Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Phật giáo trong thế giới phương Tây »» Phật giáo trong thế giới phương Tây »»

Phật giáo trong thế giới phương Tây
»» Phật giáo trong thế giới phương Tây

Donate

(Lượt xem: 9.027)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Phật giáo trong thế giới phương Tây

Font chữ:

Việc nghiên cứu đúng đắn về Phật Giáo ở Phương Tây vào buổi đầu thế kỷ 19. Nếu như cho rằng những gì sau đó dường như không hơn một giọt nước, dồn tất cả những giá trị đó lại, thế giới phương Tây hôm nay mắc nợ tuệ giác mà nó có đối với Đức Phật và giáo lý của Ngài.

Lịch sử Phật Giáo ở thế giới phương Tây trở về giai đoạn trước kỷ nguyên Thiên Chúa. Đầu tiên, có những sự giao lưu và ảnh hưởng tác động, điều này đã giúp Phật Giáo môt sự quan tâm đối với thế giới nơi mà đạo Cơ Đốc đã sinh và phát triển. Thứ hai, có những nhà Học giả nổi bật ở thế kỷ 19 và 20 đại diện cho Phật Giáo phương Tây xuyên qua các tác phẩm và dịch phẩm về kinh văn Phật Giáo cùng với sự nghiên cứu của họ. Cuối cùng, những sự trình bày xuyên tạc nào đó đối với Phật Giáo đã đeo đẳng trong đầu óc của những người phương Tây cần nên tháo gỡ và có một sự giải thích tích cực về những gì mà Phât Giáo đã cống hiến về việc trình bày thế giới hiện đại của chúng ta.

Đức Phật đã sống ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 B.C. Lịch sử buổi đầu và sự chạm trán giữa Đông và Tây đã xảy ra ở thế kỷ thứ tư B.C khi Alexander xâm lược nước Ấn. Ông ta không phải là một người lính bình thường. Như một môn đồ của Aristotle, ông ta thấu hiểu sâu sắc về những giá trị văn hóa, và trong cuộc viễn chinh đi cùng với một số lớn học giả và nghệ sĩ dành cho những trao đổi văn hóa. Nó là nguyên nhân đòi hỏi chính đáng, rằng sự hiểu biết văn hóa Ấn Độ mà giới trí thức và nghệ sĩ Hy Lạp này đã đem về cho quốc gia của họ bao gồm một số hiểu biết về Phật Giáo. Kết quả sự gặp gỡ giữa Đông và Tây, sự giao thiệp ngoại giao này đã được thiết lập và duy trì giữa những nhà cầm quyền Hy Lạp với cung điện Pataliputra, thủ đô Maurya Eprise.

Vào thế kỷ thứ 3 B.C, Đại đế Phật Tử Asoka của Ấn Độ có ba sắc lệnh của ông ( bia đá 2, 5 và 13) khắc vào đá và tiếp tục hiện còn, đã ghi lại sắc lệnh mà vua thành lập một nội các cho lãnh vực Tôn giáo ( gọi là Dharma-mahamatra) để truyền bá Phật Pháp đồng thời đẩy mạnh đời sống đạo đức và tôn giáo cho mọi người, và thế là ông ta đã gởi những “Sứ Giả Trung Thành” đến một vài lãnh thổ của Hy Lạp một cách thành công bao gồm nhiều quyền lực hiện có của ông. Ông ta tuyên dương những sứ giả mà ông ta gửi đi bằng tên Five Greek Kings ( Năm vị vua Hy Lạp). Họ đã được đồng nhất hóa như Antiochus 2 của nước Syria (261-246 B.C), Ptolemy 2 của nước Ai Cập (285-247 B.C), Antigonas Gonatas của nước Macedonia (276-246 B.C), Magas của nước Cyrene (300-258 B.C) và Alexander của nước Epirus (272-258 B.C). Ở đó có thể là không có sự nghi ngờ chính đáng nào về việc những sứ giả hoặc những nhà tryền giáo (duta) truyền bá sự hiểu biết về Đạo Phật vào lãnh thổ Hy Lạp, nơi mà đạo Do Thái thực sự đã có mặt.

Cách đây vài năm, một sắc lệnh của Asoka với hai ngôn ngữ: Greek và Aramaic đã được khám phá tại Afghanistan (điều hứng thú với dấu tích này là, Aramaic là ngôn ngữ Cơ Đốc). Sắc lệnh khác gần đây chỉ là ngôn ngữ Greek, hầu như chưa được công bố, đã được khám phá trong một vài quốc gia giống như trên. Chủ đề của những sắc lệnh này nhiều hay ít cũng giống như các sắc lệnh của Asoka về Dharma (Pháp- Dharmalipi) đã được phát hiện tại India. Bây giờ điều này được hiểu rằng hầu hết tất cả sắc lệnh Ấn Độ của Asoka đã được công bố trong tiếng Hy Lạp vì ưu tiên quyền lợi của người nói tiếng Hy Lạp.

