Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu học Phật pháp »» TỨ NIỆM XỨ QUA CÁI NHÌN SƠ HỌC »»

Tu học Phật pháp
»» TỨ NIỆM XỨ QUA CÁI NHÌN SƠ HỌC

Donate

(Lượt xem: 1.211)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - TỨ NIỆM XỨ QUA CÁI NHÌN SƠ HỌC

Font chữ:

Tứ niệm xứ là một bài kinh ngắn, căn bản. Tứ niệm xứ cùng với tứ diệu đế, bát chánh đạo… là những điều cốt lõi của đạo Phật, những giáo lý tối thiểu mà một Phật tử cần phải trang bị. Người học Phật, tu Phật dù là theo trường phái nào, pháp môn nào cũng cần phải hiểu, biết và nắm được những điều căn bản ấy. Những hành giả của Phật giáo nguyên thủy hay Nam tông có lẽ luôn bám sát vào tứ diệu đế, tứ niệm xứ. Còn những Phật tử sơ học, sơ cơ theo trường phái Bắc tông thì vấn đề này nắm bắt rất lơ mơ, thậm chí rất nhiều người không hề biết. Một phần do chính bản thân và một phần cũng do các chùa Bắc tông ít khi giảng dạy hay thuyết pháp những đề tài này.

Một thực tế rất rõ ràng, các chùa, các thầy giảng pháp bên Bắc tông gần như không đi vào giáo lý căn bản mà giảng rất rộng và lan man, thậm chí giảng những đề tài theo thị hiếu của đám đông. Từ đó nhiều Phật tử đi chùa chỉ biết ăn chay, làm từ thiện, đốt nhang khấn vái hay tụng một vài biến kinh nhưng vẫn không biết đạo Phật dạy gì, nói gì. Nếu cái cốt lõi mà không biết thì cái hoa lá cành không thể cứu được. Mọi người thường nói “đời là bể khổ” nhưng khổ như thế nào? Tại sao khổ? Làm thế nào để thoát khổ?… thì không biết, vậy thì những chuyện hoa lá cành không thể giúp mình thoát khổ, càng không thể nói chuyện xa xôi là giải thoát.

Tứ niệm xứ không chỉ là pháp học mà quan trọng là pháp hành, học để biết lý thuyết nhưng phải hành. Tứ niệm xứ là bốn chỗ cần phải ghi nhớ và suy niệm, tuy kinh văn ngắn nhưng một khi giảng giải thì rất rộng và khi thực hành thì diệu dụng vô cùng. Tứ niệm xứ tóm lược một phần triết lý và nhân sinh quan của Phật giáo về thân, tâm, nội cảm và các vấn đề về ngọai quan.

Trước hết nói về thân, thân người không phải là một thực thể tồn tại độc lập. Nó là tổ hợp của vô số tế bào. Nó là những nguyên tố của đất, nước gió, lửa hợp lại mà thành. Tại sao Phật bảo thân này là dơ, là bất tịnh? Cứ thử quan sát một tí thì biết ngay thôi. Hàng ngày mắt tiết ra ghèn, mũi có cức mũi, tai có ráy, lưỡi có đờm dãi, chân lông có mồ hôi, hạ thân có phẩn, niếu; bên trong thì toàn máu mủ, hễ xì hơi một chút thì không ai chịu nổi. Sự thật là thế, nó dơ, nó hôi thối lắm. Hàng ngày chúng ta nhìn người đẹp thấy thật hấp dẫn, thân thể nóng bỏng, mắt mũi xinh… đó là cái nhìn bề ngoài, cái giả tướng chứ không thấy cái thật tướng. Dẫu có đẹp như hoa hậu hoàn vũ, nam vương quốc tế đi nữa nhưng cái dơ, cái hôi thối của họ cũng chẳng khác gì với người có ngoại hình xấu. Thân mình là một cái đãy da hôi thối, vì duyên hợp mà sanh ra, một khi duyên tan thì nó lại về với tứ đại. Phật dạy ta nhìn cái thật tướng để biết cái thân này bất tịnh để không chấp vào thân. Con người vì chấp vào cái thân, cho nó là ta, là của ta nên khổ và tạo nghiệp bất thiện để rồi vĩnh kiếp luân hồi. Đây mới nói về những cái thân tương đối ngon lành, khỏe mạnh, đầy đủ các căn. Còn những cái thân thiếu căn, bệnh hoạn, hư hao, sứt mẻ… thì cái bất tịnh còn ghê hơn, lồ lộ phơi bày ra bao nhiêu cái dơ, cái hôi tanh. Thân là điều phải quán xét đầu tiên, phải luôn ghi nhớ và suy niệm để biết cái thân mình nó bất tịnh như thế, có biết nó bất tịnh mới buông xuống, mới không chấp thân. Thân này bất tịnh, nó khôgn phải của ta không phải là ta.

