Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Sen nở hiện đời »» Sen nở hiện đời »»

Sen nở hiện đời
»» Sen nở hiện đời

Donate

(Lượt xem: 7.401)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Sen nở hiện đời

Font chữ:

1.- MỘT NGƯỜI ĐÃ RA ĐI…
          Đại sư Milarepa trước khi từ giã cõi đời, đã tuyên bố với các đệ tử rằng:
          - Làm người, ai cũng phải sống và ai cũng phải chết. Milarepa đã được sanh ra, và bây giờ Milarepa cũng phải chết!
          Nói xong, ngài căn dặn các đệ tử vài lời và sau đó hoan hỷ tắt hơi dần dần và ra đi.
          Như vậy chúng ta biết rằng, ai cũng phải sống và rồi ai cũng phải giã biệt cuộc sống này – nhưng vấn đề là, chúng ta nên sống như thế nào và nên chết ra sao?
          Người bạn nhỏ của tôi là Lý Thi Ân tức chàng Bom cũng như vậy. Anh ta đã sống đẹp ra sao, như chúng ta đã biết rõ về đời sống của anh và anh đã ra đi tuyệt vời như thế nào.
          Tôi xin nhắc lại đôi điều, có thể làm phiền lỗ tai của các bạn, mong các bạn bao dung cho.
Lý Thi Ân năm nay khoảng chừng 42 tuổi. Vì vậy, có nhiều người than thở rằng, anh ta chết khi đang còn quá trẻ, nhưng họ đâu biết rằng, vẫn có rất nhiều người ra đi còn trẻ hơn.
          Ví dụ: Đặng Thế Phong, chỉ sống trên đời có 24 năm tuổi, ông sinh năm 1918 và mất năm 1942, là nhạc sĩ thuộc thế hệ tiên phong của tân nhạc Việt Nam, một trong những gương mặt tiêu biểu nhất cho giai đoạn âm nhạc tiền chiến. Anh mất năm 24 tuổi và chỉ để lại ba nhạc phẩm: Đêm thu, Con thuyền không bến, và Giọt mưa thu.
Nguyễn Nhược Pháp, mất năm 24 tuổi (1914 - 1938) là nhà thơ trữ tình của ViệtNam, con trai của nhà báo, dịch giả, học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Tác phẩm để lại: Gồm những tuyệt tác văn học đáng kể.
Ngài Vivekananda là một đạo sư, đệ tử của Ngài Râmakrishna lừng danh ở Ấn Độ và cả thế giới, vậy mà Ngài Vivekananda chỉ sống 39 năm, còn Ngài Râmakrishna thì chỉ mới 49 tuổi đã viên tịch. Nhưng các ngài này đã để lại sự nghiệp lâu dài muôn đời.
Thi hào Kalil Gibran chết khi vừa 49 tuổi với gia tài đồ sộ để lại cho hậu thế.
          Vấn đề không phải là chết trẻ hay chết già, mà cái chết của y có ý nghĩa hay không? Có đem đến cho chúng ta một bài học nào không?
Sống ở đời đừng nên tính số lượng năm tháng đọa đày “trần ai cuốc chĩa” trên mặt đất và quấy rầy những người xung quanh. Rồi khi chết để lại một cái xác thối, nếu không có con cháu lo hậu sự thì chắc chắn xã hội sẽ đem chôn ngay tức khắc.
Nhưng chúng ta phải sống như thế nào cho xứng đáng hai chữ “Con người”?
Cuộc sống phải được tính bằng phẩm chất, tức là chúng ta chú trọng việc cống hiến chứ không phải hưởng thụ riêng tư. Vì thế, người xưa bảo: Những người làm quan mà chỉ lo cho bản thân với gia đình là những kẻ “vinh thân phì gia”, nghĩa là bản thân được vinh hiển, gia đình giàu có, phát đạt, thịnh vượng mà thôi!
Phải sống sao cho thỏa ý của mình và làm việc để cống hiến bằng cách này cách kia cho làng xóm, quốc gia, xã hội. Vẫn có những người sống rất đẹp, khi còn sanh tiền đã đem hết công sức để trao tặng cho xã hội tác phẩm xuất sắc về mọi mặt, như y học, kiến trúc, toán học, vật lý… và sau khi qua đời để lại những thành quả phát minh có giá trị lâu dài cho đất nước và cả con cháu. Nói đến những người này, chúng ta không thể tính đếm tuổi thọ của họ. Rằng, hưởng thọ bao nhiêu năm, hưởng dương mấy năm mấy tháng.
