Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu học Phật pháp »» Tâm tịnh, cõi nước tịnh. Tâm bình, cõi nước bình »»

Tu học Phật pháp
»» Tâm tịnh, cõi nước tịnh. Tâm bình, cõi nước bình

Donate

(Lượt xem: 6.998)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Tâm tịnh, cõi nước tịnh. Tâm bình, cõi nước bình

Font chữ:

Trong phẩm Cõi Nước Nghiêm Tịnh của kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, Phật bảo A Nan: “Cõi Cực Lạc kia, đầy đủ vô lượng, công đức trang nghiêm, vĩnh viễn không có, danh từ các khổ, các nạn ác thú, các thứ ma não. Cũng lại không có, bốn mùa nóng lạnh, mưa gió sai khác. Lại không có cả, sông biển lớn nhỏ, gò nổng hầm hố, chông gai cát sạn, Thiết Vi Tu Di, các núi đất đá, chỉ là tự nhiên, làm bằng bảy báu, đất bằng vàng ròng, rộng rãi bằng phẳng, không thể hạn lượng, vi diệu đẹp đẽ, thanh tịnh trang nghiêm, siêu vượt mười phương, tất cả thế giới.”

Thế nào là “đầy đủ vô lượng công đức trang nghiêm”? Cõi nước Cực Lạc có ba thứ công đức trang nghiêm: Cõi nước Phật, A Di Ðà Phật và chư vị Bồ-tát. Trong mỗi thứ công đức trang nghiêm ấy lại bao gồm đầy đủ vô lượng công đức trang nghiêm khó thể nghĩ bàn khác. Lại nữa, mỗi mỗi thứ công đức trang nghiêm trong vô lượng công đức trang nghiêm ấy đều biết tùy theo cơ nghi của mỗi người mà hiển hiện. Chẳng hạn như nước công đức trong các suối ao có tánh giống như là ngọc báu ma-ni Như ý có thể tùy thuận sở thích của mỗi người, hóa hiện ra các thứ công đức trang nghiêm, khiến cho người tắm trong ao được thân thể vui sướng, thần trí thông suốt v.v... Nếu xét về y báo của cõi nước Cực Lạc, Phật A Di Đà dùng tánh an lạc của Ngài để thành tựu các thứ y báo trang nghiêm cho nhân dân trong cõi ấy được thọ dụng đầy đủ tùy theo ý muốn. Những công đức nơi cõi Cực Lạc trang nghiêm thù thắng chẳng thể nghĩ bàn vì nó vượt xa hết thảy các thứ công đức báu trong các cõi trời, không có cách nào so sánh nổi. Trong kinh, Phật chỉ tạm mượn bảy báu: vàng, bạc, lưu-li, pha-lê, xa-cừ, mã- não, và xích-châu, làm thí dụ tương tự để miễn cưỡng so sánh, giúp cho chúng sanh có thể hình dung ra sự thù diệu của Cực Lạc Thế giới mà thôi, chứ thật ra, ngọc bảy báu trong thế gian kém xa các thứ báu nơi cõi Cực Lạc muôn vạn lần. Cõi Cực Lạc kia thành tựu đầy đủ vô lượng, công đức trang nghiêm cũng do nhờ vào nghiệp trí huệ thanh tịnh của chư Bồ-tát trong cõi ấy phát khởi ra để trang nghiêm Phật sự. Nói cho rõ ràng hơn, chư Bồ-tát cõi Cực Lạc nương vào thật tế của Pháp tánh để nhập vào chân thật huệ, xa lìa điên đảo, hư ngụy; rồi từ trong thể tánh nhất thật ấy, các Ngài phát khởi ra các Phật sự và viên mãn các Phật sự, làm lợi ích cho chúng sanh.