Kế sau thân là thọ, đây là vấn đề thuộc về tinh thần, sự cảm thọ, thọ nhận những cảm giác buồn, vui, sướng, khổ, sợ sệt, lo lắng, an lạc… Nó vừa là cảm giác chủ quan vừa bị tác động và chi phối từ bên ngoài. Con người chúng ta cứ như nam châm với mạt sắt, suốt ngày, suốt đời chụp lấy nắm bắt những cảnh trần bên ngoài. Sáu căn tiếp xúc sáu trần và sanh ra sáu thức, từ đó sanh ra thọ đủ thứ nhưng cuối cùng vẫn là đi đến khổ, thọ khổ. Kỳ quái thât! Thọ khổ thì khổ đã đành, sao thọ sướng, thọ khoái lạc lại cũng là khổ? Đúng như thế! Đã thọ thì thọ gì cũng dẫn đến khổ. Tỷ như khi ta thọ cái đẹp nên sanh lòng yêu thích, dẫn đến muốn chiếm hữu, thủ giữ làm của riêng, mà muốn đoạt được thì phải tranh, phải đấu đá… một khi được rồi thì có thể sanh ra chán, hoặc giả cái đẹp không còn được như ý thì bất mãn… thế là khổ! Khổ từ thích đến tranh đoạt, khổ phải giữ gìn duy trì, khổ vì mất cái thích, khổ vì cái thọ yêu thích khoái lạc không còn như ý nữa. Thế gian vốn vô thường, những cái thọ vui ắt cũng tàn thì khổ là đương nhiên. Phật dạy thọ là khổ, thọ gì cũng khổ, người và vật ở thế gian này vốn ở trong tình trạng: khổ khổ, hoại khổ và hành khổ cho nên có thọ lạc rồi cũng đi đến khổ mà thôi! Phật dạy thọ khổ để mà xả, xả thọ không phải dễ nhưng phải luôn ghi nhớ và thực hành, được chút nào hay chút ấy. Xả thọ phụ thuộc vào bản lãnh, năng lực và cách thực hành của từng người. Người mà xả được thọ thì sống thong dong trong cuộc đời này!

Vấn đề thứ ba là tâm, con người chúng ta gồm có hai phần đó là thân và tâm, thiếu một thì không thành, thân mà không có tâm thì khác gì đời sống thực vật, tâm mà không có thân thì biết gá vào đâu? Triết học, quan điểm của nhà Phật rất coi trọng cái tâm, cho tâm là chủ tể, là tạo tác, tâm dẫn đầu các pháp, nhất thiết duy tâm tạo… Tâm con người rất vô thường, sáng nắng chiều mưa, nay yêu mai ghét, phút trước vui phút sau buồn, thậm chí nó thay đổi trong từng sát na từ những cái niệm vi tế mà ta không để ý. Tâm thay đổi theo sự tác động của hoàn cảnh bên ngoài và biến dịch theo sự cảm thọ chủ quan của chính mình. Hễ được cái mình yêu thích thì vui, hễ đụng phải cái không thích thì buồn thậm chí bất mãn hoặc ghét… Tỷ như ta gặp một người đẹp, được gần gũi thì cảm thấy hãnh diện, thấy thích thú. Nếu người đẹp ấy mà nhìn đến ta, thân thiện hay thân mật với ta thì bấy giờ cái tâm như bay bổng với trời mây, cái tâm sanh sung sướng đến độ sẵn sàng làm tất cả những yêu cầu của người đẹp. Bằng như ngược lại, người đẹp chảnh hoặc khi dễ ta, lập tức cái bất mãn nổi lên, thậm chí cái sân nổi lên, lập tức phản ứng dữ dội nói lời thô lỗ hay xúc phạm đến đối tượng mà mới phút trước mình còn thấy thích. Cũng là cái tâm ấy nhưng buồn, vui, yêu, ghét… nó thay đổi liên miên. Cũng là đối tượng ấy nhưng tùy cách tác động mà làm cho tâm ta loạn động thay đổi rất vô chừng. Thế gian vô thường, vạn vật thay đổi sanh diệt trong mỗi sát na nên tâm cũng thay đổi là lẽ đương nhiên. Ở thế gian này vô thường chính là thường, tất cả đều thay đổi và biến dịch không ngừng nghỉ. Cái tâm con người rất diệu dụng, nó thông qua sáu căn, tiếp xúc sáu trần và sanh ra sáu thức, sáu thức lại tác động vào tâm, nạp vào hàm tàng thức. Một khi thân hoại mệnh chung thì cái nghiệp lực cùng những chủng tử thiện ác trong hàm tàng thức sẽ khởi dụng dẫn dắt đi thọ một cái thân khác, giả sử thọ lại thân người thì cái tâm lại khởi dụng qua sáu căn, còn như thọ thân thú thì cái tâm không thể khởi dụng, con thú tuy có các căn nhưng không có ý căn! Và các căn của con thú chỉ là hoạt động theo bản năng sinh tồn mà thôi! Thân người giả tạm, là sự duyên hợp của tứ đại thì cái tâm vô thường cũng là hợp lẽ.

