cần nước uống, Bổn Tôn có thể xuất hiện trong nguyên tố nước để làm họ hết khát. Khi chúng sanh bị lạnh, Bổn Tôn có thể xuất hiện trong nguyên tố lửa để giữ họ được ấm. Khi chúng sanh mệt mỏi vì nóng, Bổn Tôn có thể xuất hiện như những làn gió nhẹ nhàng trong nguyên tố gió để làm mát và làm họ khỏe lại. Khi chúng sanh trong hầm hố của sự chán nản ngã lòng, Bổn Tôn có thể xuất hiện như hư không để giải thoát họ.

Ngay cả dù Bổn Tôn tự nhiên là không thể hủy diệt và có vô lượng phẩm tính, bất cứ người nào không tin và không có niềm tin vào điều này vì thói quen của ảo tưởng sẽ luôn tự hủy hoại mình bằng việc đi từ sinh tử đến luân hồi. Nhưng do tin vào những phẩm tính vô song, không thể cạn kiệt, không thể nhận thức của trí tuệ Bổn Tôn, Pháp Thân linh thiêng được nhận ra.

Cho đến khi không còn bất kỳ hiện tượng sinh tử nào, chúng ta có thể dựa vào trí tuệ xuất phát từ hoàn cảnh. Điều này có nghĩa là chúng ta dựa vào hoàn cảnh của vị Thầy, giáo lý, và chính tâm mình để gia tăng những phẩm tính trí tuệ cho đến khi nhận ra và an trụ với sự tự tin trong trí tuệ tự tỏa sáng. Với niềm tin xác quyết vào sự bất bại của Đại Viên Mãn, chúng ta có thể nhận ra rằng tâm không ảo tưởng là tâm tỉnh giác, ý thức không ảo tưởng là tâm trí tuệ, và nền tảng của mọi hiện tượng không ảo tưởng là sự bất khả phân trong sáng của hư không và hình tướng.

Thậm chí dù tâm trí tuệ là không thể diễn tả, không thể nhận thức và không đặc tính, để tạo ra niềm tin và sự hiểu biết trong những hành giả mới, nó có thể được mô tả như giác tánh độc nhất thoát khỏi tâm nhị nguyên. Để đạt tới sự vô đặc tính của tâm trí tuệ, chúng ta phải thay đổi những thói quen trước của mình thành thói quen mới qua niềm tin, thực hành và thiền định. Để phát triển sự tỉnh giác của tâm trí tuệ bất nhị, hành giả dựa vào nhiều phương pháp sử dụng sự hỗ trợ của mọi tích lũy đạo đức như cầu nguyện, tụng niệm mantra, quán tưởng và thiền định, theo sự lựa chọn những nghi quỹ tùy theo cách giải thích của họ. Khi thiền định được tác động bởi tâm trí tuệ, ngay cả hiện tượng bất tịnh, còn dư sót của hành giả phát sinh từ thói quen thông thường của những kiếp trước có thể tạo ra thành hiện tượng thanh tịnh, giống như nhiên liệu thô tạo ra ánh sáng của lửa. Với thực hành, ngọn lửa của thiền định tiêu hao nhiên liệu hiện tượng bất tịnh còn dư sót để làm tiêu tan thói quen thô và trí tuệ được tỏa khắp.

Kinh nghiệm của trí tuệ hành giả xảy đến từ hoàn cảnh là phi thường và thanh tịnh so với hiện tượng thế gian thông thường vì không gây ra bất kỳ sự thô nặng, sinh tử, đau khổ liên tục nào. Dần dần, qua thực hành, ngay cả những quan niệm vi tế, hữu hình, suy giảm như một dấu hiệu của sự tiếp cận tâm trí tuệ trong sáng. Bởi vì những quan niệm vi tế này tự nhiên biến mất qua tự nhận biết, không có cơ hội cho chúng tạo ra cặn lắng của thói quen. Ví dụ, khó có thể vẽ lên bầu trời vì không có chỗ để đặt màu vẽ, giống như khái niệm không thể đặt trong trí tuệ của hư không trong sáng. Không cần thiết phụ thuộc vào trí tuệ xảy đến từ hoàn cảnh khi tâm trí tuệ rộng mở, hoàn toàn thoát khỏi mọi hoàn cảnh, vì trí tuệ này không khác với tâm giác ngộ của chư Phật.