Vô lượng công đức trang nghiêm chẳng thể nghĩ bàn trong cõi Cực Lạc gồm có hai điều căn bản: Một là, do nghiệp lực của đại nguyện thiện căn xuất thế của Tỳ-kheo Pháp Tạng cảm thành. Hai là, do sức khéo trụ trì, nhiếp thọ của đấng Chánh Giác A Di Ðà Pháp Vương. Phật Di Đà thương xót chúng sanh điên đảo bất tịnh, muốn đặt chúng sanh vào nơi chỗ chẳng hư ngụy, nơi chỗ chẳng luân chuyển, nơi chỗ chẳng có sanh tử, được hưởng tất cả những sự vui sướng tối cực ở chốn thanh tịnh đại an lạc rốt ráo, nên Ngài mới phát khởi lên vô lượng công đức thanh tịnh trang nghiêm, khiến cho chúng sanh giác ngộ rằng: Thanh tịnh là tổng tướng của cõi Cực Lạc, cũng là toàn thể của giáo lý của kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, nêu rõ tông chỉ của Tịnh tông là “Tâm tịnh, cõi nước tịnh. Tâm bình, cõi nước bình.” Vậy, những điều như là vĩnh viễn không có danh từ các khổ, không có các nạn ác thú, không có các thứ ma não v.v... đều do sức công đức thanh tịnh trang nghiêm ấy chiêu cảm mà thành.

Trong các cõi uế độ, lúc Phật nhập Niết-bàn, Ngài dùng sức phương tiện, khiến thân xác thịt thị hiện của Ngài nát thành xá lợi để tạo phước cho chúng sanh. Khi chúng sanh hết phước, các viên xá lợi ấy biến thành ma-ni Như ý bảo châu. Những châu này phần nhiều ở trong biển cả, Đại Long Vương thường dùng chúng để trang hoàng trên đầu. Lúc Chuyển Luân Thánh Vương ra đời thì Thiên Vương sẽ có được viên ma-ni Như ý bảo châu để tạo lợi ích cho chúng sanh trong cõi Diêm Phù Ðề. Thế nhưng, tuy rằng các ngọc báu ma-ni Như ý đó có thể thỏa mãn các nguyện cơm, áo, vật dụng v.v… của chúng sanh, nhưng chúng không thể ban cho chúng sanh cái nguyện vô thượng đạo. Hơn nữa, báu ngọc ấy chỉ có thể thỏa mãn các nguyện cho chúng sanh trong một đời, nhưng chẳng thể thỏa mãn các nguyện cho chúng sanh trong vô lượng thân bị luân chuyển trong vô lượng kiếp. Thế gian này có rất nhiều sự khổ bức bách não loạn mà các kinh luận thường nói: ba khổ, tám khổ, tám nạn v.v… Ba khổ là: khổ khổ, hoại khổ và hành khổ. Thân này đã là cái quả của các khổ, lại còn bị thêm các nỗi khổ khác luôn bức bách thân tâm, khổ lại càng thêm khổ hơn, nên gọi là “khổ khổ.” Thế gian này chẳng có niềm vui chân thật, lâu dài; ngay khi lúc niềm vui vừa tan biến mất thì các nổi ưu não, phiền muộn khác liền xuất hiện, nên gọi là “hoại khổ.” Do vì niệm niệm của chúng sanh thường luôn lưu chuyển, thay đổi không ngừng, vọng niệm này vừa dứt thì vọng niệm khác tức thời sanh ra, lại do vạn sự vật trong đời đều vô thường, rốt cục rồi tất cả cũng đều bị biến diệt, nên gọi là “hành khổ.”

Trên lẽ thật, nghiệp là cách trừng phạt rất công bình; hễ ai có tâm gì thì lúc nghiệp nhân quả báo hội về, phải sanh vào cõi tương ưng với cái tâm ấy. Đọa lạc hay không đọa lạc đều là do nơi tâm mình có tình cảm phân biệt chấp trước hay không. Người dựa vào tình chấp sâu nặng, không biết dùng trí tuệ thì tương lai nhất định sẽ bị đọa lạc vào ba đường ác. Do đó, Phẩm Hết Lầm Thấy Phật của kinh này bảo: “Lại có chúng sanh, tuy trồng căn lành, làm ruộng phước lớn, nhưng tâm vẫn còn, trước tướng phân biệt, tình chấp sâu nặng, cầu thoát luân hồi, trọn không thể được. Nếu ai biết đem, trí huệ vô tướng, trồng các cội đức, thân tâm thanh tịnh, xa lìa phân biệt, cầu sinh Tịnh độ, hướng Phật Bồ-đề, sẽ sinh cõi Phật, vĩnh viễn giải thoát.” Phẩm Chỉ Lưu Lại Một Kinh Này cũng nói: “Nếu nghe hiệu Phật, trong lòng hồ nghi, lời kinh Phật dạy, thảy chẳng lòng tin, đều do ở trong đường dữ mà tới, tai ương đời trước, chưa được dứt tận, chưa được độ thoát, nên tâm hồ nghi, chẳng hướng tin vậy.” Bởi do chúng sanh vô minh lại không mở rộng cõi lòng tin ưa thọ trì kinh điển Đại thừa, nên chẳng hiểu biết đạo lý chân thật và chẳng có cách chi được khai ngộ. Đấy đều do tai ương nghiệp chướng của họ ở đời trước chưa hết tận, khiến thường sanh tâm chấp trước đối với cảnh trần và ngay cả đối với Phật pháp cũng chấp trước, nên chẳng thể nhìn thấu, buông xuống, làm việc tu hành gặp nhiều chướng ngại, chẳng được tự tại.

