Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Luận bàn Phật pháp »» Chánh khí »»

Luận bàn Phật pháp
»» Chánh khí

Donate

(Lượt xem: 7.177)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Chánh khí

Font chữ:

Ở trong đời nay, các ngành Khoa học kỹ thuật, thông tin, văn hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, con người thời nay cũng ngày càng thông minh và tài trí hơn xưa rất nhiều. Thế nhưng, có tài trí mà không có căn tánh tốt đẹp thì càng thông minh bao nhiêu, càng dễ tự lầm lẫn bấy nhiêu; rồi lại làm cho người khác cũng lầm lạc theo mình. Nếu người thông minh, tài trí mà có thể giữ kín tài năng, khiêm tốn, chẳng phô trương tài hoa, thì đức hạnh đó sẽ có thể kết thành chánh khí và sẽ có thành tựu lớn trong việc tu tịnh nghiệp của mình.

Người tu hành chân chánh thì phải biết cái huyền cơ chỉ nằm trong cái tâm ẩn mật của mình, chớ chẳng có nơi sự tướng bên ngoài. Người thông minh, tài trí nếu thiếu hàm dưỡng, chấp pháp, chấp ngã, ngạo nghễ, khoe khoang thì sẽ tự mình phá hỏng chánh khí của mình nên chẳng hưởng được cái phước thông minh, tài trí ấy và cũng chẳng thể có thành tựu lớn lao trong việc tu tịnh nghiệp. Thậm chí, nếu họ sử dụng trí thông minh vào chuyện vô ích, làm tổn hại cho người khác, thì cái thông minh đó lại trở thành trí huệ hèn tệ (cuồng huệ), nên chẳng thể gọi là “trí huệ chân thật.”

Thời nay, có rất nhiều người thường sử dụng trí thông minh của mình trong những việc kinh tế, chánh trị và văn hóa xả hội có khả năng hấp dẫn, kích động quần chúng như là: mánh mung, lươn lẹo, đấu tranh, giết người, trộm cắp, dâm dật v.v… vượt qua khỏi đạo lý, khinh miệt luân thường đạo lý, chống trái với luật pháp v.v.... Họ chẳng biết, một khi hơi thở trút ra mà không hít vào được, thì thân sau sẽ phải trải qua bao nhiêu kiếp bị đọa đày trong tam ác đạo. Lúc ấy, rất khó có lại được thân người, huống gì là có được thân nam. Vì vậy, người học Phật bất luận là nam giới hay nữ giới đều phải biết quét dọn thân, ngữ và tâm của chính mình sao cho nhất cử, nhất động đều phù hợp với chánh đạo, chẳng nên phát khởi lên những tư tưởng, hành động và lời nói bất chánh, tà mị, dâm dục, vọng ngữ, hí luận, thị phi, khích động những sự mấu thuẫn đấu tranh xung độ, làm mất đi chánh khí của mình và của người khác; đấy mới xứng đáng là đấng trượng phu trong đời.

Trong cuộc sống đời thường, khi chúng ta muốn hỏi người ta, đường đi nước bước để đến một nơi nào đó, chúng ta còn phải chắp tay tỏ vẻ cung kính, hỏi xong rồi còn phải thốt lời cám ơn; huống gì nay chúng ta đã quy y Tam Bảo, muốn nương nhờ vào Phật pháp để liễu sanh thoát tử, để đi về Tây Phương Cực Lạc, thì làm sao có thể xem việc học Phật, nghe pháp là chuyện bình thường trong đời mà chẳng thể hết lòng chân thành cung kính đối với Tam Bảo và thiện tri thức. Người phát khởi được lòng kính tin Phật, kính trọng pháp và hòa kính với hết thảy tăng đoàn, rồi lại thuận theo lời Phật dạy, phát Bồ-đề tâm, một dạ chân thật niệm Phật cầu sanh Tịnh độ chẳng chút hư dối thì chính là người có chánh khí. Vì sao? Vì nếu họ chẳng có chánh khí thì đối với chánh pháp của Phật họ cũng chẳng thể tin nhận được một cách đúng đắn.