Nếu muốn nhận được ân phước của sự tỉnh thức giác ngộ, chúng ta chỉ cần gia tăng niềm tin và sự sùng kính. Ân phước của Giáo Pháp không bao giờ suy giảm và luôn hiện diện để nối kết với chúng ta. Khi thực hành để nhận ra điều này, chúng ta phải nhận ra rằng, khi ân phước được tiếp nhận chúng phải được dung chứa và không bị tản mát. Hãy bàn luận thực hành với vị thầy có thể cởi trói cho tâm chúng ta. Tuy nhiên, không có trí tuệ tự tin không bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh, khi những hành giả chưa kinh nghiệm nói chuyện tình cờ về thực hành với người khác chỉ tạo ra những quan niệm vật chất về những gì đúng và sai. Điều này gây ra chướng ngại cho việc tiếp nhận ân phước của thực hành, quấy rối năng lượng của chúng ta bằng việc tạo ra mâu thuẫn và xung đột. Vì mục tiêu của thực hành là phát triển năng lượng trí tuệ, chúng ta phải chứa đựng năng lượng này chỉ với một tâm đơn giản, trong sáng. Thật khó duy trì ánh sáng rực rỡ bên trong mà không bí mật về thực hành của chúng ta. Bằng cách này, không làm phân tán nó, chúng ta có thể bảo tồn và làm tăng thêm năng lượng trí tuệ khi nó phát sinh.

Khi những che chướng dày đặc, nặng nề và sự thiếu niềm tin ngăn cản ta không thấy được hình tướng Phật thanh tịnh, phương pháp duy nhất là dựa vào trí tuệ vị thầy của chúng ta, người đã giới thiệu Phật tánh qua giáo lý, quán đảnh hay chỉ thẳng. Thậm chí dù có mặt trời, nếu không có kính lúp thì khó có thể nhóm được lửa. Tương tự, ngay cả khi có vô số năng lượng trí tuệ hiện thân nơi chư Phật và Bồ Tát, nếu không có vị thầy thì việc mở ra Phật tánh của chúng ta thật khó.

Niềm tin và tình thương thật sự xuất phát từ vị thầy trí tuệ, nguời hiển bày ý nghĩa thực sự của những lời này. Chúng ta phải đặc biệt tin vào trí tuệ vị Thầy của mình, người đã phô bày con đường giác ngộ. Như Ngài Drigung Kyobpa Jigten Gonpo đã nói:

Nếu mặt trời sùng kính của con không chiếu sáng
Đến thân lama, thân núi tuyết của bốn kaya,
Dòng nước ân phước sẽ không thể rơi xuống.
Thế nên con phải kiên trì với lòng sùng kính tha thiết.

Những vị Thầy có thể biểu hiện những phẩm tính khác nhau với những đệ tử khác nhau tùy theo tâm của mỗi đệ tử. Loại giáo lý thích hợp với mỗi người phải được cân nhắc để giữ họ không bị lãng phí tiềm năng. Như Đức Rigdzin Jigmed Lingpa đã nói, những vị thầy trí tuệ là “theo chân lý tương đối, có thể thích hợp với truyền thống của mọi người, và theo chân lý tuyệt đối thì mâu thuẫn với bất kỳ truyền thống nào.” Đức Phật đã nói rằng vị thầy tốt nhất là người có thể giảng dạy theo những khả năng cá nhân, thích nghi với hiện tượng nghiệp của mỗi người. Không có mâu thuẫn trong việc giảng dạy những đệ tử khác nhau bằng nhiều phương pháp khác biệt, vì bất kỳ phương pháp nào đều có thể được dùng nếu có lợi ích. Tinh hoa của mọi giáo lý đều như nhau, mà theo Bồ Tát đạo là tình thương bao la khơi gợi niềm tin sâu sắc khiến giải thoát khỏi đau khổ và dẫn đến giác ngộ. Giống như một cái bánh có vị ngọt, dù người ta ăn nó ở bất kỳ nơi đâu, sự hướng dẫn của một vị thầy trí tuệ phản ánh bất cứ phương tiện thiện xảo nào sẽ giải thoát chúng ta đến giác ngộ, để khả năng của mỗi người được sử dụng hoàn toàn, từ bất kỳ quan điểm nào chúng ta đã được dạy.