Tự tại là gì? Tự tại là cảnh giới chẳng còn các tướng ta, người, chúng sanh và thọ mạng. Khi chúng ta còn chấp trước vào bốn tướng này thì việc tu hành liền gặp chướng ngại, chẳng được thăng cao, cũng chẳng thể siêu xuất tam giới. Pháp thế gian giống như một tấm lưới khổng lồ trói chặt con người; kẻ tham danh thì bị lưới danh vọng trói buộc, người tham tiền thì bị lưới tiền tài cột cứng, ai mê sắc thì bị lưới sắc dục bủa vây. Cuối cùng, người đời đều bị ngũ dục tài, sắc, danh, thực, thùy chi phối đến mức điên đảo. Thế nào gọi là điên đảo? Phật bảo: “Giàu sang, thương muốn, không thể bền vững, phải nên lánh xa, chẳng an vui”, nhưng cnn người cho đó là sự hưởng thụ của đời người nên mới bị trói buộc vào đó đến nỗi thở chẳng ra hơi! Đáng thương nhất là những người không gặp được Phật pháp hoặc không hiểu rõ đạo lý, nên dù đang bị lưới nghiệp vây bủa mà lại chẳng hay chẳng biết! Lại có người tuy biết mình đang kẹt cứng trong lưới nghiệp, nhưng lại không biết làm cách nào để thoát ra. Đấy đều là do họ không mở rộng cõi lòng tin ưa thọ trì kinh Phật. Bởi do cõi Cực Lạc ly dục thanh tịnh nên cõi ấy không có khổ khổ. Bởi do y báo, chánh báo của cõi ấy luôn tồn tại bất biến nên cõi ấy không có hoại khổ. Bởi do cõi ấy vượt ra khỏi tam giới nên không có hành khổ. Do vậy, hễ ai được sanh vào cõi ấy, liền vĩnh viễn giải thoát ra khỏi ba thứ khổ này. Chính vì lẽ đó, chư Phật luôn mong muốn hết thảy chúng sanh đều phát tâm Bồ-đề, một dạ niệm Phật cầu sanh Cực Lạc, để có thể thoát ly tam giới, được đại tự tại.

Ngoài ba thứ khổ vừa kể trên, thế nhân còn có tám thứ khổ khác, đó là sanh, lão, bịnh, tử; yêu thương mà bị chia lìa; thù ghét mà cứ phải gặp mặt; cầu không được toại ý và năm ấm lừng lẫy thường luôn bức bách thân tâm. Tám thứ khổ này cùng nung nóng, đốt cháy thế nhân chẳng lúc nào ngừng dứt. Cõi Cực Lạc vĩnh viễn chẳng có các nỗi khổ đó, nhân dân ở cõi Cực Lạc do liên hoa hóa sanh và có thân thể là “thanh hư vô cực,” nên không có sanh khổ. Cõi ấy chẳng có bốn mùa nóng lạnh đắp đổi, thân của họ lại chẳng bị phần đoạn sanh tử nên không có bịnh khổ. Thọ mạng của nhân dân cõi ấy vô lượng nên không có lão khổ và tử khổ. Người ở cõi ấy không có cha mẹ, vợ con, thân bằng quyến thuộc, cũng không có ái tình ràng buộc, nên không có ái biệt ly khổ. Trời, người trong cõi ấy toàn là những bậc đại thượng thiện nhân cùng ở chung một nơi, nên không có oán tắng hội khổ. Người trong cõi ấy muốn gì liền tự nhiên có ngay, nên không có cầu bất đắc khổ. Nhân dân cõi ấy hành thâm Bát-nhã, quán chiếu không tịch nên không có ngũ ấm thạnh khổ.