          Có vài người hỏi: Vậy thì anh Bom tức là Lý Thi Ân đã để lại cái gì?
          Tôi xin chân thành trả lời:
          - Đời sống của Lý Thi Ân đã cho tôi một bài học lớn và ý nghĩa. Trong cảnh hết sức bi quan, cận kề cái chết, rứa mà anh vẫn ngoan cường chiến đấu với căn bệnh quái ác và hoan hỷ sống vui với mọi người. Lại còn tinh tấn hành trì xưng niệm danh hiệuNam mô A di đà Phật hàng ngày lẫn cả lúc lâm chung. Đó là điều thứ nhất.
          Điều thứ hai là: Cái chết của Lý Thi Ân đã cứu độ ai thì tôi không biết – nhưng, thật sự đã cứu độ được tôi, chính tôi, chứ không phải ai hết.
          Qua sự ra đi của anh Lý Thi Ân, đã dạy tôi thấm thía bài học Nhân-Duyên-Quả rất sâu sắc. Gieo nhân tu hành thì sẽ gặt lấy quả báo Vãng Sanh! Nhân Quả ngay nơi hiện đời không cần tìm kiếm đâu xa!
          Điều thứ ba, đây là điều quan trọng nhất: Anh Lý Thi Ân vãng sanh đã cho tôi thấy một điều rất vi diệu rằng, đức Phật A Di Đà không bỏ rơi chúng sanh nào cả. Một kẻ mà chúng ta không cần biết đời sống ra sao, lý lịch như thế nào, mà khi cất lên sáu chữ Nammô A di đà Phật thì được cứu ngay lập tức! Đây há chẳng phải là mầu nhiệm hay chăng? Mầu nhiệm nhưng không bao giờ xa rời nhân quả. Lý Thi Ân vãng sanh đã củng cố thêm niềm tin vốn có sẵn nơi tôi, chính tôi chứ không phải ai khác!      
          2.- LÝ THI ÂN ĐÃ VÃNG SANH NHƯ THẾ NÀO?
 Ngài Thân Loan thánh nhân nói:
Khi diễn tả về nếp sống và hình thức sinh hoạt của các cư dân ở Tịnh-độ, bản kinh Vô lượng thọ ấy ghi như sau:
“Đó là để phù hợp với cách thức sinh hoạt của các thế giới ở cõi Ta-bà, mà đức Thích-Ca  phải  diễn tả nhân dân ở Cực Lạc bằng các khái niệm thông thường như “Trời, Người ở Tịnh-độ…“.
Thật ra, mỗi cư dân ở cõi tịnh-độ đều có khuôn mặt cân đối, tư cách đoan chánh, vượt trội hẳn thân thể loài Trời, loài Người nơi cõi này. Cư dân ở Cực Lạc tịnh-độ đều có khả năng dị thường, không phải nhân loại mà cũng không phải phi nhân. Tất cả đều có thân thể tự nhiên phi vật chất tựa như hư không, và họ có thể sử dụng rất nhiều hình thái sinh hoạt (gần như vô giới hạn)”
Cho nên chúng ta không thể sử dụng những từ ngữ “tốt đẹp, sung sướng, tuyệt vời, an vui, bình yên, thanh cao, vĩnh hằng… vân vân” để diễn tả cảnh giới Cực Lạc. Vì sao? Cảnh giới Cực Lạc nằm ngoài những nhận thức của chúng ta, vượt ra ngoài những tri kiến, vọng chấp của những người hiện đang ở trong vòng đối đãi, tục lụy, trói buộc và u mê ám chướng như chúng ta vậy!
Thế mà, một người bạn nhỏ tuổi của chúng ta đã vãng sanh về cõi ấy!
Chuyện xảy ra vào hôm ấy nhằm ngày Rằm tháng Tám vừa mới đây không lâu. Anh Bom tức Lý Thi Ân ra chùa Xuân Quang niệm Phật và tham dự buổi lễ Phóng Sanh.
