Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu học Phật pháp »» Thường chiếu quang »»

Tu học Phật pháp
»» Thường chiếu quang

Donate

(Lượt xem: 5.443)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Thường chiếu quang

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Quang minh của Phật tuy tịch mà lại thường chiếu trong hết thảy các thời chẳng hề ngừng dứt, nên được gọi là Thường Chiếu Quang, Vô Ðoạn Quang hay Bất Ðoạn Quang. Phật quang thường luôn chiếu sáng rạng ngời cũng có nghĩa là Phật chưa từng ngừng nói pháp. Từ khi Phật A Di Đà thành Phật đến nay và cho đến cùng kiếp về sau, Ngài chẳng bao giờ ngừng nói pháp để phá trừ vô minh tăm tối cho chúng sanh. Chẳng những Phật chẳng bao giờ ngừng nói pháp mà tất cả chư thánh chúng nơi cõi Cực Lạc cũng không bao giờ ngừng nói pháp. Vì sao? Vì nếu chư Phật, Bồ-tát ngưng giảng nói kinh pháp thì chẳng thể độ chúng sanh. Do đó, người vãng sanh Cực Lạc phải có cùng chung bổn nguyện với Phật A Di Đà vì hết thảy chúng sanh thường luôn thuyết pháp, khai thị Phật trí kiến, giúp hết thảy chúng sanh cùng chứng nhập Phật tri kiến. Chính vì lý lẽ đó, trong phẩm Thọ Ký Bồ-đề của kinh Vô Lượng Thọ, Thích Ca Mâu Ni Phật khuyên hết thảy chúng sanh: “Nơi kinh điển này, biên chép cúng dường, thọ trì đọc tụng, trong một khoảnh khắc, vì người diễn nói.” Chữ “biên chép cúng dường” ở đây có nghĩa là biên soạn chú giải ý nghĩa hàm chứa trong Văn tự Bát-nhã của kinh Phật và ấn tống kinh Phật, chớ chẳng phải là chép bài chính tả. Phật nói, nếu ai lần lượt làm được những điều như thế thì chính là người đã từng gặp Phật quá khứ, từng được Phật thọ ký Bồ-đề và từng được tất cả Như Lai đều đồng thanh khen ngợi.

Vì sao tự mình phải học tập, biên soạn chú giải và diễn nói kinh này? Kinh này ví như vật bảo bối lưu xuất từ Tự tánh, nếu ai muốn được vật bảo bối đó, thì tự mình phải biết khai thác vật bảo bối đó từ trong quặng mỏ trí huệ Tự tánh của chính mình, chớ đừng nên chỉ ỷ lại vào vật bảo bối của Phật mà chẳng chịu khai thác vật bảo bối của mình. Nói cách khác, Phật bảo chúng ta phải nhờ cậy vào quặng mỏ trí tuệ của Phật, tức kinh này, để khai thác quặng mỏ trí tuệ Tự tánh của mình. Như vậy, Phật khuyên chúng ta phải lần lượt thực hành hết thảy các pháp tu như là thọ trì đọc kinh, nghe kinh, biên soạn chú giải kinh và thuyết giảng kinh là để cho chính mình được lợi ích chân thật, cho chính mình tìm thấy được quặng mỏ trí huệ Tự tánh của chính mình. Phật còn bảo, nếu ai đã khai thác được vật bảo bối từ trong quặng mỏ trí huệ Tự tánh của mình rồi, phải nên đem nó ra để cho mọi người cùng được thưởng thức, như vậy mới là công bình, mới là chí công vô tư, chẳng tham lam, chẳng ích kỷ lận pháp, chẳng tự tư tự lợi.

