Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu học Phật pháp »» Nhân đạo là pháp dọn đường cho Phật đạo »»

Tu học Phật pháp
»» Nhân đạo là pháp dọn đường cho Phật đạo

Donate

(Lượt xem: 6.541)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Nhân đạo là pháp dọn đường cho Phật đạo

Font chữ:

Tâm vốn chẳng sanh, nhưng do duyên hợp nên gọi là sanh. Tâm vốn chẳng chết, nhưng do duyên tan lìa nên gọi là chết. Tâm vốn chẳng đến cũng chẳng đi thì làm gì có cái thật sự gọi là sanh tử. Nếu chúng ta lãnh hội được điều này, tự nhiên cảm thấy rất an nhiên tự tại đối với mọi tình huống biến đổi của thân, lúc sanh cũng thuận, lúc tử cũng an, thường tịch quang thường chiếu rạng ngời. Thế nhưng vì chúng ta chưa thật sự khai ngộ điều này nên rất xem trọng cái thân, chẳng thể can đảm buông bỏ toàn thân để có thể khăng khăng trì một câu A Di Ðà Phật cầu sanh Tịnh độ. Hằng ngày, chúng ta đều vận dụng hết thời giờ và công sức để chăm sóc, cung phụng cho cái thân, chẳng thể sáng niệm, chiều niệm, đi niệm, đứng niệm, ngồi niệm, niệm niệm liên tục chẳng hề gián đoạn, để có được công phu thành phiến, thành khối cho đến Nhất tâm Bất loạn. Nếu chúng có thể buông xả vạn duyên, niệm Phật đến mức thiết tha, gần gũi, tinh chuyên, chân thật, thì có một lúc nào đó tự nhiên bổng trở về nguồn. Truy xét cho đến cùng thì chỗ bắt nguồn của cái tâm niệm Phật ấy chính là Tự tánh Di Ðà; bắt đầu cũng là từ Tự tánh Di Đà, trở về cũng là về với Tự tánh Di Đà, thì làm gì có đến có đi. Ở mức chót, dù chúng ta chẳng thể ngộ ra được lý này, nhưng nếu có thể phát khởi niềm tin ưa chân thật, quyết nương theo Di Đà Nguyện Lực, vẫn có thể đới nghiệp vãng sanh về cõi Phàm Thánh Đồng Cư, cắt ngang sanh tử, thọ mạng vô lượng, chẳng thọ luân hồi nữa, rốt cục rồi cũng sẽ đại khai đại ngộ.

Trong thế gian này chẳng có trường sanh bất tử. Thậm chí, thọ mạng lâu dài đến ngàn vạn ức năm của thiên chúng trong cõi Trời Trường Thọ cũng vẫn chỉ là hữu lượng, chẳng phải là vô lượng. Thọ mạng của con người trong thế gian quả thật là vô cùng ngắn ngủi, thử hỏi có mấy ai sống tới một trăm tuổi? Lúc còn trẻ cảm thấy tương lai trước mắt thật lâu dài; nhưng lúc tuổi xế chiều, nhìn lại những chuổi ngày trong qua khứ, bổng chợt thức tỉnh, thấy chuyện quá khứ chỉ là giấc mộng, giống hệt như một tuồng hài kịch, chẳng hề có chút gì thật hết. Nếu đã thấy rõ như vậy thì phải quyết tâm buông bỏ mọi hoài bão nơi thế gian này, chẳng nên ôm ấp thêm phiền não nữa, chỉ nhiếp giữ lấy một câu A Di Ðà Phật trong lòng để đắp đổi tháng ngày, chỉ lấy Tây Phương Cực Lạc Thế Giới làm quê nhà để trở về. Ngày nay chúng ta dốc lòng niệm Phật, mai sau sanh về Tây Phương Cực Lạc, gặp Phật A Di Đà thỏa mãn lòng mong ước. Thử hỏi có niềm vui mừng nào lớn hơn bằng, có điều gì hay hơn được?

