Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Nghiệp chung và riêng của mỗi người »» Nghiệp chung và riêng của mỗi người »»

Nghiệp chung và riêng của mỗi người
»» Nghiệp chung và riêng của mỗi người

Donate

(Lượt xem: 7.806)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Nghiệp chung và riêng của mỗi người

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Nghiệp là thói quen được lặp đi, lặp lại nhiều lần tạo thành sức mạnh chi phối tất cả mọi sinh hoạt trong đời sống con người từ khi mở mắt chào đời, cho đến khi ra đi vào những đời kế tiếp. Nếu chúng ta tu mà không hiểu rõ về nghiệp thì khó mà ứng dụng tu hành đúng cách để đạt tới chỗ giác ngộ, giải thoát hoàn toàn.

Chữ nghiệp trong nhà Phật không có nghĩa là một chiều ác không, mà là lẫn lộn tốt và xấu. Kỳ thật, nghiệp cũng có lành, dữ, tốt xấu, hay nghiệp chung và nghiệp riêng. Nghiệp riêng thì gọi là biệt nghiệp và nghiệp chung thì gọi là đồng nghiệp.

Một chú tiểu rất thích tụng kinh và sám hối mỗi ngày. Sáng hôm đó, sau khi tụng kinh xong, vì quá buồn ngủ nên chú không đem cất quyển kinh mà bỏ ngay dưới nền.

Chú chuột cống cha chạy qua, thấy quyển kinh liền thích thú nói, “sung sướng quá, vậy là có đồ lót chỗ cho má bầy trẻ rồi”, miệng nói, chân liền tha quyển kinh vào nhà kho của ông bà chủ. Mẹ bầy chuột liền hí ha, hí hửng chuẩn bị lót chỗ cho mấy sếp nhỏ nhà mình, bỗng dưng nghe tiếng kêu “meo, meo” của chú mèo hàng xóm, đàn chuột sợ quá đành bỏ chạy mất tiêu mà bỏ lại quyển kinh.

Mèo ta thấy quyển kinh khoái quá liền leo lên khoanh tròn, đánh một giấc say sưa ngon lành. Sau khi ngủ xong, mèo vươn vai ra chiều sảng khoái, rồi nói, “không ngờ có chiếc chiếu này êm quá”. Nói xong, mèo ta cười ha hả ra chiều thoải mái lắm, và nó tiếp tục chuẩn bị đi kiếm thức ăn bữa sáng.

Con chó lu lu đang ở ngoài sân, nghe tiếng chít chít của đàn chuột liền chạy vào trong nhà, thấy quyển kinh đang nằm sờ sờ, chó ta liền nghĩ thầm, “mình đem cái này cho chó phóc nhà ta chơi trò cút bắt thì vui biết mấy”.

Chó nhà ta chơi xong, chúng chán nên bỏ luôn quyển kinh nằm lăn lóc giữa đường, cu Tí đi học về thấy thế mừng quá reo lên “a, mình có giấy làm diều bay và xếp ghe chơi rồi”. Thế là quyển kinh được dán thành diều bay lượn trên trời cao, và những chiếc ghe cũng được ra đời, trôi bồng bềnh trong ao nước.

Tới đây, quyển kinh đã được chia năm, xẻ bảy, phần còn lại chúng được lũ mối xé nhỏ ra, tha về ổ để làm thức ăn.

Câu chuyện ngụ ngôn trên đã cho ta một bài học lý thú của cuộc đời để nói lên việc chúng sinh ai cũng có nghiệp riêng của mình, nên cái thấy của mỗi người không ai giống ai. Chỉ có một quyển sách thôi mà chú tiểu gọi là kinh tụng hằng ngày, lũ chuột cho đó là đồ lót chỗ ngủ, chú mèo thì khoái chí vì có chiếc chiếu để nằm, các chú chó dùng làm món đồ chơi cút bắt, cu Tí làm diều bay, ghe chạy, và lũ mối cho đó là thức ăn.

Như trong kinh Phật dạy, con người lấy nước để dùng xài các nhu cầu cần thiết mà phục vụ trong đời sống hằng ngày. Nhưng ngược lại, loài quỷ đói thì thấy nước là máu, người trời thì thấy nước là ánh hào quang lấp lánh. Cũng đồng thời cái thấy, nhưng do nghiệp riêng của mọi chúng sinh khác nhau, nên có sự thấy biết không giống mà sinh ra cãi vã, tranh chấp, bất đồng quan điểm.

