Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Lá thư hằng tuần »» Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 13 - năm 2024 »»

Lá thư hằng tuần
»» Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 13 - năm 2024

Donate

(Lượt xem: 1.307)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 13 - năm 2024

Font chữ:

Chúng ta tiếp tục với bài chia sẻ Phật pháp lần thứ 13. Trong phần trước, chúng ta đã được giới thiệu khái quát về Bát chánh đạo (八正道). Kể từ bài này, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về từng yếu tố trong Bát chánh đạo. Yếu tố đầu tiên được tìm hiểu hôm nay là chánh kiến (正見), tức sự thấy biết chân chánh, cũng có nghĩa là sự thấy biết đúng thật.

Chánh kiến trong ý nghĩa đơn giản nhất là sự thấy biết đúng thật về thực tại khách quan, tức là mọi sự vật, sự việc, hiện tượng… Thực tế như thế nào thì thấy biết đúng như thế ấy, không có sự so sánh, thẩm định hay phán xét. Ngược lại, nếu sự thấy biết đi kèm theo với so sánh, thẩm định hay phán xét thì đó không phải là thấy biết chân thật. Ví dụ, khi ta quan sát một đĩa thức ăn và thấy có các loại gia vị như tiêu, ớt v.v… Đó là thực tế khách quan. Nếu là người thích ăn cay, ta thấy đĩa thức ăn đó ngon lành; nếu là người không ăn cay, ta cho rằng đĩa thức ăn đó không ngon… Sự thấy biết kèm theo phán xét ngon hay không ngon đó không còn là đúng thật nữa.

Chánh kiến hay sự thấy biết chân chánh, đúng thật là yếu tố quan trọng trước tiên của người tu tập, cũng giống như người đi đường thì quan trọng nhất là phải nhìn thấy rõ đường đi. Một người mù không nhìn thấy sẽ đi lại rất khó khăn, phải dò dẫm từng bước, không thể đi nhanh và rất dễ đi sai đường. Cũng vậy, người không có chánh kiến trong sự tu tập thì phải dò dẫm từng bước, khó đạt được tiến bộ và rất dễ rơi vào sai lầm.

Chánh kiến bao quát mọi phạm vi trong sự tu tập. Nói chung thì tất cả những nhận thức, hiểu biết nào phù hợp với giáo pháp do đức Phật chỉ dạy đều là chánh kiến. Những nhận thức, hiểu biết sai lệch, không đúng với lời Phật dạy thì không phải là chánh kiến. Sở dĩ có thể nói như vậy là vì những gì đức Phật đã chỉ dạy đều dựa trên sự quan sát và trải nghiệm đúng thật của tự thân ngài và do đó luôn giúp chúng ta có được những nhận thức, hiểu biết đúng thật.

Nhận thức đúng thật trước tiên là nhận thức về nhân quả. Người tu tập phải nhìn nhận mọi sự vật, sự việc, hiện tượng trong mối quan hệ nhân quả tất yếu. Tính tất yếu này thể hiện ở chỗ, khi một hiện tượng xảy ra, một sự vật xuất hiện… điều tất yếu là phải có những nguyên nhân gần và xa dẫn đến sự xuất hiện của chúng. Không thể có bất kỳ hiện tượng nào mà không có nguyên nhân. Mặt khác, tính tất yếu cũng thể hiện ở nguyên tắc “nhân thế nào, quả thế ấy”. Không thể có một nhân tốt đẹp nào lại dẫn đến quả xấu xa hay ngược lại. Khi có được nhận thức đúng thật này, chúng ta hiểu rõ rằng mọi điều tốt đẹp hay xấu ác mà ta nhận được ngày nay chính là do những gì ta đã tạo ra từ ngày trước, cũng như tất cả những việc làm tốt đẹp của chúng ta hôm nay rồi sẽ mang lại kết quả tốt đẹp trong tương lai. Với nhận thức đúng thật như vậy, chúng ta sẽ xác định rõ ràng về những việc nên làm và không nên làm và điều này giúp ích rất nhiều cho sự tu tập.

Nhận thức quan trọng cần đề cập tiếp theo là về bốn tính chất phổ quát trong vũ trụ. Đó là các tính chất khổ, vô thường, không và vô ngã.

Nhận thức cuộc đời là khổ không phải bi quan, mà là đúng thật, vì vốn dĩ những sự bất như ý luôn xảy ra và điều đó khiến cho cuộc sống tràn đầy các nỗi khổ. Những nỗi khổ mang tính phổ quát như sinh, già, bệnh, chết là điều không ai có thể phủ nhận, và cũng không ai có thể tránh khỏi. Ngoài ra còn có những nỗi khổ như mong cầu không được (cầu bất đắc khổ), yêu thương phải xa lìa (ái biệt ly khổ), oán ghét phải gặp gỡ (oán tắng hội khổ)… Những nỗi khổ này tuy có vẻ như cũng có thể tránh được, nhưng trong thực tế thì hầu như bất cứ ai cũng đã từng trải qua ở những mức độ khác nhau. Do vậy, nếu không thấy được tính chất khổ đau của đời sống thì chưa có được nhận thức đúng thật.

