Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Lá thư hằng tuần »» Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 20 - năm 2024 »»

Lá thư hằng tuần
»» Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 20 - năm 2024

Donate

(Lượt xem: 3.042)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 20 - năm 2024

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Hôm nay là bài chia sẻ Phật pháp lần thứ 20, là bài cuối cùng tìm hiểu về bát chánh đạo và cũng là bài cuối cùng về 37 phẩm trợ đạo. Phần cuối cùng trong bát chánh đạo là chánh định (正定), tức là sự an định chân chánh. Tất nhiên, ở đây là nhấn mạnh đến tâm an định nhiều hơn việc giữ thân an định.

Cũng cần lưu ý rằng tâm an định có hai trường hợp. Đối với những bậc đã giác ngộ thì tâm an định là một trạng thái tự nhiên vốn có, không cần phải có sự cố gắng hay nỗ lực để đạt đến, giống như mặt nước vốn tĩnh lặng, chỉ cần không có bất kỳ sự khuấy động nào thì mặt nước sẽ phẳng lặng. Trong thực tế, bất kỳ một tác động nào nhằm làm cho mặt nước phẳng lặng thì thật ra chỉ gây ra tác động ngược lại, làm mất đi sự tĩnh lặng vốn có. Do đó, sự an định của bậc giác ngộ thì tự thân nó đã luôn luôn là chánh định.

Nhưng đối với tất cả những người phàm phu thì không phải vậy. Tâm an định của phàm phu là kết quả của sự tu tập, không phải trạng thái tự nhiên có được. Hơn thế nữa, tùy theo sự nỗ lực công phu mà người tu tập đạt đến trạng thái an định nhiều hay ít, sâu hay cạn. Và do vậy, chúng ta chỉ có thể đạt được chánh định bằng vào những phương pháp tu tập chân chánh, nghĩa là đúng theo lời Phật dạy. Rất nhiều phương pháp của thế tục cũng đưa đến sự định tâm, nhưng với phương pháp sai lệch, sự khởi tâm không chân chánh thì người tu tập sẽ đạt đến tà định chứ không phải chánh định. Lấy ví dụ, từ trước khi đức Phật ra đời, Ấn Độ đã có rất nhiều phương pháp tu thiền định, tuy nhiên không có pháp tu nào đưa đến sự giải thoát sanh tử như Phật dạy, do đó ta biết rằng đó đều không phải là chánh định.

Tu tập chánh định theo lời Phật dạy phải dựa trên nền tảng của tất cả các pháp chánh kiến, chánh tư duy, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh ngữ, chánh tinh tấn, chánh niệm như chúng ta đã tìm hiểu. Khi đã có sự nhận hiểu chânh chánh và rèn luyện, tu tập thân tâm, giữ cho ba nghiệp thân khẩu ý đều chân chánh đúng theo chánh pháp, chúng ta sẽ kiểm soát và dứt trừ dần các tập khí xấu ác, giúp cho trong tâm không còn nhiều sự vọng động, thôi thúc. Đó chính là những nền tảng căn bản để tu tập chánh định.

Tâm an định là kết quả của sự dừng lắng tâm ý qua quá trình tu tập dứt lìa tham sân si, dứt trừ mọi tập khí xấu ác. Do đó, tu tập chánh định không phải là sự nỗ lực, cố gắng cưỡng ép tâm thức đi vào sự an định. Những nỗ lực như vậy không thể mang lại kết quả. Tâm an định phải là một trạng thái tự nhiên có được khi mọi sự mong cầu, lo lắng, mừng vui cho đến những tâm niệm ganh ghét, đố kỵ, tham lam… đều không còn nữa. Người đạt được chánh định như vậy thì dù đi đứng nằm ngồi, dù ngày hay đêm cũng đều an trú trong chánh định.

Tuy nhiên, trong tiến trình tu tập thì những kết quả như vậy không thể nhất thời đạt đến. Do vậy, chúng ta vẫn cần phải có sự kiên trì rèn luyện mỗi ngày. Và phương thức rèn luyện tốt nhất cho người mới bắt đầu vẫn là thực hành thiền tọa có thời khóa. Mỗi ngày, chúng ta có thể thực hành một hoặc hai lần, vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Thời gian thiền tọa có thể tùy theo mỗi người, nhưng không nên ít hơn 15 phút và cũng không cần kéo dài quá 1 giờ. Điều quan trọng là sự kiên trì, điều độ, để tập thành một thói quen cho cả thân và tâm.