Vấn đề cuối cùng là pháp, đây là một từ chuyên môn và cũng rất thông dụng trong nhà Phật. Pháp là từ chỉ cho tất cả những hiện tượng, sự vật, sự việc từ vật chất đến tâm lý, nghĩa của chữ pháp rất rộng, con người, xã hội, sơn hà vũ trụ… cũng là các pháp. Các pháp ở thế gian này vốn vô ngã. Nhà Phật nói tất cả do duyên tụ hợp mà thành ( khoa học bảo là điều kiện cần và đủ). Đủ duyên thì hợp lại mà sanh ra, hết duyên thì tan hoại đi, tất cả là sự duyên hợp, không có cái gì mà có thể cho là tồn tại độc lập, tự thân ( self). Ví như thân người, có được thân người thì ngoài tinh cha huyết mẹ, còn phải có đầy đủ những guyên tố đất, nước, gió, lửa; rồi còn phải đủ ngày tháng, phải có cái thần thức nữa mới gọi là một con người. Một ví dụ khác nữa như cái xe chẳng hạn, nó gồm có thân, cửa, sàn, bánh xe, ghế… và mỗi bộ phận ấy lại được cấu tạo từ sắt, nhôm, kiếng, cao su, nhựa; rồi mỗi nguyên liệu ấy lại là sự kết tinh của vô số nguyên tố li ti; rồi còn có lửa, nước, công thợ; lại phải có sự tưởng tượng thiết kế ra của kỹ sư… Nói chung là tập hợp vô cùng nhiềiu các điều kiện cần và đủ mới có cái gọi là cái xe, một khi rã rời ra từng phần thì đâu có cái gì để gọi là cái xe. Vô ngã là thế, các pháp vốn vô ngã, không hề có một cái ngã tồn tại độc lập, tất cả là duyên hợp mà thành, duyên tan mà hoại. Mở rộng hơn chút nữa như trái đất mà chúng ta đang sống, nó là một hành tinh được hình thành bởi đất, nước, gió, lửa và vô lượng những nguyên tố, yếu tố khác. Nó không thể tồn tại một mình mà chịu sự hút và đẩy lẫn nhau giữa các hành tinh. Nó quay vòng liên lỉ và nó đã hình thành ắt cũng sẽ có lúc tan hoại, có vô số những hành tinh mới hình thành và cũng có vô số ngôi sao chết đi hoặc bị nhập vào những thiên hà khác…Nhà Phật đúc kết thành một câu: ”Tất cả do duyên sanh thì tất cả cũng do duyên mà diệt.” Các pháp vô ngã là thế! Tất cả chỉ là sự tụ hợp chứ không có một cái gì để gọi là tồn tại độc lập.

Việc tu học đạo Phật của Phật tử Việt Nam thường có hai phương pháp chính: niệm Phật tụng kinh và tu thiền (có cả thiền Nam tông và Bắc tông). Những Phật tử tu theo tịnh độ thường rất mơ hồ về tứ niệm xứ và những giáo lý căn bản của đạo Phật, điều này là một sự thật rất đáng tiếc. Mình tu học thì mình phải biết Phật dạy gì, nói gì. Mình phải hiểu tại sao khổ, nguyên nhân khổ, cách thoát khổ. Tứ niệm xứ là cái cốt lõi căn bản, phải nhớ, phải suy niệm, phải thực hành để buông, để xả, để biết vô thường, để mà bớt khổ, thoát khổ… Tu phải có học, học phải có tu, nếu chỉ biết lý thuyết suông không thì cũng không xong mà nhắm mắt tu không biết lý thuyết cũng không được! Bởi vậy tu gì thì tu, chúng ta cần phải nắm bắt và hiểu được cái căn bản mà Phật dạy, cái phương pháp mà Phật chỉ bày.

Phật tử sơ cơ chúng ta cần phải xem lại mình, phải có học có tu thì mới có hiệu quả, học cái căn bản của giáo lý, cái cốt lõi của đạo Phật, học xong rồi thì thực hành. Tu với hàng Phật tử sơ cơ như chúng mình chẳng cần gì cao siêu thâm sâu, chỉ cần nhớ và suy niệm tứ niệm xứ, tứ diệu đế, bát thánh đạo. Còn sau đó niệm Phật hay ngồi thiền cũng đều được cả; nếu còn như không biết cái căn bản mà chỉ biết niệm Phật và ngồi thiền lơ mơ thì chắc hiệu quả không tới đâu. Tứ niệm xứ không chỉ là pháp học mà là pháp hành, một pháp hành quan trọng của người con Phật.

Thanh Nguyễn

Ất Lăng thành, 10/21

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Kim Cang


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Kinh Phổ Môn


Chớ quên mình là nước

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.176.228 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...