Khi xưa vua Thuận Trị đời nhà Thanh tôn xưng Thiền sư Ngọc Lâm làm thầy, với pháp danh là Hành Si. Vua viết thư cho một vị đồng môn tên là Hành Sâm, rồi ký tên là ”pháp đệ Hành Si hòa-nam.” Vua tự xưng mình là “pháp đệ” đối với đồng môn, rồi lại dùng chữ “hòa-nam” để tỏ lòng cung kính của mình với đồng môn. Chúng ta nên biết, chữ “hòa-nam” là dịch âm của tiếng Phạn “vandana,” có nghĩa là “rập đầu cuối lạy.” Chữ này thường được dùng để đảnh lễ, cung kính Tam Bảo. Sau khi Phật tử hành lễ quy Tam Bảo, rồi đọc câu “hòa nam Thánh chúng;” nghĩa là rập đầu cuối lạy Thánh chúng. Thế mà, một vị Hoàng đế với thế lực lừng lẫy trong thời đó, lại có thể dẹp lòng tự ngã, dùng chữ “pháp đệ rập đầu cuối lạy” để tỏ lòng cung kính đồng môn thì cũng đủ thấy sự cung kính của vua Thuận Trị chân thật đến mức nào rồi. Đối với đồng môn mà vua cung kính như vậy, thì đối với sư phụ và Tam Bảo ắt hẳn là vua phải là hết sức cung kính.

Ngày nay, người học Phật chúng ta chẳng có được một phần cung kính như Hoàng đế Thuận Trị. Lúc chúng ta theo một vị thầy học Phật thì tỏ vẻ cung kính, lễ lạy, xưng tụng đủ điều; nhưng đến khi thấy chỗ khác thích ý hơn, không còn muốn học ở thầy củ nữa thì liền quay đầu phỉ báng thầy củ. Đó đã chỉ rõ người thời nay, khí phận chẳng chánh, chánh niệm chẳng có, tự làm tổn hại ân đức của mình, nên công phu niệm Phật chẳng thể đạt được chỗ thanh tịnh như người thời xưa. Cái tâm của con người thời nay đều là hư tình giả ý như vậy đó. Vì vậy, chư cổ đức thường luôn nhắc nhở chúng ta, trước khi khởi công học đạo thì phải học làm người chân thành cung kính trước đã. Khi tâm mình đã có sự chân thành cung kính, thì tất cả sự học vấn và tu tập khác sẽ tự nhiên được dễ dàng và thuận lợi.

Cổ nhân nói: ”Nếu chẳng hạ mình trước người thật sâu, thì chẳng thể đạt được lẽ thật.” Vì sao? Bởi lẽ nếu chính mình chẳng thể sanh tâm cung kính, thì dù người ta có chịu khó và cố gắng dạy mình, nhưng do trong tâm của chính mình không có chánh khí, chất chứa toàn là những điều ngạo mạn nên tự gây chướng ngại trong việc học Phật, chẳng thu nhận được lợi ích thật sự. Không riêng gì việc học Phật phải là như thế, mà ngay cả việc học lấy một ngành nghề trong thế gian cũng phải là như thế. Nghề nghiệp trong thế gian chỉ là việc kiếm tiền để nuôi sống thân miệng mà còn phải học với tâm chân thành cung kính như vậy, huống gì là việc học Phật pháp để thấu suốt nguồn cội của Thánh đạo, để liễu sanh thoát tử, để thành Phật. Vì vậy, Phổ Hiền Thập Đại Nguyện Vương lấy hạnh “chân thành cung kính” làm đầu tiên, trước chín hạnh khác. Phổ Hiền hạnh nguyện thứ nhất là “kính lễ chư Phật,” cũng có nghĩa là kính lễ hết thảy chúng sanh; bởi vì tất cả chúng sanh dù là hữu tình hay vô tình, ai nấy đều vốn có sẵn Phật tánh.