Những câu hỏi của vua Milinda, bản kinh Phật Giáo nổi tiếng với ngôn ngữ Pali được viết khoảng chừng thế kỷ đầu tiên (A.C), ghi lại một cuộc đối thoại đối với những vấn đề học thuyết Phật Giáo quan trọng giữa một vị vua có tên là Milinda và vị Thánh Tăng Phật Giáo Nagasena. Vị vua này được xem như vua Manandros của Hy Lạp, người thống trị bao quát phía Bắc và Tây Ấn vào thế kỷ đầu tiên trước Công nguyên.

Bộ Great Chronicle ( Biên niên sử) của Sri Lanka ( Mahavamsa), đã được viết vào khoảng thế kỷ thứ 5 A.C, nhưng dựa trên những văn bản sớm hơn, cho rằng vào thế kỷ đầu tiên B.C một phái đoàn Tăng sĩ từ thành phồ Hy Lạp của Alexanderia ( Yona-nagara-Alasanda) được hướng dẫn bởi Vua Trưởng Lão Tăng Thống Dhamnarakhita, tham dự lễ nhậm chức của vua Stupa (Ruvanvali-saya) tại Anurdhapura ở Sri Lanka. Mặc dù việc này đề cập đến Alexandra tại Ai Cập hoặc Alexandria khác thì nó vẫn là một thành phố Ai Cập, nơi mà một đoàn thể Phật Giáo quan trọng đã tồn tại. “Sự khoan dung của Alexanderia ,(một trong số “ linh mục đầu tiên” nói) trong thập niên cuối thế kỷ thứ 2 A.C, trong số người barbarians mà triết học bắt nguồn từ Hy Lạp lại là những người tin tưởng giáo lý Đức Phật”.

Nhiều sự tham khảo rải rác giống như sự trình bày này về việc tồn tại của Phật Giáo ở phương Tây trong giai đoạn đầu tiên ấy. Ở đây không cần nghi ngờ gì nữa về sự ảnh hưởng của Phật Giáo vào thế giới Hy Lạp vào buổi đầu Thiên Chúa. Chính những tu viện Cơ Đốc dường như đã chịu ảnh hưởng bởi những tu viện Phật Giáo. Những tu viện nổi tiếng là do những Phât Tử đầu tiên xây dựng và tổ chức tu viện Tăng Sĩ. Nhưng, điều kỳ lạ, không có tài liệu nào bàn đến Phật Giáo ở phương Tây vào những ngày đầu tiên đó được tìm thấy hôm nay. Môt trong những ngạc nhiên là chúng nó bị tiêu diệt bởi tự nhiên hay bị diệt vong bởi bàn tay nhỏ nhoi? Hay sự cuồng tín Tôn giáo? Sự ảnh hưởng của Phật Giáo và Ấn Độ xuyên qua văn hóa phương Tây đặc biệt trong giai đoạn những thế kỷ hình thành Cơ Đốc giáo đã cung cấp cho những nghiên cứu sinh nghiêm chỉnh với nhiều chủ đề về sự khảo sát.

Sau sự yên lặng của nhiều thế kỷ, phương Tây bắt đầu nghe về Phật Giáo lần nữa, khoảng chừng thế kỷ 16. Những người truyền giáo Cơ Đốc đến từ châu Âu và hướng Đông gởi về những bản báo cáo, điều mà có thể hiểu được đã là sự thành kiến và lừa dối, đầy ắp những dự đoán và thiếu hiểu biết. Nhưng những đóng góp thiết thực đã làm bởi một số người truyền đạo Cơ Đốc vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 thì không thể quên được.

Việc nghiên cứu đúng đắn về Phật Giáo ở Phương Tây vào buổi đầu thế kỷ 19. Nếu như cho rằng những gì sau đó dường như không hơn một giọt nước, dồn tất cả những giá trị đó lại, thế giới phương Tây hôm nay mắc nợ tuệ giác mà nó có đối với Đức Phật và giáo lý của Ngài.

Sự đúc kết của thế kỷ thứ 19 đề xuất trong học thuyết phương tây về Phật Giáo phải bắt đầu với Triết gia Đức Schopenhauer (1788-1860), Người đã đánh thức sự hứng thú giữa những Triết gia phương Tây và những học giả xuyên qua việc tham khảo của ông ta về Phật Giáo, điều mà ông ta vô cùng say mê. Nhưng niềm tin với sự khởi đầu cho việc nghiên cứu có hệ thống và khoa học về Phật Giáo đáng kể là nhà Đông Phương học người Pháp Eugene Burnouf (1801-1852) với tác phẩm xuất bản năm 1826, cho ra công trình đầu tiên Essai Sur le Pali, kết hợp sự cọng tác với học giả người Đức Lassen.Trong số những công trình khác đáng được tuyên dương L’ Introduction d I’ Histoire du Bouddhisme Indien (1844). Và những tác phẩm dịch thuật nổi tiếng về kinh điển Đại Thừa bằng tiếng Sanskrit gọi là Saddharma-Pundarika (1852). Trong số học trò xuất chúng của Burnouf là nhà nghiên cứu người Đức Max Miller. Ông ta đã xem Burnouf như người cha của ngành Phật Học phương Tây.