Ngoài ba khổ, tám khổ ra, người thế gian lại thường hay gặp các tai nạn. Tai nạn trong tam giới quá nhiều, không làm sao kể hết cho xiết, nhưng nói chung thì có tám thứ tai nạn trong thế gian, khiến thân tâm con người không được nhàn hạ để tu đạo nghiệp, chúng lại gây ra chướng ngại cho việc gặp Phật, nghe pháp. Tám nạn đó là: địa ngục nạn, súc sanh nạn, ngạ quỷ nạn, trường thọ thiên nạn, Bắc Uất Đan Việt nạn, Manh Lung Ám Á nạn, thế trí biện thông nạn và sanh Phật tiền Phật hậu nạn. Tám điều khổ nạn trên tuy cảm lấy những quả báo khổ vui có sai khác, nhưng quy chung đều là cùng chung một số phận; đó là chẳng được thấy Phật, chẳng được nghe chánh pháp. Ở thế giới Cực Lạc vĩnh viễn không có các nạn này vì những lý do sau đây:

- Do cõi Cực Lạc không có nhân của ba độc, cũng chẳng có chỗ tạo nghiệp ác nghịch, nên chẳng có khổ quả tam đồ, cũng không có chướng nạn tam đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh).

- Do thánh chúng trong cõi Cực Lạc thường luôn được nghe Phật A Di Đà thuyết pháp mà nhập chánh định, chẳng bị đọa vào định vô tưởng, nên chẳng có trường thọ thiên nạn.

- Tuy trời, người ở cõi Cực Lạc thọ hưởng sự vui sướng tột bậc, nhưng do thường được hưởng sự giáo hóa của Phật A Di Đà, nên không có nạn tham đắm trong sự hưởng thụ mà chẳng thể nhận lãnh nổi sự giáo hóa của Phật về các sự khổ trong tam giới. Như vậy, cõi đó không có Bắc Uất Ðan Việt nạn.

- Trời, người ở cõi ấy có sáu căn thanh tịnh, sắc bén, thông tuệ, không có nạn đui điếc câm ngọng, nên không có Manh Lung Ám Á nạn.

- Chúng sanh sanh về cõi Cực Lạc đều nhập Chánh Ðịnh Tụ, ai nấy đều có chánh tri chánh kiến, thông rõ tất cả Phật pháp, nên không có nạn thế trí biện thông.

- Trong cõi Cực Lạc, đức A Di Ðà Phật hiện đang thuyết pháp cho đến vô lượng kiếp không cùng tận. Quán Âm sẽ tiếp nối Ngài làm Phật, hiệu là Phổ Quang Công Ðức Sơn Vương Phật, nên trong cõi nước ấy chẳng có nạn sanh trước Phật hay sau Phật.

Kinh này nói “cõi ấy không có các thứ ma não” là vì A Di Ðà Phật quả đức vô lượng thanh tịnh, nên trong cõi nước của Ngài vĩnh viễn không có ba ác đạo, không có các thứ ma sự, phiền não làm chướng ngại thiện pháp, não hại thân tâm và phá hoại những sự tốt đẹp. Ma là tiếng Phạn, dịch nghĩa là chướng ngại. Có bốn loại ma: Phiền não ma là các thứ phiền não như là tham, sân, si, mạn, nghi, ganh tỵ v.v… làm não hại thân tâm. Ấm ma là các thứ phiền não phát sanh ra từ ngũ ấm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Tử ma là cái chết đoạt mất mạng căn của con người. Tha Hóa Tự Tại Thiên Tử ma, gọi tắt là Thiên ma, là ma vương Ba Tuần thường hay phá hoại sự lành và sự hòa hợp thanh tịnh của người khác. Thế giới Cực Lạc vĩnh viễn chẳng có các thứ ma chướng này làm não loạn, bởi vì toàn thể cõi Cực Lạc đều là một thanh tịnh cú, lại được trang nghiêm bởi trụ chân thật huệ, khai thị bởi chân thật tế; cho nên cõi nước ấy có thể ban cho chúng sanh cái lợi chân thật. Trong cái chân thật của một pháp thanh tịnh ấy, còn chẳng có cả danh từ ma não huống hồ là thật có các điều chướng não.

