Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Dạy con thời hiện đại »» Dạy con thời hiện đại »»

Dạy con thời hiện đại
»» Dạy con thời hiện đại

Donate

(Lượt xem: 8.564)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Dạy con thời hiện đại

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Hiện nay, có những chương trình, phương pháp mới dạy trẻ 6 – 12 tháng biết đọc chữ, biết nói tiếng Anh, biết làm toán… Đó là một sự ‘cưỡng bức’’, làm cho não của trẻ phát triển lệch lạc.

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, nguyên Giám đốc Trung tâm truyền thông – giáo dục sức khỏe TP.HCM, hiện là cố vấn Bộ môn Y đức – Khoa học hành vi Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đã cảnh báo như vậy trong buổi trò chuyện với phụ huynh về chủ đề “Giao tiếp với con trong thời hiện đại” do Hội quán Các bà mẹ và Trung tâm Seameo Retrac tổ chức vào cuối tuần qua.

Mong thiên tài, hóa ra… tâm thần

Theo bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, một trong những cái lỗi cha mẹ thường gặp trong giáo dục con cái hiện nay là muốn con trở thành thiên tài. Ông cho rằng mong muốn này cũng được xem là một nhu cầu của phụ huynh. Tuy nhiên, nếu kỳ vọng quá sẽ hóa sai, bởi khi không đạt được mục đích, phụ huynh sẽ đau khổ và càng gây áp lực lên đứa trẻ.

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc nói: “Các nhà khoa học đã nghiên cứu kỹ và rất có lý khi chỉ ra rằng trẻ 6 tuổi mới nên cho học lớp 1, cho học piano và học này nọ. Còn bây giờ mình lại muốn con mình 2 tuổi đã thành thiên tài. Những ca đó cũng có thể thành “thiên tài” trong vòng 10 – 12 năm đầu, nhưng rồi về sau thường có vấn đề tâm lý, tâm thần… nên phải hết sức thận trọng”.

Tham dự chương trình, một số phụ huynh cho biết đang ráo riết chuẩn bị cho con vào một trường chuyên rất nổi tiếng tại TP.HCM, nên họ muốn nghe những chia sẻ của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc để giúp con giảm căng thẳng trong học hành.

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc thẳng thắn đặt ngược vấn đề: Bố mẹ bây giờ đang bị nhiều stress trong cuộc sống. Con cái mình cũng đang bị stress. Tại sao mình lại bắt con học theo mình, bắt con phải vào trường chuyên? Ông chia sẻ: “Theo tôi, việc học chính là tự học. Thông thường những em thi đỗ thủ khoa đại học là những em ở nông thôn, miền núi không học thêm gì cả thì mới có khả năng tập trung để học những bài ở lớp và đọc sách thêm. Nhờ đó, các em mở mang kiến thức nên khi thi đạt điểm cao. Còn những em học thêm triền miên, rước thầy về nhà dạy nhưng có khi thi rớt bởi không có thời gian tập trung học, không tự học”.

Với những trẻ hay căng thẳng, lo âu vì lúc nào cũng bị cha mẹ thúc đẩy phải học, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc lưu ý: “Có tình trạng như vậy mình phải để ý và thông cảm với con em mình. Về mặt sinh học, nếu trẻ bị ép quá, stress quá thì hoóc môn tăng trưởng không sản sinh được. Trẻ khó ngủ, ngủ không đủ giờ, hoóc môn tăng trưởng cũng không có đủ nên dễ bị thấp”.

Hãy đặt mình vào vị trí của trẻ

Một bà mẹ trẻ “kể tội” đứa con: “Con tôi đang học lớp 8, nó rất hiếu thắng. Nó được 9,5 điểm rồi nhưng lại rất cay cú với đứa bạn được 10 điểm. Tôi nói một đằng, nó làm một nẻo khiến quan hệ mẹ con rất căng thẳng. Nói thật, nhiều khi ngồi nhìn mặt nó là tôi nổi nóng lên”.

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc ôn tồn: “Trước hết, mình phải tìm hiểu xem có ai trong nhà mình cũng có tính hiếu thắng vậy không, sau đó mới can thiệp. Cần nhờ đến một trung gian, người mà cháu thương mến như dì, cô giáo… trò chuyện với cháu”. Theo ông, trẻ trong độ tuổi dậy thì muốn thể hiện sự tự lập, trong khi người lớn hay áp đặt nên nảy sinh căng thẳng. Mặt khác, với trẻ đã đạt điểm rất cao mà còn ghen tỵ với bạn thì có thể đó là do lỗi của phụ huynh đã gây áp lực cho trẻ khi từng so sánh, đề cao người này người kia hoặc chạy theo điểm số, thành tích.

