Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu học Phật pháp »» Hữu miếu vô đạo bất năng hưng giáo »»

Tu học Phật pháp
»» Hữu miếu vô đạo bất năng hưng giáo

Donate

(Lượt xem: 3.905)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Hữu miếu vô đạo bất năng hưng giáo

Font chữ:

Trong kinh Vô Lượng Thọ, Thích Ca Mâu Ni Phật dạy chúng ta ngày đêm tin tấn thọ trì đọc tụng, biên chép, cúng dường, vì người diễn nói kinh này với tâm thanh tịnh, không sanh ưu não, chính là chỉ cho chúng ta biết phương pháp dùng để tiếp nhận sức oai thần gia trì của Phật A Di Đà. Những ai làm được như vậy sẽ được thân cận A Di Đà Phật và được nghe Ngài thuyết pháp. Đã được thân cận và nghe A Di Đà Phật đích thân thuyết pháp thì sợ gì mà chẳng khai ngộ! A Di Đà Phật thuyết pháp gì mà khiến người nghe mau chóng khai ngộ? Ngài tùy tâm lượng của từng mỗi người mà thuyết pháp thích hợp riêng biệt cho người ấy, giúp người ấy phá trừ phiền não chướng, ngã chấp và pháp chấp, sanh tâm hoan hỷ thanh tịnh trì danh niệm Phật với công phu đắc lực. Tỷ dụ: Nếu người ấy sợ phiền não gì, A Di Đà Phật khiến người ấy ở ngay trong phiền não đó tìm thấy Bồ-đề. Nếu người ấy sợ địa ngục, A Di Đà Phật khiến người ấy đi vào địa ngục giống như đi trong vườn đài v.v… Nói chung, A Di Đà Phật giúp người niệm Phật ở ngay trong các nổi lo sợ của hoặc, nghiệp và khổ mà tìm thấy Pháp thân, Bát-nhã và Giải thoát. Vì thế, sau các phẩm Trược Thế Ác Khổ, Nhiều Lần Khuyên Gắng, Như Nghèo Đặng Của Báu, Phật liền nói đến phẩm Lễ Phật Hiện Quang. Trước hết, A Di Đà Phật dẫn dắt chúng ta đi xem năm thứ ác, năm thứ khổ đau và năm thiêu đốt của thế gian, để chúng ta khiếp sợ mà phát tâm tu hành. Sau khi tu hành thành công, liền thấy Phật hiện quang, thọ ký Bồ-đề, cho biết trước ngày giờ Phật đến rước về cõi nước của Ngài.

Trong phẩm Khuyến Dụ Sách Tấn, Phật bảo: “Mọi người phải nên nghĩ suy chín chắn, xa lìa việc ác, chọn đường lương thiện, siêng năng thực hành, sang giàu thương muốn, không thể bền giữ, đều phải lánh xa, chẳng thể an vui. Phải nên tinh tấn, sinh nước An Lạc, trí huệ thông suốt, công đức thù thắng. Chớ nên phóng tâm, vào chỗ ham muốn, phụ kinh bỏ giới, phải đứng sau người.” Khi xưa, Đức Phật đã từng nói, vào thời Mạt pháp, ngoại đạo bất luận về hình tướng hay dung mạo gì đều trang nghiêm hơn Phật pháp. Đệ tử Phật đứng chung với ngoại đạo, thứ gì cũng đều chẳng bằng họ, thứ gì cũng thua kém họ; cho nên, đệ tử chân chánh của Phật thường bị người đời khinh rẻ. Vì sao trong thời Mạt pháp có tình trạng này xảy ra? Vì ngoại đạo tu phước trong đời trước, nên đời này được giàu sang, quyền thế, thân tướng tốt đẹp. Còn đệ tử Phật xả bỏ phước báo thế gian, không tham cầu giàu sang, tình ái, chỉ chuyên tâm cầu sanh Cực Lạc, nên trong đời này những phước báo hữu lậu ấy chẳng xuất hiện nơi thân tướng và dung mạo của họ. Do vậy, khi chúng ta đến một đạo tràng niệm Phật sẽ thấy hình tướng và dung mạo của đệ tử Phật thua xa ngoại đạo. Ngoại đạo ở đây là chỉ cho những người chẳng y theo giáo pháp của Phật để tu hành cầu sự giác ngộ, giải thoát chân chánh, chớ chẳng phải chỉ riêng các đạo giáo khác. Nếu chúng ta thật sự hằng ngày đều học Phật, hằng ngày đều tiếp xúc Phật pháp, khi trông thấy những hiện tượng ấy trước mắt, bèn hiểu Đức Phật nói chẳng sai câu nào, sự thật là như thế đấy! Thật sự là sang giàu thương muốn, không thể bền giữ, đều phải lánh xa, chẳng thể an vui!