Chúng ta phải biết, nguyên do của chiến tranh, bệnh tật phần nhiều là do sát sanh. Bởi thế, người niệm Phật chẳng những không được sát sanh mà còn phải thiên trọng việc phóng sanh. Ngoài tâm phải luôn sám, trong tâm phải luôn tự hối các lỗi lầm sát sanh, hại vật trong quá khứ, quyết làm mọi chuyện lành để lấy công chuộc tội, thì công đức ấy mới là rất nhiều, có khả năng giúp mình tiêu trừ nghiệp chướng. Điều trọng yếu nhất vẫn chỉ là phải luôn giữ tâm trống trải, quét sạch hết thảy các duyên, để trong cái tâm rỗng rang đó chỉ còn lại một niệm Di Ðà. Cho nên, tuy nói là ngoài tâm thì sám, trong tâm thì tự hối; nhưng thật ra cũng chẳng nên bận tâm với những lỗi lầm quá khứ thì tâm mới thật sự được thanh tịnh, nhẹ nhàng. Từ sáng đến tối, chỉ dùng tâm nhãn để phản chiếu từng chữ, tững chữ một trong câu Phật hiệu một cách phân minh, miệng niệm chữ “A” thì tai nghe chữ “A,” tâm nhận lấy chữ “A” một cách rõ ràng phân minh. Rồi lại phải niệm từng câu từng câu như vậy tiếp nối chẳng hề gián đoạn, tâm tâm chẳng hề dừng nghĩ nhớ câu Phật hiệu, thì vọng tưởng phiền não không còn có chỗ để xen vào. Kinh Niệm Phật Ba-la-mật dạy: “Chí tâm niệm Phật một tiếng, diệt được trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử.” Bởi vì công đức niệm Phật rất lớn lao, nên lúc gặp phải chuyện đau khổ, phiền lòng, chẳng vừa ý, càng phải thêm nhẫn nại nhất tâm niệm một câu Phật hiệu, thì tội nghiệp mới được mau chóng tiêu trừ.

Người niệm Phật phải biết đoan chánh tấm lòng, diệt ác hướng thiện mới đáng gọi là thiện nhân. Người niệm Phật phải biết nhiếp tâm trừ bỏ tán loạn mới đáng gọi là hiền nhân. Người niệm Phật phải đoạn được lậu hoặc, khai ngộ chân tâm mới đáng gọi là thánh nhân. Trong kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật hết mực khuyên chúng sanh phải hết lòng gìn giữ tâm mình cho thật thanh tịnh để niệm Phật. Dù chuyện trong nhà đa đoan, chuyện ngoài nhà bận rộn, nhưng lúc nào trong tâm cũng vẫn một mực an nhàn vô sự, lúc nào cũng tận tâm tận lực niệm Phật, thì đấy mới là người hoan hỷ tự tại. Cổ nhân thường bảo: “Cung kính không bằng tuân mệnh,”chúng ta chỉ cần tuân thủ lời Phật dạy, tha thiết niệm Phật thì đó mới thật sự là quy kính Tam Bảo. Lúc bận rộn thì cứ lo lắng làm cho xong công việc, lúc rảnh bèn niệm Phật. Mỗi ngày niệm mấy trăm câu cho đến mấy ngàn câu. Còn nếu như suốt ngày lúc nào cũng bận rộn cùng cực, chẳng có lúc nào được thảnh thơi, thì nên dành lấy những lúc rảnh rang trong khi bận rộn để niệm Phật. Mỗi buổi sáng vừa thức dậy, liền niệm mười cho đến mấy trăm câu Phật hiệu. Lúc lên giường ngủ cũng niệm giống như vậy trước khi ngủ. Pháp môn Niệm Phật bất luận nam nữ, tăng tục, quý hèn, hiền ngu, bận rãnh, không có một ai là chẳng thể niệm Phật được. Hễ ai chí tâm niệm Phật thì Phật niệm người ấy, đến lúc lâm chung vãng sanh Cực Lạc, hoa nở thấy Phật nghe pháp, rốt ráo thành Phật, thì sẽ tự nhiên biết “Tâm vốn dĩ chính là Phật.”