Công trình ban đầu bởi Bournouf đã được tiếp tục tại Paris qua những nghiên cứu và xuất bản về những kinh văn nguyên gốc và giải thích. Người làm việc cao nhất trong lãnh vực này là Sylvain Levi (1863-1935), ông ta khám phá xuất bản những bản kinh văn hiếm hoi của Phật Giáo Đại Thừa bằng tiếng Sanskrit với sự chuyển ngữ của ông ta. Cũng như những lãnh vực mới về việc khảo sát Triết học và lịch sử Phật giáo. Truyền thống Pháp đã được thiết lập từ Burnouf và Levi hầu hết là thành công và tiếp tục cho đến hôm nay bởi sự kế thừa của những môn đệ siêu xuất: Paul Demieville, Louis Rebou, Jean Fillozat, Olivier Lacombe, Armand Minard, Andre Bareau và đến những người khác, dù một vài người không phải là nhà chuyên môn Phật Học.

Trong số học trò của Sylvain có một người Bỉ, nhân vật nổi tiếng Louis de La Vallee Poussin, bao gồm nhiều tác phẩm, sự chuyển dịch đánh dấu kỷ nguyên (1923-1931) về A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận của Thế Thân Bồ Tát, đã được chọn lựa như bộ sách bách khoa, không chỉ thuộc về Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivada), mà còn là môn Triết học tổng hợp Phật Giáo. Truyền thống La Vallee Poussin tại Bỉ, tựu thể được xem xét như một phần học đường của Pháp, đã tiếp tục một cách siêu xuất đến hôm nay bằng người học trò kế thừa xứng đáng Etieme Lamotte với những đóng góp vĩ đại có giá trị và đã được trân quí một cách phổ biến.

Sự quan tâm đối với ngành Phật Học này bắt đầu ở Paris, dần dần truyền sang châu Âu. Tại Đan Mạch, Victor Fausboll phát hành một tác phẩm về kinh Pháp Cú, bản kinh Phật nổi tiếng vào năm 1855, kết hợp với một bản dịch và ghi chú bằng tiếng Latin. Đây là kinh PaLi đầu tiên được xuất bản, đầy đủ các ngôn ngữ châu Âu tại La Mã. Một Học giả người Đan Mạch khác là V. Trenchner, ông ta bắt đầu công trình với The Critical Pali Dictionary với một sự quyết tâm kinh khủng, vẫn trong công việc tái sản xuất. Cơ quan chủ yếu của nó là Thủ đô Đan Mạch. Helmer Smith, nhà nghiên cứu Pali trứ danh người Thụy Điển cũng đã dùng đến quyển Tự Điển này.

Tại Hòa Lan, H.Kern đã tái xuất bản và dịch nhiều kinh văn Phật bằng tiếng Sanskrit và sách khảo sát về Tôn Giáo Ấn của ông ta đã được xuất bản năm 1896, vẫn là sách nghiên cứu có ích cho những nghiên cứu sinh Phật Giáo. Truyền thống kế thừa của Hà Lan vẫn còn tiếp tục đến bây giờ bởi J.W.de Jong và những người khác.

Tại Đức, ngoài những đóng góp vĩ đại của Max Miffler, Hermann Oldenbergn, cả hai hoạt động tại Đức và Anh, đã phát hành toàn bộ Luật Tạng thành năm tập (1879-1883), cộng thêm sự xuất bản và chuyển ngữ tác phẩm Dipavamsa (1879). Newmann đã dịch nhiều tác phẩm kinh điển sang tiếng Đức. Sự phát hành và dịch thuật của Giger về Mahavamsa thì nổi tiếng, và cũng là công việc của H.Von Glasenapp. Sự truyền thừa của người Đức vẫn tiếp nối đến hôm nay bởi Waldschmidt, Bechert và nhiều người khác. Không biết Paul Dahlke có phải là nngười kế thừa tích cực với sự truyền thừa Phật Giáo tại đức và đã bị quên hay không? Nhà ông ta bây giờ là Buddhist Temple ( chùa Phật Giáo) tại Berlin. Tác phẩm của Wintermitz tại Tiệp Khắc đã có thể bao gồm taị các giảng đường Pháp.

Tại Ý, G. Tucci, với nhiều thập niên, vẫn chứng tỏ sự đóng góp quan trọng bằng việc xuất bản những kinh văn Sanskrit và Tibetan với sự dịch thuật và bên cạnh những nghiên cứu chính của ông ta.