Hơn nữa, diễn nói kinh Phật có hai điều lợi ích lớn. Điều lợi ích thứ nhất là hạnh tự lợi, người càng diễn giải Phật pháp, càng dễ dàng thâm nhập sâu vào tạng pháp của Như Lai, dễ khai mở và chứng nhập Phật trí kiến, thành tựu Phật trí. Điều lợi ích thứ hai là hạnh lợi tha, nếu ai tìm được vật bảo bối trong Tự tánh của mình rồi mà không đem ra chia sẽ với mọi người; rốt cuộc rồi, không ai biết được trong kho tàng của Tự tánh có những thứ bảo bối gì, nên họ chẳng thể phát Bồ-đề tâm, hoan hỷ học tập Phật pháp để khai thác kho tàng Tự tánh của chính họ, khiến dòng giống Phật trong thế gian này sẽ có ngày đoạn diệt! Do đó, giảng nói kinh Phật chính là bảo trì, tiếp nối dòng tuệ mạng Phật từ đời này sanh đời khác, chẳng để Phật pháp bị đoạn diệt. Giảng nói kinh Phật là pháp bố thí bậc nhất, cũng là cách thức báo ân Phật bậc nhất, chẳng có pháp bố thí và pháp đáp đền ân Phật nào có thể sánh bằng vì người khác diễn nói kinh Phật.

Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật bảo Bồ-tát Di Lặc Bồ-tát và Tôn giả A Nan: “Ta thương các ông, khổ tâm khuyên dạy, trao cho kinh pháp, thảy đều thọ trì, quán chiếu, phụng hành.” Chữ “các ông” ở đây là chỉ chung cho hết thảy những ai biết được kinh này, chớ chẳng phải chỉ riêng cho Di Lạc Bồ-tát và Tôn giả A Nan. Phật muốn hết thảy chúng sanh phải siêng năng, gắng gỏi học tập kinh này, rồi phải tự mình lãnh trách nhiệm hoằng truyền, đem những điều mình học tập, nghiên cứu được từ kinh này mà viết ra hoặc diễn nói cho mọi người cùng biết, nhằm mục đích phổ độ chúng sanh. Những ai hộ trì kinh này đều phải tùy khả năng và sức lực của mình đảm lãnh trách nhiệm hoằng truyền kinh này, không ai có thể đổ trách nhiệm cho người khác. Tự mình phải nỗ lực học kinh, rồi lại còn phải vì hết thảy chúng sanh mà giới thiệu, trình bày hoặc diễn nói kinh, không một mảy may nghĩ đến lợi ích hay thiệt hại cho bản thân mình, chỉ nghĩ đến lợi ích của chúng sanh, thì đó mới thật sự là hành vi của một vị Bồ-tát đã phát được Bồ-đề tâm. Phẩm Đức Tuân Phổ Hiền của kinh này dạy: “Tâm thường chân thật, trong đạo độ đời, đối tất cả pháp, tùy ý tự tại, vì chúng hữu tình, tình nguyện làm bạn, thọ trì sâu rộng, Tạng Pháp Như Lai, gìn giữ giống Phật, thường khiến không đoạn.” Người chân chánh học Phật phải hiểu rõ tâm ý của Phật và phải có tư tưởng giống như Phật, mới có tư cách là đệ tử của Phật. Nếu như chúng ta, chẳng tự mình siêng năng học Phật, lại còn bài xích người khác nghiên cứu và diễn nói kinh Phật, thì đó chính là tư tưởng và hành động của ma, đụt lỗ vào nhà của Như Lai để phá hoại chánh pháp của Như Lai, khiến cho Phật pháp không còn tồn tại trong tâm của chúng sanh nữa, cũng tức là khiến cho dòng giống Phật bị đứt đoạn trong thế gian này.