Niệm sáu chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” hay bốn chữ “A Di Đà Phật” đều chẳng hề có gì sai khác. Có điều phải biết, dù chúng ta có gõ mõ, khua chiêng, thúc trống như xướng như ca, dù chúng ta có thổn thức, rên siết như gào như thét, nhưng nếu tâm mình vẫn còn nghi ngờ, vẫn chẳng thanh tịnh, thì chư Phật, Bồ-tát nghe thấy cũng phải buồn bã giùm cho mình. Người niệm Phật với chí thành tâm và thâm tín tâm, dù chẳng có tiếng trống, tiếng kèn, đàn địch, âm thanh du dương thổn thức, họ vẫn có thể xưng danh hiệu Phật một cách hoan hỷ thanh tịnh, quả báo tương lai của họ thật sự là chẳng thể nghĩ bàn.

Phàm tình chúng ta do mê muội, nên chẳng biết rõ công đức của xưng danh hiệu Phật, chứ người trí thì biết rất rõ ràng. Vì sao? Vì họ biết dùng tâm thanh tịnh để học kinh Vô Lượng Thọ. Từ nơi kinh điển này, họ đọc thấy A Di Đà Phật trong lúc tu nhân, trụ huệ chân thật, siêng năng gắng gỏi tu hành suốt năm kiếp, thành tựu vô lượng vô biên công đức và cõi nước trang nghiêm thanh tịnh đến mức cùng cực. Đó là công đức do chính A Di Đà Phật tự tu, tự chứng. Chẳng những Đức Giáo Chủ ấy đã viên mãn hết thảy các đức, mà công đức của chúng sanh trong cửu giới tiếp nhận sự giáo huấn của Ngài, phát tâm niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc, cũng là vô lượng vô biên. Vì sao? Vì người vãng sanh Cực Lạc thì tâm địa phải thanh tịnh, tâm tịnh thì cõi nước tịnh; đó chính là công đức thật sự được thành tựu của người niệm Phật vãng sanh. Từ đó cho ta thấy, nhân duyên của người vãng sanh cũng là vô lượng vô biên, chẳng phải là một nhân duyên nhỏ bé đơn thuần như nhiều người lầm tưởng.

A Di Đà Phật là chánh nhân, chư Bồ-tát và hết thảy đại chúng vãng sanh là trợ nhân. Do nhân duyên như vậy mà thành tựu y báo trang nghiêm, tốt đẹp tột bậc, chẳng thể nghĩ bàn trong Thế giới Cực Lạc. Tây Phương Cực Lạc Thế Giới tuyệt diệu vô cùng, cõi nước ấy vô cùng to lớn chẳng có hạn lượng, toàn thể cõi nước đều là thủ đô. Trong thế gian này có rất nhiều thủ đô, mỗi quốc gia đều có một thủ đô chánh và vài ba thủ đô phụ; bước ra khỏi trung tâm của thủ đô là làng ấp nghèo nàn sụp đổ. Ngay cả thủ đô Washington của nước Mỹ giàu có, vĩ đại cũng chẳng ngoại lệ; trung tâm thủ đô Washington trông rất nguy nga, đồ sộ, nhưng chỉ cần đi bộ khoảng mười lăm phút ra khỏi thủ đôi, sẽ thấy toàn là những ngôi nhà nghèo nàn bẩn thỉu. Thủ đô của một quốc gia giàu nhất thế giới mà còn như vậy, thì chắc chắn thủ đô của những quốc gia khác còn tệ hơn nhiều. Tây Phương Cực Lạc Thế Giới thì khác hẵn, nơi nơi, chốn chốn, đâu đâu cũng đều là những thủ đô lộng lẫy xinh đẹp như nhau. Đức giáo chủ A Di Đà Phật có mặt ở tất cả mọi nơi, đi đâu cũng thấy A Di Đà Phật, lúc nào muốn bầu bạn với A Di Đà Phật cũng được. Chẳng phải như trong cõi này, muốn gặp một vị Tổng Thống hay Chủ Tịch không phải là một chuyện dễ dàng, đừng nói chi là được tiếp chuyện với họ. Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật nói, Đức Phật ấy có vô lượng vô biên hóa thân, có nghĩa là không chỗ nào chẳng có hiện thân của Ngài. Thọ mạng của hóa thân của A Di Đà Phật là vô lượng, thường luôn biến hiện ở khắp mọi nơi để thân cận, giáo hóa chúng sanh. Chẳng những chỉ có Phật thân là như thế, mà bất cứ người nào vãng sanh về Cực Lạc thế giới cũng đều có năng lực giống như thế. Bất cứ ai vãng sanh đều có vô lượng vô biên thân giống Phật A Di Đà, cũng có thể biến hóa ở khắp mọi nơi. Phật có thể hóa thân, chúng ta tới đó cũng có thể hóa thân, thật là vô cùng tự tại. Còn người trong thế gian này đều là phàm phu, đều chỉ có một cái thân quê mùa thô kệt, thọ mạng lại vô cùng ngắn ngũi, chẳng có bản lãnh cùng một lúc hiện thân ở khắp mọi nơi.