Theo truyền thống đạo Phật, những vị thầy của Giáo Pháp không tư duy theo cách thông thường và không bao giờ từ bỏ và lãng quên một khi các Ngài đã dạy chúng ta. Những vị thầy Phật giáo không chỉ dẫn dắt chúng ta trong đời này. Các Ngài dẫn dắt chúng ta cho đến khi đạt được sự tự tin như những vị thầy của mình. Do tin tưởng các Ngài an trụ cùng với tất cả chư Phật, Ngài dẫn dắt chúng ta thoát khỏi mọi hiện tượng đau khổ, phàm tục, để đạt đến cực lạc trong sáng không dấu vết của giác ngộ.

Thậm chí nếu chúng ta không thực hành theo cách phức tạp với nhiều Bổn Tôn, tất cả Bổn Tôn đều được dung chứa trong vị thầy trí tuệ của mình, bậc chỉ có những phẩm tính tích cực. Bất cứ lúc nào thói quen tiêu cực khởi lên, chúng ta phải lập tức nhớ đến những phẩm tính tích cực này và nhận ra thói quen thông thường của mình là tập khí. Bằng cách này, chúng ta có thể chuyển hóa mọi thói quen thành Bổn Tôn, mà tinh hoa là vị thầy chúng ta, bản chất là tất cả chư Phật. Những phẩm tính của Bổn Tôn là không thể diễn tả, vì ta không thể nhận thức về các Ngài, nhưng chúng ta có thể nghĩ rằng Bổn Tôn có nghĩa là hoàn thiện, đầy đủ, bao la, những phẩm tính lợi ích xuất hiện trong hình dạng, âm thanh và tỉnh giác hữu hình hay vô hình. Chúng ta thực hành với nhận thức này theo truyền thống và nghi quỹ trong hiện tượng bất khả phân với thầy mình, nghĩ tưởng Bổn Tôn của thầy mình và duy trì trong phạm vi hiện tượng bất khả phân của thầy mình.

Một số người tự mình tạo ra sự nhầm lẫn do từ bỏ vị thầy trước và bắt đầu với vị thầy mới. Nhưng theo truyền thống của đạo Phật, chừng nào chúng ta còn thọ quy y nơi Tam Bảo và ở một vị thầy, thì chúng ta không bao giờ từ bỏ các Ngài. Chúng ta không thể bỏ nguyện thọ quy y cho đến khi tìm được một vị thầy mới, giống như thuê một căn nhà cho đến khi tìm được căn khác, mà là cho đến khi ta đạt được giác ngộ. Sự trung thành là một nguyện samaya. Nếu thấy đối nghịch với những gì nghe được từ một vị thầy trí tuệ, ta phải nhìn vào thói quen tiêu cực của mình và lập tức cố gắng loại bỏ nó, không để lại một chủng tử nào có thể gây ra thói quen đối nghịch trong tương lai.

