Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu học Phật pháp »» Biết dùng Chân tâm »»

Tu học Phật pháp
»» Biết dùng Chân tâm

Donate

(Lượt xem: 4.429)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Biết dùng Chân tâm

Font chữ:

Trong Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, nhìn lên trên không trung là thiên nhạc, hoa trời, lưới trân bảo; nhìn xuống dưới là lưu ly, vàng ròng, bảy báu lót trên mặt đường. Nơi cõi Cực Lạc, hễ ai thích thứ hoa như thế nào thì từ trên hư không liền hiện ra thứ hoa như thế ấy chầm chậm rơi xuống, trông rất đẹp đẽ, nên hoa ấy được gọi là Thích Ý hoa. Thích Ý hoa là thứ hoa biến hiện ra từ Tự tánh của chính mình, nên nhất định phải là thứ hoa mà mình ưa thích nhất. Nói chung, Tây Phương Cực Lạc Thế Giới là cảnh giới của Chân tâm Tự tánh, nên chỉ có thể nhìn thấy bằng Chân tâm Tự tánh.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật giảng rất tỉ mỉ, toàn thể đại địa trong Tây Phương Cực Lạc Thế Giới đều làm bằng lưu ly trong suốt, lại có dây bằng vàng giăng ngang dọc xen kẽ bảy báu để phân chia ranh giới phân minh, tạo thành từng con đường một. Lưu ly là loại ngọc màu xanh, còn gọi là ngọc phỉ thúy. Trong thế gian này, phỉ thúy là thứ bảo thạch hết sức hiếm có. Thời xưa, các bậc vua chúa dùng ngọc phỉ phúy để trang hoàng mủ và đai áo. Thế mà trong Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, ngọc phỉ thúy lại dùng để lót đường. Tây Phương Cực Lạc Thế Giới đích xác là có quá nhiều bảo vật, không thể nào tính kể, xưng lường cho hết. Cho nên, kinh tạm thời dùng bảy báu để biểu trưng cho đặc tính chung của hết thảy các bảo vật trong cõi Cực Lạc. Bảy báu trong cõi ấy có thể tánh tự nhiên, ôn hòa, mềm mại, xen kẽ nhau hợp thành mặt đất, nên đại địa nơi cõi ấy phát ra ánh sáng và màu sắc chói ngời, vượt trỗi mười phương, hết thảy thế gian khó bì nổi. Đại địa cõi ấy to tát, mênh mông không cùng tận, cuộc đất lại phẳng phiu, ngay ngắn, chẳng có núi Tu Di và các núi, biển, hầm, hố, hang, hốc và các chỗ tối tăm. Xét theo Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh, đất trong Tây Phương Cực Lạc tuy bằng lưu ly, nhưng cũng có các loại bảy báu khác xen lẫn trong ấy. Trong thế giới ấy, vàng có sản lượng phong phú chiếm phân lượng khá lớn trong địa chất, nên kinh Vô Lượng Thọ nói: “Vàng ròng làm đất.” Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh cũng nói: “Phía dưới đất lưu ly lại có kim tràng bằng kim cang thất bảo nâng đỡ đất lưu ly. Tràng ấy có tám cạnh do trăm thứ báu hợp thành. Mỗi viên bảo châu tỏa ra một ngàn quang minh. Mỗi quang minh có tám vạn bốn ngàn màu, chói ngời đất lưu ly như ức ngàn mặt trời.” Chúng ta nhìn phía dưới đất lưu ly sẽ thấy thất bảo kim tràng; tràng này có hình tám cạnh giống như cây cột to lớn dùng để chống đỡ mặt đất lưu ly. Tràng ấy do trăm thứ báu kết hợp thành. Mỗi chất báu đều có quang minh chiếu rực, mỗi quang minh lại có tám vạn bốn ngàn màu, nên phía dưới đại địa luôn tỏa quang sắc vi diệu như ngàn vạn ức vầng mặt trời. Tây Phương Cực Lạc Thế Giới chẳng có thứ gì không phóng quang, ngay từ trong lòng đất cũng có quang minh tỏa ánh sáng thấu lộ ra ngoài.

