Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tản văn Phật giáo »» Nhịp Cầu Thế Hệ Của Đạo Phật Ngày Nay »»

Tản văn Phật giáo
»» Nhịp Cầu Thế Hệ Của Đạo Phật Ngày Nay

Donate

(Lượt xem: 5.123)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Nhịp Cầu Thế Hệ Của Đạo Phật Ngày Nay

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Với lịch sử hơn 2.500 năm, đạo Phật đã trải qua hàng trăm thế hệ nhân sinh mà mỗi thế hệ đều có dấu ấn của sự trải nghiệm riêng qua từng chặng đường lịch sử, xã hội, văn hóa và dân tộc.

Hiện tại, lớp người trẻ trên thế giới này được mệnh danh là “Thế hệ Z” (Gen Z).

Thế hệ Z là giới trẻ được sinh từ năm 1996 trở đi. Đây là thế hệ đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với công nghệ điện tử ngay từ nhỏ. Thế giới khổng lồ và thay đổi từng giây nhanh như chong chóng của phương tiện truyền thông điện tử. Từ Facebook, Youtube, Twittter, Instagram… đến mạng Internet rộng lớn, thế hệ Z năng động, độc lập và tìm kiếm thông tin tính theo đơn vị phút trong khi thế hệ phụ huynh, cha ông phải tính theo ngày, theo tháng. Thế hệ Z thì đang đi với tốc độ máy bay mà thế hệ cha anh và ông bà thì vẫn còn đi với tốc độ xe hơi, xe máy, xe đạp hay thậm chí là đi bộ. Bởi vậy khoảng cách giữa các thế hệ càng ngày càng xa. Theo ước tính thì trong vòng khoảng 10 năm nữa (2030), thế hệ Z sẽ làm chủ thế giới về mọi mặt: số lượng, chất lượng, lối sống và nếp nghĩ…

Chúng ta, thế hệ cha ông, đã có sự chuẩn bị gì chưa để trao “cung kiếm” trong cuộc sống đời thường hay “y bát” trong biểu tượng tâm linh đời sống đạo cho thế hệ Z?

Mối ưu tư canh cánh của thế hệ đàn anh đang lần lượt ra đi là sự kế thừa truyền thống Việt Nam của thế hệ Z. Thế hệ tuổi già có khuynh hướng sống về quá khứ: “Quá khứ oai hùng, quá khứ vàng son, quá khứ cao quý…” thường được nhắc đến trong cảnh đời chiều, trà dư tửu hậu. Nhưng ngôn ngữ và cảm xúc thường bay đi mơ hồ như gió thoảng bụi tre vì thực tế chẳng có gì đọng lại để nắm bắt hay làm điểm tựa.

Sáng nay, thứ Bảy 20-2-2021, tôi được theo dõi một cuộc Hội luận Trực tuyến của các thành viên đạo Phật trên mạng lưới online.



Trách nhiệm “đăng cai” (host) là Cư sĩ Quảng Hải Phan Trung Kiên ở San Diego. Cùng tham gia chương trình là Cư sĩ Thị Nghĩa Trần Trung Đạo ở Boston (MA) và cư sĩ Như Ninh Nguyễn Hồng Dũng ở San Jose (CA). Tham gia ý kiến là Cư sĩ Thị Thiện và Cư sĩ Phù Vân Nguyên Trí cùng phu nhân ở Đức quốc, châu Âu.

Nhân vật chính của buổi hội luận là Hòa thượng Thích Như Điển, Phương trượng chùa Viên Giác ở Hannover Đức Quốc. Các phần phát biểu đều tập trung nói lên tinh thần vinh danh sự thành tựu về quá trình tu trì, nghiên cứu, học tập, sáng tác và hoằng pháp của Thầy trong suốt mấy thập niên qua cho Phật giáo Việt Nam và phát huy văn hóa dân tộc tại Đức quốc và hải ngoại. Cũng theo các diễn giả và phát biểu của Thầy thì với khoảng 70 tác phẩm đủ các thể loại văn chương, nghệ thuật, biên khảo và triết học Phật giáo xuất hiện dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau như Việt, Nhật, Anh, Pháp, Đức đã nâng tầm ảnh hưởng sâu rộng của Thầy trong quá trình giới thiệu Phật giáo và văn hóa Việt Nam với cộng đồng thế giới.

Chương trình hội luận còn mở rộng thêm về những đề tài Phật giáo mà tất cả mọi người đang quan tâm. Đó là tình hình hiện tại và tương lai của Phật giáo Việt Nam.

Từ trong nước, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ trong Lá Thư Ngày Tết 2021 gởi đến Chư tôn Trưởng Lão và Huynh đệ Bốn chúng đã nói đến hiện trạng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại. Thầy nhấn mạnh: “Phật giáo Việt Nam cũng đã và đang chịu những thử thách lớn của thời đại, không chỉ xuất hiện những hình thái sinh hoạt biến đổi theo cơ cấu tổ chức của một xã hội tiêu thụ, mà chính trong tư duy cũng biểu hiện những giá trị lệch hướng, định hướng theo thị hiếu quần chúng, thỏa mãn nhu cầu tri thức thấp kém, những giá trị thế tục phù phiếm.”