Một số người quan tâm học hỏi những quan niệm không phải là thực hành của đạo Phật. Không có thực hành, những phẩm tính trí tuệ không được nở hoa. Nếu không phát triển những phẩm tính trí tuệ, sau này những người đó sẽ hối tiếc về sự quan tâm của họ đến Phật giáo, nghĩ rằng Phật giáo không có hiệu quả tốt đối với họ. Thay vì nuôi dưỡng niềm tin và thực hành, họ lại từ bỏ. Điều này xảy ra vì từ ban đầu mục tiêu của họ là học hỏi những quan niệm có thực, chỉ sử dụng cho nhu cầu nhất thời của cuộc đời này. Bất cứ những gì họ học được đều dễ dàng phai mờ và bị phân tán, vì chỉ được học qua sự khái niệm hóa và không nối kết với phẩm tính bao la của giác tánh bổn nguyên.

Nếu muốn có niềm tin, chúng ta phải có ý định tạo một nỗ lực mạnh mẽ. Trong Giáo Pháp, tạo một sự tận tâm hoàn toàn cho cuộc sống chúng ta là cần thiết. Vì mọi sự trong hiện hữu thông thường là tạm thời, tạo ra bởi thói quen và liên tục thay đổi, chúng ta càng cố gắng làm, thì nó càng trở nên vô thực chất. Chúng ta phải suy nghĩ sâu sắc về điều này và những gì thực sự đúng và có ý nghĩa. Vì bản tánh của tâm là vô chướng ngại, bất kỳ những gì chúng ta hướng đến là để xảy ra. Do chấp nhận điều này, và qua những kinh nghiệm xuất phát tự nhiên từ sự tận tâm mạnh mẽ, chúng ta phải thực hành với quyết tâm để biết tâm chính mình, để thay đổi tự thân và giúp người khác hướng đến giác ngộ.

Với nhiều người, chướng ngại lớn nhất để có niềm tin là nhận thức bất tịnh của họ, bất cứ những gì qua đó đều bị hiểu sai. Nếu những phẩm tính tâm linh của chúng ta không phát triển, nó ngăn cản chúng ta không thể nhận ra những phẩm tính thâm sâu nơi người khác. Thế nên, thậm chí nếu chúng ta có thể gặp được những vị thầy và giáo lý siêu phàm của đạo Phật, chúng ta sẽ không thể hiểu được sự quý báu ra sao. Nếu tham gia vào những hoạt động Giáo Pháp và kết giao với những người quan tâm đến Giáo Pháp mà không nếm được chân lý của Giáo Pháp qua thực hành, ta sẽ không hiểu được ý nghĩa của Pháp qua kinh nghiệm của chính mình. Do vậy, chúng ta không thấy được ý nghĩa không thể diễn tả, vô giá của Giáo Pháp một cách rõ ràng, chúng ta sẽ chỉ bám giữ vào những nhận thức thông thường của mình mà không nhận ra những phẩm tính tâm linh phi thường của người khác. Nếu nhận xét những bậc siêu phàm với thói quen thế gian và những phóng chiếu tiêu cực của mình, chỉ làm gia tăng sự che ám cho chính chúng ta. Bất cứ những gì vượt trên hiện tượng thế gian đều không thể được hiểu bằng những lý lẽ thế gian.

Những người không may mắn bám luyến mạnh mẽ vào những nhận thức bất tịnh của họ, ngay cả không giải thoát họ với hoàn cảnh tích cực nhất của ân phước những vị thầy thanh tịnh. Họ chỉ thấy sự che ám của chính họ nơi người khác. Thay vì sử dụng hiện tượng sinh tử của họ để tạo ra hiện tượng mới, tích cực qua thực hành, họ lại tin vào những quan niệm che chướng và những nhận xét đột xuất không đúng hơn là trong Giáo Pháp và vị thầy của họ. Ngay cả khi một vị thầy siêu phàm hiển bày con đường giác ngộ, người ta có thể sử dụng sai cơ hội này và liên kết với thầy họ như đối tượng của sự nhận thức sinh tử của chính họ, thay vì tiếp nhận Ngài như sự phản chiếu của những phẩm tính trí tuệ giác ngộ mà họ có thể hợp nhất.

