Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Vượt qua mười hai xứ »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Vượt qua mười hai xứ

Donate

(Lượt xem: 6.116)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Vượt qua mười hai xứ

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Trước tiên, nên thấy rằng Phật giáo là pháp xuất thế gian, pháp để thoát khổ, pháp để xa lìa ba cõi -- không phải pháp thế gian chỉ thuần để thư giãn hay chữa bệnh, tuy rằng vẫn có vô lượng hiệu ứng phụ giúp người trần nhẹ gánh.

Nói thoát khổ như thế, nghĩa là thoát ra khỏi sinh tử luân hồi. Nghĩa là thoát ra khỏi những buộc ràng, những phiền trược của tất cả các kinh nghiệm của chúng ta luân hồi trong ba cõi – tức là sáu nội xứ (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) và sáu ngoại xứ (cái được thấy, cái được nghe, cái được ngửi, cái được nếm, cái được chạm xúc và các được tư niệm).

Trong Kinh Sabba Sutta (Kinh Tất Cả -- SN 35.23), bản Việt dịch của Ngài Thích Minh Châu viết: “…này các Tỷ-kheo, thế nào là tất cả? Mắt và các sắc; tai và các tiếng; mũi và các hương; lưỡi và các vị; thân và các xúc; ý và các pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, gọi là tất cả.” (1)

Một bài kệ của Ngài Bồ Đề Đạt Ma, khi tóm tắt tông chỉ Thiền Tông, đã nói tới mười hai xứ này (nơi đây, chúng ta trích bốn câu, thay vì đầy đủ là tám câu trong phần Nhị Chủng Nhập của sách Thiếu Thất Lục Môn):

Ngoại tức chư duyên,
Nội tâm vô đoan,
Tâm như tường bích,
Khả dĩ nhập đạo.

Có thể dịch là: Bên ngoài dứt bặt muôn duyên, bên trong không còn tư lường tăm hơi manh mối gì, tâm y hệt như tường vách, mới có thể vào đạo.

Bên ngoài là nói sáu ngoại xứ, bên trong là nói sáu nội xứ. Nếu lúc nào cũng thấy được tâm như thế, tất nhiên không cần tu gì nữa, làm gì cũng chỉ là thêm sương trên tuyết.

Đọc Tạng Pali, chúng ta sẽ thấy bốn câu thơ với mười sáu chữ trên là dịch rất sát nghĩa từ Kinh Trung Bộ MN-138 (Uddesavibhaṅga Sutta - Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết), bản Việt dịch của Ngài Thích Minh Châu là, trích:

“Thế Tôn nói như sau: —Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo cần phải quán sát một cách như thế nào để thức của vị ấy đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối. Này các Tỷ-kheo, nếu thức đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối, sẽ không có tập khởi, sanh khởi của khổ về sanh, già, chết trong tương lai.

Thế Tôn nói như vậy. Nói như vậy xong, Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy rồi bước vào tinh xá.”(2)

Mấy chữ “tâm như tường vách” trong bản Việt dịch là “không bị chấp thủ quấy rối,” trong bản Anh dịch của Thanissaro Bhikkhu là “from lack of clinging/sustenance he would be unagitated…”

Nếu trực tiếp an tâm được như thế, là xong. Nhưng, giả sử, nếu còn vướng bận, còn thấy chút tăm hơi manh mối trong tâm, làm sao để tu tập?

Nơi đây, chúng ta nói về hai pháp: hoặc ly tham, hoặc nhận ra tự tánh Không của các pháp.

Thứ nhất, nói về pháp ly tham. Trong nhóm Kinh Tương Ưng, có 3 bản kinh có các đoạn cuối y hệt nhau về ly tham: Kinh SN 22.53, Kinh SN 22.54, Kinh SN 22.55.

Nơi đây, chúng ta trích đoạn cuối Kinh SN 22.55, bản Việt dịch của Ngài Thích Minh Châu:

“Này Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thức giới, do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không hiện hữu.

Không có chỗ y chỉ như vậy thức không tăng trưởng, không có hành động, được giải thoát; do giải thoát nên được kiên trú; do kiên trú nên được tri túc; do tri túc nên không có ưu não; do không có ưu não nên tự mình cảm thấy tịch tịnh hoàn toàn. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”…” (3)

Nghĩa là, hễ ly tham được là bên ngoài cắt đứt sở duyên, bên trong thức không chỗ bám (không chỗ y chỉ) và như thế là kiên trú, tịch tịnh, và giải thoát.

Cũng nên ghi nhận thêm rằng, Kinh itivuttaka-1 trong Tiểu Bộ Kinh ghi lời Đức Phật rằng hễ ly tham là chắc chắn đắc quả A na hàm (Bất Lai, tức Thánh quả thứ ba). Học giả John D. Ireland trong tác phẩm “The Udana and the Itivuttaka” (Kinh Cảm Hứng Ngữ và Kinh Phật Thuyết Như Vậy) nơi phần chú thích ở trang 217 (ấn bản 2007), viết rằng ly tham ái (sensual lust) sẽ đắc quả Bất Lai, nhưng ly được tham hữu (greed for being) mới là A La Hán.

Về ly tham, cũng có thể dẫn ra Kinh Sn 4.1 (Kama Sutta: Kinh về tham dục) trong nhóm Kinh Nhật Tụng Sơ Thời (4) – nơi đây Đức Phật dạy: “...khi xa lìa tham dục, sẽ vượt qua trận lụt, hệt như ghe được tát nước và qua tới Bờ Bên Kia.”

