Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Lá thư hằng tuần »» Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 8 - năm 2024 »»

Lá thư hằng tuần
»» Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 8 - năm 2024

(Lượt xem: 2.862)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 8 - năm 2024

Font chữ:

Hôm nay chúng ta tiếp tục bài chia sẻ Phật pháp lần thứ tám. Chúng ta đã tìm hiểu đến phần thứ hai là Tinh tấn giác phần (精進覺分), hôm nay sẽ là phần tìm hiểu về Hỷ giác phần (喜覺分). Hiểu một cách đơn giản nhất thì hỷ là niềm vui, sự hoan hỷ; và hiểu một cách sâu xa hơn thì đây là pháp tu tiếp theo trong 7 giác phần.

Niềm vui được đề cập trong pháp tu này không phải là niềm vui nói chung, mà phải là những niềm vui có được từ sự tu tập đúng chánh pháp. Trong 2 pháp tu trước, chúng ta đã chọn lựa các pháp tu chân chánh và tinh tấn nỗ lực tu tập. Đến pháp tu thứ ba này, chúng ta nhận được niềm vui chân chánh từ việc thực hành tu tập đó. Và do vậy, niềm vui của Hỷ giác phần là niềm vui chân chánh luôn kèm theo với sự tỉnh giác, nhận biết. Lấy ví dụ như khi tu tập thiền định, chúng ta có được niềm vui nhẹ nhàng khi đi vào trạng thái an định, khi thực hành bố thí, ta có được niềm vui khi chia sẻ, giúp đỡ người khác, khi giữ đúng giới luật, ta có được niềm vui an ổn trong tâm hồn… Nói chung, mọi pháp tu chân chánh đều sẽ mang lại cho chúng ta niềm vui từ chánh pháp.

Vậy chúng ta tu tập Hỷ giác phần như thế nào? Đó là phải luôn nhận biết những niềm vui chân chánh này từ lúc chúng được sinh khởi, lấy đó làm nguồn động lực để tiếp tục pháp tu mà mình đang thực hành, đồng thời cũng chính là nuôi dưỡng tiếp tục không để mất đi những niềm vui đó. Việc duy trì, nuôi dưỡng niềm vui của Hỷ giác phần giúp chúng ta từ bỏ được những niềm vui thế tục, vốn luôn là cội nguồn của những phiền não, khổ đau, đồng thời cũng giúp ta tiến đến pháp tu các pháp tu tiếp theo.

Tục ngữ có câu: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.” Điều này cho thấy tâm trạng vui vẻ, hoan hỷ luôn là điều kiện tốt cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, điều đáng buồn là chúng ta không có cách nào để duy trì mãi mãi những niềm vui trần tục. Thậm chí, hầu hết những niềm vui trần tục đều phải trả giá bằng khổ não. Đó là lý do trong Quy Sơn cảnh sách nói “樂是苦因- lạc thị khổ nhân” (Vui đó là nhân của khổ.) Khi chúng ta chạy theo những cám dỗ vật chất, cố sức để thỏa mãn lòng ham muốn hay khát khao hưởng thụ, thì có đến chín phần mười trường hợp là ta sẽ phải tạo thêm nhiều nghiệp xấu ác thay vì làm được những việc hiền thiện. Mặt khác, khi cảm giác thỏa mãn qua đi rồi, sự hụt hẫng trống vắng hay buồn khổ sẽ tìm đến, và chúng ta không bao giờ có sự sự an vui thực sự.

Nhưng niềm vui chân thật do thực hành chánh pháp mang lại thì khác hẳn. Đó là những cảm giác khoan khoái nhẹ nhàng, an ổn khi thân tâm đều được buông thư, không có sự thúc bách hay căng thẳng. Việc nhận biết và thường xuyên tạo ra được những niềm hỷ lạc này bằng cách tinh tấn thực hành chánh pháp chính là tu tập Hỷ giác phần. Hỷ giác phần này vừa là quả có được từ nhân tu tập đúng chánh pháp, và đồng thời tự nó cũng là nhân để tiếp tục các bước tu tập về sau.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1446 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Học Phật Đúng Pháp


Báo đáp công ơn cha mẹ


Đường Không Biên Giới


Lược sử Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.88.227 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (161 lượt xem) - Việt Nam (100 lượt xem) - French Southern Territories (9 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Saudi Arabia (1 lượt xem) - ... ...