Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Hồn thơ in bóng nước »» Hồn thơ in bóng nước »»

Hồn thơ in bóng nước
»» Hồn thơ in bóng nước

Donate

(Lượt xem: 9.164)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Hồn thơ in bóng nước

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Toàn bộ thơ văn của Nguyễn Trãi đã thành tro bụi theo pháp quyền phong kiến từ sau vụ án oan khuất ở vườn Lệ Chi (1442). Giá như tiếp đó, lịch sử nước nhà không xuất hiện bậc minh quân Lê Thánh Tông thì một đời người, một đời văn - đời thơ... của Ức Trai đã bị xóa sổ, hoặc nếu còn đâu đó thì cũng chỉ là cái bóng mờ mịt chân mây…

Nối tiếp nỗ lực ban đầu của Lê Thánh Tông (1664), đến năm 1868, Dương Bá Cung cùng nhiều người khác đã sưu tập thêm được trên 300 bài thơ Hán (Ức Trai thi tập) và Nôm (Quốc Âm thi tập). Riêng Quốc Âm thi tập (QÂTT), với 254 bài, đa phần là những bài thơ 6 chữ chen 7 chữ hoặc 7 chữ chen 6 chữ. Đây là bước đột phá của Nguyễn Trãi nhằm lột xác, thoát hình thơ quốc âm khỏi quỹ đạo của thơ Trung Quốc.

...Ánh nước hoa in một đóa hồng
Vết nhơ chẳng bén, Bụt làm lòng
Chiều mai nở, chiều hôm rụng
Sự lạ cho hay tuyệt sắc không.

“Tiếc thay,… thể loại 6 – 7 đã dần dần biến mất. Định mệnh nó phù du vì nó là thí nghiệm buổi đầu của lịch sử thi ca Việt Nam”(1).

“Cây mộc cận” (cây dâm bụt), bài thơ thứ 237 của QÂTT có gì vừa quen lại vừa lạ. Quen vì nó nằm trong thơ vịnh thiên nhiên, một mảng thơ lớn của tập thơ này. Cái lạ - khác của “Cây mộc cận” thì hình như lạ đến bất ngờ. Nét lạ này còn giúp ta hiểu thêm hồn thơ thâm diệu và uyên áo của một “trái tim sáng đến tận sao trời (“Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo” - Lê Thánh Tông). Nguyễn Trãi đã chọn một loài hoa dân dã vốn được trồng làm rào giậu gợi tứ cho bài thơ. Loài cây, loài hoa ấy hẳn chưa bao giờ được nói đến cùng với tứ thời bát tiết hay được cắm vào bất cứ một bộ tứ bình nào của hội họa hay thơ ca Trung Quốc(2). Ngay vào những năm cuối của thế kỷ trước, vẫn còn một nhà thơ nào đó xem thường loại hoa rào giậu này dù dụng ý của tác giảnằm phía sau những con chữ:

Dâm bụt đem trồng trong chậu kiểng
Hoa hồng ngậm nụ cuối vườn tre.(?)

Dâm bụt cũng còn được gọi là râm bụt, kết quả của sự biến dạnggiữa phụ âm r và d khá phổ biến, do cách phát âm khác nhau của người Việt ở các vùng miền Bắc và Nam, Trung: rọi – dọi, run rủi – dun dủi, ray rứt – day dứt… Bài thơ có nhiều dị bản, kết quả của tam sao thất bổn và, cũng như chủ nhân của nó đã từng chịu số phận lạc loài, oan nghiệt. Bên cạnh nhan đề “Cây mộc cận”, bài thơ đó đây còn có nhan đề khác “Hoa dâm bụt”,…; từ “ánh nước” cũng từng là “đáy nước” hoặc “bóng nước”; “vết nhơ” cũng từng là “bợn nhơ” rồi “sạch nhơ”; “chẳng bén” cũng từng được ghi là “chẳng vướng”; “Bụt làm lòng” cũng có bản ghi là “Bụt là lòng”… Đành nhờ tinh thần của kinh Kim Cang nói giúp: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” cùng dựa vào lời dạy Tứ y của Đức Phật “y nghĩa bất y ngữ”, không chấp vào ngôn từ để đến với bài thơ và để hiểu thêm con người tâm linh và tuệ giác của Nguyễn Trãi. Tất nhiên thơ là sự tổ chức ngôn từ, nhưng trong trường hợp này thì khó lòng tròn đạo với thơ. Lại nữa, những sai biệt trên đây cũng không đến nỗi bị dẫn đến chỗ quá nguy hiểm như “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử” thành “Nhân sinh tự cổ thùy vô nghệ” hoặc “Ngày vắng xem hoa bợ cây” thành “Ngày vắng xem hoa bẻ cây”…, những sự cốđã từng gây xôn xao nhiều năm trước.