Chúng ta đang sống trong thời Mạt pháp, nghiệp chướng rất sâu nặng, nếu không nhiếp giữ thọ trì kinh này sẽ không thể tự mình tẩy sạch vô minh, trần cấu mà niệm Phật được Nhất tâm. Cho nên, ngày nay chúng ta có được quyển kinh này, cũng chính là được sống trở lại với thời Chánh pháp của Phật. Vì vậy, chúng ta phải biết nắm bắt lấy thời cơ, đừng để mất đi cơ hội có thể khai thác của báu trong quặng mỏ trí huệ Tự tánh của mình. Nếu không làm được vậy thì có khác gì người vào được trong núi báu mà lại trở về với hai bàn tay không, như vậy có phải là đáng tiếc lắm sao? Ngày nay, trên tay chúng ta có được bộ kinh này, chẳng phải là chuyện dễ dàng, nếu trong các đời trước chúng ta đã chẳng từng gieo trồng các gốc lành và cúng dường vô lượng chư Phật, thì ngày nay chẳng thể tiếp nhận được oai lực gia trì của Phật Di Đà mà được một pháp môn quảng đại như thế. Nếu chúng ta quy thuận theo lời Phật khuyên bảo, nhiếp giữ thọ trì kinh giáo này thì sẽ được rộng lớn Nhứt Thiết Trí Trí.

Hơn nữa, chúng ta học Phật Pháp tức là học trí huệ chân chánh. Một khi đã có trí huệ rồi thì có thể giải quyết tất cả vấn đề, chuyển đổi cảnh giới một cách dễ dàng, bất luận làm công việc gì cũng có thể hoàn thành được một cách mỹ mãn. Nếu chúng ta chỉ dùng tình cảm, không dùng trí tuệ để làm một công việc gì hoặc giải quyết một vấn đề gì, thì nhất định sẽ có do dự, tính toán hơn thua, lợi hại. Do tình chấp sâu nặng che mờ lý trí, khiến chúng ta thiếu nghị lực để quyết đoán mọi việc làm, nên không thể thành công được. Muốn học được trí huệ chân chánh thì phải đoạn dục. Đoạn dục có nghĩa là không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ. Nếu chúng ta thực hiện được sáu pháp lành này thì trí huệ trong Chân tánh sẽ tự nhiên hiển lộ. Lúc đó, trí tuệ quang minh của mình sẽ thường chiếu sáng, thấu rõ nhân duyên quả báo của vạn sự vạn vật trong thế gian. Với trí huệ thường chiếu sáng, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ ràng, có khả năng phân biệt phải trái, thiện ác, họa phúc, trắng đen một cách minh bạch, không lầm lẫn; nhờ đó mà không còn bị mê hoặc điên đảo nữa, nên đối với các pháp đều được tùy ý tự tại.

Do Thường Chiếu Quang chính là thể tánh của tâm thanh tịnh, nên các kinh mới nói quang minh của Phật tuy tịch mà lại thường chiếu. Tâm càng thường tịch bao nhiêu thì trí tuệ càng thường chiếu sáng, tỏ rõ bấy nhiêu. Người có trí huệ chân chánh thì lúc nào cũng có khả năng quán sát mọi sự việc một cách khách quan và phân tích mọi sự vật một cách đúng đắn, chân thật, họ nhất định chẳng mê tín hay tin tưởng bất cứ một sự việc gì một cách mê muội, gượng gạo. Người không có trí huệ chân chánh thì hay sanh lòng tà vạy, nhận giặc làm con, lấy trái làm phải, đen trắng chẳng phân minh, thiện ác lẫn lộn, điên đảo. Trong kinh Phật dạy: “Kiêu ác giải đãi cùng tà kiến, khó tin pháp vi diệu Như Lai. Như người mù hằng đi trong tối, không thể mở đường cho kẻ khác.” Phật bảo những người không tin pháp vi diệu của Phật đều là những người kiêu ác, giải đãi và tà kiến. Do đó, nếu chúng ta muốn làm đệ tử chân chánh của Phật, thì điều trước tiên là phải tin tưởng và ghi nhớ lời Phật dạy, phải lấy việc học kinh làm điều quan trọng bậc nhất. Vì sao? Vì học kinh chính là ở ngay nơi Đức Phật mà tìm thấy chân lý giải thoát. Người không tin và không siêng năng học Phật chính là người giải đãi, lười biếng và tà kiến, lại còn dùng thủ đoạn tà vạy vọng ngữ để thôi miên quần chúng, khiến họ tin theo tà pháp, ruồng bỏ chánh pháp của Phật một cách hồ đồ, làm cho những việc thiện ác lẫn lộn hỗn độn, để rồi nhầm lẫn về nhân quả thiện ác. Việc làm như vậy có phải giống như người đui dẫn người mù đi trong đêm tăm tối không? Chúng ta nỗ lực tích cực học Phật là để phát sanh trí tuệ, biết rõ tất cả các pháp sanh diệt đều phát khởi từ cái tâm tham cầu của mình. Vậy, nếu người nào thích tham cầu thì đừng nên học Phật, bởi vì muốn học Phật một cách chân chánh thì nhất định phải loại bỏ lòng tham muốn, nếu không thì sân si sẽ dễ phát sanh. Một khi chúng ta có tâm tham lam rồi thì lòng sân và si cuồng sẽ theo đó mà phát sanh; như vậy cần gì phải bàn bạc đến giới-định-huệ làm chi nữa?