Cũng vậy, ai trong chúng ta khi sinh ra đời, mỗi người đều mang theo nghiệp riêng của mình mà cùng sống chung với nhiều người khác. Cho nên, ta cứ một bề chấp giữ và làm theo nghiệp riêng của mình mà không thừa nhận nghiệp riêng của người khác, do đó mới có sự cãi vả, tranh chấp, dẫn đến chửi mắng, đánh đập, rồi giết hại lẫn nhau.

Cộng nghiệp xấu nên đồng chịu quả báo đói khát

Thời Phật còn tại thế, có một vị trưởng lão do siêng năng tinh cần nên tu chứng quả giác ngộ, tự tại giải thoát. Ngược lại, suốt cả cuộc đời, từ khi còn bé cho đến khi đi tu, thầy chưa được một ngày nào sống no đủ vì nghiệp xấu quá khứ chiêu cảm.

Tại một làng nọ sống ven biển bỗng dưng gặp tai biến, đa số đều nhờ vào việc đánh cá để nuôi sống gia đình, người thân. Không biết nguyên nhân vì sao, tự nhiên gần cả tháng việc đánh bắt không có kết quả làm cả làng thiếu trước, hụt sau.

Các vị trưởng lão đã nhiều năm trong nghề mới cùng nhau họp lại, tìm lý do vì sao có chuyện lạ thường như vậy từ trước đến nay. Làng chỉ có khoảng trăm hộ gia đình nên được chia ra làm hai toán rõ ràng. Trớ trêu thay, một bên đánh bắt thật nhiều cá, còn một bên thì không, chỉ bắt được le ngoe vài ba con.

Bằng kinh nghiệm nghề nghiệp lâu năm, cuối cùng, các bô lão cũng phát giác ra nguyên nhân chính do có một thiếu phụ đang mang thai là điềm xấu cho chung cả làng. Bà ta ở đâu thì nơi đó thiếu thốn, khó khăn, đói kém. Không gì khác hơn, dân làng họp lại đề xuất đuổi thiếu phụ ấy ra khỏi làng, nhờ vậy dân chúng sống ấm cúng, no đủ hơn trở lại.

Thiếu phụ ấy ra đi, ngậm ngùi, cay đắng mang trong mình cái bào thai oan nghiệt, đi ăn xin vất vả, khổ sở vô cùng mà chưa có ngày nào đủ ăn, nên thân thể tiều tụy, ốm o, gầy mòn. Rồi đến ngày khai hoa nở nhị, một chú bé ra đời, còm cỏi còm côi, càng làm cho sự thiếu thốn, đói khát nhiều hơn nữa. Cứ như thế từ ngày này qua tháng nọ, chú bé bây giờ đã tròm trèm ba bốn tuổi.

Một hôm, hai mẹ con đi vào một gia đình rất giàu có để xin ăn. Người mẹ nghĩ rằng, “mình phải trốn đi, hy vọng nhà này giữ con mình lại để nuôi, chắc có lẽ con mình sau này sẽ được giàu có và mình sẽ được nhờ”. Bà ta chuồn mất, bỏ lại chú bé một mình lạc loài, bơ vơ. Tưởng được gia đình nhà giàu này nuôi, nào ngờ chú bé bị hất hủi, đuổi đi.

Chú bé bây giờ đời sống càng khốn khổ hơn, đi xin thì không ai cho, nên lại phải lụm thức ăn thừa nơi các đống rác mà sống qua ngày. Cậu ta ốm yếu, đen thui như khúc gỗ cháy gần hết, ráng lây lất sống qua ngày tháng. Lúc này, chú bé khoảng chín mười tuổi, nhưng vì thiếu dinh dưỡng nên chừng trên mười ký lô.

Xá Lợi Phất trên đường đi du hóa, thấy chú bé nằm bên vệ đường, thương tình Thầy đến thăm hỏi mới biết được nguyên nhân, động lòng từ bi thương xót, ngài giảng nhân quả nghiệp báo cho chú bé nghe, và dùng thần lực cho cậu ta biết được quá khứ, dĩ dãng của mình. Từ đó, cậu bé phát tín tâm xin xuất gia tu học.

Chú bé còm cỏi ngày nào bây giờ đã khôn lớn, là một vị tỳ kheo trưởng thành và rất chững chạc, lúc nào cũng siêng năng tinh tấn tu hành nên cuối cùng chứng quả A La Hán; nhưng suốt cuộc đời tu hành, thầy chưa có được một ngày nào no đủ.