Chư cổ đức thường bảo: “Hữu miếu vô đạo, bất năng hưng giáo” (có chùa chẳng có đạo, giáo pháp chẳng thể hưng khởi). Cơ sở tu học dù rất nhỏ bé, chẳng đủ tiện nghi cũng chẳng đông đảo tấp nập, nhưng nếu có đạo thì vẫn là đạo tràng của Phật. Trái lại, một cơ sở tu học dù to lớn quy mộ cách mấy nhưng nếu chẳng có đạo thì cũng uổng công, chẳng có tác dụng gì đối với nền giáo học của Phật-đà cả, nên chẳng phải là đạo tràng của Phật. Nếu muốn giáo pháp của Phật phục hưng, nhất định trong đạo tràng phải có thời khóa đọc kinh, giảng kinh. Tuy kinh chẳng phải là đạo, nhưng kinh chính là phương tiện duy nhất để chuyên chở đạo, nếu một ngôi chùa hay đạo tràng chẳng giảng kinh thì nơi ấy chẳng có phương tiện để chở đạo. Cơ sở tu hành dù nhỏ đến đâu đi nữa, hễ có đạo là được, đều có thể hưng khởi giáo Phật pháp; còn một đạo tràng tu hành Phật đạo mà cứ từ sáng tới tối chỉ lo toan, bận rộn với những công trình kiến trúc quy mô vĩ đại, nhưng bên trong chẳng có đạo, thì làm sao có thể hưng khởi giáo pháp của Phật? Chẳng những chẳng thể hưng khởi giáo pháp của Phật mà còn sanh ra lắm thứ phiền não tham-sân-si, trái ngược với giới-định-huệ, thì đó là đạo tràng của ma chớ chẳng phải là đạo tràng của Phật. Vì thế, Đức Phật mới khuyên bảo: “Sang giàu thương muốn, không thể bền giữ, đều phải lánh xa, chẳng thể an vui. Phải nên tinh tấn, sinh nước An Lạc, trí huệ thông suốt, công đức thù thắng. Chớ nên phóng tâm, vào chỗ ham muốn, phụ kinh bỏ giới, phải đứng sau người.”

Do bởi hoàn cảnh học Phật của người thế gian phần lớn đều là như vậy, nên A Di Đà Phật phải vì hết thảy chúng sanh mà thường trụ trong thế gian để thuyết kinh giảng đạo, chẳng hề nhập diệt. Có như vậy, mới có thể giúp chúng sanh giác ngộ, phát tâm niệm Phật cầu sanh Cực Lại, khiến ai nấy đều viên thành Phật đạo. Nhất định A Di Đà Phật phải thường trụ, phải vĩnh viễn là hiện tại Phật, mới có thể độ vô lượng chúng sanh. Nếu Ngài chẳng thường trụ, thuyết kinh giảng đạo, thì chúng sanh muốn thoát luân hồi sẽ là chuyện vô cùng khó khăn, huống gì là mong thành Phật đạo. Kinh Bi Hoa nói, trong tương lai A Di Đà Phật diệt độ, Quán Thế Âm Bồ-tát sẽ nối tiếp thành Phật hóa độ chúng sanh. Khi pháp duyên của Quán Thế Âm Bồ-tát hết bèn diệt độ, Đại Thế Chí Bồ-tát liền nối tiếp thành Phật hóa độ chúng sanh. Từ lời nói ấy của kinh Bi Hoa, chúng ta thấy thọ mạng của A Di Đà Phật Báo thân vẫn là có hạn lượng, chớ chẳng phải thật sự là vô lượng. Như vậy, chúng ta phải hiểu như thế nào mới đúng? Rốt cuộc rồi, Báo thân của A Di Đà Phật trụ thế nơi thế giới Tây Phương bao lâu thì Quán Âm Bồ-tát mới thành Phật? Thật sự là có số lượng ấy hay không? Trong kinh Vô Lượng Thọ, A Di Đà Phật nói: “Khi con làm Phật, thọ mạng vô lượng… Giả sử như có ba ngàn đại thiên thế giới chúng sanh đều thành Duyên giác, trong trăm ngàn kiếp cùng nhau tính đếm, nếu biết số lượng, không thành Chánh Giác.” Đấy cho ta thấy, Báo thân của A Di Đà Phật trụ xứ nơi Tây Phương Cực Lạc có số lượng, nhưng con số ấy quá lâu quá lâu, không thể nào tính kể cho nổi. Giả sử tất cả chúng sanh thuộc bốn đại châu trong một cõi Phật độ, tức là trong tứ thiên hạ, đều chứng quả Bích-chi Phật, thần thông trí huệ giống như Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, hợp nhau tính toán thọ mạng của A Di Đà Phật vẫn tính chẳng ra! Như vậy, con số thọ mạng của A Di Đà Phật Báo thân tuy có hạn lượng, nhưng vì thọ mạng ấy quá dài lâu, dài lâu đến nỗi một tứ thiên hạ Bích-chi Phật cùng nhau tính toán cũng tính chẳng ra, thì đủ biết chúng ta chẳng có cách nào biết nổi!