Trong kinh này, Đức Phật dạy: “Ở trong Tam giới, bình đẳng siêng tu, rốt ráo Nhất thừa, đến bờ giác kia, quyết đoạn lưới nghi, chứng Vô Sở Ðắc, dùng trí phương tiện, tăng trưởng rõ biết, vốn tự xưa nay, an trụ thần thông, đắc đạo Nhất thừa, liễu ngộ do đấy, không do gì khác!” Bởi do Tự tánh của chúng ta vốn là Phật, vốn trọn đủ các món trí huệ và thần thông; cho nên, khi nghiên cứu học tập Phật Pháp, chúng ta không nên tham cho mau thành Phật, tham được tự tại, tham có thần thông v.v... Vì những sự tham muốn, theo đuổi, nắm bắt đó đều trái nghịch với tâm thanh tịnh, cũng tức là trái ngược với chánh đạo, khiến chúng ta quên mất ý nghĩa chân thật của việc học Phật chỉ là để “đoạn lưới nghi, chứng Vô Sở Ðắc.” Nếu chúng ta thật sự muốn xuất ly biển khổ, ra khỏi căn nhà lửa của tam giới, lìa khổ được vui mà lại còn tham cầu chuyện thế gian, thì càng học Phật càng tăng thêm khổ não.

Người tu hành không cần học Phật có hai dạng người hoàn toàn đối lập nhau. Dạng người thứ nhất là chư Phật, Bồ-tát tái lai để biểu tướng pháp là “Tự tánh của chúng sanh vốn là Phật.” Lục Tổ Huệ Năng và Hòa thượng Hải Hiền là tiêu biểu cho dạng người tu hành thứ nhất này. Hai vị ấy chính là Phật, Bồ-tát hóa thân, thị hiện là người dốt chữ không thể học kinh, suốt đời chỉ siêng tu hạnh Nhất tâm thanh tịnh, tức là tu pháp Nhất thừa Bình đẳng, đến được bờ giác ngộ, chứng Vô Sở Ðắc. Dạng người thứ hai là người kiêu ác giải đãi cùng tà kiến, hoặc kẻ ngu si không trồng căn lành, chỉ biết đem thế trí biện thông làm tăng lớn tâm tà. Dạng người tu hành thứ hai này chẳng những không chịu chân chánh học Phật pháp, không luôn ghi nhớ lời kinh Phật dạy, mà tâm tâm lúc nào cũng thường luôn an trú trong tà huệ, nên quang minh tri tuệ trong Tự tánh bị che lấp. Chúng ta phải nên biết, thường ghi nhớ, tư duy, quán chiếu lời Phật dạy là thường chạm quang minh Phật, thường làm được lời Phật dạy chính là Thường Chiếu Quang.