Phẩm tính của những bậc siêu phàm chỉ có thể nhận ra bằng việc phát triển gia tăng tỉnh thức. Với những người bắt đầu thấy được những phẩm tính này qua thực hành, niềm tin sẽ tự động phát sinh qua bằng chứng của kinh nghiệm chính họ và nhận thức thanh tịnh của sự tự khám phá. Với thực hành, ảnh hưởng của nhận thức bất tịnh, không trong sáng, hỗn loạn được tịnh hóa bởi ảnh hưởng của năng lượng trong sáng, an định của tâm bản nhiên.

Những vị thầy trí tuệ có thể đảm đương bất kỳ vẻ ngoài nào sẽ lợi ích, xuất hiện đến chúng ta trong bất cứ cách nào để mở ra những phẩm tính trí tuệ sẵn có của chúng ta. Ví dụ, đôi khi những vị thầy trí tuệ có thể xuất hiện để phê phán và không đồng ý với đệ tử của các Ngài trong lúc bộc lộ trí tuệ thấu suốt, và đôi lúc những vị thầy trí tuệ có thể xuất hiện để chấp nhận và đồng ý với đệ tử các Ngài trong lúc bộc lộ trí tuệ thanh thản. Chúng ta không thể đánh giá những vị thầy siêu phàm với tâm nhị nguyên, vì hoạt động của các Ngài vượt trên sự hiểu biết thường tình.

Bất cứ những gì vị thầy trí tuệ nói và làm là không giới hạn và tùy thuộc vào sự hiểu biết của cá nhân ra sao. Qua cá nhân mình, hiện tượng tích cực mà chúng ta làm gia tăng những phẩm tính tự nhiên của tâm tỉnh giác. Với nghiệp của người may mắn có thể gặp được một vị thầy tâm linh có thể giới thiệu và phản ánh bản tâm, chúng ta có thể sử dụng bất cứ những gì xảy ra trong phạm vi nối kết quý báu này để dẫn dắt chúng ta đến giác ngộ.

Ý nghĩa sâu xa nhất của giáo lý là không phải hình thức hoặc vẻ ngoài của bất kỳ giáo lý đặc biệt nào, mà là sự hội ngộ của giáo lý với tâm để mở ra tâm trí tuệ. Thật ra, mọi sự đều là giáo lý vì mọi sự là hiện tượng, và mọi hiện tượng là giáo lý nếu chúng ta biết cách sử dụng điều đó. Những bậc siêu phàm có thể giảng dạy bất cứ điều gì, vì tâm trí tuệ là vô chướng ngại và phản ánh mọi thứ qua lòng bi vô điều kiện. Đức Phật có thể là bất cứ hiện tượng gì.

Giáo lý thực sự là không biết bất cứ điều gì qua tâm nhị nguyên, vì ý nghĩa của giáo lý thực sự là đạt tới giác ngộ. Nhờ kết nối Phật pháp với niềm tin, chúng ta có thể gia tăng hiện tượng thanh tịnh của mình cho đến khi chúng trở thành tương tự như hình tướng thanh tịnh, rỗng rang của Đức Phật. Ngài đã nói: “Ta chưa từng nói điều gì, chúng sanh chỉ nghe qua hiện tượng của chính họ.” Vì những phẩm tính thực sự xuất phát từ bên trong, chúng ta phải thực hành để có thể tìm thấy cảm hứng cho chính mình. Lợi ích của lòng bi Đức Phật xuất phát từ hiện tượng của chúng sanh. Lòng bi này hoàn toàn tự nhiên và vô chướng ngại, không có bất kỳ điều kiện nào của cái tôi hay người khác. Lợi ích còn xảy ra liên tục và vô nỗ lực như kết quả của sự khao khát và cầu nguyện trước đó.