Ngài trụ trì chùa Xuân Quang là đại đức Thích Phước Thuận luôn luôn lấy tôn chỉ duy nhất của pháp môn Niệm Phật là chuyên sử dụng danh hiệu Nam mô A di đà Phật cho các buổi lễ. Nói là Phóng Sanh, hay là lễ Cầu An, Cầu Siêu, An Vị… tất cả mọi tình huống, Ngài đều hướng dẫn đại chúng thành tâm niệm Phật mà thôi. Điều này có thể làm một số người không quen tỏ ra khó chịu, nhưng rất phù hợp với con đường Niệm Phật Vãng sanh mà chúng tôi quyết chí đi cho đến cùng.
Như vậy anh Bom đã trải qua một ngày ròng niệm Phật, rồi đến tối, gia đình anh lại tổ chức niệm Phật định kỳ hàng tháng, mà anh là chủ nhà nên không thể bỏ qua. Và cả ngày tu niệm liên tục, có thể hơi mệt nên cơ thể dường như chịu đựng quá sức nhất là bệnh trạng của anh.
Khoảng 9 giờ thì mọi việc xong xuôi, đạo tràng đã niệm Phật xong, các anh chị em vui vẻ trò chuyện rồi ai nấy ra về. Còn lại vợ chồng sắp xếp bàn ghế, dọn dẹp nhà cửa. Tất cả đều hoàn tất mỹ mãn.
Giây lát, anh cảm thấy mệt mỏi nên đi nghỉ. Một lúc sau, anh bảo vợ là chị Hồ Thị Ái Phương rằng: “Sao anh thấy nhức đầu, khó chịu”, nói thì nói, nhưng vẫn không ngớt niệm Phật liên hồi, gần như để trấn áp cơn đau. Chị Phương lấy máy đo huyết áp thì đã lên tới chỉ số 18. Uống thuốc điều hòa huyết áp xong thì thấy vẫn còn đau nhức.
 NGÀI THÍCH THIỀN TÂM DẠY:
Người tu pháp môn Tịnh Độ phải luôn nhớ rằng, khi bệnh phải uống thuốc và phải đến bệnh viện, nhưng vẫn gia tâm niệm Phật nhiều hơn. Luôn luôn tỉnh giác vô thường và mong mỏi sự cứu độ của đức Phật A Di Đà. Chớ nên buông thả vì một sơ sót của mình sẽ di lụy đến việc ở lại thế gian, không thể giải thoát được!
Chị vợ vội vã gọi xe cấp cứu và vẫn cùng chồng xướng niệm Nam mô A di đà Phật.
Vì bầy con còn nhỏ không thể giúp đỡ gì được, chị Phương đành một mình đưa chồng lên xe cấp cứu. Anh Bom biết chắc là mình nhân cơ hội này để có thể vãng sanh nên anh cứ niệm Phật lớn tiếng, miệng liên tục phát ra sáu tiếng Nam mô A di đà Phật không dừng nghỉ.
Khi xe cấp cứu đến bệnh viện thì anh có lẽ không còn nhiều hơi sức, đành thì thào niệm Phật mà đôi môi vẫn mấp máy.
Biết chắc rằng, giờ phút lâm chung đã cận kề, nhưng lòng anh Bom vẫn  không xao động, rối loạn, vẫn kiên cường bám chặt sáu tiếng hồng danh, quyết không rời xa. Kể cũng đáng nể phục.
Anh Bom đã vãng sanh vào khoảng thời gian đó.
Ngài Thích Phước Thuận xác quyết: Chỉ cần an trú trong hồng danh và nhớ tưởng đến đức Phật thì ngay trong một sát-na cũng đủ vãng sanh, đâu cần đến 10 tiếng cho rườm rà!
Công việc còn lại là của thế gian. Theo thủ tục bệnh viện, người ta phải mang anh Bom vào phòng Citi, rồi lấy máu để xét nghiệm, khám rất kỹ vân vân... Cuối cùng bệnh viện tuyên bố rằng, bệnh nhân không qua khỏi.
Chị Phương vẫn theo lời anh dặn lúc sinh tiền, là bất cứ chuyện gì xảy ra, cũng vẫn niệm Phật giúp anh, nhất là những giờ phút như thế này.