Kinh Pháp Hoa ghi: “Nếu có kẻ nữ nghe kinh điển này mà tu hành đúng như lời dạy thì kẻ ấy mạng chung liền được vãng sanh An Lạc thế giới, A Di Ðà Phật và đại Bồ-tát chúng vây quanh trụ xứ, sanh trong hoa sen, ngồi trên tòa báu, chẳng còn bị tham dục não loạn, cũng chẳng còn bị nóng giận, ngu si não loạn, cũng chẳng bị kiêu căng, ghen ghét não loạn, đắc thần thông Vô Sanh Pháp Nhẫn của Bồ-tát.” Kinh Thập Vãng Sanh chép: “Nếu có chúng sanh niệm A Di Ðà Phật, nguyện vãng sanh thì Đức Phật ấy liền sai hai mươi lăm vị Bồ-tát ủng hộ hành giả, dù đi hay ngồi, dù đứng hay nằm, dẫu ngày hay đêm, trong hết thảy các hời, hết thảy các chỗ, chẳng để cho ác quỷ, ác thần có cơ hội làm hại.” Đấy đã chỉ rõ, ngay trong cõi uế độ này, chúng ta do nhờ niệm Phật mà trừ được những thứ ma sự làm não loạn thân tâm, huống hồ là được sanh về cõi nước kia! Kinh Lăng Nghiêm nói, trong Pháp Lý Quán của Mười Thừa, hành nhân dùng pháp sanh tử mê ám của ngũ ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) làm quán cảnh nên có năm mươi cảnh ma hiện ra. Kinh Vô Lượng Thọ bảo, trong pháp sự quán của Tịnh độ, hành nhân dùng ngay cái quả thanh tịnh công đức của Phật Di Ðà làm quán cảnh, nên vĩnh viễn không có ma sự. Lúc tâm không tà niệm thì thánh cảnh của cõi Cực Lạc hiện tiền, quang minh chiếu sáng. Hơn nữa, tu hành trong cõi uế độ này, nếu lỡ bị ma khuấy phá, làm hại sự lành của mình, vẫn có thể dùng niệm Phật để đối trị được.

Khi Đức Phật ngồi dưới cây Bồ-đề sắp sửa thành đạo thì ma vương sinh lòng giận dữ, bèn phái ma quân đến uy hiếp, dụ dỗ. Song Phật không động tâm; trái lại, Ngài còn đem lòng từ bi thương xót chúng sanh, tuyệt đối không đối đầu với ma, Ngài chỉ dùng đạo đức để cảm hóa, làm chúng ma cảm phục. Do đó, ma quỷ cũng phải kính phục, dập đầu cúi lạy, quy y Phật. Ma hay tranh đấu hơn thua, nếu chúng không được khen ngợi, tăng bốc, được xếp vào hạng nhất, liền sanh lòng giận dữ, ganh tị, rồi phát khởi đấu tranh, tìm cách chướng ngại người khác. Do đó, tâm niệm Phật thì phải không có sân hận, đấu tranh, còn tâm niệm ma thì chắc chắn có sân hận, đấu tranh. Người nào có tư tưởng, hành vi ganh ghét, sân hận, đấu tranh thì đều là ma, vĩnh viễn khó thể thành Phật. Vì vậy, người niệm Phật có trí tuệ thì phải tự mình biết rõ tâm mình đang niệm Phật hay đang niệm ma.