Trong Quán Thế Âm Đắc Đại Thế Chí Thọ Ký Kinh, Quán Thế Âm Bồ-tát nói: “Vô ương số kiếp, bất khả phục kế kiếp, bất khả phục kế kiếp mới truyền lại cho Ngài Thế Chí.” Sau khi Quán Âm Bồ-tát thành Phật, thời gian Ngài trụ thế nơi cõi Cực Lạc để hóa độ chúng sanh trong mười phương thế giới cũng dài lâu đến vô ương số kiếp giống như A Di Đà Phật. Tiếp theo đó, Đại Thế Chí Bồ-tát cũng sẽ trụ thế vô ương số kiếp giống như A Di Đà Phật và Quán Âm. Thọ mạng trụ thế của Tây Phương Tam Thánh quá dài lâu như vậy thì cũng coi như là pháp môn Tịnh độ chẳng bao giờ diệt độ. Do vậy, khi chúng ta vãng sanh Tây Phương, quyết định sẽ thành Phật trong lúc A Di Đà Phật vẫn còn trụ thế, chẳng đợi đến khi Quán Âm Bồ-tát thành Phật mới được vãng sanh. Sau khi Ngài Quán Âm nhập diệt, Ngài Thế Chí liền tức thời kế ngôi. Phật trước vừa nhập diệt, Phật sau liền thành Chánh Giác, Thế giới Cực Lạc lúc nào cũng có Phật trụ thế thuyết pháp nên lúc nào cũng là Chánh pháp thường trụ thế, chẳng phải trải qua các giai đoạn Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt pháp như trong thế gian này. Những chuyện này đều được ghi chép trong Quán Thế Âm Đắc Đại Thế Chí Thọ Ký Kinh, khiến cho chúng ta thật sự liễu giải Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, quyết định chẳng có nghi hoặc. Có thể nói là Di Đà, Quán Âm và Thế Chí tâm nguyện giải hành hoàn toàn giống hệt như nhau, Quán Thế Âm Bồ-tát và Đại Thế Chí Bồ-tát đều là truyền nhân của A Di Đà Phật, các Ngài thuyết pháp giống hệt như nhau, trọn chẳng có gì khác nhau. Cho nên, tuy nói là Quán Âm thuyết pháp hay Thế Chí thuyết pháp, nhưng thật ra chẳng khác gì Đức A Di Đà Phật thuyết pháp. Quán Âm, Thế Chí và A Di Đà Phật nói cùng một pháp môn, cùng một lý luận, cùng một phương pháp, cảnh giới giống hệt như nhau, hoàn toàn chẳng khác biệt. Thầy truyền cho trò, lời trò giảng và lời thầy giảng giống y như một khuôn, một tí cũng chẳng khác. Ngày nay chúng ta thọ trì, đọc tụng, biên chép, cúng dường, vì người diễn nói kinh Vô Lượng Thọ giống y như khuôn, một tí cũng chẳng khác những gì được nói trong kinh này, thì chúng ta cũng chính là truyền nhân của A Di Đà Phật vậy!