Phật dạy nhiều phương pháp khác nhau dành cho người mới bắt đầu tu tập thiền tọa. Mỗi người có thể tự chọn phương pháp thích hợp cho riêng mình thông qua trải nghiệm của tự thân. Có người áp dụng phép đếm hơi thở (sổ tức), hoặc chỉ cần tỉnh giác theo dõi hơi thở vào ra trong suốt thời gian ngồi thiền. Cũng có người thực hành niệm Phật, trì chú. Tất cả các phương pháp trong bước đầu đều hướng đến sự dừng lắng của ý thức, không còn chạy theo những vọng niệm lăng xăng như thói quen. Do vậy, trong thời gian dành cho thiền tọa thì mọi sự lo nghĩ, mưu cầu tính toán đều phải gạt bỏ, xem như đã hoàn toàn thoát ly khỏi mọi việc thế gian. Tuy vậy, những vọng niệm lăng xăng vẫn rất dễ khởi sinh, nên người tu tập phải luôn tỉnh giác để kịp thời nhận biết và buông bỏ. Buông bỏ có nghĩa là “phớt lờ đi”, không chạy đuổi theo những vọng niệm ấy, hoàn toàn không cần thiết và cũng không nên cố gắng xua đuổi hay ngăn cản các vọng niệm. Chỉ cần “phớt lờ đi” thì trong chốc lát những vọng niệm ấy sẽ tự nhiên tan biến mất. Tất nhiên, rồi sẽ có những vọng niệm khác lại chực chờ khởi sinh, nên người tu tập lại phải tiếp tục tỉnh giác nhận biết.

Tiến trình nhận biết và dừng lắng các vọng niệm như vậy vào lúc ban đầu thường có vẻ như vô vọng, vì người tu tập có cảm giác như vọng niệm càng lúc càng khởi sinh nhiều hơn. Nói cách khác, họ không thấy có sự tiến triển tốt hơn trong tu tập. Tuy nhiên, sự thật không phải là như vậy. Chỉ cần chúng ta kiên trì tu tập qua thời gian, chắc chắn tâm thức sẽ ngày càng tĩnh lặng hơn, và đó chính là con đường đi dần đến sự an định.

Với sự kết hợp đồng thời cả 8 chi phần trong bát chánh đạo, chúng ta sẽ theo đuổi được con đường tu tập chân chánh do đức Phật chỉ dạy. Mỗi một pháp tu vừa mang lại kết quả của pháp đó nhắm đến, chẳng hạn như chánh ngữ giúp lời nói trở nên chân chánh, nhưng đồng thời cũng là điều kiện giúp cho các pháp tu khác dễ dàng tăng tiến. Do vậy, tám chánh đạo được hình dung như một cỗ xe được lắp ghép từ các phần khác nhau như trục xe, bánh xe, thùng xe… Chúng ta phải sử dụng nguyên cỗ xe ấy thì mới có thể di chuyển trên đường, không thể chỉ dùng riêng một bánh xe hay cái trục xe.

Cuối cùng, tám chánh đạo là những phương pháp tu tập cụ thể, nhưng chỉ có thể được thực hành dựa trên sự chuẩn bị nền tảng từ những pháp năm căn, bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm lực, bảy giác chi. Không có những nền tảng chắc chắn này thì không thể dựa vào đâu để tu tập thành tựu bát chánh đạo. Do vậy, sự tu tập Phật pháp cần phải được khởi đầu từ những pháp căn bản nhất và tinh tấn, kiên trì thực hiện đầy đủ tất cả các pháp tu trên con đường mà Phật đã dạy. Bát chánh đạo chính là con đường chân chánh đó, và cũng chính là chân đế thứ tư, Đạo đế, trong bốn chân đế mà đức Phật đã dạy, bao gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.227.21.101 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...