Và Thầy Tuệ Sỹ đã quyết liệt phê phán hiện tượng “nói Phật còn hơn Phật nói (!)”. Đó là: “Khi mà những người học Phật bị mê hoặc bởi các giá trị thế tục, diễn giải giáo nghĩa theo kiến thức nhặt lượm từ những thành tựu vụn vặt trong xã hội tiêu thụ, chánh kiến mờ nhạt dần, và Chánh pháp được thay thế bằng tượng pháp; vàng thật được thay thế bằng vàng giả…”

Chân lý chỉ có một. Bởi Phật tánh là thể tánh, không có nhiều phiên bản hay phỏng thể, nên Thầy Tuệ Sỹ cẩn trọng lý giải rằng:

“Khi vàng giả xuất hiện trong thị trường tiêu thụ, vàng thật biến mất.” Đây là quy luật cần được hiểu theo ý nghĩa kinh tế học. Do bản thân vàng giả không hàm chứa giá trị nội tại, người tiêu thụ dễ dàng phung phí. Từ đó, tạo ra ảo tưởng về một xã hội phồn vinh, mà nhất định nó sẽ dẫn đến sự sụp đổ.”

Quy luật khách quan và tất yếu, như Thầy Tuệ Sỹ đã mô tả và bình luận về “ấn tượng hư cấu” sự hưng thịnh Chánh pháp dựa trên giả tướng hình tướng thì rốt cuộc, sau những màu mè hào nhoáng đang ẩn chứa một sự suy tàn không thể nào tránh khỏi:

“Cũng vậy, nhũng giá trị phù phiếm của tượng pháp vẽ ra ấn tượng hư cấu về một thời kỳ hưng thịnh của Chánh pháp, đồng thời cũng hàm chứa tín hiệu cho sự suy tàn tất yếu.”

Như một thông điệp mùa Xuân, quang minh mà trầm thống về sự thịnh suy của Đạo và Đời, tất cả đều mong manh và giả tạm, “thịnh suy như lộ thảo đầu phô”, Chân Nguyên sẽ hiển lộ khi nhân thuận và duyên lành cùng hội đủ: “…như mặt trời giữa hư không, sau những lúc bị mây mù, khói bụi che khuất, rồi cũng xuất hiện tỏa sáng thế gian. Cũng vậy, mặt trời trí tuệ, vốn là Giác tính uyên nguyên của mọi loài chúng sinh, trong sinh tử trường kỳ bị che lấp bởi khách trần phiền não, rồi cũng sẽ bừng sáng khi nhân duyên hội đủ.”

Dẫu trong bất cứ hoàn cảnh của vọng nghiệp và chướng duyên nào tác tạo, đạo Phật không có điểm dừng của tuyệt vọng.

Như trong cuộc Hội luận sáng hôm nay, Thầy Thích Như Điển cũng như các diễn giả cùng phân tích và thảo luận rằng, khi tham khảo và phân tích những nhận định của Thầy Tuệ Sỹ trong Thư Chúc Tết, đường bay của Phật giáo là phương trời cao rộng của con chim đại bàng có đôi cánh: cánh xuất gia và cánh tại gia. Nên dẫu bay tới phương trời nào và trong hoàn cảnh ra sao cũng không lo cánh mềm, lạc hướng.

Điều quan tâm gần nhất nhưng chưa có một phương hướng sáng sủa, rõ ràng trước mắt vẫn là sự phát triển của thế hệ Z và tương lai đạo Phật Việt Nam trong cũng như ngoài nước. Âu Mỹ sau Thế Chiến thứ nhất (1914-1918) đã có một Thế Hệ Lạc Hướng (Lost Generation) vì hai thế hệ Cha Ông và Con Cháu đã bị lạc nhau vì chiến tranh, phân hóa và tầm nhìn lệch hướng. Những nhà tâm lý và xã hội thời danh đã quy nguyên nhân chính cho sự lạc hướng đó vì ba lối: lối nhìn, lối nghĩ và lối sống của hai thế hệ đàn anh và đàn em quá khác nhau, nhưng cuộc sống thiếu những Chiếc Cầu Thế Hệ để điều hòa và hóa giải, bắc ngang hai đầu qua hai bến bờ khác biệt.

Khi cuộc hội luận sắp kết thúc Thầy Như Điển đã tình cờ cho biết là Thầy Tuệ Sỹ sinh năm 1945, Thầy Như Điển sinh năm 1949. Tôi nghĩ đến hình ảnh ví von con chim đại bàng Phật giáo có đôi cánh, bên xuất gia và bên tại gia, nhưng cùng nhìn về một hướng. Tôi sinh năm 1946 nên nghĩ ngay đến các anh chị em còn trẻ đang có mặt trên diễn đàn như Trần Trung Đạo, Nguyễn Hồng Dũng, Phan Trung Kiên… và hệ thống Gia Đình Phật Tử Việt Nam rất có khả năng là những chiếc cầu thế hệ bắc ngang qua bờ U-70, U-80, U-90… của thế hệ chúng tôi đến bờ thế hệ Z bên kia.

Năm mới, bánh tét, bánh chưng vẫn còn, làm tôi nhớ là sắm Tết, chuẩn bị cho Tết vui hơn ăn Tết. Muốn đến thì phải đi, muốn thấy thì phải nhìn và muốn hiểu thì phải đầu tư suy nghĩ. Hy vọng, cuộc hội luận hôm nay là dấu hiệu khởi hành cho hướng đi, lối nhìn và cách suy nghĩ của những người anh, người chị đang làm thế hệ bắc cầu trong sinh hoạt Phật giáo Việt Nam thời hiện đại.

Sacramento Mồng 8 Tết Tân Sửu 2021

Trần Kiêm Đoàn




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Giọt mồ hôi thanh thản


Phật Giáo Yếu Lược

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.110.231 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...