Tại Nga, Vasilieff, Minayeff, Oldenburg và Stcherbatsky đã làm một sự phối hợp vĩ đại để đề xướng việc nghiên cứu có khoa học đối với Phật Giáo.Cuốn The Bibliotheca Buddhica Deries đã được tìm thấy bởi Oldenburgn vào năm 1897 đến bây giờ đã phát hành hơn ba mươi bộ. Buddhist Logic-tác phẩm vô giá của Stcherbatsky được phát hành nhiều đợt giống như thế. Vào năm 1960 một bản dịch tiếng Nga về Kinh Pháp Cú đã được xuất bản.

Tại Hoa Kỳ, tác phẩm Harvard Orientas Series đã được kế hoạch nhằm tạo nên sự hiểu biết hỗ tương và thiện chí giữa Đông và Tây, vẫn còn phát hành một số lượng lớn từ sau thế kỷ 19. Trong những năm đó, tác phẩm Buddhism In Translation (1896) của Warren, Buddhist Legends (1921) của Burlingame và Buddha’s Teaching của Chalmers đã được quan tâm như những công trình với mục đích đóng góp cho việc phổ biến Phật Giáo tại phương Tây đáng được tuyên dương. Việc phát hành cuốn Thanh Tịnh Đạo, tác phẩm nổi tiếng của ngài Buddhaghosa (Phật Âm) đã được xuất bản nhiều lần về năm 1950. Ngoài ra, một sự đóng góp có giá trị với những nghiên cứu Phật Học bằng tiếng Sanskrit đã được soạn sau đó với Prof. Edgerton thuộc trường Đại học Yale cùng với những tác phẩm khác của ông: Buddhist Hybrid Sanskrit Dictionary, Reader and Grammar, phát hành năm 1953.

Ngoài ra, England đã thể hiện lại sự quan tâm cao nhất đối với Phật Giáo ở phương Tây vào năm 1964. Hai biến cố xảy ra đã có một sự ứng dụng và ảnh hưởng sâu sắc sau cùng đối với ngành nghiên cứu Phật học Pali tại châu Âu. Vào năm đó, Robert Childer rời Sri Lanka cùng với bạn ông ta T.W. Rhys Davids (1843-1922) về phương Tây, họ là thành phần công chức tại Sri Lanka và học tiếng Pali tại đó. Họ có ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp và tính siêu thoát của giáo pháp Đức Phật được cất giữ trong kinh văn Pali. Khi trở về Anh quốc Childers sửa chữa và xuất bản tác phẩm nổi tiếng của ông Dictionary of the Pali Language (1872-1875), nó vẫn là bản nghiên cứu có giá trị đến bây giờ.

Sau tám năm ở Sri Lanka, Rhys quay trở về England vào năm 1872, và bắt đầu làm việc với những nhà Đông phương học khác tại châu Âu. Sự đóng lớn lao của ông ta thì phong phú và đa dạng đối với những nghiên cứu Phật Giáo Pali, đã là nền móng cho cơ sở Pali Text Society vào năm 1884. Mục đích của Society là thể hiện sự ứng dụng đối với những nghiên cứu sinh mà có sự dồi dào về kinh văn sớm nhất của Phật học. Với sự giúp đỡ và sự cộng tác của vợ ông ta, một phụ nữ thông minh nổi bật và tài năng vô cùng, sự đóng góp của bà ta chỉ là lần thứ hai với những gì mà chồng bà ta làm. Rhys Davids đã kế thừa trực tiếp với những đóng góp cho công trình Society này, với tài biết khai thác và kết hợp nhiều tài năng rải tác trong các quốc gia tại Đông và Tây.

Nó không thể trong một vài từ để làm hợp thức đối với công trình đồ sộ với kiệt tác Pali Text Society trong khoảng thời gian gần trên một trăm năm. Công trình vĩ đại này hầu hết đã tiếp tục đến ngày nay một cách thành công nhờ sinh lực của chính nó và sự tận tâm của vị chủ nhiệm hiện thời, cô I.B. Homer. Cám ơn society, bây giờ chúng ta có tất cả văn bản Pali tiêu biểu về kinh điển Phật Giáo tại La Mã-tipitaka (Tam tạng Kinh điển). Tuy nhiên vài kinh văn về A Tỳ Đạt Ma cần được điều chỉnh đầy đủ hơn. Thêm nữa, nó cũng được tái bản chừng 60 tập, những chú giải Pali về Tam tạng, bên cạnh một số khâu phù hợp với chủ đề khác, ngôn ngữ Anh có chừng 58 tập thể hiện toàn bộ Tam tạng, và được kèm thêm Từ điển Pali-English, English-Pali, và mục lục Tam tạng Pali.

Điều thú vị khi quan sát ở đây là, trong khi các quốc gia ở lục địa châu Âu giống như Pháp và Bỉ chuyên môn hóa về Đại Thừa thì Anh quốc lại chuyên môn hóa về Nguyên Thủy. Do đó chỉ nhìn vào Bibiographie Bouddhique với 31 bộ, được xuất bản tại Paris với khả năng của người Trưởng ban biên tập Mademoiselle marcelle Lalou, mới biết được thành tích vĩ đại của công việc phát hành trên cánh đồng nghiên cứu Phật Giáo tại phương Tây trong vòng thế kỷ 19 và 20.