Chúng ta chính là hạng người tu hành thứ hai này! Đối với hạng người tu hành như chúng ta, trong phẩm Như Nghèo Đặng Của Báu, Đức Phật bảo: “Ta thương các ông, khổ tâm khuyên dạy, trao cho kinh pháp, thảy đều thọ trì, quán chiếu, phụng hành. Trai gái sang hèn, bà con bạn bè, thay nhau dạy bảo, cùng nhau kiểm thảo, nghĩa lý thuận hòa, vui vẻ hiếu hiền. Chỗ làm nếu phạm, phải tự hối lỗi, bỏ ác làm thiện, sáng nghe chiều sửa, phụng kinh trì giới, cũng giống như kẻ nghèo đặng của báu, chuyển trước sửa sau, tẩy sạch tâm nhơ, cải sửa hành vi, tự nhiên cảm nhận, nguyện ước thành đạt.” Nếu chúng ta học Phật với tinh thần không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ đúng như lời dạy này của Phật, thì chắc chắn sẽ có thể cùng nhau tập hợp lại nhiều ý kiến hay, có thể cùng nhau tập trung được trí tuệ hữu ích, nhằm khai thác của báu vô tận chứa đựng trong kinh Phật, mà của báu đó cũng chính là cái sẵn có trong Tự tánh của mọi người. Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ chính là giữ giới. Nếu bất cứ lúc nào, bất luận ở đâu, chúng ta cũng có thể thực hành được các pháp như vậy, thì mới là người Phật tử thật sự hiểu rõ Phật Pháp. Chúng ta chỉ có thể làm việc này với tư cách thuận hòa hiếu hiền thì mới có thể gạn đụt khơi trong, mới có thể tìm ra được đạo lý chân chánh nhất để tu tập, dứt bỏ đi những ý tưởng, hành động và lời nói sai lầm, mê tín. Đây là cách thức tu học tốt nhất, hữu hiệu nhất có thể dùng để cải thiện nền giáo dục của Phật-đà và hoàn cảnh tu hành và sanh sống hiện tại của chính mình.

Lúc Phật còn tại thế, Ngài đã dự đoán biết trước là sau khi Phật nhập Niết-bàn, tình trạng Phật giáo sẽ càng ngày càng đi xuống dốc cho đến khi Chánh pháp bị tận diệt. Lý do là từ đâu? Nguyên nhân chánh yếu là từ nhân tâm. Con người sanh lòng tà ngụy phế bỏ kinh giáo của Phật, thay đổi pháp tu Tam Học Giới-Định-Huệ của Phật thành pháp tham-sân-si của ma. Vì thế, Phật ân cần trao trách nhiệm bảo trì và cải thiện Phật giáo cho những người Phật tử chân chánh, trung thành với Phật. Họ chính là những người học Phật với một tấm lòng cung kính, thuận hòa, vui vẻ, hiếu hiền, không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ, không ngu si. Chỉ có những người thanh tịnh như vậy mới có khả năng đảm trách được việc bảo trì và cải thiện tiền đồ sự nghiệp của Đức Như Lai. Nếu mỗi Phật tử đều phát nguyện đem hết sức lực của mình để làm lợi ích cho người khác một cách chí công vô tư, thì Phật giáo mới có hy vọng được chấn hưng, đem lại sự lợi lạc, an vui, thanh bình cho thiên hạ. Nếu là đệ tử của Phật mà còn háo danh, ham tiếng, tham tiền, mê sắc, lại còn làm ra vẻ kiểu cách khác lạ với những gì Phật dạy để khêu gợi lòng hiếu kỳ, mê tín, tham lam của người khác, thì đấy chính là ngoại đạo trong Phật môn, là phản đồ của Phật!