Ngày nay, dẫu chúng ta thấy có người giải đãi biếng nhác niệm Phật, chẳng thật sự dụng công niệm Phật, nhưng rốt cuộc rồi trong ba A-tăng-kỳ kiếp về sau, họ nhất định cũng sẽ vãng sanh thành Phật trong lúc A Di Đà Phật vẫn còn đang trụ thế. Vì sao? Vì đối với Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, ba A-tăng-kỳ kiếp chỉ là thời gian rất ngắn ngủi so với thọ mạng vô lượng không thể tính kể của A Di Đà Phật nơi cõi Cực Lạc. Do vậy, khi chúng ta đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, quyết định sẽ thành Phật nhằm lúc A Di Đà Phật vẫn còn trụ thế! Lại nữa, kinh Vô Lượng Thọ nói A Di Đà Phật thành Phật đến nay là mười kiếp, mười kiếp đem so với vô lượng kiếp trụ thế của Ngài thì cũng ví như là vừa mới mở cửa khai trương cõi Tây Phương Cực Lạc được mười ngày mà thôi. A Di Đà Phật vừa mới mở cửa khai trương Tây Phương Cực Lạc được mười ngày mà chúng ta đã đến đó rồi, như vậy gọi là đến sớm hay đến trể? Trong tương lai khi chúng ta đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, đều sẽ là những bậc nguyên lão, những bậc kỳ cựu, là những cột trụ của cõi nước ấy! Đây là sự thật, một chút cũng chẳng giả, nếu chúng ta chịu khó suy xét một tí tự mình sẽ biết rõ ràng, đúng thật là như vậy! A Di Đà Phật thành Phật đến nay đã mười kiếp mà thọ mạng của Ngài trong cõi đó là vô lượng kiếp, nên khi chúng ta đến đó đều có cơ hội tận mặt tiếp xúc với Phật A Di Đà, điều này thật sự vô cùng tốt đẹp, chẳng có chi sánh bằng! Khi gặp được Phật A Di Đà, chúng ta sẽ thấy Ngài vô cùng từ bi và thân thiết với chúng ta, Ngài chẳng làm ra dáng vẻ chủ khách chi cả. Chúng ta muốn thân cận Ngài bất cứ lúc nào cũng được, chẳng cần báo trước, chẳng cần ghi danh làm buổi hẹn, thật là vô cùng thân thiết và tự tại. Thật ra, ngay trong cõi này nếu chúng ta chuyên nhất niệm Phật cũng được thân cận A Di Đà Phật, chẳng cần phải chờ đến khi vãng sanh mới được thân cận Phật.

Ở trong cõi ấy người ta vừa mới khởi lên ý muốn gặp Phật, Phật liền hiện ra ngay trước mặt. Người ta vừa khởi lên ý thỉnh cầu điều gì, liền được toại nguyện. Còn ở trong thế gian này, một người bình dân như chúng ta mà muốn gặp một vị Tổng Thống hay Chủ Tịch có được không? Chúng ta muốn thỉnh cầu một điều gì ở nơi họ có được không? Chắc chắn chẳng phải là chuyện dễ dàng. Thậm chí, chúng ta có thể ở tù hoặc mất mạng nếu việc thỉnh cầu trái với ý của họ. Ở Tây Phương Cực Lạc, dù phẩm vị của chúng ta thấp nhất, Hạ Hạ phẩm chăng nữa, cũng đều có thể thân cận A Di Đà Phật bất cứ lúc nào, chỗ nào chúng ta mong muốn, hết thảy đều được toại nguyện. A Di Đà Phật thật sự là một vị Phật vô cùng bình dân, giản dị, Ngài luôn có mặt trong tâm tưởng của từng mỗi chúng sanh và toại nguyện chúng sanh theo sở thích của họ. Chẳng những A Di Đà Phật là thế mà tất cả Thánh chúng nơi cõi Cực Lạc cũng đều giống như vậy; vì thế kệ vãng sanh mới nói: “Bất thoái Bồ-tát vi bạn lữ.” Khi đến Tây Phương Cực Lạc, tất cả Bồ-tát đều là bạn thân thiết nhất của ta, tuyệt đối không có sự phân biệt đối xử khác nhau giữa người này người nọ, khiến mọi người thật sự cảm nhận được thế nào gọi là nhà. Còn trong thế gian này, nhà chẳng giống nhà, người trong cõi này dù cùng chung sống trong một mái nhà, nhưng họ không thật sự đối đãi với nhau bằng tâm từ, bi, hỳ, xả. Sự thật mà nói, người đời dù cùng chung sống trong một nhà mà còn dùng cái tâm hư tình giả ý để đối đãi lẫn nhau, đừng nói chi là người không cùng một nhà. Ở trong cõi này, ai khổ ai chết mặc ai, miễn sao bản thân ta được vui sướng, an ổn là được rồi. Nơi cõi Cực Lạc thì khác hẵn, A Di Đà Phật và chúng dân nơi ấy đều dùng tâm chân thành, thanh tịnh và bình đẳng, thương yêu, cung kính đối đãi lẫn nhau, họ xem người khác như chính bản thân, hoàn toàn không có cái mà người thế gian gọi là xa cách cõi lòng. Tâm của hết thảy người Cực Lạc và A Di Đà Phật chỉ là một tâm, thì làm gì có chuyện xa cách cõi lòng chứ!