Ánh nước hoa in một đóa hồng.

Một đóa hoa màu hồng phản chiếu qua mặt nước. Bản thân hình ảnh thơ đã là ảnh của ảo ảnh. Đóa hồng đã ảo và hình ảnh “ánh nước” cũng ảo. Ánh trăng, ánh lửa, ánh bình minh… thì không lạ nhưng ánh nước thì hơi… lạ. Không có nguồn sáng rọi vào, nước sẽ không có ánh(3). Bản thân nước không có khả năng phát sáng. Khi đã có ánh sáng kết hợp với nước thì đóa hồng mới in được bóng mình. Thi ảnh hình thành từ trái tim đã được mài sắc giác quan kết hợp với cái nhìn về tánh không của các pháp nên câu thơ cũng được tôn vinh một vẻ đẹp lãng mạn, ảo diệu. Không ai với tay hái được đóa hồng trong dòng thơ đầu bởi vì nó chỉ là bóng hoa. Bóng hoa cũng sẽ không có nếu mặt nước không được nhận ánh dương của vũ trụ. Tất cả các pháp đều huyễn, đúng với tinh thần của Duy thức học. Mở lại Trung quán luận của Bồ tát Long Thọ: “…Tính không được biểu hiện thì tất cả các pháp đều hiển bày”. Cũng từ đó Đức Đạt lại Lạt ma giải thích thêm: “Các pháp tồn tại nhờ vào sự tương duyên”(4). Không có ánh nước sẽ không có đóa hồng trong ánh nước, kết quả của chằng chịt, trùng trùng duyên khởi, và đóa hồng cũng chính là hoa đốm giữa hư không. Dòng thơ đầu là sự kết hợp duyên nợ giữa Thơ và Đạo. Cảm thụ thơ trong trường hợp này phải tăng cường cái nhìn Phật đạo thì người đọc càng thấu thị hơn “cái biểu hiện” và “cái được biểu hiện”…

Một lần Phật đi khất thực, một Bà la môn theo sau chửi mắng thậm tệ vì nhiều đệ tử của vị này đã tìm đến với Phật đạo. Đức Phật vẫn ung dung đi vào xóm. Bà la môn tức giận:

- Cồ Đàm có điếc không? Sao không trả lời? Đức Phật vẫn từ tốn:

- Giả sử ông đem quà tặng một người mà người đó không nhận thì quà ấy thuộc về ai?

- Thì tôi đem về chứ sao?

- Cũng thế, ta không nhận thì ông đâu có dính dáng đến ta(5).

Đối thoại trên đây giúp ta hiểu dòng thơ thứ hai:

Vết nhơ chẳng bén,
Bụt làm lòng.

Không những ở Phật, nhơ chẳng bén mà sạch cũng không bám, Chánh pháp còn không chấp hà huốnglà phi pháp. "Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh…" (Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh). Bụt làm lòng là cái tâm không, rỗng rang "vô quái ngại". Đó cũng là cách nói khác của chơn ngã. Khi quán chiếu tất cả đều là ảo ảnh, đều là giả tướng thì kiến tánh đồng thời Phật tánh hiển bày. Để biểu hiện điều khó hiểu nhất trong giáo lý của Đức Phật, Nguyễn Trãi đã viết bằng một câu thơ mộc mạc đến quê mùa. Kết thúc dòng thơ thứ hai bằng ba tiếng “Bụt làm lòng”, Nguyễn Trãi nói như bà giàtrầu thay vì một ông Tiến sĩ (Thái học sinh). Thay vì dùng từ “Phật” (佛) của văn chương bác học, Nguyễn Trãi đã sử dụng từ “Bụt” (Buddha) của văn học dân gian, hẳn cũng là dụng tâm nghệ thuật (!). Trong truyện cổ tích không thiếu ông Bụt(6) xuất hiện để giải tỏa bế tắc; còn thành ngữ, tục ngữ, “Bụt” cũng được sử dụng nhiều: Hiền như Bụt, Đi với Bụt mặc áo cà sa… Đưa Bụt vào thơ là đưa lời ăn tiếng nói của người dân chân lấm tay bùn vào văn học, vì đằng sau đó là thế giới tinh thần của một kẻ sĩ phong kiến lúc nào cũng thương dân như con đỏ: Ăn lộc nhờ ơn kẻ cấy cày - Chăn dân mạ nỡ mất lòngdân…