Thân được tự tại thì gọi là Thần Túc thông hay Như Ý Thông, có thể biến hóa thuận theo lòng mong muốn. Đại chúng nơi cõi Cực Lạc hết sức thanh tịnh, đồng hạnh, đồng đức với đức giáo chủ; đó đều là do hữu duyên trong đời trước! Ngày nay, chúng ta có duyên gặp được kinh Vô Lượng Thọ, nghe được tiếng A Di Đà Phật, chẳng phải là cũng do hữu duyên với A Di Đà Phật trong đời trước hay sao? Đồng hạnh có nghĩa là có cùng chung hạnh nguyện với A Di Đà Phật. Nếu chúng ta muốn đạt được lợi ích chân thật nơi Phật pháp như kinh Vô Lượng Thọ nói: “Ban cho chúng sanh lợi ích chân thật,” “trụ chân thật huệ,” thì nhất định phải lấy hạnh nguyện của Phật A Di Đà làm hạnh nguyện của chính mình. Tâm đồng Phật tâm, nguyện đồng Phật nguyện, hạnh đồng Phật hạnh thì quyết định sẽ vãng sanh; không chỉ vãng sanh một cách đơn thuần mà còn chẳng hề có chút gì sai khác với Phật A Di Đà. Ngay trong thế gian này, nếu chúng ta tu hành có được chút ít phần tương xứng với hạnh nguyện của A Di Đà Phật, thì dù chưa thành Phật, thân tướng dáng vẻ của chúng ta cũng từ từ thay đổi, tướng hảo quang minh có chút ít phần giống Phật; đó gọi là “tướng tùy tâm chuyển”. Vì thế, đồng hạnh với Phật rất trọng yếu!

Nếu chúng ta không có duyên phận rất sâu với A Di Đà Phật trong nhiều đời, nhiều kiếp trước thì nay cũng chẳng thể nghe được tiếng A Di Đà Phật, đừng nói chi là phát được lòng tin chân thật, niệm Phật cầu vãng sanh. Do đó, chúng ta chẳng nên chê trách những người chẳng tin tưởng nổi pháp môn này, mà phải dốc lòng tìm cách giúp đỡ cho họ, giúp họ phá trừ nổi phiền não nghi ngờ của họ thì đấy chính là đồng hạnh với A Di Đà Phật. Nếu chúng ta sanh lòng phân biệt, chê bai họ thì chẳng phải là đệ tử chân chánh của Phật A Di Đà; bởi vì Phật A Di Đà chẳng có tâm phân biệt này. Chúng tu tịnh, chớ chẳng phải tu động; cho nên, người khác có thể chê bai chúng ta, nhưng ta chẳng thể chê bai họ. Nếu ta khởi lên ý niệm chê bai người khác thì đó là động rồi, đâu phải tịnh nữa!