Sự hứng thú đối với hầu hết những Học giả thuộc ngành Phật học là, đối với họ nó là một lãnh vực mới về sự khảo cứu giống như lịch sử hoặc khảo cổ học, và không phải là một Tôn giáo sống hay một cách sống. Với Rhys Davids, đặc biệt nó không chỉ đơn giản là một phân khoa, mà còn là sự tác dụng sinh động. Ông ta nói: “Phật Giáo hay không Phật Giáo, tôi đã từng nghiên cứu từng hệ thống Tôn giáo lớn trên thế giới, và chẳng có một Tôn giáo nào mà tôi tìm được bất cứ điều gì nổi bật, tốt đẹp và toàn diện hơn Bát Chánh Đạo của Đức Phật. Tôi thỏa mãn định hướng của mình với con đường đó.”

Và con đường này đã không được biết đến một cách phổ biến ở phương Tây như hôm nay nếu không có sự nỗ lực vị tha của những nhà nghiên cứu ( duy một vài người mà tôi có thời gian tán dương tại đây). Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống. Vài người Cơ Đốc cho rằng Triết học Phật Giáo nếu phối hợp với niềm tin Thiên Chúa thì tốt hơn Triết học cổ điển của Plato và Aristotle, và tốt hơn thuyết hư vô yếm thế nào đó. Sự hứng thú bao quát về Phật Giáo thì đang tăng lên và nhiều hơn. Hàng trăm sách về Phật Học dành cho mọi tầng lớp được viết bởi những người có khả năng chuyên môn và không chuyên môn đã xuất hiện. Nhiều trung tâm và tổ chức quần chúng Phật Giáo, ngay cả những Tịnh Xá và những ngôi Chùa đã có mặt trong nhiều quốc gia châu Âu và Mỹ quốc. Những hoạt động Phật Giáo quần chúng tại Phương Tây đã tăng lên một cách đáng kể vào năm 1956 khi Buddha-Jayanti, hơn 2500 năm kỷ niệm Phật Giáo, đã được diễn ra trong phương diện quốc tế.

Dẫu rằng sau gần một thế kỷ rưỡi nghiên cứu Phật Giáo, nhưng phương Tây vẫn còn thịnh hành vài nhận thức sai lầm cơ bản đã bị ảnh hưởng bởi những người cầm bút đầu tiên với sự thiếu hiểu biết hay vì ác cảm nào đó. Chẳng hạn như có sự nhận thức sai lệch rằng Phật Giáo là một Tôn giáo bi quan. Phật giáo không bi quan mà cũng không lạc quan. Thay vào, nó là duy thực, vì Phật Giáo chủ trương một quan niệm hiện thực đối với đời sống và thế giới. Nó không ngụy tạo và ru ngủ chúng ta đi vào đời sống với một thiên đường khờ khạo, hoặc khủng bố và hành hạ chúng ta với nỗi sợ hãi ảo tưởng và những cảm giác tội lỗi. Phật Giáo chỉ cho chúng ta một cách chính xác và khách quan những gì mà chúng ta là, và những gì mà thế giới hiện tượng xung quanh chúng ta là, và chỉ cho chúng ta con đường tự do, hòa bình, yên tĩnh và hạnh phúc hoàn hảo.

Đức Phật dạy Bốn chân lý cơ bản gắn liền với đời sống chúng ta, sự hiện hữu của chúng ta. Đó là chân lý được hiểu bằng Tứ Diệu Đế. Chân lý đầu tiên là cuộc sống của chúng ta là vô thường và bị lệ thuộc với những xung đột, khổ đau và bất như ý đối với thân và tâm. Chân lý thứ hai trình bày về nguyên nhân của tất cả khổ đau, xung khắc và bất như ý là do tham ái cố hữu của chúng ta, do tư tưởng sai lầm của chúng ta về bản ngã. Chân lý thứ ba ngài tuyên bố rằng bằng cách từ bỏ những sự đối đãi, đau khổ thì có thể đạt tới sự tự do, hài hòa và an ổn, đồng thời có thể nhập được chân lý tuyệt đối (Niết bàn-Nirvana) ngay tại đây và bây giờ, trong đời sống này. Cuối cùng, Chân lý thứ tư Ngài trình bày về phương pháp, con đường để đạt tới trạng thái yên tĩnh xuyên qua những nỗ lực của chính mình, xuyên qua đạo đức tâm linh và sự tôi luyện trí tuệ hoàn hảo.