Sư phụ Xá Lợi Phất biết chú đệ tử của mình sắp mãn duyên, nên thương tình khất thực một bát cơm đầy để chú ta được dùng bữa cuối; nhưng lạ đời thay, cơm ăn vừa xong đều ói ra hết và sau đó an nhiên, tự tại ra đi.

Cộng nghiệp xấu nên đồng chịu quả báo đói khát tiếp theo

Câu chuyện trên là một bài pháp sống, đáng để cho ta học hỏi. Vì sao có những chuyện lạ đời không thể nào tin nhưng lại có thật, vì nhân quả rất công bằng và bình đẳng. Ta gieo gì thì ta gặt đó, ta làm tốt thì được hưởng phước, ta làm xấu thì chịu quả xấu. Người khôn ngoan phải biết sáng suốt chọn lựa để sống đời an vui, hạnh phúc.

Nói về nghiệp chung, khi trưởng lão còn nằm trong bụng mẹ đã làm ảnh hưởng cả làng phải chịu thiếu thốn, đói khác gần một tháng. Khi lớn lên, được xuất gia tu học, tuy cùng khất thực chung nhưng bát quý thầy lúc nào cũng được đầy đủ, riêng thầy không bao giờ được như vậy và lúc nào cũng thiếu thốn. Thậm chí đến bữa cơm cuối cùng, ăn vừa khỏi miệng lại bị ói ra hết. Chúng ta thấy, nhân quả rất công bằng và sòng phẳng, làm lành thì được hưởng phước, làm ác chịu quả khổ.

Các vị tỳ kheo mới thắc mắc hỏi Phật vì sao lại có chuyện xảy ra như vậy. Phật bảo, trong một kiếp qúa khứ, vị tỳ kheo này do tâm ganh tị, tật đố với một bạn đồng tu, nên tuyên truyền nói xấu bạn mình khi thấy người khác cúng dường và còn xúi bảo nhiều người phê phán, chỉ trích, không cúng dường. Do nhân nói xấu như thế nên hiện đời từ khi còn nhỏ cho đến khi xuất gia tu hành, thầy chưa có một ngày nào được ăn uống no đủ.

Cả làng đánh cá đó do đồng tình ủng hộ theo thầy mà bị quả báo thiếu thốn gần cả tháng trời. Đó là nghiệp chung của làng đánh cá bị quả báo, còn nghiệp riêng của thầy do siêng năng tinh tấn tu hành nên đã chứng quả.

Chúng ta thấy rất rõ ràng do nhân quả rất công bằng, phỉ báng, ngăn cản người cúng dường và xúi người làm theo nên bị quả báo thiếu thốn, đói khát. Bù lại, do siêng năng tinh tấn tu hành như cứu lửa cháy đầu nên chứng quả giải thoát.

Như trong một gia đình, ông chồng thì huân tập cái nghiệp của người nam, biết gánh vác bao hàm các công việc, bà vợ thì huân tập cái nghiệp của người nữ nên liễu yếu đào tơ, làm việc nội trợ trong nhà và nuôi dạy con cái. Hai cái nghiệp nam nữ tuy có vài điểm tương đồng, nhưng cũng có rất nhiều điểm khác biệt nhau.

Vì ai cũng cho rằng cái lý của mình là đúng, đàn ông thì quan niệm chồng chúa vợ tôi theo thói gia trưởng, bắt buộc vợ phải nghe theo mình, nếu làm sai ý thì mắng nhiếc, đánh đập. Do đó, có nhiều gia đình vợ chồng gây cãi, đánh đập nhau hoài cũng vì chấp lý của mình là đúng, vợ ỷ mình phái đẹp nên được nước làm tới, ai cũng cho cái lý của mình là đúng mà không biết nhường nhịn nhau để sống.

Cái đúng của người chồng là do thói quen huân tập cái nghiệp của người nam, nghĩ rằng mình được ăn trên ngồi trước và có quyền thê thiếp đầy nhà. Cái đúng của người vợ là theo thói quen huân tập cái nghiệp của người nữ. Cho nên, chúng ta phải biết thông cảm và tha thứ, thương yêu, nhường nhịn nhau để đem lại sự thuận thảo, vui vẻ trong gia đình.