Chúng ta có duyên với A Di Đà Phật, có nghĩa là chúng ta đã từng niệm danh hiệu A Di Đà Phật, hoặc đã từng đọc kinh Vô Lượng Thọ hay kinh A Di Đà, nay cái nhân ấy kết thành duyên phận với A Di Đà Phật. Duyên ấy đã kết từ nhiều đời nhiều kiếp trước, hoặc chỉ vừa mới kết trong một đời này, đó đều chẳng phải là điều quan trọng. Điểm then chốt là ở chỗ khi nào duyên ấy mới chín muồi? Nếu chúng ta đã từng kết duyên phận cùng với Phật từ nhiều kiếp xa xôi, nhưng mãi đến nay duyên ấy vẫn chưa chín muồi, thì vẫn là vô dụng! Nhưng nếu có người ở trong một đời chỉ vừa mới nghe danh hiệu Phật, hoặc chỉ vừa mới đọc kinh Tịnh độ mà phát tâm niệm Phật, tu hành tinh tấn và được vãng sanh, thì dù duyên ấy dường như quá sức nông cạn so với người khác, nhưng thật sự họ đã vượt xa người khác quá nhiều. Cho nên mới nói, điểm then chốt là khi nào duyên ấy mới chín muồi?

Chín muồi là gì? Chẳng chín muồi là gì? Nếu ai niệm Phật với tâm trọn đủ hai chữ “thanh tịnh,” tức tâm chẳng động, thì phải biết duyên vãng sanh của người ấy trong đời này đã chín muồi. Còn nếu như đã có duyên phận với Phật từ nhiều đời nhiều kiếp, mà mãi đến nay tâm vẫn chẳng thanh tịnh, nghe thấy cái gì cũng khởi tâm động niệm, thì duyên ấy chưa thể chín muồi. Tâm chẳng thanh tịnh là do chẳng chuyên tâm niệm Phật, hoặc tuy có niệm Phật nhưng đồng thời vẫn còn duyên theo trần cảnh bên ngoài, suy nghĩ loạn xạ. Chỉ có nhất tâm mới thật sự là thanh tịnh tâm! Nếu tâm chẳng nhất thì vọng niệm sẽ có kẻ hở để xen vào. Vì thế, Đại Kinh này dạy chúng ta phương pháp tu hành là “Phát Bồ-đề tâm, một mực chuyên niệm,” kinh chẳng dạy chúng ta nhị tâm niệm Phật. “Phát Bồ-đề tâm” là nhất tâm. “Một mực chuyên niệm” là bất loạn. Do đó, chữ “nhất” trong pháp môn Niệm Phật vô cùng trọng yếu mà người niệm Phật chớ nên coi thường, chê bai chữ “nhất” này.

Chúng ta học Phật là để giác ngộ. Giác ngộ cái gì? Giác ngộ đời người khổ sở lắm, ngắn ngủi lắm, trăm năm chỉ thoáng qua như một giấc mộng, cảnh đời chỉ giống như một tuồng hài kịch chẳng thật. Bây giờ chưa giác ngộ, nhưng đến khi nào già yếu sắp chết rồi chắc sẽ dễ cảm nhận được điều này hơn. Nhất là trong xả hội hiện thời rất là bất bình thường, tai ương, bệnh dịch xảy ra khắp mọi nơi, khiến lòng người bất an. Nếu nói theo Phật pháp là trái nghịch Tự tánh. Nếu nói theo thế gian pháp là trái nghịch luân thường đạo lý. Luân thường đạo lý là gì? Luân thường đạo lý là Nhân đạo, tức là đạo làm người. Nhân đạo luôn lấy mười lăm đức tính sau đây làm khuôn vàng, thước ngọc; đó là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trung, hiếu, đễ, liêm, sỉ, trinh, công, ngôn, dung và hạnh.

1. Nhân không những chỉ là lòng thương người, mà còn là lòng từ bi đối với vạn vật và luôn quý trọng sự sống.

2. Nghĩa là cử chỉ cao đẹp, làm việc thuận theo lẽ phải, có trước có sau, có thủy có chung và luôn không quên ơn người từng cưu mang hay giúp đỡ mình dù là một việc nhỏ nhất bằng tinh thần hay vật chất một cách chân chính. Ngoài ra, nghĩa còn có nghĩa là thấy người hoạn nạn, nguy hiểm, tự nguyện ra tay giúp đỡ không điều kiện.