Ngoài xu hướng biến con thành thiên tài nói trên, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc còn chỉ ra một số lỗi khác thường gặp trong việc nuôi dạy con. Ông cho rằng nhiều phụ huynh thời nay ít tiếp xúc với con nên giao những thiết bị công nghệ để con chơi điện tử. Chính vì không có thời gian gần gũi nên họ dễ bị gãy đổ trong truyền thông giao tiếp với con. Bên cạnh đó, có những cha mẹ khá giả muốn bù đắp cho con bằng vật chất, nhất là những người luôn nhớ về thời khốn khó của mình. Họ quên đi những nhu cầu cơ bản khác mà bất cứ ai cũng cần có, đó là tình cảm, an toàn, quan hệ xã hội, chuyện sinh hoạt thiết thân hằng ngày…

Để cải thiện tình trạng trên, theo bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, cha mẹ cần chú ý những nguyên tắc khi dạy con: quan tâm, tôn trọng, chân thành, thấu cảm, biết lắng nghe trẻ. Ông nhắn nhủ: “Hãy đặt mình vào vị trí của con để thấy rằng ngày xưa chúng ta cũng từng có lúc hư hỏng, từng có lúc học dở, thất bại. Từ đó, mới có sự thấu cảm và chia sẻ thật sự với con”.

Chịu nghe lời con nói

Đúc kết từ những nghiên cứu và các lời khuyên của các chuyên gia giáo dục, tâm lý, xã hội về việc nuôi dạy con được suôn sẻ và trở thành niềm hạnh phúc của cha mẹ, chỉ cần một nguyên tắc: chịu lắng nghe lời con nói hơn là bắt con nghe theo ý mình.

Cho con ra ngoài với thiên nhiên là cách để con giao tiếp tốt nhất với cộng đồng sau bốn bức tường của trường học, gia đình với máy tính. Ảnh: Trần Hoài Thu.

Câu chuyện làm thế nào để giao tiếp với con thời hiện đại được BS Đỗ Hồng Ngọc chia sẻ trong một buổi sáng cuối tuần tại trung tâm Anh ngữ Seameo (TPHCM). Các phụ huynh đến dự khá đông, điều này cho thấy, con cái vẫn là mối quan tâm lớn nhất của chúng ta và rõ ràng là việc giao tiếp với con thời nay thật khó khăn, thậm chí là khó khăn hơn những gì chúng ta tưởng.

Con giận dữ với cha mẹ

Xin kể câu chuyện. Minh, 15 tuổi, đang học thi, mẹ cậu đề nghị Minh phụ giúp nấu cơm, cậu bỏ đi lên lầu, không nói gì cả, ba cậu gọi xuống nhưng cậu vẫn lên. Một lát sau, ba cậu lên nói chuyện: con có thấy là mình đã sống ích kỷ không. Con nghĩ rằng mọi người đều phải phục vụ con vì chuyện học. Con có biết rằng, dù con học giỏi đến mấy mà con trở thành kẻ ích kỷ như thế này thì cũng là vô nghĩa. Con học cho tương lai của chính mình mà, tại sao con lại cho mình có quyền nhận được sự phục vụ của tất cả mọi người vì con? Nếu con học thật nhiều mà trở thành người như thế này thì ba mẹ không cần.

Một lát sau, Minh quay xuống, cậu nói: con xin lỗi ba mẹ, tại con bị căng thẳng quá, không muốn nói chuyện với ai, trong đầu con chỉ toàn là công thức, mắt con thì cay và mỏi vì nhìn máy tính nhiều. Con mệt nên đã không biết mình đang hành động gì. Con hiểu rồi, mẹ cần gì con sẽ giúp.

BS Đỗ Hồng Ngọc đặt câu hỏi: Thời hiện đại là thời gì? – Thời nào cũng là thời hiện đại. Ông tự trả lời, nhưng quả thực thời hôm nay khác thời xưa lắm. Có một khoảng cách không gian kỳ lạ đang được thiết lập với con người trong kỷ nguyên internet ngày nay. Chúng ta có thể kết nối với người bạn ở nửa vòng trái đất chỉ trong một cái chạm, nhưng chúng ta lại bỏ người thân của mình ra xa dù họ đang ngồi ngay cạnh mình cũng chỉ vì thói quen “chạm”. Chúng ta có thể nói đủ chuyện trên trời dưới đất với người cách xa nửa vòng trái đất qua smartphone, nhưng chúng ta lại không giao tiếp gì với người ngồi bên cạnh chúng ta bằng lời nói thông thường, mà có khi cũng bằng smartphone. Hai người yêu nhau ngồi bấm điện thoại, hỏi ra mới biết họ gởi tin nhắn cho nhau. Điều này thật kỳ lạ.

Đứa trẻ ngày xưa sáu tháng đang tập bò và nhận biết thế giới chung quanh qua những vật nó cầm, nắm, lượm, nhặt được… đứa trẻ ngày nay sáu tháng đã biết “chạm” màn hình, hai tuổi đã biết nói, sử dụng điện thoại rất lành nghề. Đến khi chúng lớn, những người trò chuyện với chúng, chủ yếu qua màn hình, còn người thân của chúng, đôi khi hò hét thật khản cổ, đỏ họng chúng còn chẳng buồn ơi.