Chúng ta học Phật để liễu ngộ Chân như Phật tánh thì chỉ nên lưu ý đến cái tâm của mình và Phật tánh của chúng sanh; chẳng nên quản ngại đến cái dáng vẻ bề ngoài của người khác. Người xả ly được các tướng chấp là người có trí huệ vô tướng. Những người này có sức độ sanh rất lớn, bởi vì họ có khả năng khuyến khích người khác và khiến cho ai nấy đều giữ vẹn luân thường, tận hết bổn phận, dứt lòng tà vạy, giữ lòng thành kính, tránh xa các điều ác, vâng làm các điều lành, sanh chân tín phát nguyện, niệm thánh hiệu A Di Đà Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới. Người nam hay người nữ nào, nếu thật sự làm được đúng như lời Phật chỉ dạy, trừ lòng tà vạy, phát khởi chánh khí thì người ấy mới xứng đáng được gọi là Phật tử. Vì sao? Bởi vì chữ “tử” ở đây không có nghĩa là “con,” cũng chẳng có nghĩa là “chết,” mà chữ “tử” ở đây là danh từ dùng để tôn xưng bậc hiền đức; chẳng hạn như Lão tử, Khổng tử, quân tử v.v... Phật tử là chữ để xưng tôn người chân chánh học Phật với tấm lòng chân thành cung kính và thân hạnh tốt đẹp.

Chúng ta mang danh hiệu “Phật tử,” tức là người học tập theo đức tánh giống như Phật. Đức tánh đó là gì? Chân thành cung kính! Chân thành cung kính chính là Phật tánh, chớ chẳng phải tánh thông thường của phàm phu. Người Phật tử với đức tánh như thế, chỉ cần niệm một câu Phật hiệu thì công đức vượt hơn người bình thường niệm Phật ngàn vạn ức lần. Vì thế, Ấn Quang Tổ sư mới dạy: “Muốn được lợi ích thật sự nơi Phật pháp, phải cầu nơi cung kính. Có một phần cung kính liền tiêu được một phần tội nghiệp, tăng một phần phước huệ. Có mười phần cung kính, tiêu được mười phần tội nghiệp, tăng mười phần phước huệ.” Trong kinh Phật nói: “Thiện nhân phát lòng tin chân thật, niệm Phật cầu sanh Cực Lạc thì sẽ được hóa sanh trong hoa sen nơi ao bảy báo, thân tướng quang minh, trí huệ sáng suốt đầy đủ công đức như một đại Bồ-tát.” Chữ “thiện nhân” ở đây là nói đến những người có chánh khí.

Phẩm Biên Địa Nghi Thành trong kinh Vô Lượng Thọ ghi: “Nếu có chúng sanh rõ tin trí Phật đến trí thù thắng, đoạn trừ nghi hoặc, tin gốc lành mình, làm các công đức, chí tâm hồi hướng, đều trong ao báu tự nhiên hóa sinh, ngồi thế kiết già ở trong khoảnh khắc, thân tướng quang minh, công đức trí huệ như các Bồ-tát, thành tựu đầy đủ. Từ Thị nên biết, người hóa sinh kia, trí huệ thù thắng.” Ý là: Nếu có người nào nghe được danh hiệu Phật mà tự nhiên phát sanh chánh tín, vui thích niệm Phật, cầu sanh Cực Lạc thì phải biết người này đã có đầy thiện căn, phước đức, nhân duyên để vãng sanh Cực Lạc. Đoạn kinh văn này đã khai triển ý nghĩa của hai chữ “chân tín” một cách rõ ràng: Chân tín là niềm tin với trí tuệ rõ biết trí Phật đến trí thù thắng và gốc lành mình. Người niệm Phật có được sự hiểu biết trí Phật, tâm Phật và tâm mình là do họ thọ trì, đọc tụng và y theo lời dạy trong kinh Vô Lượng Thọ tu hành, nên được thâm nhập vào trong Trí tuệ tạng của Như Lai. Trí tuệ tạng của Như Lai còn gọi là Phật pháp tạng hay Như Lai tạng tánh, là thể tánh vốn sẵn có của mỗi chúng sanh. Vậy, người thọ trì theo kinh này thì quyết định sẽ được chứng nhập vào Phật pháp tạng mà phát sanh chân thật trí huệ (trí tuệ Bát-nhã). Khi nào hành nhân có trí tuệ vô tướng này rồi, thì mới thật sự là có chân tín, không còn tu hành sai lầm nữa, không còn bị rơi vào các tướng chấp nơi các pháp sở hữu của thế gian nữa. Cho nên, đối với các pháp tướng họ đều tùy ý tự tại, chẳng sanh lòng chấp trước cao thấp, đúng sai, phải trái, chánh tà v.v... Đây mới thật sự là chánh khí của người học Phật cao cấp!