Phật giáo là nền giáo học của Phật-đà, nên Phật giáo chỉ có thể hưng thịnh khi nào kinh điển của Phật được đem ra giảng dạy khắp mọi nơi để giáo dục và đào tạo người học Phật thành người lương thiện, có trí tuệ và tài năng. Bởi vì người không lương thiện, không có trí tuệ và không có tài năng thì không thể nào hiểu nổi và thực hành nổi tông chỉ của Phật-đà. Như vậy, Phật trao cho chúng ta kinh pháp, căn dặn hết thảy chúng ta đều phải siêng năng thọ trì, quán chiếu, phụng hành theo kinh pháp cũng chính là đã trao trách nhiệm bảo trì và cải thiện tiền đồ sự nghiệp của Phật ở trong thế gian này cho chúng ta. Phật không bảo chúng ta làm một mình, Ngài bảo hết thảy chúng ta phải đồng tâm hiệp lực để làm sự nghiệp này, ngỏ hầu dần dần có thể cảm hóa được nhân tâm, khiến mọi người tự nhận thức được rằng: Việc giảng nói kinh Phật chính là sự giáo dục của Phật-đà, là một công tác thánh thiện mang lợi ích cho muôn loài chúng sanh, chớ chẳng phải là việc làm để cầu tiếng tăm, lợi dưỡng cho riêng mình.

Việc phát triển nền giáo dục của Phật-đà nhất định phải bắt đầu bằng việc thuyết giảng kinh Phật và đào tạo nhân tài thuyết kinh trong thiên hạ. Vì vậy, Phật dạy: “Trai gái sang hèn, bà con bạn bè, thay nhau dạy bảo, cùng nhau kiểm thảo, nghĩa lý thuận hòa, vui vẻ hiếu hiền” là có ý bảo hết thảy Phật tử chúng ta đều phải cùng nhau hợp sức, coi việc giáo dục Phật pháp là việc làm vui vẻ, khoái lạc của bậc hiền thánh, chớ đừng nên vì mê muội, không chịu tỉnh ngộ, chỉ vì muốn kiếm chút tiếng tăm hay đồng tiền mà phá hoại tiền đồ tương lai của chúng sanh. Nếu có ai trong chúng ta đã lỡ lầm phạm tội báng Phật thì phải biết tự hối lỗi, bỏ ác làm thiện, nhớ lại lời Phật răn dạy mà mau mau sửa đổi. Còn nếu như không nhớ nổi lời Phật dạy, thì phải nên thường xuyên đọc kinh để ôn lại lời Phật dạy, chẳng để bị quên mất. Có ghi nhớ lời Phật dạy mới có thể giữ giới được một cách đúng đắn, không bị rơi vào các tướng chấp như là chấp ngã, chấp giới, chấp pháp v.v... Nếu không học Phật, không đọc kinh thì sẽ không thấu hiểu Phật pháp, chẳng biết phân biệt thiện ác, dễ gây ra tội lỗi. Nếu lỡ gây ra tội phỉ báng kinh pháp của Phật, thì tội này thật không thể dung tha, phải chịu bị đọa trong địa ngục vô gián mà phải ân hận ngàn đời, muôn kiếp. Người học Phật nào cũng đều biết, tiền là vật ngoài thân, sanh không mang đến, chết không đem theo, chỉ có nghiệp tội là luôn theo mãi bên mình để đưa đẩy mình vào trong địa ngục a-tỳ, chịu khổ nạn không gián đoạn. Đến lúc đó, dù có hối hận cũng đã muộn rồi!

Người thế gian đi học là để thành tựu trí thức, để có được công danh, sự nghiệp, tiếng tăm và quyền thế. Chúng ta học Phật là để xả ly các thứ trần cấu ấy, nhằm phát khởi được Tứ Vô Lượng Tâm (từ, bi, hỷ, xả), thường hành Lục độ (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ), đạt được đạo quang minh thanh tịnh, vô nhiễm và cuối cùng là thành tựu trí huệ quang minh thường chiếu khắp, tứ thông bát đạt, bốn phương đều thông suốt, không có chướng ngại, không có ngừng dứt; thì đó chính là Thường Chiếu Quang.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Thiếu Thất lục môn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.130.96 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...