Trong các kinh Đại thừa, Đức Phật dạy: “Y báo chuyển theo chánh báo.” Trong kinh này Phật bảo: “Trong cõi Phật đó thảy đều không có ánh lửa bóng tối, mặt trời mặt trăng, tinh tú chiếu diệu, hiện tượng ngày đêm.” Hai câu kinh văn nêu rõ tâm địa (chánh báo) của người nơi cõi Cực Lạc thanh tịnh đến mức tột cùng, nên tất cả vạn vật (y báo) trong cõi ấy từ trong lòng đất cho đến tận hư không đều có quang minh chiếu rực, nuốt trọn hết thảy ánh sáng của mặt trời, mặt trăng và các tinh tú khác. Từ nơi y báo trang nghiêm đến mức tột cùng như vậy, chúng ta mới biết người nơi cõi ấy phước báo to lớn, tâm địa thanh tịnh chẳng thể nghĩ lường. Do đọc kinh Tịnh độ, nghe pháp Tịnh độ mà chúng ta biết Tây Phương Cực Lạc Thế Giới thật sự là một nơi tốt đẹp nhất trong tận hư không khắp pháp giới, không có cõi nào hơn được, nên ai nấy đều mong muốn sanh về cõi đó. Ở bên đó A Di Đà Phật lúc nào cũng vang tay, hoan nghênh, tiếp đón chúng ta, Ngài chẳng bao giờ cự tuyệt chúng ta, chúng ta ai nấy đều có thể di dân về đó rất dễ dàng. Nếu chúng ta thật sự muốn đến đó thì chẳng có một ai không thể tu tập thành công, chẳng có người nào có thể ngăn cản chúng ta; trừ phi chúng ta chẳng thật sự muốn đến đó. Nếu chúng ta dùng cái tâm giả trật cầu sanh về cõi đó thì chẳng thể vãng sanh. Chúng ta nhất định phải dùng Chân tâm Tự tánh để cầu sanh về nước đó thì mới xứng tánh, bảo đảm vãng sanh. Cho nên, kinh này mới nói cõi ấy “dễ đến mà không người.” Tại sao kinh nói dễ đến? Vì Chân tâm Tự tánh là bản thể tự nhiên ai nấy đều có, chẳng phải người tu giỏi mới có, còn người không tu chẳng có. Nhưng vì sao kinh lại nói “mà không người”? Vì từ lục đạo phàm phu cho đến các bậc Quyền Giáo Bồ-tát chẳng có mấy ai biết cách dùng Chân tâm Tự tánh để cầu sanh về nước đó, nên dù dễ đến mà lại chẳng có mấy ai vãng sanh. Đấy đã nói rõ, tâm địa của chúng ta trong cõi này đều chẳng thanh tịnh, đều giả trật, đều là vọng tưởng điên đảo. Vì thế, đất đá trên trái đất này bị chướng ngại, đục ngòm, chẳng thể nhìn xuyên suốt tới trung tâm của quả địa cầu; đại khái trong ruột của địa cầu này toàn là lửa cháy hừng hực giống như tâm địa của chúng ta luôn bị đốt cháy bởi năm ác, năm khổ, năm thiêu.

Trong Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, không chỉ chư Phật, Bồ-tát và hết thảy trời người đều là vô lượng thọ, vô lượng quang, mà tất cả sản vật nơi ấy cũng đều là vô lượng thọ, vô lượng quang. Tài nguyên nơi ấy rất phong phú, chẳng có cách nào tưởng tượng, suy lường cho nổi. Mỗi sản vật nơi cõi ấy, từng hạt bụi, từng mảy lông đều có vô lượng công đức trang nghiêm, chẳng ai có thể nêu rõ danh xưng và số lượng của các sản vật trong cõi ấy. Trong kinh này nói: Giả sử nếu hết thảy chúng sanh trong mười phương thế giới thảy đều thành Bích-chi Phật, mỗi vị đều có thần thông trí huệ giống như Ngài Mục Kiền Liên, họ dùng thọ mạng ngàn ức năm cùng nhau hợp sức để tính toán, cũng chẳng thể nào xưng lường hết những sự trang nghiêm vi diệu, cũng chẳng thể gọi tên hay tính ra con số của các sản vật trong cõi ấy. Như vậy thì các thứ vật báu dùng làm thành cây cối, nhà cửa, suối ao, đất đai v.v… trong cõi ấy cũng phải là vô tận, nhưng kinh chỉ lấy một thứ báu, hai thứ báu cho đến bảy báu để làm tiêu biểu, tỷ dụ mà thôi.