3. Lễ là sự cung kính thật sự, biết vâng lời người bề trên một cách chân chính, nếu bề trên lỡ không làm vừa ý mình, thì cũng không được vô phép, mà phải khéo léo, nhẹ nhàng trong lời nói, có được như vậy mới gọi là lễ độ.

4. Trí là sự sáng suốt. Chữ “trí” được phân ra hai loại: Trí tuệ là khôn ngoan (sage), Trí xão là ranh ma hay ma lanh (malin).

5. Tín là sự tin tưởng, còn gọi là uy tín hay tín nhiệm. Tuy nhiên, không nên nhẹ dạ cả tin. Chữ tín ở đây có nghĩa là khi ta hứa với ai điều gì thì phải nhớ giữ lời hứa ấy và cố gắng thực hiện cho bằng được, không nên hứa với ai điều chi rồi lại thất tín, đôi ba lần trở thành bội tín, hoặc tráo trở. Đó là một việc tội lỗi, trừ phi vì lẽ gì đó (quá bận rộn chẳng hạn) mà quên mất đi lời hứa, khi nhớ lại thì phải xin lỗi người ta và tái thực thi lời hứa ấy.

6. Trung là sự trung thành, trung hòa, trung dung hay trung thứ, có nghĩa là không thiên hữu cũng chẳng thiên tả; không vì thế lực, giàu có mà phải a dua, nịnh bợ; không vì nghèo khó, thế cô mà lại xem coi thường, khinh rẽ. Thông thường chữ “trung” thường được dùng để nói đến trung với tổ quốc, trung với thầy cô, trung với bạn bè và thành thật với mọi người. Trừ phi đối với những kẻ ác độc xấu xa, không thể trung với họ, đành phải giữ kín trong lòng, đừng lộ ra cho họ biết mà nguy hiểm đến mình.

7. Hiếu là sự hiếu thảo đối ông bà, cha mẹ của cuộc đời thường, hiếu với quốc gia dân tộc. Nếu là người theo đạo Phật thì phải luôn nhớ ơn Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng).

8. Đễ là cách sống thuận hòa, êm đẹp trong mối quan hệ giữa anh chị em, hoặc bạn bè hay đối tác, để có kết quả thơm thảo với nhau. Từ việc cá nhân, gia đình cho đến xả hội, quốc gia dân tộc đều phải nên thuận thảo, không đối nghịch với nhau, phải từ đoàn kết tiến đến đại đoàn kết mới có được sức mạnh tổng hợp đi đến thành công, rồi đại thành công.

9. Liêm là liêm chính, liêm khiết, trong sạch, không tham lam của phi nghĩa, không dùng của trộm cắp, tuyệt đối không buôn bán, tàng trữ, tham nhũng hay bao che cho những kẻ xấu làm điều phi pháp dù việc đó có siêu lợi nhuận. Lợi lộc nào do chính sức lao động của mình làm nên mới xứng đáng được thụ hưởng; ngược lại, chiếm đoạt tài sản do người khác làm nên là kẻ ăn cướp bất lương thì làm sao gọi là liêm chính, liêm khiết cho được.

10. Sỉ là sự tự trọng, nếu lỡ làm việc gì sai, phải nhận lỗi và biết phục thiện, không tái phạm việc lỗi ấy nữa. Trong đời sống xả hội, cũng có hạng người có lỗi hoặc phạm tội, nhưng vẫn cố ý, không ăn năn hối cãi mà còn đổ trút việc xấu xa hoặc phi pháp cho người khác. Đó là loại người gian ác, vô liêm sĩ, không biết tự trọng, không biết xấu hổ là gì cả.

11. Trinh là sự băng trinh, trong trắng, trinh tiết. Vợ chồng phải thủy chung với nhau, chẳng nên gian dâm vô đạo, lừa dối lẫn nhau.