Điều này không có tính bi quan, những con người trong các quốc gia Phật Giáo thì không bi quan yếm thế, họ là những người lạc quan. Nghệ thuật và kiến trúc Phật Giáo như những ngôi chùa chẳng bao giờ gây ấn tượng tối tăm và sầu não, nhưng lại phát ra một sinh khí yên bình và thanh thoát. Thực vậy, căn cứ vào Phật học, niềm vui (piti-hỷ) là một trong bảy phẩm chất cần thiết cho sự giác ngộ. Nghệ thuât Phật Giáo như hội họa và điêu khắc, Đức Phật luôn luôn được biểu thị cho sự thanh tịnh, hòa bình, trầm tĩnh và từ bi. Không bao giờ nhuốm chút sầu khổ, trắc ẩn hoặc hình phạt nào đó được thấy trên vẻ mặt của Ngài. Triết gia Đức Hermann Keyserling nói rằng: “Phương Đông thành công với những gì phương Tây chưa với tới được. Sự thể hiện có thể nhận ra sự nhiệm mầu ấy. Tôi biết không có gì vĩ đại đối với thế giới này hơn hình ảnh của Đức Phật.” Sự sáng tạo đối với nghệ thuật vô cùng quan trọng này, hình ảnh Phật Đà, không thể được phát xuất từ một tôn giáo bi quan.

Lại có những quan niệm sai lầm khác, giống như hầm mộ, rằng Phật Giáo là môt Tôn giáo Tự viện, một tôn giáo dành cho những Thầy tu sống trong những tu viện cách biệt, và không có ai hướng dẫn đời sống thế tục. Giáo lý của Đức Phật không phải chủ đích duy nhất dành cho các Tăng sĩ.Thực vậy, nó dành cho hết thảy mọi người. Ngài Vacchagotta một hôm hỏi Đức Phật một cách thành thật rằng, có thiện nam thiện nữ nào có thể hướng dẫn người thế tục hay không khi họ tuân theo lời dạy của Đức Phật một cách thành công và đạt tới trạng thái tâm linh cao. Đức Phật tuyên bố một cách xác thực rằng, không chỉ có một hay hai, không chỉ có một trăm hay hai trăm hoặc năm trăm, nhưng nhiều hơn thế nữa. Đúng như hôm nay, nó chỉ là một câu hỏi về sự nỗ lực chân thực.

Điều này lại có thể được hỏi rằng, nếu một người bình thường tu tập giáo pháp và hướng dẫn đời sống của người tại gia, tại sao Đức Phật lại thành lập Tăng Bảo? Tăng Già là tạo cơ hội cho những ai tình nguyện hiến dâng đời sống của họ không chỉ đối với tinh thần và sự phát triển trí tuệ của chính họ, mà còn vì sự phục vụ cho tha nhân. Một người bình thường với một gia đình không thể tận tụy toàn bộ đời sống của họ để phục vụ cho người khác như một Tăng sĩ. Nó chứng tỏ rằng, sự từ bỏ đúng với nghĩa Phật Giáo không phải là sự trốn tránh hèn nhát, nhưng là sự từ bỏ tất cả đời sống ái dục và đam mê cá nhân, đối đầu với đời sống dũng cảm và con đường cao quí hơn để có thể phục vụ nhân loại. Một vị Bồ Tát từ bỏ mọi thứ, ngay cả Niết bàn của chính mình, với mục đích phục vụ chúng sinh, không trốn tránh đời, vị ấy dành hết đời sống chính mình cho tất cả chúng sinh.

Một số khác cho rằng, Phật Giáo thì tuyệt vời, thế nhưng những tư tưởng cao siêu, quan điểm triết học và luân lý tối thượng, vì thế đã lờ đi và quên lãng xã hội và phúc lợi của con người. Đấy, laị là một nhận thức sai lầm tai haị! Đức Phật đã quan hệ đối với hạnh phúc của con người. Với Ngài, hạnh phúc thực sự không thể đạt được nếu không chủ đạo được một đời sống thuần túy, nếu không dựa vào những nguyên lý đạo đức và tinh thần. Nhưng ngài cũng hiểu rằng sự khó khăn về việc hướng dẫn đối với đời sống trong vấn đề thiếu thiện chí và những hoàn cảnh xã hội. Dĩ nhiên Phật Giáo không quan tâm đến chủ đề phúc lợi như một sự kết thúc đối với chính nó. Nó là cách duy nhất để kết thúc, một sự kết thúc cao quí và tối diệu hơn, nhưng nó có nghĩa vô cùng thiết yếu.

