Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Lá thư hằng tuần »» Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 19 - năm 2024 »»

Lá thư hằng tuần
»» Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 19 - năm 2024

Donate

(Lượt xem: 2.289)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 19 - năm 2024

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Hôm nay là bài chia sẻ Phật pháp lần thứ 19, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chánh niệm (正念). Đây là phần thứ bảy trong bát chánh đạo, có nghĩa là nghĩ nhớ chân chánh. Nghĩ nhớ hay niệm chân chánh có nghĩa là luôn duy trì được sự tỉnh giác trong ý niệm, không quên mất, không tán loạn. Đây thực sự là một thực hành cực kỳ quan trọng trong việc kiểm soát thân tâm.

Chữ niệm (念) trong Hán ngữ được kết hợp từ chữ kim (今) nghĩa là hiện tại nằm trên và chữ tâm (心) nghĩa là tâm ý, ý thức nằm ở dưới. Ghi nhớ sự kết hợp của hai chữ này giúp chúng ta nhớ được ý nghĩa căn bản của niệm chính là duy trì ý niệm, sự nhận biết của chúng ta trong thời điểm hiện tại, không để quay về quá khứ hay chạy đuổi đến tương lai.

Trong thực tế, tư tưởng của chúng ta nếu không có sự tu tập rèn luyện thì thường có khuynh hướng nghĩ nhớ về những việc trong quá khứ, hoặc gần đây, hoặc lâu xa. Một khi đắm chìm trong những suy tưởng ngược về quá khứ, ta sẽ đánh mất đi sự tỉnh giác nhận biết về những gì đang diễn ra trong hiện tại. Trong khi sự nghĩ nhớ về quá khứ không thể giúp ta thay đổi được gì, thì việc đánh mất chánh niệm trong hiện tại lại khiến chúng ta mất đi khả năng nhận biết và phản ứng đúng với những gì đang xảy ra. Do vậy, bước đầu tiên trong sự tu tập chánh niệm chính là phải từ bỏ thói quen nghĩ nhớ về quá khứ. Điều này không có nghĩa là chúng ta phải quên đi tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ. Thật ra, nếu có sự tu tập sáng suốt thì chúng ta vẫn ghi nhớ được và thậm chí còn nhớ được chi tiết hơn những gì đã qua trong quá khứ, chỉ có điều là ta sẽ không để tâm suy tưởng, nghĩ nhớ về bất kỳ sự việc nào trong quá khứ. Ghi nhớ sự việc là điều hoàn toàn khác với việc để tâm tưởng quay về suy niệm những việc trong quá khứ.

Thói quen thứ hai cần loại bỏ là phóng tâm suy tưởng đến những việc trong tương lai. Tất nhiên, những việc trong tương lai mà ta suy nghĩ đến thì đều là nằm trong… sự tưởng tượng, vì chúng chưa thực sự xảy ra. Tuy nhiên, do thói quen ta thường suy tưởng đến theo khuynh hướng hình dung sự việc sẽ diễn ra tốt đẹp theo ý muốn của ta, hoặc hình dung trước những gì ta cần làm để đạt được mục tiêu mong muốn v.v… Tất nhiên là những suy tưởng đó có thể đúng hoặc không đúng, ta chưa thể biết chắc được, nhưng điều chắc chắn có thể biết là ta đã đánh mất đi sự hiện hữu ngay trong hiện tại vào những giây phút mà ta để tâm ý hướng đến tương lai.

Do vậy, tu tập chánh niệm chính là duy trì tâm ý thức luôn luôn trong hiện tại. Trong thực tế, hiện tại cũng là một dòng chảy không ngừng, mỗi sát-na đều liên tục trôi vào quá khứ, do đó mà chúng ta phải luôn tỉnh giác mới có thể duy trì được tâm ý trong hiện tại. Khi duy trì được sự tỉnh giác, ta nhận biết rõ ràng sự việc đang diễn ra, thấy biết tất cả đúng thật mà không bị sự chi phối bởi bất cứ yếu tố nào khác từ bên ngoài.

Mặt khác, tu tập chánh niệm là điều kiện thiết yếu để dừng lại sự tán loạn của tâm. Khi tâm dừng lặng, chúng ta mới có thể hướng đến sự tu tập định lực. Và khi tâm có sự an định, trí tuệ chân thật mới có thể sinh khởi.

Chánh niệm cũng có nghĩa là luôn nghĩ nhớ đến những điều chân chánh, tức là những chân lý, bản chất thật sự hay thật tướng của các pháp. Nhờ duy trì sự nghĩ nhớ chân chánh này, chúng ta không lạc vào tà kiến, vào những nhận thức sai lầm. Chẳng hạn, luôn nhớ biết cuộc sống là vô thường nên phải tinh tấn tu tập; luôn nhớ biết bản chất cuộc sống này là khổ nên không mê đắm trong dục lạc vì biết rằng mọi niềm vui đều ngắn ngủi; luôn nhớ biết tất cả các pháp rốt ráo đều là vô ngã, do duyên hợp giả tạm, không hề có tự thể tự tồn, do vậy nên không bám víu vào cuộc đời, phải nuôi dưỡng tâm Bồ-đề, tinh tấn tu tập cầu giải thoát.

Trong các nội dung mà chúng ta đã tìm hiểu qua, yếu tố niệm (念) có mặt trong hầu hết các pháp tu và là một yếu tố quan trọng, từ trong ngũ căn với niệm căn, trong ngũ lực với niệm lực, trong thất giác phần với niệm giác phần. Và bây giờ là chánh niệm trong bát chánh đạo. Do vậy, có thể nói việc tu tập, rèn luyện chánh niệm là hết sức quan trọng.

Hơn thế nữa, nếu không có sự tu tập chánh niệm, chúng ta sẽ không thể nào thực hành được chánh định, yếu tố cuối cùng trong bát chánh đạo. Trong bài sắp tới, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về chánh định.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phát tâm Bồ-đề


Nguồn chân lẽ thật


Vì sao tôi khổ


Kinh Đại Bát Niết-bàn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.235.107 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...