12. Công là việc làm, mà hễ muốn có việc làm ổn định thì phải có nghề nghiệp chuyên môn. Có làm việc với tay nghề chuyên môn thì năng suất lao động của mình bỏ ra mới quí giá, không bị phí uổng. Nhất là về phương diện thời gian và tài chính, sẽ không phải ỷ lại vào tài sản, của cải của người khác. Kẻ không chịu khó làm việc, ngồi mát ăn bát vàng hay ăn không ngồi rồi, chính là kẻ xấu, là bọn bất lương.

13. Ngôn là lời nói, khi mở miệng ra nói điều gì sẽ có người thương kẻ ghét; cho nên, khi muốn nói một câu gì, phải cân nhắc kỹ lưỡng, tránh mất lòng người khác; ngoại trừ những kẻ xô bồ, không biết nghe lời hay lẽ phải thì dù mình có đắng miệng nhọc lời với họ cũng chỉ là vô ích; cho nên, tốt nhất là giữ im lặng.

14. Dung là dung nhan, nét đẹp bên ngoài. Làm đẹp như trang điểm, ăn mặc một cách nhẹ nhàng tự nhiên, không diêm dúa, lố lăng khi tiếp xúc với mọi người là tôn trọng chính mình và người khác..

15. Hạnh là nết na, là nét đẹp nết tốt ẩn bên trong. Cổ nhân có câu: “Cái nết đánh chết cái đẹp,” nghĩa là có người ngoại hình thật là diễm kiều, lộng lẫy nhưng tánh nết không đàng hoàng, thì cái đẹp ấy vẫn chỉ là trơ trẽn, không có giá trị. Chữ “hạnh” còn có lời lẽ mang tính giáo dục cao như: “Ăn coi nồi, ngồi coi hướng” hay “Ngoại mạo bất cần như mỹ ngọc; tâm trung thường thủ tợ kiên kim;” chữ tâm ở đây có nghĩa giống như chữ hạnh, nên thường được ghép đôi với nhau thành chữ “tâm hạnh.”

Luân thường đạo lý là pháp dùng để an bình thiên hạ. Những đức tính tốt trong luân thường đạo lý đều đã được Phật căn nhắc kỹ càng trong kinh Vô Lượng Thọ. Phật dạy chúng ta tu hành phải bắt đầu từ Nhân đạo để dọn sạch con đường dẫn đến Phật đạo. Nếu như Nhân đạo mà cũng không làm được thì thân người cũng không giữ nổi, như vậy cần chi bàn luận đến chuyện vãng sanh thành Phật? Người niệm Phật có đầy đủ các đức tính trong Nhân đạo cũng sẽ được đới nghiệp vãng sanh. Ngày nay, luân thường đạo lý đã bị vùi lấp gần như tận diệt, đó là cội nguồn của hết thảy các nỗi khổ. Người thế gian hiện nay sống thật khổ sở, còn đau khổ nhiều hơn người trong xả hội xưa kia. Tuy sự hưởng thụ vật chất ngày nay phong phú, dồi dào hơn xưa, nhưng tinh thần của người thời nay bị đọa lạc trong phiền não vô tận, tà kiến tăng trưởng đến tột cùng. Luân thường đạo đức là căn bản của đạo làm người mà chúng ta còn giữ không nổi, thì làm sao có thể học đạo thánh hiền đây? Trong các kinh Phật đều dạy chúng ta trước khi tu Thánh đạo, phải giữ trọn hiếu đạo làm người; đấy chính là để dọn sạch con đường của đạo Phật. Kinh Vô Lượng Thọ đề cao hết thảy các pháp lành bao gồm từ Nhân đạo, Thiên đạo cho đến Phật đạo; cho nên, chúng ta chẳng thể tự tiện chê bai bất cứ một đạo nào, bởi vì tất cả các pháp chỉ dạy trong đạo đều là để dọn sạch sẽ con đường dẫn đến Phật đạo vô thượng.

Diệu Âm Trí Thành




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Về mái chùa xưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.152.26 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...