Nếu muốn phát triển liên tục, tình thương bao la không bị ảnh hưởng bởi những hoàn cảnh tạm thời, chúng ta phải tạo niềm tin, vì tình thương thật sự xuất phát từ niềm tin. Tình thương thông thường không nối kết với niềm tin tùy thuộc vào những phản ứng có thể thay đổi của người khác, tăng hay giảm tùy theo cách tình thương đó được đối xử ra sao và có thể chuyển thành thù hận hay lãnh đạm. Loại tình thương này có sự mong cầu và không thực sự cho đi. Thông thường, tình thương đoạn kiến cuối cùng luôn gây ra hối tiếc vì nó mong cầu một phản ứng hữu hình bình thường, đi từ sự biểu lộ này đến sự biểu lộ khác và từ hình thức vật chất này đến hình thức vật chất khác. Ngay cả khi người khác đáp ứng lại tình thương thông thường mà ta dành cho họ theo cách mà ta mong muốn, sự đáp ứng đó không bao giờ thỏa mãn chúng ta một cách tuyệt đối. Mặc dù họ có thể muốn ta thương họ theo cách đặc biệt, nhưng ta lại thương họ theo một hình thức khác không phải theo cách họ muốn. Vì thế, dù ta có thể thương họ với năng lượng và lòng tốt tích cực, điều ấy vẫn có thể gây ra phản ứng tiêu cực từ họ vì nó không theo cách riêng mà họ mong muốn. Thay vì tăng trưởng tình thương, tình thương chúng ta dành cho người khác có thể gây ra thất vọng và phản ứng ngược lại như sự tàn nhẫn, do tất cả phẩm tánh trong sinh tử đều có khả năng chuyển thành sự đối lập của nó. Bởi vì không bao giờ có bất cứ thứ gì bền vững, sự nối kết thích hợp trong tình yêu thông thường do sự mất cân bằng nghiệp kiếp trước cuối cùng sẽ tạo nên sự không thỏa mãn, bất hạnh, phiền muộn và làm chúng ta rơi vào trạng thái giữa hy vọng và vỡ mộng.

Lòng bi, tình thương ban phát của những bậc siêu phàm luôn không có mong cầu, chưa từng gây ra hối tiếc, và luôn nối kết với chúng ta vì lòng bi là sự bất tận. Qua nghiệp che ám trước, chúng ta có thể không nhận ra tình thương liên tục thực tế này. Nhưng nếu không nghi ngờ, chúng ta cố gắng với niềm tin sâu xa để gia tăng suối nguồn của tình thương này, đó là sự tỉnh thức vô điều kiện của tâm trí tuệ chính mình, tình thương sẽ phát sinh tự nhiên.

Đôi khi những hành giả có nhận thức cao tràn đầy tình thương vĩ đại hướng đến người khác như một kết quả của sức mạnh thực hành. Họ hoạt động có vẻ thái quá và bất cẩn vì họ không bám luyến vào những hiện tượng thế gian hoặc sự suy tính của phong tục xã hội. Điều này không giống như người bình thường. Mặc dù người bình thường có vẻ không quan tâm về những gì người khác nghĩ hay mong cầu, trong thực tế họ rất quan tâm đến hạnh phúc của chính họ và sẽ cảm thấy bất hạnh khi gặp những hoàn cảnh tiêu cực. Ngược lại, những hành giả thực sự đã vượt lên hiện tượng thông thường lại đặc biệt không quan tâm đến chính họ, mà quan tâm sâu sắc đến người khác. Họ không còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi những hoàn cảnh vì hiện tượng thanh tịnh từ trí tuệ tỉnh giác của chính họ hùng mạnh hơn. Do ân phước này, hoạt động của họ làm lợi ích người khác một cách tự nhiên. Hoạt động tự phát của tâm giác ngộ hoàn toàn vượt trên sự hiểu biết nhị nguyên, luôn biểu hiện với tinh hoa của lòng đại bi này.