Trong tám tướng thành đạo của Đức Phật có tướng “hàng ma.” Thật ra nên gọi là “cảm hóa ma” mới đúng lý, vì sao? Vì Phật không hề dùng bất cứ phương pháp thủ đoạn gì để áp bức, cưỡng bách, hàng phục ma cả. Nếu như Phật thật sự có hàng phục ma thì chẳng lẽ Ngài còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả rồi hay sao? Nếu Ngài thật sự còn có bốn tướng này thì làm sao có thể thành Phật? Như vậy, Phật làm sao khiến ma vương phải đầu hàng và kính phục Ngài? Ngài dùng tứ vô lượng tâm “từ, bi, hỷ, xả” để cảm hóa ma. Khi ma vương đến muốn hại Phật, Phật dùng lòng từ bi đối đãi, dùng đức hạnh thanh tịnh cảm hóa, khiến ma vương phải cuối đầu bài phục. Lại nữa, Phật biết rõ, sở dĩ ma đến quấy phá Ngài là vì trong quá khứ Ngài đã từng tạo oán cừu với chúng, nên bây giờ mới có chướng nghiệp này. Phật cảm thông với nỗi khổ của chúng ma nên không tranh cãi với họ, chỉ an tâm chấp nhận sự quấy nhiễu của chúng ma. Ma cảm nhận được lòng từ bi nhẫn nhục của Phật nên sanh lòng kính phục, dập đầu cúi lạy, quy y Phật, nhận Phật làm thầy.

Ma thường bị năm thứ độc “hận, oán, não, nộ, phiền” bức bách thân tâm nên lúc nào chúng cũng muốn trả thù bằng cách gây chướng ngại, phiền não cho người khác. Nhất là đối với người tu đạo, ma thấy người tu hành như cái gai trong mắt, nhất định tìm cách phá hoại đạo nghiệp của họ. Chúng ta phải hết sức cẩn thận đề phòng, đừng để trúng kế của ma mà rớt vào bẫy, vĩnh viễn khó thoát thân được. Làm sao để đề phòng ma? Chúng ta phải có trí tuệ Bát-nhã nhận rõ cảnh giới vốn chỉ là không tịch mà không sanh tâm tham chấp để bị ma xâm nhập, khống chế. Thể của không tịch là ngưng lặng, hễ có thể thì sẽ có dụng. Người tu hành cầu trí huệ, trước hết phải cầu Căn Bản trí, rồi sau đó mới có Hậu Đắc trí. Căn Bản trí là Bát-nhã vô tri, có vô tri (không tịch) thì tâm mới thanh tịnh, mới được định, nhân định phát sanh trí huệ. Lục Tổ Huệ Năng nói: ”Vốn chẳng có một vật.” Khi tâm mình không tịch, chẳng có một vật gì hết, thì đó chính là Bát-nhã vô tri. Khi tâm ấy khởi lên tác dụng thì không gì mà chẳng biết, đấy gọi là Hậu Đắc trí. Khi tâm ấy chẳng khởi tác dụng thì chỉ là vô tri, tức là Căn Bản trí.

Chư Phật, Bồ-tát suốt ngày từ sáng đến tối đều là vô tri, đều là không tịch. Khi chúng ta hỏi gì, các Ngài đều liền có thể giải đáp, thì đó chính là Hậu Đắc trí không gì chẳng biết. Tuy các Ngài trả lời một cách vô cùng bóng bẩy và sâu sắc, nhưng vẫn chỉ là vô tri, tức là các Ngài chẳng cần phải suy nghĩ, nghiên cứu mà không gì chẳng biết. Các Ngài dùng vô tri để trả lời hữu tri một cách hết sức xảo diệu, hết sức thích đáng, chẳng có vấn đề nào không thể giải quyết. Vì vô tri mới là trí huệ chân thật, là Thật tướng Bát-nhã, nên trong mọi chuyện đối vật tiếp người, chúng ta nhất cử nhất động gì đều phải quán chiếu kỹ càng, xem xét mọi suy nghĩ và hành động của mình có phù hợp với đạo lý nhân quả và lẽ phải hay không. Trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta, chẳng có gì chẳng phải là “Văn, Tư, Tu.” Văn là lắng nghe, Tư là suy nghĩ kỹ càng, Tu là hành động đúng đắn, phù hợp với đạo lý nhân quả. Theo nhân quả thì hợp lý, trái với nhân quả thì nghịch lý, Phật với ma khác biệt rõ ràng nhất là ở điểm này! Phật thì có lòng từ bi, còn ma thì đầy dẫy tâm sân hận, chẳng cần đếm xỉa gì đến đạo lý nhân quả, thiện ác chi cả.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật pháp ứng dụng


Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)


Nghệ thuật chết


Chắp tay lạy người

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.94.221 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...