Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tìm hiểu Phật pháp »» Học cách cho và nhận »»

Tìm hiểu Phật pháp
»» Học cách cho và nhận

Donate

(Lượt xem: 5.144)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Học cách cho và nhận

Font chữ:

Xã hội hôm nay có nhiều sự việc rất tiêu cực, đôi khi đánh mất nhân tính và thường diễn ra trong đời sống sinh hoạt của con người, khiến chúng ta phải ưu tư, nếu không muốn nói là rất xót xa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hành động thiện lành rất đáng mừng và được số đông giới trẻ hưởng ứng. Điển hình là việc làm từ thiện-phục vụ xã hội, giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn, gia đình neo đơn, tạo nhiều phương tiện sống tốt đến đồng bào ở những nơi vùng sâu vùng xa, để họ có cơ hội tiếp cận sự phát triển và hiện đại của đất nước v.v... Và còn nhiều cách làm khác nữa mang tinh thần chia sẻ, nhường cơm, chúng ta tạm gọi chung là đi làm từ thiện, hay đi làm việc trao và nhận.

Việc đi trao, đi tặng, đi cho thì ai ai cũng đều biết làm vì công việc quá đơn giản. Nhưng sao phải học? Học để biết cách làm cho phù hợp. Trao tặng, cho biếu để làm sao cho đúng nghĩa, để không bị đánh giá rằng đi cho để làm dáng, để chụp hình, để phô trương, để tạo danh tiếng, đi theo phong trào như hiện nay là để có nhiều “like”, để có hình ảnh đưa lên facebook v.v... lệch lạc với ý nghĩa thanh cao của việc làm.

Nên biết, với cùng một việc làm, nhưng mỗi nơi làm theo mỗi cách khác nhau. Tựa như nấu cơm thì ai cũng biết nhưng nấu cơm tại nhà hàng để kinh doanh, nấu cơm để gia đình ăn, nấu để đi giúp đỡ cho người có hoàn cảnh khó khăn thì sự việc lại khác nhau. Cũng thế, trao quà theo cách thông thường thì khác, trao theo nhiệm vụ thì khác nữa, mà trao quà theo cách của nhà Phật thì khác nhau hoàn toàn, không phải ai cũng biết làm. Do đó, cần phải học cách trao và nhận. Học cách làm là như thế.

Khi mang đồ đi cho, biếu tặng, người trao và người nhận tùy trường hợp mà khác nhau hoàn toàn. Khác nhau ở mục đích nên đối tượng nhận cũng khác nhau. Nếu là tặng quà đến người có chức quyền, trưởng thượng thì sẽ khác với tặng cho người neo đơn, khó khăn. Hai tâm thức, hai địa vị khác nhau hoàn toàn nhưng đều có chung một ý nghĩa tặng cho. Cũng thế, người tặng có mục đích tư lợi khác hẳn với người tặng với lòng bi mẫn, với tâm chia sẻ, vô cầu, ẩn danh,sự khác này cách nhau cả nghìn dặm. Thế mới học, học cách làm, cách cho và cách tặng.

Người Phật tử, chắc chắn phải học cách làm và cách tặng, cách cho trong một tâm thức nghiêm túc, mới hy vọng đúng chánh pháp. Làm Phật sự là chỉ tất cả những việc làm trong tu viện, chùa, tịnh xá… những công việc được dựa theo lời Phật dạy, hay những việc mà đức Phật đã làm. Học cách làm Phật sự nghĩa là học cách làm theo Phật tâm, Bồ đề tâm, Giác ngộ tâm. Tâm giác ngộ là tâm có ý thức, có tư duy về vô ngã, vô tướng, vô tác và vô trụ. Vô ngã là không còn ta và của ta; không người cho và người nhận. Vô tướng là tâm không vướng mắc vào các pháp, phân biệt nặng nhẹ, thân sơ; Vô tác là làm mà như không làm… Làm được như thế rất khó, không phải dễ nên chúng ta cần phải học, học cả đời. Vốn dĩ, tinh thần trao và tặng, có ý nghĩa là tinh thần chia sẻ, mang nội dung cao quý, tốt đẹp, hết sức nhân văn, luôn được khích lệ và tán thán. Chỉ những người có tâm thức nhỏ hẹp mới bài xích, hủy báng. Phần lớn đều là tâm niệm tùy hỷ, thiện lành trong việc làm này. Tuy nhiên, tinh thần này dễ bị biến chất, lệch lạc do chính tư duy và hành động của mỗi người. Tại sao có người đi trao, cho, tặng, cúng dường dù giá trị vật chất rất nhỏ nhưng được người nhận trân trọng. Ngược lại, người dâng tặng giá trị lớn nhưng không được đón nhận một cách hoan hỷ, cũng chính từ cách thức, cách làm này. Đây là một ví dụ điển hình, mà cũng là bài học thực tiễn chúng ta cần phải tư duy.

Đạo Phật thuyết minh pháp bố thí và cúng dường là pháp cao quý; Là một pháp môn tu trong nhiều pháp môn, cần phải học hỏi và hành trì. Đâu phải ai cũng dễ dàng có được tâm hạnh biết bố thí và cúng dường, bất kể người đó có tiền hay không. Bố thí tiền tài vật chất, chia sẻ hiểu biết, nghề nghiệp, kiến thức, mang sự không sợ hãi đến với người khác và nhiều phương diện khác. Không phải khi có tiền mới làm việc bố thí và cúng dường, người không tiền cũng có thể làm được, nếu chúng ta hiểu đúng ý nghĩa của tinh thần bố thí. Chỉ tùy hỷ với việc làm thiện lành của người khác, chúng ta đã có được vô lượng công đức rồi, huống hồ chính chúng ta khởi tâm làm.

Do vậy, là người con Phật, chúng ta có cơ duyên thực hành hạnh bố thí, nên cần phải thực tập và ý thức việc làm này một cách rõ ràng, chuẩn mực. Trước nhất là gìn giữ được trọn vẹn ý nghĩa chân xác của của lời Phật dạy. Thứ đến không rơi vào vọng nghiệp mà chúng ta cứ ngỡ tưởng là thiện nghiệp.

Việc học và việc lắng nghe không bao giờ lỗi thời cho bất cứ người nào. Ngược lại giúp cho chúng ta tiến bộ và văn minh hơn, để không rơi vào cạm bẫy của ma nghiệp. Nên nhớ, tâm thiện lành, dẫn đến làm việc lành, kết quả lành sẽ được gặt hái trong tương lai.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Phật pháp ứng dụng


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Sen búp dâng đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.30.137 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...