Việc tạo ra đối tượng của tình thương qua trung tâm sự chú ý của trí tuệ vĩ đại với sự hiện diện các bậc siêu phàm là cần thiết cho chúng ta. Sau đó, chúng ta có thể tạo ra sự kỳ diệu của những phẩm tính tâm linh nở rộ qua niềm tin bao gồm tình thương vô song của lòng đại bi. Bằng cách trở nên giống như Đức Phật qua ân phước của các Ngài, nhiều chúng sanh sẽ bị lôi kéo bởi phẩm tính ban phát tình yêu của chúng ta, cũng giống như đàn ong bay lượn quanh hương thơm của hoa sen mặc dù hoa sen tự nó không hề có ý niệm hay mong muốn hấp dẫn đàn ong. Ngay cả khi lớn lên từ đầm lầy, hoa sen vẫn không bị che chướng và ảnh hưởng bởi bùn của đầm lầy, nở hoa và đưa hương thơm ngào ngạt mà không mong cầu gì cả. Khi tình thương hòa quyện với niềm tin, đó là sự biểu hiện của năng lượng tâm linh đem lại lợi ích cho chúng sanh và là sự cúng dường tự nhiên đến các bậc siêu phàm. Như đã có câu:

Không có phương pháp nào làm chư Phật hạnh phúc
Khác hơn là làm thỏa mãn mọi chúng sanh.

Trong một bài nguyện của Đức Rigdzin Jigmed Lingpa đã nói:

Bất cứ những gì đem lại lợi ích cho chúng sanh đều đem lợi ích cho các Đấng Chiến Thắng.
Thế nên, như Đức Phật đã nói, “Bản thân Ta và tất cả chúng sanh đều chia sẻ đau khổ và hạnh phúc.” Qua phẩm tánh này của thật tánh những bậc siêu phàm, mong các ngươi bảo vệ chúng sanh khỏi đau khổ.

Nhờ nghe và tin vào ngữ của Đức Phật và thực hành với niềm tin sâu xa, tình thương thanh tịnh và liên tục có thể gia tăng đến khi không bị tác động bởi bất kỳ bám luyến thông thường nào. Qua trí tuệ thấu suốt phát sinh từ niềm tin, mọi hiện tượng có thể được hiểu một cách rành mạch, để những gì không phải tình thương thực sự và những gì là tình thương thực sự đều biết một cách rõ ràng. Bất cứ những gì được biết qua trí tuệ thấu suốt không bám chấp không bao giờ gây ra bất kỳ tiêu cực nào đến những người khác hoặc bất cứ sự tự thù ghét nào, vì nó bất khả phân với sự hóa hiện của lòng đại từ. Qua những phẩm tính phát sinh của hiện tượng phụ thuộc lẫn nhau, sức mạnh của năng lượng tình thương này nối kết với người khác và có thể trải rộng đến nhiều chúng sanh. Những hành giả của Kim Cương Thừa đặc biệt có thể phát triển tình thương không lệ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài nhờ chuyển hóa mọi chúng sanh và hoàn cảnh thành hiện tượng tình thương Bổn Tôn bao la qua quán tưởng và tâm xác quyết. Do ảnh hưởng của trí tuệ trong sáng, những hành giả này không mong cầu tình thương nhị nguyên, thông thường, dễ thấy, vì họ đã hoàn toàn đầy đủ với tình thương vô dục, bất nhị không chấp vào bản ngã và người khác. Khi tình thương giới hạn của thói quen đoạn kiến trước đó phát triển thành lòng đại từ của tình thương bao la của Bồ Tát, nó là lòng bi bất tận ngay cả khi trải rộng đến tất cả chúng sanh, ban năng lượng tích cực cho họ không cần đáp trả dù nhận được hay không. Tình thương vĩ đại này xuất phát từ niềm tin, nối kết chúng ta với ân phước tâm trí tuệ của các bậc siêu phàm, để mọi sự bao gồm tình thương và niềm tin trở nên sâu xa và thanh tịnh. Và cuối cùng do không có bất kỳ mong cầu, điều kiện hay mục đích, tình thương trở nên sự lưu xuất vô chướng ngại của tình thương tự nhiên, vô giới hạn, vô mục đích của lòng đại bi của giác ngộ.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1500 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.97.9.168 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (203 lượt xem) - Hoa Kỳ (15 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...