Nhận thức rằng mọi hiện tượng đều vô thường cũng là một nhận thức đúng thật. Chúng ta không thấy có bất cứ sự vật, sự việc nào có thể tồn tại bất biến và vĩnh cửu. Ngay cả những ngọn núi cao cũng biến đổi sau thời gian hàng ngàn năm, hàng triệu năm… Còn trong thực tế đời sống thì vô thường biểu hiện ở khắp mọi nơi, bởi bất kỳ sự vật, sự việc nào ta quan sát được cũng đều phải trải qua chu kỳ “hình thành, tồn tại, biến hoại rồi diệt mất” (thành trụ hoại không). Đây là quy luật phổ biến với tất cả mọi sự vật, chỉ khác biệt về thời gian và hình thức biểu hiện mà thôi. Thật ra, luật vô thường thậm chí còn biểu hiện ngay trong thân thể của chúng ta, bởi vì mỗi giây phút đều có những tế bào suy yếu, chết đi và những tế bào mới sinh ra, vận hành. Cuối cùng, thân thể cũng như mạng sống này của tất cả chúng ta đều đang biến hoại từng ngày, suy yếu qua thời gian và cuối cùng đều sẽ chết.

Nhận thức về bản chất sự vật là "không", cũng là một nhận thức đúng thật khác. Mọi sự vật đều không tự chúng hiện hữu. Mỗi sự vật đều do sự kết hợp của nhiều nhân duyên khác nhau, và khi nhân duyên không còn nữa, sự vật cũng sẽ không còn tồn tại. Do vậy, những tính chất mà ta nhận biết từ sự vật như xanh, đỏ, trắng, vàng, cao, thấp, cứng, mềm v.v… thật ra chỉ là những biểu hiện tạm thời do duyên hợp, trong khi bản chất rốt ráo thật sự của mọi sự vật đều không thật có. Sự “không thật có” này mới chính là bản chất chân thật của hết thảy mọi sự vật. Nói cách khác, sự hiện hữu của tất cả các pháp đều chỉ là giả tạm, do nhân duyên hợp thành, cho nên tự thân chúng không có gì là chắc thật, không thực sự hiện hữu.

Nhận thức về vô ngã cũng là một nhận thức đúng thật quan trọng. Khi quán chiếu sâu xa, chúng ta sẽ thấy rõ rằng tự thân chúng ta không hề có một bản ngã (nhân vô ngã) cũng như hết thảy mọi hiện tượng đều không có tự thể độc lập (pháp vô ngã). Chính vì bám chấp vào một bản ngã không thật có nên chúng sanh mới tạo ra vô số nghiệp lành dữ, làm nhân cho sự lưu chuyển mãi mãi trong luân hồi. Do chấp có “ta” nên từ đó mới cần “bảo vệ cái ta” và bồi đắp, vun vén cho cái ta không thật ấy cùng những thứ “của ta”. Từ đó chúng ta tạo ra bao tội nghiệp, ràng buộc và xô đẩy chúng ta mãi mãi trong luân hồi. Do vậy, nhận thức rõ về vô ngã là bước đầu giúp ta buông xả dần mọi ý niệm bám chấp, từ đó mới có thể tu tập dứt trừ tham, sân, si… vì không còn động lực thôi thúc làm phát triển những tâm niệm xấu này.

Những nhận thức đúng như vừa nói trên cũng chỉ là những bước khởi đầu, nhưng rất quan trọng trong sự tu tập. Bởi vì nhờ có nhận thức chân thật, chúng ta mới không còn bị cuốn hút, xô đẩy theo những khuynh hướng sai lầm. Phạm vi tu tập của chánh kiến thật ra còn bao quát hơn rất nhiều, và sự mở rộng này sẽ luôn tương ứng với khả năng thực hành cũng như nghiên cứu học hỏi giáo pháp của mỗi chúng ta. Điều này cũng giống như một người leo núi, càng lên cao thì tầm nhìn sẽ càng mở rộng ra xa hơn, thấy được nhiều cảnh vật hơn. Tuy nhiên, ở những bước khởi đầu tu tập thì việc chú ý đến những nhận thức đúng thật căn bản như trên là điều rất quan trọng.

Theo một cách giải thích khác hơn thì chánh kiến là trừ bỏ, xa lìa hết thảy mọi tà kiến, tức là những cách nhận hiểu sai trái, lệch lạc. Chẳng hạn như bác bỏ nhân quả là tà kiến, không hiểu lý tứ đế là tà kiến, bám chấp cho rằng có một linh hồn thường còn là tà kiến, cho rằng sau khi chết là dứt hết mọi việc, không còn tái sinh, không còn thọ nghiệp, đó cũng là tà kiến… Thấu hiểu và dứt trừ tất cả tà kiến chính là nuôi dưỡng và phát triển chánh kiến. Tu tập chánh kiến sẽ giúp ta phát triển niềm tin chân chánh vào chánh pháp, bởi vì ta luôn hiểu đúng về con đường và kết quả của sự tu tập.

Trong những bài tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các yếu tố còn lại trong Bát chánh đạo.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.219.11 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...