Đức Phật không chối bỏ đời sống với bối cảnh xã hội và mô hình phúc lợi của chính nó. Ngài nhìn nó một cách có qui tắc như là một tổng thể trong tất cả khía cạnh xã hội, kinh tế và chính trị của chính nó. Giáo lý về đạo đức, tôn giáo và triết học của Ngài thì rất rõ ràng ai cũng thấy. Nhưng có những thời pháp phối hợp với ba câu hỏi, ví dụ, môt trong những thời pháp mà Ngài nói rằng một người bình thường hướng dẫn đời sống thế tục bao gồm bốn điều: Một là hạnh phúc, là người chủ quyền thu nhập, bảo đảm kinh tế (atthi-sukha); hai là, thụ hưởng về sự giàu sang của chính mình (bhoga-sukha); ba là, không có mắc nợ (anana-sukha) và bốn là vô tội, thanh khiết, đạo đức và có đời sống tâm linh (anavajja-sukha). Ở đây cần phải nhận ra rằng ba câu đầu thuộc về kinh tế và và vật chất. Ở chỗ khác Đức Phật nói rằng một trong những nguyên nhân đồi bại và tội lỗi là nghèo khó (daliddiya),và rằng thay vì cố gắng chặn đứng chúng nó bằng những hình phạt, điều này là một phương pháp vô ích và không thành công, những nhà cầm quyền nên tìm mọi cách tăng trưởng tiêu chuẩn kinh tế cho mọi người. Dấu hiệu này rất là hiện đại, thực tế. Đạo Phật, mặc dù đã hai mươi lăm thế kỷ xưa, nhưng rất mới mẻ. Nó xuất hiện với những tư tưởng hợp lý, có khoa học. Phật giáo xuất hiện tại Ấn Độ như một sức mạnh tinh thần đấu tranh với những bất công xã hội, những giáo điều cuồng tín thoái hóa với những lễ nghi và sự cúng tế thần linh. Nó bãi bỏ sự chuyên chế của hệ thống giai cấp và lấy lại sự bình đẳng cho tất cả mọi người, giải phóng phụ nữ và cho họ đầy đủ sự tự do tình thần.

Trong Phật Giáo không có những giáo điều độc đoán hoặc những niềm tin chấp nhận sự mù quáng mà không có câu hỏi. Nó đem đến cho mọi người những trách nhiệm và chân giá trị đầy đủ. Đức Phật khuyên con người tự làm chủ chính mình. Theo Phật Giáo, không ai cao hơn ai trong việc xét xử những vấn đề và số kiếp của người khác. Điều này có nghĩa là, cuộc sống của chúng ta, xã hội của chúng ta, thế giới của chúng ta, là những gì các bạn và tôi tạo ra nó và không phải là ý muốn của ai đó mà chúng ta không biết đến. Đức Phật dạy, con người tự nương tựa chính mình, không ai khác có thể nương tựa.

Dựa trên những nguyên tắc về trách nhiệm cá nhân, sự tự do về tư tưởng được hướng dẫn bởi Đức Phât là chưa từng có ở bất kỳ nơi nào trong lịch sử Tôn giáo. Ngài khuyên chúng ta ( Kalama-sutra) đừng chấp nhận bất cứ điều gì chỉ vì nó đã trở thành truyền thống, hoặc được sắp đặp trong kinh điển Tôn giáo, hoặc được truyền thừa từ các bậc thầy,hoặc bởi người khác chấp nhận. Điều duy nhất khi chúng ta rõ thấu với chính mình rằng những điều nào đó là tốt và có ích, rồi chúng ta nên chấp nhận chúng. Khi chúng ta biết về chính mình rằng những điều nào đó và không có ích, chúng ta nên từ bỏ nó.

Không chỉ đơn thuần tự do tư tưởng, những lời dạy cởi mở của Đức Phật đang làm ngạc nhiên với những nghiên cứu sinh khoa lịch sử Tôn giáo. Một lần Upali, một tín đồ quan trọng của Ấn giáo, cầu xin Đức Phật chấp nhận ông ta như một tín đồ của Ngài, Đức Phật khuyên ông ta nên tôn trọng và ủng hộ những Đạo sư tôn giáo cũ của ông ta như Upali đã làm trước kia.

Vào thế kỷ thứ 3 B.C, Đại đế Phật tử Asoka là những điển hình cao quí về tính khoan dung và sự hiểu biết. Ông ta quý trọng và ủng hộ tất cả Tôn giáo trong Đế quốc mênh mông của ông. Một trong những bia đá Sắc lệnh, Đại đế tuyên bố rằng: Những kẻ không đáng tôn quí là kẻ có Tôn giáo và chê bai những Tôn giáo của người khác. Cho nên ngoài việc hỗ trợ cho Tôn giáo của chính mình phát triển ông ta còn phục vụ đối với các Tôn giáo khác… Hãy lắng nghe và sẵn sàng lắng nghe những ai tự xưng mình có học thuyết.

Tinh thần cởi mở tư tưởng, phóng khoáng và sự thông cảm hiểu biết này là được bắt nguồn từ sự khởi đầu của một trong nhiều lý tưởng mong ước của văn hóa và văn minh Phật Giáo, và có thể được quan tâm như bài học quan trọng nhất mà thế giới hôm nay có thể học từ Đức Phật. Mặc dù những quốc gia Phật Giáo đã có thể đi đến chiến tranh vì chính trị hay những lý do khác, nhưng không có sự điển hình về sự khủng bố hay đổ máu đối với mục đích truyền bá Đạo Phật. Với thời gian lịch sử lâu dài trên hai nghìn năm trăm năm, Phật Giáo truyền bá một cách hòa bình trên tất cả lục địa Á Đông và có hơn sáu trăm triệu người theo Phật Giáo.