Có phải vì thế mà khi nói chuyện Phật bằng thơ ca, Nguyễn Trãi nói đến hoa dâm bụt thay vì hoa đàm, hoa vô ưu kể cả hoa sen (vốn có đặc tính vô nhiễm và trừng thanh)(7). Hoa sen là Phật hoa và dẫu gần “bùn” và mọc trong đầm nhưng sen, song song với tính dân dã, còn có tính quý tộc, vương giả. Bộ tứ bình trong thơ hay họa của Nho gia không thiếu hoa sen… Đã là đóa hoa in hình bóng nước thì làm sao cấu bẩn được. Hoa mà chẳng phải là hoa thì dù nước có dơ cũng không sao lây nhiễm được bóng hoa. Lấy một hình ảnh thơ để nói Phật tánh, chơn tâm thì quả là tuyệt tài hoa, tuyệt bác học. Có thể tìm ra ở đây tinh thần “Phật trụ vô trụ”. Hoa mà không trụ tướng hoa nên không cấu nhiễm, vì thế nở hay rụng (sanh hay diệt) cũng đều không phải là thực tướng.

Chiều mai nở / chiều hôm rụng(8).

Bài thơ thất ngôn chen câu lục (6 chữ) mà không đứt gãy bởi tiết điệu và thanh điệu riêng của nó. Lục bát và lục bát của song thất lục bát truyền thống thường ngắt nhịp 2/2/2, cuối câu lục bao giờ cũng vần bằng, QÂTT có khá nhiều câu lục với vần trắc ở cuối và ngắt nhịp 3/3, điều mà trước Nguyễn Trãi chưa ai làm. Bẻ cái trúc / hòng phân suối - Đạp án mây / ôm bó củi - Con đòi trốn / chẳng ai quyến…

Dòng thơ chia hai nửa này cũng dễ gây hiểu lầm. Thoáng đọc, ngỡ như đây là cảm hứng thương hoa tiếc ngọc: Thủy lưu hoa tạ lưỡng vô tình (Thôi Đồ); Thương gì đến ngọc, tiếc gì đến hoa (Nguyễn Du); Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm / Đành gởi hương cho gió phũ phàng (Xuân Diệu)…

Đặt chung trong mạch cảm hứng xuyên suốt bài thơ, sẽ thấy Nguyễn Trãi không nói như thế dù chính ông đã từng xót xa: “Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi”. Thế mà trong thế giới của dòng thơ này thì hoa quả thật chỉ tồn tại một sáng một chiều. Như đã nói, đây là đóa hồng in ánh nước, khi mặt trời đã khuất, nước không còn “ánh” nữa, thì hoa còn đâu để soi bóng mình? Thế là hoa “rụng”, dù hoa trên cạn có khi vẫn còn tươi rói (!) Các pháp hữu vi đều huyễn, do duyên hợp mà thành. Khi hết nhân duyên thì pháp hữu vi trở về cái không đúng với tự tánh của mọi hiện hữu. Lại mở ra kinh A Hàm: “Thử hữu cố bỉ hữu; thử vô cố bỉ vô – Thử sinh cố bỉ sinh; thử diệt cố bỉ diệt” (Cái này có thì cái kia có; cái này không thì cái kia không - Cái này sinh thì cái kia sinh; cái này diệt thì cái kia diệt). Ngay cả tín hiệu thời gian “chiều mai - chiều hôm” cũng rất tương đối. Vì chiều mai nơi này trái đất là chiều hôm của trái đất nơi kia…, chứ thời gian không có tự tính.