Khi chúng ta biết mỗi người có nghiệp riêng thì càng cảm thông, tha thứ cho nhau nhiều hơn, mỗi người chịu nhịn một chút để cuộc sống được vui vẻ, hài hòa. Ta có thể hòa hợp cùng nhau làm việc, nhưng không thể đồng được, chính vì sự hiểu biết, nhận thức của mỗi người khác nhau.

Xưa có một gia đình, người vợ thì sống tương đối tốt, biết lo tròn bổn phận, trách nhiệm đối với cha mẹ hai bên, biết lo làm ăn, nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái đúng mức; ngược lại, người chồng thì bê tha, rượu chè, cờ bạc, chẳng chịu lo làm ăn mà tối ngày cà rê dê ngỗng.

Mỗi lần ông thua cờ bạc về là tìm cách khảo tiền bà vợ, nếu bà ta không có tiền để ứng cho thì ông chồng chửi mắng, đánh đập thậm tệ như người hầu kẻ ở. Bà con láng giềng thân thuộc ai thấy cũng đau lòng xót ruột, thắc mắc tại sao bà không ly dị phức đi cho rồi mà cứ để ông hành hạ khổ sở như vậy? Nhưng khi hỏi bà thì bà nói không thể ly dị được, vì bỏ ông thì ai nuôi ông bây giờ.

Lại nhiều gia đình có những đứa con ngỗ nghịch, bất hiếu, ăn không ngồi rồi, phá hoại gia sản gần như kiệt quệ. Vậy mà gia đình vẫn thương, không thể từ bỏ được, vì cha mẹ có cái nghiệp riêng với con. Cũng đồng là con, nhưng có đứa thương ít, đứa thương nhiều là có lý do, đứa nào cha mẹ mắt nợ nhiều thì thương nhiều. Chúng ta thấy rõ ràng cái nghiệp riêng của mỗi người không ai giống ai, nên có người hạnh phúc, kẻ khổ đau, mình là kẻ ngoài cuộc không có nghiệp đó thì không thể nào chấp nhận được.

Khi chúng ta đã có nghiệp nợ nần với nhau rồi, dù bị chửi mắng, đánh đập vô cớ, đối xử tàn tệ nhưng ta vẫn chấp nhận chung sống, không thể rời xa nhau được. Cũng vậy, ai cũng có nghiệp riêng của mình thì chúng ta dễ dàng thông cảm mà tha thứ cho nhau, nên sống có thái độ hết sức hài hòa để cùng nhau chan hòa tình thương yêu bằng tình người trong cuộc sống.

Do đó, Phật dạy trong tất cả mọi sinh hoạt đều phải biết tu mới có thể chuyển được ba nghiệp xấu ác thành ba nghiệp thiện lành, tốt đẹp. Ba nghiệp đã thuần thục rồi, ngay nơi cuộc sống trong hiện tại, bản thân mình không phiền muộn, khổ đau, lúc nào cũng nhẹ nhàng, vui vẻ, an lạc, hạnh phúc.

Trong gia đình, mọi người biết kính trên nhường dưới, không thắc mắc, rày rà và sống đầm ấm, vui vẻ, thuận thảo trên tinh thần thương yêu chân thành, biết cảm thông và tha thứ cho nhau. Ngoài xã hội, mọi người gặp nhau tay bắt mặt mừng mà sống bình an, hạnh phúc, cùng an ủi, san sẻ, nâng đỡ cho nhau.

Tu như thế mới thật là có lợi lạc cho mình và người. Chúng ta đừng vì muốn được đi chùa để tu cho riêng mình mà phế bỏ hết cả việc nhà, làm cho người thân, gia đình thắc mắc, phàn nàn, hết gây cãi với người này lại mắng chửi với con cái, làm cho gia đình bất an, xào xáo, mất tín tâm đối với Tam bảo.

Nếu ta đi chùa sám hối, tụng kinh, niệm Phật Bồ Tát nhiều như thế, nhưng đối với người ngoài xã hội thì không nhịn một lời, nhường một bước, trong gia đình thì tranh hơn, tranh thua, không biết kính trên nhượng dưới, ta đi chùa như vậy vô tình hủy báng Phật pháp thì đâu được lợi lạc gì cho mình và người thân.

Ở trong nhà, đối với gia đình người thân ta cũng phải giữ thân-miệng-ý luôn trong sạch, nếu làm cha mẹ phải biết uốn nắn, dạy dỗ con cái cho đúng mức, không nên thương đứa này nhiều, đứa kia ít. Mỗi khi con cái có lỗi lầm gì, ta phải tận tình chỉ dạy, hướng dẫn phù hợp với đạo lý làm người, đó là ta biết cách tu theo lời Phật dạy. Nếu ỷ quyền cha mẹ, khi thấy con không làm vừa ý mình, miệng la hét, chửi rủa, tay đánh đập, đó là người không biết tu.