Thời đại phát triển, một đứa trẻ sinh ra bình thường cũng sẽ không còn bình thường nữa, thay vào đó là những đứa trẻ được thụ tinh nhân tạo. Người ta có thể chọn trứng, tinh trùng, màu mắt, màu tóc, dáng người bằng cách chọn từ gen và làm tử cung nhân tạo cho cả đàn ông mang bầu… khoa học để phục vụ con người, tốt thôi. Nhưng robot thì không thể thay thế con người vì không có loài nào có chỉ số thông minh và cảm xúc cao bằng con người, bắt nguồn từ trí não, về cơ bản, chính là sự sinh sản thuận theo tự nhiên bấy lâu. Phá vỡ sự cân bằng này, có thể có cái ta muốn nhưng sẽ trả giá bằng cái mất mát khó đoán định được.

Những căn bệnh thời đại

SAD là viết tắt của ba chữ: Stress, Anxiety, Depression, nghĩa là Căng thẳng, Lo âu và Trầm cảm. Đây là căn bệnh của thời nay, với người lớn có nguồn gốc từ công việc, với trẻ em có nguồn gốc từ học hành và từ sự đòi hỏi của cha mẹ đối với chúng. Dù câu chuyện trên, ông bố rất hợp lý khi giải thích về thái độ của con là sai với cha mẹ, nhưng nguyên nhân của điều này thì ông không nói. Có bao giờ ông nghĩ đến chuyện chính vì áp lực của điểm số và thi cử khiến con ông bị căng thẳng, lo âu dẫn đến trầm cảm nên có cư xử thô lỗ, cộc cằn vì chính bản thân cậu bé đang bị dằn vặt. Có nhiều cha mẹ từ thuở nhỏ học không giỏi, khi sinh con ra thì muốn con học thật giỏi và phải theo nghề mà mình mong muốn để “phục thù”. Sai lầm lớn nhất nằm ở chỗ chỉ mong cho con mình làm theo đúng ý mình và lần hồi, cho rằng ý mình mới là đúng và bắt con phải xem ý muốn của mình là chân lý. Sự tôn trọng quyền làm người được là chính mình là điều thiết yếu nhất để giải toả căng thẳng trong mối quan hệ này.

Ngoài ra, việc dạy con theo “ông Google” cũng là một quan niệm sai lầm mà hầu hết các bố mẹ trẻ hiện nay đều mắc phải. “Cái gì không biết thì tra Google”, một câu dân gian mới của thời nay. Nhưng với hàng triệu kết quả cho mỗi câu hỏi của mình thì mình sẽ chọn câu hỏi nào, hay bắt đầu rối loạn trí nhớ, và cuối cùng chọn đại một cách để áp lên con mình thay vì lắng nghe chính con, là điều đầu tiên để “chẩn đoán” để có cách giao tiếp.

Một bà mẹ hỏi vì sao con của bà luôn chống lại bà và là người rất thích tranh đua, nếu thua bạn chỉ 0,1 điểm số, nó sẽ đau khổ mãi. “Vậy bà hãy coi lại chồng mình, có thể ông ấy là người thành đạt kiêu ngạo và cũng cổ vũ cho sự tranh đua chăng?”. Trẻ em là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Ở lứa tuổi dậy thì, đòi hỏi về được “một mình”, được “tự lập” đã khiến cho đứa trẻ không còn quen với sự áp đặt của bố mẹ nữa, vì vậy thay vì căng thẳng với con, hãy hỏi: “Con có muốn gì không, mẹ sẽ nghe lời con”. Ngoài ra có thể nhờ cô dì chú bác hoặc bạn thân gợi chuyện và tuyệt đối tôn trọng con. Nếu bản thân cha mẹ bị căng thẳng mà nói chuyện với con trong tình trạng đó thì ngay lập tức sẽ nhận được phản ứng mạnh hơn từ con. Mặt khác việc so sánh con với những đứa trẻ khác sẽ phần nào khiến chúng có tính ganh đua, hơn thua và cay cú. Để nói chuyện với con, cha mẹ cần có đức tính quý báu là chân thành. Sự chân thành mới gợi mở được câu chuyện. Sau đó mới là sự thấu cảm, đặt mình vào vị trí của con để chia sẻ. Cuối cùng là không bao giờ được làm nhục con trước mặt người khác bằng cách chê bai, tỏ ra khinh thường con.

Một trong những điều cha mẹ cần chú trọng trong thời nay, chính là đưa con ra ngoài với thiên nhiên để con tránh bốn bức tường giam hãm mình ở nhà trường, gia đình với máy tính. Dẫu sao, một ngôi trường mở cửa vẫn tốt hơn là đóng cả ngày cách ly con với thế giới bên ngoài. Một ngôi nhà mở cửa cho con đi chơi chính là mở ra những con đường cho con đến với tương lai.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.40.53 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...