Đó cũng là một phần ý nghĩa của không sinh không diệt, không khứ, không lai. Vì thế mà giọng điệu của câu thơ 6 chữ không phải là nỗi xót xa, niềm đau tủi mà là giai điệu của một tâm hồn bình tịnh, tự tại. Từ đó “Hoa đào năm ngoái…” của Nguyễn Du, hoặc “Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái” của Nguyễn Khuyến nếu được nhìn dưới nhãn quan của Phật thì hoa năm ngoái và hoa năm nay cũng không hề ở ngoài… “bất nhị”.

Từ đó, lời cuối của bài thơ như một nguyên lý tất định được đúc kết:

Sự lạ cho hay tuyệt sắc không.

Cớ sao còn cho là “sự lạ”, nghe chừng như xao xuyến, ngỡ ngàng? Cũng có thể cái tôi đã “ngộ” ra lẽ đạo sau khi đã nắm bắt được nghĩa đời. “Rời thế gian để tìm Bồ đề, cũng như tìm sừng thỏ” (Lục tổ). Tìm nghĩa của thơ quả là liều lĩnh nên tốt hơn là hãy để cho thơ tự nói…

…Đến đây không còn sắc, không còn không, không còn cả không sắc cùng cả không không... Từ “tuyệt” định vị ở vị trí thứ 5 của câu thơ 7 chữ nặng như núi, như một nỗ lực khẳng định tính vô thường và chân lý tuyệt đối về tính không của vạn hữu. Ngay cả sắc cũng không rồi hơn nữa, chính không cũng không, thì đâu là chỗ khởi đầu, đâu là chỗ kết thúc? Hoa, bóng hoa, ánh nước, chiều mai, chiều hôm đều không thực có thì còn nói chi có hoa nở, có hoa tàn? Lại đọc Tâm kinh.

“… Không có vô minh, cũng không có cái hết vô minh, cho đến không có già chết, cũng không có cái hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí huệ cũng không có chứng đắc(9).

“Hoa mộc cận” là một vì sao “lạ” giữa bầu trời QÂTT. Có thể sẽ có thắc mắc: Nguyễn Trãi là một hành giả đã giác ngộ? Điều đó không biết được. Nhưng lắm lúc không ít thi sĩ đã đặt chân đến bờ giác vì họ có trái tim và bộ óc… hơi khác. Chỉ có điều là khoảnh khắc ấy có khi chỉ là một sát na rồi sau đó họ lại quay về lăn lóc, nhởn nhơ trong trò chơi “mê lộ” thay vì thường trụ trong tự tánh - vô niệm.

Phàm phu chúng ta nào có khác gì?

Chú thích:

(1) Đặng Tiến, Thơ - Thi pháp và Chân dung, NXB. Phụ Nữ 2009.
(2) Dĩ nhiên không nói đến loài dâm bụt đa sắc màu thuộc diện cây cảnh hiện nay, đã được bàn tay khoa học làm biến dạng.
(3) Ánh: những tia sáng do một vật phát ra hoặc phản chiếu lại - Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội, 1992.
(4) Thích Nhuận Châu, Hương sen tinh khiết, NXB. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2003.
(5) Ni sư Thích nữ Trí Hải, Sống chết bình an, lược dịch từ Tạng thư sinh tử của Sogyal Rinpoche, NXB. Thanh niên, 2008.
(6) Ông Bụt trong truyện cổ của dân gian đặc biệt có quyền phép, ít nhiều có diệt ác trừ gian… Đó là một quá trình vận hành từ Phật giáo chính thống đến văn hóa dân gian.
(7) Hoa sen hái lên cúng Phật không cần rửa sạch vì không bao giờ lấm bẩn bụi bặm nên gọi là vô nhiễm. Dù cả hồ đều đục, hoa sen mọc lên thì ở đó nước vẫn trong nên gọi là trừng thanh.
(8) Theo học giả Đào Duy Anh, từ “chiều” là một từ cổ có nghĩa là buổi.
(9) Chánh Trí Mai Thọ Truyền - Bát nhã ba la mật đa tâm kinh Việt giải, tái bản lần I, NXB. Sài Gòn, 1964.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Công đức phóng sinh


Tư tưởng Tịnh Độ Tông


Phát tâm Bồ-đề


Hát lên lời thương yêu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.40.234 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...