Chị liền điện thoại cho thầy Phước Thuận và tất cả anh chị em trong đạo tràng. Sau đó, thầy đồng ý mang anh Bom về an trí tại chùa để tiếp tục niệm Phật.
        Khi tôi ghé chùa thì thấy anh Bom đang nằm trong chánh điện, trước bàn thờ Phật, cả người phủ kín bằng tấm vải vàng chỉ chừa lại khuôn mặt. Đằng sau, một đạo tràng mấy trăm người đồng thanh xưng niệm Nam mô A di đà Phật...
Tôi thành kính đảnh lễ đức Phật xong rồi cũng đảnh lễ anh Bom, một người vừa vãng sanh về thế giới của đức A DI ĐÀ theo chí nguyện của mình.
  1. - NHỮNG BẰNG CHỨNG CÓ THẬT
Tôi xác quyết là anh Lý Thi Ân tức Bom đã vãng sanh. Nhưng, vãng sanh là gì?
Vãng sanh là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi và thường xuyên, là mục tiêu chân chánh và khẩn thiết nhất của những người hướng đến đạo giải thoát và là ước mong nhiệt thành của hành giả Niệm Phật, sau những năm tháng tu tập.
Do đó, nhiều Phật tử đã nhầm lẫn rằng, “Vãng sanh Cực Lạc” có ý nghĩa tương tự như thác sanh lên cõi Trời (thiên đường), nhưng có thể là một thiên đường khác!
Ngay cả một số người theo pháp môn Tịnh độ cũng vậy, họ nhận thức cuộc đời khổ não, giả tạm, chỉ đưa đến những kết quả ngoài ý muốn, nên họ phát tâm tịnh tu để lúc lâm chung, được Phật rước về sống nơi an vui vĩnh hằng!
Thái độ này vẫn còn nhiều sơ sót. Lý do: thứ nhất, vẫn tỏ ra mình chưa hiểu mấy về ý hướng chân chánh của Phật khi ban tặng pháp môn Tịnh độ và danh hiệu A Di Đà cho tất cả chúng ta! Thứ hai, trong khi thực hành niệm Phật, họ đã quên gắn bó Bồ Đề tâm vào thái độ sống của mình. Mà kinh Hoa Nghiêm dạy: “Quên mất bồ đề tâm mà tu hành các thiện pháp, thì đó là hành động theo ma vương”. Thứ ba, đạo Phật không phải là một tôn giáo thần quyền luôn hứa hẹn một cõi thiên đường khoái lạc sau khi chết để ru ngủ tín đồ, như lắm người lầm tưởng!
“Vãng sanh Cực Lạc” có nhiều ý nghĩa:
1.- Cực Lạc là cõi Tâm Linh, vãng sanh là đi về Cõi Tâm Linh
Có thể nói rằng, đạo Phật là đạo Tâm, cho nên cõi lý tưởng của nhà Phật tạm gọi là cõi Tâm. Cõi Tâm không có địa chỉ, chỗ đến (không phương sở), không tên gọi, không thể đo đạc, ước lượng được, chỉ cảm nhận mà thôi...
Mà tâm rộng lớn như hư không, bao trùm cả pháp giới và nói nhỏ thì nhỏ hơn hạt cải. Muôn sự không ngoài tâm. Điều này dường như khó hiểu đối với những người duy lý, những người tìm hiểu mọi sự qua suy luận, bằng cứ cụ thể, xác đáng. Đó gọi là “không thể nghĩ và bàn”, nghĩa là vượt lên trên mọi suy tư và diễn tả. Hình như cái gì gọi là Tâm Linh thì ta không thể sử dụng bất cứ phương tiện thế gian nào, ngoại trừ cái trực cảm của mình và Cơ Duyên của mỗi người.
Thân Loan (tổ sư Tịnh độ Chân tông Nhật Bản) cũng nói rằng: 
Cõi Cực Lạc của A Di Đà không phải là một thế giới vật chất được tìm thấy giữa các thiên hà xa xôi, mà chỉ là một trạng thái thanh bình hạnh phúc thực sự cuả Tâm Linh, vượt lên trên tất cả  tư duy và diễn tả cuả thế gian tầm thường. (Tìm hiểu về Tịnh độ Chân tông, Jean Eracle, Editions de Seuil, 1994)
Như vậy, vãng sanh Cực Lạc nghĩa là sanh về cõi của tâm linh tức thế giới của Phật, Bồ-tát.