Thứ hai, nói về pháp nhận ra tự tánh Không của các pháp. Cũng có nghĩa là nhận ra các pháp vốn thực là vô ngã.

Thí dụ như âm nhạc làm mê đắm lòng người, nhưng khi chẻ cây đàn ra làm trăm hay ngàn mảnh, cũng không ai tìm được âm thanh ở đâu. Nghĩa là, các pháp duyên vào nhau mới hiện ra trước mắt và bên tai chúng ta, nhưng thực tướng chính là rỗng rang vô tướng.

Kinh Tương Ưng SN 35.242 (Dutiyadārukkhandhopama Sutta -- Kinh Đờn Tỳ Bà), bản Việt dịch của Ngài Thích Minh Châu viết, trích:

“Ví như, này các Tỷ-kheo, một vị vua hay đại thần của vua từ trước chưa từng được nghe tiếng đàn tỳ bà, nay được nghe tiếng đàn tỳ bà, vị ấy nói: “Này Bạn, tiếng ấy là tiếng gì, khả ái như vậy, khả lạc như vậy, mê ly như vậy, say đắm như vậy, hấp dẫn như vậy?” Họ nói với vị ấy: “Thưa Tôn giả, đây là đàn tỳ bà, với tiếng khả ái như vậy, mê ly như vậy, khả lạc như vậy, say đắm như vậy, hấp dẫn như vậy”. Vị ấy nói như sau: “Hãy đi và đem đàn tỳ bà ấy về cho ta”. Họ đem đàn tỳ bà về cho vị ấy, và nói như sau: “Thưa Tôn giả, đàn tỳ bà này với tiếng khả ái như vậy, khả lạc như vậy, mê ly như vậy, say đắm như vậy, hấp dẫn như vậy”. Vị ấy bèn nói: “Thôi vừa rồi đối với ta về đàn tỳ bà này. Hãy đem tiếng lại cho ta”. Họ thưa với vị ấy: “Thưa Tôn giả, cái này được gọi là đàn tỳ bà, gồm có nhiều thành phần, gồm có số lớn thành phần. Nhờ nhiều thành phần này nên đàn phát âm. Như duyên cái bầu, duyên cái da, duyên cái cán, duyên cái đầu, duyên cái dây, duyên cái cung, duyên nỗ lực thích nghi của người. Như vậy, thưa Tôn giả, cái này gọi là đàn tỳ bà, gồm có nhiều thành phần, gồm có số lớn thành phần. Nhờ gồm nhiều thành phần này nên đàn phát âm”. Rồi vua ấy đập đàn tỳ bà ấy ra thành 10 mảnh, 100 mảnh; sau khi đập bể đàn tỳ bà ấy ra thành 10 mảnh, 100 mảnh, vị ấy chẻ thành từng miếng nhỏ; sau khi chẻ thành từng miếng nhỏ, vị ấy lấy lửa đốt; sau khi lấy lửa đốt, vị ấy vun lại thành đống tro; sau khi vun lại thành đống tro, vị ấy đem quạt đống tro lớn ấy trước làn gió mạnh, hay để chúng trôi theo dòng nước sông chảy mạnh. Rồi vị ấy nói: “Thật là hạ liệt, cái gọi đàn tỳ bà này, dầu cho tỳ bà là cái gì. Ở đây, đại chúng thường phóng dật, bị hướng dẫn sai lạc”.(5)

Hễ thấy các pháp rỗng rang không thể nắm bắt như tiếng đàn tỳ bà, lập tức mười hai xứ sẽ tịch tịnh, không có gì cần phải mài giũa nữa. Một khi đã thấy tự tánh Không này xong, trọn đời chỉ cần giữ cái nhìn này; Thiền Tông gọi là, sau khi ngộ được thực tướng các pháp là vô tướng, phải bảo nhậm cái nhìn này để tập khí phiền não nhạt dần.

Trong nhóm kinh được chư tăng tụng hàng ngày khi Đức Phật sinh tiền, có bản kinh Sn 5.15 Mogharaja-manava-puccha cũng dạy rất cô đọng, rằng hãy luôn luôn tỉnh thức và nhìn tất cả các pháp rỗng rang như thế, trích:

“Hỡi Mogharaja, hãy luôn luôn tỉnh thức và nhìn thế giới như rỗng rang, với cái nhìn về tự ngã đã bứng gốc, người đó sẽ vượt qua sự chết. Thần Chết không thể thấy người đã nhìn thế giới này như thế.” (4)

Như thế, chúng ta thấy rằng nhiều kinh trong Tạng Pali là cội nguồn cho các câu thơ trên của Ngài Bồ Đề Đạt Ma, người đã khai sáng ra Thiền Tông.

GHI CHÚ:

(1) Kinh SN 35.23 (Kinh Tất Cả): https://suttacentral.net/sn35.23/vi/minh_chau

(2) Kinh MN-138 (Kinh Tổng Thuyết và Biệt Thuyết): https://suttacentral.net/mn138/vi/minh_chau

(3) Kinh SN 22.55 (Kinh Lời Cảm Hứng): https://suttacentral.net/sn22.55/vi/minh_chau

(4) Kinh Nhật Tụng Sơ Thời: https://thuvienhoasen.org/p15a30590/kinh-nhat-tung-so-thoi

(5) Kinh SN 35.242 (Kinh Đờn Tỳ Bà) https://suttacentral.net/sn35.242/vi/minh_chau


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


Học Phật Đúng Pháp


Vì sao tôi khổ


Về mái chùa xưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.32.238 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...