Nếu con người hiện đại không tin vào một thượng đế cá nhân, nếu người ta không chấp nhận một vài giáo điều về việc thành lập Tôn giáo không phù hợp với tinh thần khoáng đạt của khoa học tân tiến, nó không đòi hỏi cần thiết một sự quan tâm đến, hoặc tóm lại, những giá trị đạo đức và tinh thần cái tạo thành tính chất Tôn giáo tự nó đã lạc đường. Thực tế của con người thời nay là sự khát khao đời sống tâm linh Tôn giáo và gạt bỏ đi những giáo điều tín ngưỡng và thần thoại độc đoán lỗi thời.

Có một sự tin tưởng thông thường rằng sự phát triển vật chất và kỹ thuật sẽ không có triển vọng đối với đời sống Tôn giáo và tinh thần. Điều này khó khăn để hiểu về sự hữu ích như thế nào với cây đèn dầu hơn bóng đèn điện trong đời sống Tôn giáo, hoặc xe bò, xe ngựa cần sản phẩm tinh thần nhiều hơn xe tự động? Nếu Tôn giáo không thể sống trong một xã hội phát triển vật chất và khoa học, trong môt xã hội thịnh vượng, nếu nó có thể phát triển trong một xã hội nghèo khổ khốn cùng và ngu dốt, và rồi nhanh chóng biến mất từ bề mặt trái đất này là việc tốt nhất cho nhân loại? Những quan niệm cực kỳ hủ lậu và lỗi thời về sự bày tỏ đối với Tôn giáo cần phải thay đổi. Với sự thay đổi thời gian, nhưng tinh thần Tôn giáo, niềm tin và hiểu biết đúng, sẽ tồn tại và tiếp tục làm mới con người.

Phật giáo là một tín ngưỡng và cũng không phải là tín ngưỡng, nó là phương pháp sống. Rất ngắn gọn, phương pháp nầy gọi là Tám Điều Chân Chánh, nó kết hợp tám loại hay tám lĩnh vực, nghĩa là Hiểu Biết Đúng, Tư Duy Đúng, Nói Năng Đúng,Hành Động Đúng, Đời Sống Đúng, Nỗ Lực Đúng, Suy Nghĩ Đúng, Thiền Định Đúng. Nhằm mục đích phát triển ba phẩm chất cơ bản cần thiết về sự hạnh phúc đích thực của con người, sự bình an hài hòa của tự thân, và đối với việc nhận thức về Sự Thật Cuối Cùng.

Việc đầu tiên là có hạnh kiểm đạo đức và tinh thần khiết. Nếu không có điều này thì không thề phát triển được thiện tâm. Thứ hai, đầu óc trong sáng và tiến triển về thiền định, điều này rất cần thiết cho nội tại, trong sự yên tĩnh, hài hòa và cân bằng. Thứ ba, là sự phát triển về trí tuệ, cái này không chỉ là khả năng nhìn thấy vạn vật khách quan như chúng nó đang là, không chỉ là sự cảm nhận chân lý, nhưng chúng ta cũng đạt tới sự giải thoát hoàn toàn từ những ham muốn căm thù và bạo lực của bản ngã và sự dung nhiếp vô hạn tình yêu thương tất cả hiện hữu mà không còn phân biệt. Sự đạt được trí tuệ và từ bi hoàn hảo này là mục đích đối với phương pháp sống của Phật Giáo.

Điều này có thể được hỏi: Phật Giáo trả lời như thế nào về sự xáo trộn của xã hội, sự xung đột của xã hội? Câu trả lời của nó rất rõ ràng, như câu kinh Pháp Cú dạy, tất cả sự bất an, tất cả sự xung đột và tất cả lo âu đều phát xuất từ tâm. Sự xung đột hoặc chiến tranh không có gì ngoài sự biểu lộ cực mạnh của tính tham lam, căm thù, ác ý, bạo lực, dốt nát và phát khởi từ những người đàn ông. Sự xung đột xã hội không có gì ngoài sự xung đôt cá nhân trên một bình diện lớn. Xã hội không tách rời cá nhân, và sự đối lập của xã hội không tách khỏi sự đối lập cá nhân. Nếu có hòa bình giữa những cá nhân, thì xã hội mới hòa bình. Cho nên để có được nền hòa bình trên thế giới chúng ta cần phải sản xuất hòa bình giữa những cá nhân, cung ứng cho họ sự an ninh xã hội, kinh tế đạo đức và tinh thần. đây là câu trả lời của Phật Giáo. Nó rất rõ ràng, nhưng rất khó khăn khi thực hiện. Trừ phi nó được hoàn thành, nếu không thì chẳng có giá trị gì về sự thương lượng và thỏa hiệp ở trên trang giấy để có thể sản xuất ra hòa bình thực sự trên thế giới.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gió Bấc


Vào thiền


Học đạo trong đời


Phật giáo và Con người

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.226.248.17 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...