 3.- Vãng sanh Cực Lạc là tên gọi khác của từ ngữ “đi vào Niết-bàn”.
Theo lời dạy của đức Phật, Niết Bàn đâu phải là một chỗ dành cho các linh hồn trú ẩn? Niết Bàn là trạng thái Giác Ngộ. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đạt Niết Bàn khi giác ngộ, tại ngay thế gian này. Sau đó nhiều đệ tử của Ngài (Xá Lợi Phất, Tu Bồ Đề, Ma ha Ca Diếp, Mục Kiền Liên, A Nan...) cũng đạt Niết Bàn, được gọi là A la hán, ngay khi còn sống.
Tổ Huệ Năng (Lục Tổ Trung Hoa) xác định Niết Bàn nằm ngay trước mắt ta. Người tu Thiền ở Nhật Bổn (Zen) đi từ trạng thái giác ngộ (satori) này đến giác ngộ khác, khi còn sống. Mặt khác, đạo Phật cũng có một trú xứ gọi là Cực Lạc của Phật A Di Đà, dành cho những tâm linh niệm Phật trước khi lâm chung, nhưng không phải là thiên đàng như mọi người hiểu.
Người tu Tịnh Độ chỉ hướng vào Cực Lạc cũng như đắc Niết Bàn. Thật ra, chỉ khác nhau tên gọi chứ không khác nhau ở nội dung giải thoát. Vãng sanh Cực Lạc tức là cách nói khác của “nhập Niết-bàn”.
Vấn đề là, ở đây Niết-bàn cấp độ nào, trình độ nào… thì tuỳ thuộc việc tu chứng của từng cá nhân, dịp khác sẽ trình bày sau.
  1. – Vãng sanh Cực Lạc theo tông Tịnh Độ
Trong lời tựa bản dịch cuốn “Hai thời công phu” ngài Trí Quang thượng nhân viết (khá cô đọng!):
“Người tu pháp môn niệm Phật Tịnh độ thì hoặc sinh Cực Lạc rồi trở lại hoá độ ta-bà trước hết, hoặc sinh Cực Lạc ngay nơi ta-bà mà hóa độ trước, mặt nào cái nguyện sinh Cực Lạc cũng là vì thế giới ta-bà này, nên tôn giả A-nan đã nói, “ngũ trược ác thế thệ tiên nhập”.
Như vậy, vãng sanh Cực Lạc luôn luôn có 2 ý nghĩa: chứng ngộ và giải thoát. Bởi vì đó là cốt lõi của đạo Phật, cho nên vãng sanh tức là: một, chứng ngộ và giải thoát ngay lúc lâm chung, gọi là lâm chung vãng sanh, hai, chứng ngộ và giải thoát ngay trong đời sống hiện tại, gọi là hiện tiền vãng sanh.
a).- Lâm chung vãng sanh: Chứng ngộ và giải thoát ngay khi lâm chung, nghĩa là:
Vãng sanh nghĩa là từ bỏ thân xác phàm phu nghiệp báo này, để tái sanh trong cảnh giới an lành của Cực lạc Tây phương. Mà Cực lạc Tây phương là nơi an trú của Phật, Bồ-tát, với những thuộc tính Đại Từ Bi, Đại Trí Tuệ, Đại Giải Thoát, Đại Nguyện Lực…
Cho nên cõi ấy không bao giờ là chốn yên nghỉ cho những tâm hồn sật sờ ngái ngủ, yếu ớt, mà ngược lại, đó là nơi tập kết của các tâm hồn thao thức, có chí rộng lớn, cường liệt, nhiệt thành, để cùng nhau tu tập dưới sự hướng dẫn và hộ trì của Phật, Bồ-tát.
Hơn nữa, Cực lạc Tây phương mãi mãi còn là một thao trường vĩ đại để chúng ta rèn luyện bồ-đề tâm, bồ-đề nguyện trước khi bước vào con đường độ sanh vô cùng dài xa và khó nhọc.
