Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Hồn quê »» Hồn quê »»

Hồn quê
»» Hồn quê

Donate

(Lượt xem: 10.223)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Hồn quê

Font chữ:

Thỉnh thoảng tôi được điện của bạn từ phương xa. Ban đầu lúc mới đi anh bạn gọi để kể chuyện xứ người lắm điều lạ, nhưng sau đó gọi về không còn nói chuyện người nữa mà nói về mình, về quê hương. Chắc là bạn nhớ nhà lắm, nhớ đến độ biết sự chênh lệch múi giờ mà vẫn gọi về lúc nửa đêm tôi đang ngủ không sợ phiền. Giữa khuya sâu đang ngủ phải bật đèn ngồi dậy, tôi hơi quạu. Tưởng chuyện gì, thức dậy để nghe anh nói về nước nôi, con cá linh, bông điên điển còn được người trộn với bột để làm bánh. Ở quê nhà, ai mà không biết, nhưng rồi tôi cảm thấy bồi hồi cho anh. Trường hợp của anh y như sách Quốc văn giáo khoa thư học lúc nhỏ – đi đâu cũng không thấy nơi nào đẹp hơn quê nhà. Và như Chế Lan Viên viết “Khi ở chỉ là đất ở – Khi đi đất hóa tâm hồn”.

Hai câu thơ có điều gì đó bâng khuâng. Tâm hồn là gì nằm bên ngoài hay bên trong? Tâm hồn, hồn vía, hồn phách là những từ trừu tượng. Đất hóa tâm hồn vậy mà nó rờ nắm được, có hương vị lẫn màu sắc thật khó trả lời. Nhưng rồi cũng hiểu được nếu như theo quan niệm của dân gian, của cái gọi là tâm linh. Con người có hai phần xác và hồn. Hồn nằm trong thể xác. Như vậy không có người sao có hồn. Không có quê sao gọi là hồn quê?

Quê là nơi có mồ mả tổ tiên ông bà, là nơi sinh ra người lớn lên cùng với xóm làng, chan hòa yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Cuộc sống của người bắt đầu từ đó, nên đi đâu đều nghe có tiếng gọi trở về. Hồn quê gắn kết giữa hai người lạ với nhau. Thí dụ như đang lang thang ở Sài Gòn gặp một người nói mình dân miền Tây. Tự nhiên hai người cảm thấy gắn kết không cần hỏi thêm là ở Long Xuyên hay Cần Thơ, Đồng Tháp. Như vậy hồn quê bắt đầu từ đặc điểm vùng đất và nó tạo ra tập quán, tính cách của người. Hồn quê nằm ở những thửa ruộng, cánh đồng. Vùng Bảy núi đất gò pha cát. Muốn làm ruộng mới đợi mưa xuống cày bừa gieo sạ. Vùng Tứ giác Long Xuyên rộng bao la mỗi năm có mùa nước nổi lênh đênh. Làm ruộng rất vất vả, trông nắng trông mưa thời tiết thay đổi thất thường nên năm trúng, năm thất mùa. Làm trối chết mà vẫn nghèo, đôi khi chuyện giàu nghèo cũng do số phận hên xui.

Dân nghèo kéo nhau về các khu đô thị, khu công nghiệp kiếm sống. Ở quê cũng có người vì nghèo phải bươn chải bỏ quê đi xa nhưng rất ít, đất níu chân người ở lại. Vì hồn quê còn là màu xanh của ruộng đồng, màu vàng rực khi lúa chín. Còn là mùi hương lúa, hương gạo lúa mới, mùi rơm rạ, mùi khói đốt đồng. Còn là những âm thanh tiếng gió rì rào thổi qua vườn cây, tiếng chim hót buổi sáng rộn ràng. Nhất là buổi trưa văng vẳng xa xa tiếng gà gáy trưa (không biết căn cứ vào đâu dân gian cho là tiếng gà gáy trưa là báo hiệu có con gái chửa hoang. Hay là buổi trưa ở quê tiếng gà gáy nghe buồn lắm, bắt nhớ tới chuyện này chuyện kia nên nói vậy.)

Hồn quê còn là những con sông. Miền Tây với hai con sông Tiền, sông Hậu, cùng với mạng kênh rạch chằng chịt tạo ra miền sông nước. “Sông cũng như người ấy có khi buồn vui, có khi hờn ghen. Chỉ còn tình yêu tuổi thơ mới thấy – Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát” . Con sông đã đi vào nhạc của Hoàng Hiệp rồi như trở nên bất tử.