Trong thế gian này, thầy truyền pháp cho trò, trò chê thầy không đủ giỏi, chẳng chịu tiếp nhận, tự trò bày ra pháp khác để nói mới gọi là giỏi. Trò giỏi hơn thầy mới là văn minh tiến bộ. Đến lúc cuối cùng, pháp của thầy và trò hoàn toàn trái nghịch nhau, nên mới có những tình trạng thầy trò cùng nhau tranh cải, phân tranh thắng bại, sát phạt lẫn nhau. Nếu mọi người đều cùng nhau y theo kinh Phật và luận sớ của chư Tổ sư Đại đức để học tập và diễn nói cho người khác nghe, thì làm gì có chuyện thầy trò tranh cải lẫn nhau. Vì lẽ đó, pháp nào trong thế gian này cũng có lúc bị diệt, ngay cả Phật pháp cũng không ngoại lệ, cũng bị phàm phu chúng ta diệt luôn. Đó đều là do kinh Phật không thật sự có ở trong tâm của con người. Hằng ngày, con người đọc tụng kinh Phật chỉ trên chót lưỡi đầu môi, chớ chẳng phải dùng chân tâm đọc tụng, nên kinh và tâm chẳng trở thành một khối, nên chẳng thể thâm nhập Phật pháp tạng mà được khai ngộ. Nếu người học Phật từ xưa đến nay tâm và miệng đều tương ưng với nhau, thì Phật pháp đâu đến nỗi bị rơi vào thời Mạt vận. Nơi cõi Cực Lạc, trò tiếp nối sự nghiệp của thầy, thầy và trò nói và hành cùng một pháp giống hệt như nhau, nên pháp nào cũng đều là hậu hậu vô tận, lúc nào cũng là Chánh pháp thường trụ, chẳng bị rơi vào giai đoạn Tượng pháp hay Mạt pháp. Dẫu cho hiện thời chúng ta thuộc địa vị phàm phu, lại sống trong thời Mạt pháp đầy ấp các sự ác, khổ và thiêu đốt, nhưng nếu biết y lời Phật dạy, chuyên tâm đọc Tịnh độ Tam kinh, nương theo lý luận và phương pháp trong ba kinh này để tu hành, tự hành, hóa độ người khác, ắt cũng sẽ đạt được đôi chút khí phận của Phật Di Đà, là truyền nhân chân chánh của A Di Đà Phật, được A Di Đà Phật đích thân thân gia trì, chẳng hổ thẹn là phản đồ của Phật, bất tuân kinh pháp do Phật truyền dạy.

Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật, Quán Âm, Thế Chí, Phổ Hiền, Văn Thù, Di Lặc và hết thảy chư Phật trong mười phương đều khuyên hết thảy chúng sanh hãy tin thật sự, nguyện thiết tha, trì danh hiệu Phật, cầu sanh Cực Lạc, chẳng nói điều gì khác nhau. Nếu chúng ta thật sự chuyên tâm học tập và nghiên cứu kinh, luận và sớ của Phật, Bồ-tát và Tổ sư Đại đức sẽ thấu rõ điều này, trong tương lai nếu có nhân duyên cũng sẽ nói cho người khác nghe những lời giống hệt như Phật, Bồ-tát và Tổ sư đã từng nói, chẳng chút tăng giảm, sai khác. Có như vậy, Phật pháp mới hy vọng hưng thịnh trở lại. Tuy chúng ta chẳng thể giảng pháp bằng các Ngài, nhưng đại khái chẳng sai biệt cho lắm, không đến nỗi phải lạc vào đường ma, cũng không hổ thẹn là phản đồ trong Phật môn. Chư Tổ sư của Tịnh độ tông dùng phương pháp của A Di Đà Phật để tiếp dẫn chúng sanh, chẳng khác gì với những phương pháp mà Thích Ca Mâu Ni Phật và hết thảy chư Phật trong mười phương dùng để hóa độ chúng sanh. Chúng ta có thể dùng những lời sớ, chú giải và lý luận của các Ngài để khai mở trí tuệ cho chính mình và người khác trong pháp môn Tịnh độ. Phương pháp bậc nhất mà chư Phật, Bồ-tát dùng để độ chúng sanh chính là niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Nay chúng ta cũng dùng phương pháp này để khuyên nhủ người khác, vậy là chúng ta cũng giáo hóa chúng sanh chẳng khác gì chư Phật, Bồ-tát!


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.59.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...