  1. b) Hiện tiền vãng sanh:
Nghĩa là chứng ngộ và giải thoát ngay khi còn sinh hoạt với tư cách một người bình thường. Khi còn đang mang xác thân nghiệp báo của con người mà đã giải thoát và chứng ngộ rồi, mặc dù thân còn ở đây nhưng tâm đã ở Cực Lạc.
Theo giáo sư Suzuki, trong tác phẩm Thiền Luận, thì vãng sanh là cải biến tâm linh, chuyển hoá tâm thức. Trong thế gian hỗn loạn và dơ bẩn này, từ thân tâm cho đến môi trường sinh hoạt, không có cái gì là chẳng bị nhiễm ô. Mục tiêu chân chính của đạo Phật vẫn là giúp chúng ta cải biến tâm thức của mình, vì khi tâm thức được chuyển hoá thì mọi sự sẽ được chuyển hóa ngay lập tức, và hành giả sẽ đạt Tam-muội (Sâmadhi) ngay trong đời sống.
Đối với những người đầy đủ cơ duyên, thì họ có thể vãng sanh ngay trong đời sống hàng ngày, tuy báo thân vẫn còn quanh quẩn trong thế gian này nhưng tâm thức đã là người Tịnh độ.
 4.- ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÂM CHUNG VÃNG SANH
Theo kinh Vô lượng thọ, kinh A Di Đà và tất cả các kinh khác của pháp môn Tịnh độ, người nào muốn sanh về thế giới của đức Phật A Di Đà thì khi lâm chung phải niệm ít nhất là 10 tiếng hồng danh Nam mô A di đà Phật... ngay khi ấy, liền được đức Phật A Di Đà tiếp dẫn và được toại ý.
Trường hợp Lý Thi Ân thì như thế này:
          - Trong cơn đau đớn kịch liệt, bị bệnh tật hành hạ cơ thể, mà anh Lý Thi Ân còn tỉnh thức cao độ để nhớ tới đức Phật A Di Đà và cất tiếng niệm lớn tiếng hồng danh Ngài. Đó quả là một kỳ tích không dễ kiếm. Phải là người đã từng gắn bó mãnh liệt với đức tin, mới có thể phát khởi ý hướng giải thoát, giữ vững tâm niệm vãng sanh.
        - Một gốc cây thường xiêu về hướng Tây, thì dù sau này, ngọn gió nào dù mạnh bạo đến đâu thổi đến, thì gốc cây ấy vẫn ngả rạp về hướng Tây.
Cũng vậy, những năm tháng sau này, công việc mà anh Lý Thi Ân thường làm là Niệm Phật. Hơn nữa, tâm tư và chí nguyện của anh luôn luôn đặt tâm vào đức Phật và cõi Cực Lạc của Ngài.
Bệnh tật nặng nề quả là một chướng duyên trên con đường tu tập, nhất là những người chạy thận như anh. Nhưng, anh Lý Thi Ân vẫn nhờ đó mà ý thức cuộc sống vô thường và dễ sanh khởi tư tưởng giải thoát, chẳng có luyến lưu gì đời sống vật chất của ba cõi thế gian tạm bợ này.
Anh Lý Thi Ân luôn luôn nghĩ tới cái chết với quan niệm rất lạc quan và rất phù hợp cái nhìn của Phật giáo: Chết nghĩa là sự bắt đầu của một sự sinh trở lại.
Kalil Gibran nói: “Một chút nữa, một lát nghỉ ngơi trong gió, và rồi một phụ nữ khác sẽ sanh ta ra.”
Và người tu tập không phải là một cách bó tay và chấp nhận cái chết mà phải làm mọi cách để cắt đứt vòng xoay vần của sinh tử, có nghĩa là phải làm đình chỉ chuỗi dài lôi kéo của khổ đau, nói một cách khác là vượt lên trên cả sự sống lẫn cái chết.
Nhưng, rốt cuộc không phải vấn đề là Chết, mà vấn đề cốt lõi nghĩa là: Anh sẽ sanh về đâu? Cõi nào? Và anh sẽ làm gì trong cuộc đời mới ấy?