Phật giáo là chương trình giáo học của Phật Đà nhằm giúp cho con người giữ được sự thăng bằng trong mọi hoàn cảnh sống hằng này. Tiến xa hơn nữa, Phật giáo giúp chúng sanh đánh thức Đức Phật bên trong của họ; đây mới chính là điều trọng yếu mà mọi Phật tử đi tìm kiếm trong đạo Phật. Tất cả những sự đau khổ, thất vọng của mình đều là những vết thương do chính mình tạo ra. Muốn chấm dứt mọi sự đau khổ trong thế gian thì chẳng có con đường nào khác nữa mà chỉ phải là: Buông xả vạn duyên, trụ sâu trong chánh niệm niệm Phật để phát sanh trí tuệ Bát-nhã.

Cuộc sống của con người hoàn toàn bị chi phối bởi các nhân duyên và hậu quả. Người có trí tuệ Bát-nhã thì phải biết tánh không của vạn pháp, tức là phải biết không có sự vật nào có Tự tánh riêng biệt cả. Không những sự vật là tánh không mà nhân-duyên cũng là tánh không. Do vậy, nghiệp chỉ dành riêng cho những ai không hiểu biết gì về tánh không; bởi vì dưới cái-nhìn-tánh-không thì chẳng có tốt và cũng không có xấu. Thí dụ: Một người đã từng gây ra bao nhiêu tội lỗi, làm biết chuyện xấu xa; nhưng khi họ thấy được nguyên nhân gây ra những chuyện xấu ấy rồi, và dứt khoát từ bỏ những việc làm xấu ấy, thì họ liền trở thành người sống trong tỉnh thức. Vậy, có phải việc bất thiện ấy chính nguyên nhân làm họ thức tỉnh không? Ngược lại, có những người trong đời làm toàn việc thiện; nhưng ý lại những việc thiện mình làm được rồi sanh tâm tự đắc, ngã mạn, thì việc thiện ấy chính là nguyên nhân tạo ra cái tâm bất thiện. Vậy, chúng ta không thể hoàn toàn sát định được một sự việc là tốt hay xấu; bởi vì nó vốn hoàn toàn không có Tự tánh.

Dưới cái-nhìn-tánh-không, một chuyện thật xấu xa cũng có thể dẫn đến một chuyện thật tốt đẹp. Thí dụ, một người đồ tể nhận thức được việc sát sanh là tội ác vô cùng nên quyết định không bao giờ sát sanh nữa, nguyện từ nay sẽ làm tất cả những gì mình có thể làm để lợi ích chúng sanh để chuộc lại tội ác của mình, thì phải biết là do tội sát sanh này mà biến người đồ tể ấy trở thành thiện nhân, nhẫn đến thành Phật. Lại nữa, trong kinh Địa Tạng Vương, do mẹ của nàng Quang Mục tạo ác, bị đọa địa ngục mà sanh ra một vị Địa Tạng Vương Bồ-tát. Trong kinh Diệt Tội Trường Thọ, do người nữ kia tạo tội phá thai, sanh lòng sám hối, xả thân tu hành mà trở thành một vị Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử. Thế mới biết, một khi chúng ta buông xuống vạn duyên, không còn phân biệt chấp trước nữa thì tức thời thành Phật. Vì thế, Phật bảo: “Phiền não chính là Bồ-đề,” “Sanh tử chính là Niết-bàn;” đây chính là cái nhìn của người có trí tuệ Bát-nhã, tức là cái-nhìn-tánh-không.