Vậy, tất cả quả tốt hay xấu mà chúng ta đang chịu thọ nhận hiện nay, là gốc từ cái nhân chúng ta đã gây ra thuở trước, chứ không phải bỗng dưng khi không mà có. Khi ta đã biết rõ ràng như thế, nếu ta biết chuẩn bị bằng nghiệp lành thì sẽ được đến cõi lành và được sống an vui, hạnh phúc; nếu ta chuẩn bị bằng nghiệp ác thì sẽ đi vào ba đường dữ, địa ngục, quỷ đói, súc sinh, và chịu họa khổ đau không có ngày thôi dứt.

Đa số người không tin sâu nhân quả thì họ cứ nghĩ sau khi thân này chết đi, hành động cũng không còn, nên mọi thứ đều trả về cát bụi, do vậy mà họ mặc tình gây tạo tội lỗi, đến khi phước hết, họa đến, chịu khổ vô lượng; lúc đó, dù có than trời, trách đất cũng uổng công vô ích.

Phật dạy, nghiệp theo ta như bóng với hình, dù trăm kiếp nghìn đời vẫn không bao giờ mất. Đời quá khứ, rồi kế tiếp, đời hiện tại, và mãi mãi về sau có sự liên hệ chằng chịt với nhau mà cho ra kết quả tốt hay xấu. Vậy, ta phải biết khôn ngoan, sáng suốt chọn nghiệp lành để sống đời an vui, hạnh phúc.

Như có hai người khách qua sông, một người chuyên làm nghề thầy giáo dạy học cho trẻ em, một người chuyên làm nghề kinh doanh mua bán. Khi đi đường, người mua bán đem theo thật nhiều tiền bạc, của cải để làm vốn kinh doanh. Ông thầy giáo chỉ mang theo một cặp sách vở, tài liệu dạy học và chút ít tiền. Thuyền qua giữa sông bất thần gặp sóng to gió lớn làm chìm.

Khi thuyền chìm như thế, mạnh ai nấy lo lội vào bờ để thoát thân, khi lên đến bờ thì tất cả của cải, tiền bạc của nhà mua bán không còn, cặp giấy tờ tiền lộ phí của ông thầy giáo cũng mất. Khi bị như thế, cả hai đều trắng tay, nhưng kiến thức giáo dục của thầy giáo không mất, kiến thức mua bán của nhà kinh doanh cũng không mất. Kiến thức là cái chuyên môn học được từ trường lớp và biết áp dụng vào cuộc đời, đó là sự hiểu biết sở trường của con người. Cho nên, nói không mất tức là thói quen không mất, hay còn gọi là nghề nghiệp.

Như vậy, trong cuộc sống của chúng ta, qua những cuộc biến đổi, mất mát, tang thương, những cái có hình tướng ngoài mình thì không còn, nên khi thân này chết, nghiệp thức vẫn còn vì không ngoài mình nên không mất. Tiền bạc, của cải thế gian, chúng ta có thể làm ra nhiều, nhưng khi chết đi tất cả đều phải để lại, ta không thể đem theo được một món nào, mà chỉ có mang theo nghiệp tốt xấu mà thôi. Đó là một sự thật mà ít ai tin hiểu.

Như vậy, ta thấy chính nghiệp lành hay dữ mà mình đã tạo ra trong hiện tại sẽ dẫn mình đi thọ nhận thân sau, tùy theo phước nghiệp của mình mà sống trong cảnh giới khổ đau hay hạnh phúc. Kể cả những người thân thương như cha mẹ, vợ con cũng không giúp gì được cho mình khi ta ra đi. Lại có người hỏi rằng, “ “tại sao có nhiều người làm việc xấu ác mà họ vẫn sống thoải mái, vương giả? Có người thì rất hiền lành, chuyên làm phước thiện giúp người, cứu vật mà lại hay gặp nhiều tai ương, hoạn nạn. Như vậy là luật nhân quả có sự thiên vị hay sao? Lại có nhiều người không bao giờ làm ác, khi vừa làm ác là chịu quả báo liền, hoặc vừa làm điều thiện thì họ thọ quả báo an vui, hạnh phúc. Như vậy là sao?

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1501 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.196.208 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...