Lý Thi Ân tức Bom đã may mắn gặp duyên lành, được Thầy và Bạn hướng dẫn, cho nên anh đã chọn Đức Phật A Di Đà làm nơi nương tựa và Cực Lạc chính là chốn trở về! Vãng sanh có nghĩa là sinh ở trú xứ khác với thân tướng khác tùy theo nguyện lực của mình.
           5.- VÀI DÒNG VỀ LÝ THI ÂN
 CHÀNG BOM tên thật là Lý Thi Ân, nhưng các anh em và tất cả đạo tràng chúng tôi đều gọi là Bom cho thân mật, gần gũi.
Tôi quen với cả gia đình Bom từ 1984, khi mẹ Bom vừa mới mất quá 49 ngày.
Thân phụ của chàng Bom bắt đầu bén duyên với đức Phật A Di Đà, nên phát tâm chấp trì danh hiệu Nam mô A di đà Phật rất dũng mãnh, rất nhiệt liệt, cho nên đạo tràng ai nấy đều mến phục và thường ghé thăm. Mỗi lần đạo tràng thực hiện công phu tại nhà anh nhân dịp gia đình có húy nhật mẹ anh, hoặc bà nội anh, thì tiếng niệm Phật giòn giã, hùng tráng dường như vang vọng mười phương pháp giới và khiến lòng tôi và các anh em xúc động tâm can đến nỗi phát nguyện suốt đời sẽ niệm Phật tinh tấn không hề thoái chuyển.
Chàng Bom khi ấy còn bé tí - khoảng trên mười tuổi -  nhưng chắc chắn sẵn gieo trồng vô lượng nhân duyên với danh hiệu Nam mô A di đà Phật và có cơ cảm tràn đầy với đức Phật A Di Đà, nên tự nhiên không có ai nhắc nhở hay động viên, mà bỗng nhiên xung phong tự nguyện niệm Phật. Đạo tràng đều ngạc nhiên, chỉ có tôi lẩm bẩm: “Đừng coi thường hạt mầm bé nhỏ đang còn nằm dưới mặt đất, nhưng hạt mầm kia sẽ trở thành cây cổ thụ nay mai.”
Mỗi lần công phu, không cần kêu gọi, hễ thân phụ cầm xâu chuỗi lên, rứa là các con và nhất là Bom, đều tập trung sau lưng người cha cùng nhau dõng dạc cất tiếng Nam mô A di đà Phật rập ràng, liên tục.
Thời buổi ấy, vẫn còn bao cấp, cho nên cả nước đều khó khăn chứ không phải riêng ai, nhưng gia đình Bom lại càng khó khăn hơn vì mẹ mất sớm. Tất cả mọi sự đều trông cậy vào bàn tay người cha chịu khó và cần mẫn, hết lòng lo lắng chăm sóc các con.
Cứ thế, chàng Bom và cùng cả gia đình đã vượt thoát cảnh nghèo bằng niềm tin vào danh hiệu Nam mô A di đà Phật. Bốn anh chị em ai nấy đều có công ăn việc làm, dù thu nhập khiêm tốn nhưng cũng đủ sống bình thường mà duy trì đức tin vào Tam Bảo
          Anh Bom gặp chị Hồ Thị Ái Phương như một đóa sen trắng của đời anh, mà anh đã đợi chờ từ muôn kiếp. Đạo tràng niệm Phật nào cũng đều có mặt anh Bom tức là luôn có chị. Hai vợ chồng đồng tâm và đồng nguyện dưới ánh sáng niềm tin Tịnh độ, quả là điều mơ ước của mọi người.        
* * *
Tôi còn muốn viết gì nữa, khi ân huệ của đức Phật A Di Đà, ân đức Tam Bảo, vẫn ngập tràn cuộc sống và chan hòa đó đây. Và mình chỉ biết cảm ơn chư Phật, chư Tôn Pháp, chư Hiền Thánh Tăng đã bảo bọc, che chở chúng ta trong niềm tin.
Cảm ơn các bậc khuất mặt và có mặt quanh đây, cảm ơn các thiện hữu tri thức, cảm ơn mọi người và cuối cùng – xin cảm ơn Tất cả!
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật…

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hạnh phúc khắp quanh ta


Gọi nắng xuân về


Cho là nhận


Chuyển họa thành phúc

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.208.220 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...