Thậy vậy, nếu không có phiền nào thì chúng ta cũng chẳng thể nhận ra Bồ-đề, nếu không có sanh tử khổ đau thì chúng ta cũng chẳng thể thấy được Niết-bàn. Vậy, phiền não và sanh tử khổ đau là tốt hay xấu? Trong tánh không của trí tuệ Bát-nhã, vạn pháp đều chẳng có tốt cũng chẳng có xấu, chẳng có dơ cũng chẳng có sạch, chẳng có tăng cũng chẳng giảm… Do tâm của người tu hành xả ly được các tướng chấp, pháp chấp nên dù họ xử dụng phương tiện nào để tu hành đi nữa thì cũng đều thành tựu các công đức vô lậu xứng hợp với trí Phật đến trí thù thắng. Nếu họ lại biết đem công đức vô lậu ấy hồi hướng Tây Phương Cực Lạc, thì lúc lâm chung quyết định đều ở trong ao báu, tự nhiên hóa sinh, ngồi thế kiết già, ở trong khoảnh khắc thân tướng quang minh, công đức trí huệ như các Bồ-tát, thành tựu đầy đủ hết thảy các thứ thần thông trí huệ, phóng đại quang minh đầy đủ như các vị Đại Bồ-tát. Ðấy đều là do nhờ vào lời nguyện của Phật A Di Đà nên họ mới chứng được cái quả báo thù thắng như thế.

Lục đạo chúng sanh, lúc lâm chung, nơi thân trung ấm, do tự tâm cầu cha mẹ nên phải tái sanh lần nữa. Còn người tu Tịnh độ thì lúc lâm chung chỉ có một ý niệm nhớ Phật, mong cầu vãng sanh cõi lành Cực Lạc. nên nương theo lời nguyện “Liên hoa hóa sanh” của Phật A Di Đà mà trong khoảng búng ngón tay, liền hóa sanh trong hoa sen. Hoa sen ấy là chính cung điện u huyền để chúng sanh thoát ra khỏi thân phàm, hoa sen ấy cũng chính là căn nhà thần diệu để chúng sanh an dưỡng huệ mạng của mình. Chư cổ đức thường nói: “Niệm Phật vốn đã từ tâm mà có, kết nghiệp há thuộc ở bên ngoài.” Khi tâm mình trái nghịch với tâm Phật thì trong khoảnh khắc tâm này bèn kết nghiệp ngay trong một sát-na. Hết thảy chúng sanh trong sáu nẻo luân hồi đều là do xuôi trần nghịch giác, nên sau khi mạng chung hiện thành thân trung ấm. Nơi thân trung ấm ấy, do túc nghiệp nhân duyên của tự thân hiện hành mà đi tìm cha mẹ trong thế gian, gieo thân vào chỗ bụng mẹ đầy phân nhơ để kết thành cái thân trược nhiễm tội nghiệp; sao bằng bỏ vọng về chân, khuất phục sáu căn, không cho nó tạo tác bằng cách ròng rặc niệm Phật, quyết định vãng sanh Cực Lạc; đến lúc lâm chung được Phật đến tiếp dẫn, trong khoảng khảy ngón tay, hóa sanh trong hoa sen, liền sanh cõi An Lạc.

Người niệm Phật như vậy ắt hẳn đã có đầy đủ giới hương ngào ngạt, đuốc huệ chói lòa, phá tan mây mê, bầu trời tánh đức rạng ngời, sạch hết bụi vọng tưởng, cõi lòng thông suốt. Tánh đức ấy chính là đoá hoa sen Cực Lạc, nên kinh mới nói: “Người hóa sinh kia, trí huệ thù thắng.” Vì vậy, trong tất cả các thời, trong hết thảy các chốn, trong những lúc đi đứng, ngồi nằm, chúng ta đều phải thu nhiếp sáu căn, tịnh niệm tiếp nối không ngừng. Đấy chính là lúc nào chúng ta cũng đều ở trong hoa sen tánh đức vun bồi đức hạnh và trí huệ thù thắng; thì dù cho thân mình du hý tiêu dao khắp nơi khắp chốn, hay bận rộn với bao nhiêu công việc thường ngày; nhưng tâm mình chẳng vượt ra ngoài hoa sen tánh đức, giới hương ngào ngạt, trí huệ rạng ngời nơi ao thất bảo. Ở bất cứ chỗ nào, bất cứ lúc nào chúng ta cũng được thọ dụng như Phật, thấu triệt cội nguồn của tất cả pháp, Thường Tịch Quang hiện hữu nơi nơi. Đó là thành quả của người niệm Phật đúng như lời Phật dạy ở trong kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ. Đây mới thật sự là chánh khí của người Phật tử thuần thành!



    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Phổ Môn


Gió Bấc


Sen búp dâng đời


Tự lực và tha lực trong Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.171.121 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...