Tôi đang ở quê, anh bạn ở xứ người lãng xẹt khi anh hỏi tôi nhớ không. Trong khi tôi đang hít thở nhìn thấy quê thay đổi mỗi ngày. Làm sao tôi quên được tuổi thơ của mình trong đó có anh? Hình ảnh buổi trưa mùa cày khói đốt đồng mù mịt. Mùa cày đốt đồng còn là mùa chuột, mùa dế. Mấy tháng sống yên trong hang nay lưỡi cày lật đất lên chúng quýnh quáng chạy ra dọc theo luống cày. Mùa này ở quê rất vui, nhất là với lũ trẻ. Nhiều đứa buổi trưa trốn học rủ nhau xách thùng ra đồng bắt chuột, bắt dế đem về ăn, về chơi. Tuổi thơ khác người lớn, người lớn mấy ai đạt tới cái gọi là “lạc vô dư” - vui không dứt, trong khi con nít hết trò này bày tới trò kia. Bắt dế trở về thấy con rạch buổi trưa nước trong mát, lập tức cả bọn cởi quần áo. Có đứa ở truồng nhảy xuống rạch thi nhau lội đua, móc đầy sình liệng nhau làm khuấy động không khí yên tĩnh của buổi trưa quê.

Hồn quê còn nằm trong những người dân nếp sống giản dị mộc mạc. Nhà có món gì ngon hay đem múc ra cho láng giềng bên cạnh. Đi chơi về lỡ buổi cơm xách chén qua hàng xóm xin cơm là chuyện bình thường. Hay là hàng xóm nấu gì thơm nứt lỗ mũi, không có ai mời cũng chạy qua hỏi “Ai kêu tui đó, tui nghe mà.” Rồi xáp vô bàn ngồi tự nhiên. Và cũng người đó thấy con đường đất mưa xuống lỗ hang, tự động lấy len đào đất đắp đường cho nó bằng phẳng (không như ở thị thành cái gì cũng chờ nhà nước). Chẳng những đắp đường mà còn cất cầu. Hình ảnh những cây cầu tre lắt lẻo như không còn, giờ được thay bằng cầu treo, cầu đúc xi măng. Hồn quê thể hiện qua hình ảnh người giàu, nghèo tự động hùn tiền, bỏ công ra, không nghĩ đến việc xe của ai chạy qua cầu sẽ lập trạm thu phí để lấy tiền lại.

Giữa khuya thức dậy để nghe anh nhớ đủ chuyện, không quên nhớ về ngôi đình, mái chùa xưa. Những ngày rằm, lễ kỳ yên cúng đình hàng năm có còn vui không. Tôi hình dung cảm xúc qua câu hỏi của anh. Qua đó cho thấy, hồn quê còn là ngôi chùa mái ngói rêu phong, ngôi đình cổ kính trên nóc có gắn hình sư tử, kì lân. Như là hồn quê tập trung về hai nơi này. Nó như xuất hiện cùng một lúc với làng quê để rồi cùng với làng quê sống mãi theo thời gian. Cuộc sống trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, thiếu thốn nhưng người vẫn không quên mỗi năm chung tay hùn tiền, góp công tu bổ nó, để có chỗ cúng bái, thờ tự.

Là nơi thuộc về tâm linh tín ngưỡng đồng thời cũng là trung tâm văn hóa của làng xã. Dưới mái chùa, sân đình dân quê gặp nhau ngoài những câu chuyện về đạo đức, Phật pháp còn là những câu chuyện về kinh nghiệm mùa màng, chia vui cùng với nhà nào có con cháu ăn nên làm ra và chia sẻ với những ai đang gặp khó khăn, gắn kết nghĩa xóm làng.

Mỗi năm đình mở hội cúng kỳ yêu cầu cho mưa thuận gió hòa, cờ xí được treo lên rồi tiếng trống đình tùng tùng vang lên. Mọi người mang lễ vật đến đình để cúng thần cầu cho làng xóm được bình yên rồi xem hát bội. Người đi xa luôn nhớ tiếng trống đình cũng như nhớ tới tiếng chuông thong thả chùa ngân lên sáng, trưa, chiều. Tiếng chuông sâu lắng làm cho người thấy lòng thanh thản hướng tới điều thiện. Đạo Phật là đạo tự do, đạo của tâm của luật nhân quả, mọi việc tùy theo người nên đạo Phật không quy định ra những luật lệ để buộc người theo, do đó ban ngày chùa như vắng, trừ những ai có nhu cầu mới đến chùa thắp nhang lạy Phật chuyện trò với sư trụ trì, lắng nghe những lời giảng dạy. Buổi chiều tối công việc đồng áng xong xuôi người mới kéo nhau đến chùa để cùng quý sư đọc kinh. Tuy nhiên vào những ngày rằm chùa là nơi cho thấy sức sống tâm linh hiện ra mãnh liệt qua việc có mặt đông đủ mọi người quy tụ về đây. Ngày rằm giống như ngày hội quang cảnh náo nhiệt nhưng lại trang nghiêm, người tới lạy Phật, người nghe thầy thuyết pháp rồi ngồi quây quần thưởng thức nhứng món ăn chay.

Tóm lại hồn quê là ảo, là trừu tượng không nhìn thấy, không nắm bắt được nhưng lại là thực để người vui buồn, thương nhớ, mong đợi. Hồn quê có trong người. Qua hồn quê cho người thấy được tâm mình. Mà thấy được tâm mình theo như kinh Phật dạy là thấy đã được pháp. Thấy được pháp tức là người đã đứng trước cửa Phật.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Nguyên lý duyên khởi


Ai vào địa ngục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.192.248 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...