Trong thế gian này, người ta coi trọng vàng vì vàng có những đặc tánh khó có nhất. Vàng có màu sắc tươi nhuận, chẳng xen tạp, chẳng nhơ bẩn, chẳng thay đổi theo thời gian. Phật pháp dùng vàng để biểu thị tánh đức của Chân như. Chân như vĩnh viễn không thay đổi giống như chất vàng. Đất bằng vàng ròng biểu thị Tự tánh Chân như Bình đẳng, chẳng giả, chẳng thay đổi, luôn mới mẽ tự nhiên. Chân tâm vốn chẳng có ý niệm nên chẳng thay đổi, sanh diệt; còn vọng tâm thì có ý niệm nên mới có củ mới, sanh diệt. Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói rất rõ ràng: Từ Quyền Giáo Bồ-tát trở xuống đều dùng tám thức, vẫn chưa biết dùng Chân tâm Tự tánh. Như vậy, không phải chỉ có lục đạo phàm phu chúng ta mê mất Chân tâm Tự tánh, mà ngay cả các bậc Thanh văn, Duyên giác, Quyền Giáo Bồ-tát cũng đều chưa kiến tánh. Chúng ta mê nhiễm hết sức nặng, A-la-hán, Bích-chi Phật và Quyền Giáo Bồ-tát mê nhẹ hơn, nhưng hết thảy đều vẫn chưa kiến tánh, nên chỉ biết dùng tám thức, không biết dùng bốn trí. Chỉ có những vị đại Bồ-tát thật sự minh tâm kiến tánh, thật sự đã chuyển tám thức thành bốn trí, mới biết dùng Chân tâm Tự tánh. Do vì Chân tánh vĩnh viễn bất biến, không thay đổi, luôn mới mẻ giống như vàng ròng, nên nếu chúng ta biết dùng Chân tâm Tự tánh, thì năm nào cũng đều là mười tám tuổi thanh xuân, đâu đến nỗi mỗi năm mỗi già đi. Vào những ngày Tết, chúng ta thường hay chúc tụng ông bà, cha mẹ và những người lớn tuổi: “Phước như đông hải, thọ tỷ nam sơn,” nhưng chẳng biết vì sao chúng ta bị già, bị chết. Chúng ta hằng ngày đều dùng vọng tưởng để khởi lên những ưu lự, phiền muộn, nên mỗi ngày một già đi, chớ đâu phải thời gian làm cho mình già. Chúng ta thử suy nghĩ xem, thời gian và bản thân chúng ta đâu có quan hệ gì với nhau đâu, thì làm sao thời gian có thể làm mình già chết. Cái làm cho mình già chết chính là vọng tâm của chính mình. Từ Bích-chi Phật trở xuống có thể già, chứ Bồ-tát chẳng già vì Bồ-tát biết sử dụng Chân tâm. Do đó, chúng ta phải biết tầm quan trọng của việc dùng Chân tâm.

Khi xưa, do nguyên nhân gì mà Thái Tử Tất Đạt Đa từ bỏ ngai vàng, lìa cung vua, xuất gia, học đạo? Thái Tử Tất Đạt Đa thấy con người và vạn vật trong cõi này lúc sanh lúc diệt, biến đổi vô thường, chẳng bất biến, chẳng thường trụ, nên Ngài sanh lòng nhàm chán cõi này, xuất gia, học đạo nhằm mục đích cầu chẳng già, chẳng chết! Nay, cũng giống như Thái Tử Tất Đất Đa, chúng ta cũng vì nhàm chán lẽ vô thường trong cõi này mà cầu sanh Cực Lạc để được trẻ mãi không già, không chết, không bị biến đổi vô thường; tức là chúng ta đang cầu vô lượng thọ, vô lượng quang. Chúng ta phải dùng gì để cầu vô lượng thọ, vô lượng quang? Trong các kinh Đại thừa, Phật đều dạy phải học cách dùng Chân tâm. Thế nào là dùng Chân tâm? Lục Tổ Huệ Năng bảo: “Vốn chẳng có một một vật.” Vậy, nếu chúng ta biết giữ cho Chân tâm mình thứ gì cũng đều chẳng có, Chân tâm ly niệm chẳng có vọng niệm, thì đó chính là biết dùng Chân tâm! Nói cách khác, trong tâm chẳng có một niệm thì đó là Chân tâm, trong tâm có một niệm thì đó là vọng tâm, chẳng phải là Chân tâm. Trong tâm không có một niệm thì chẳng già chẳng chết, trong tâm có quá nhiều niệm thì mau già, mau chết.

Thế nào là chẳng có một niệm? Nếu chúng ta hiểu chẳng có một niệm là niệm gì cũng đều chẳng có thì vẫn là còn có một niệm, một niệm đó chính là niệm gì cũng đều chẳng có! Vậy, có hữu niệm là trật, có vô niệm vẫn trật, cả hai ý niệm này đều là vọng tâm. Trong Chân tâm chẳng có hữu niệm cũng chẳng có vô niệm; hữu niệm và vô niệm đều chẳng có thì đó mới là Chân tâm. Chuyện này thật là phiền phức, khiến cho chúng ta rất khó hiểu! Hữu niệm là trật, vô niệm cũng trật, rốt cuộc phải làm sao mới có thể dùng Chân tâm? Rất khó, rất khó, đúng thật là rất khó! Vì sao khó quá vậy? Vì phàm phu chúng ta chưa nhập cảnh giới Nhất tâm Bất Loạn thì làm sao có thể hình dung ra được Chân tâm. Bởi do vấn nạn này, A Di Đà Phật bày ra phương tiện thiện xảo, lập thành pháp môn Tịnh độ, dạy chúng ta niệm Phật Nhất tâm Bất loạn để có thể dễ dàng chứng Chân tâm. Vì sao pháp môn Niệm Phật có thể biến khó thành dễ? Vì suốt ngày từ sáng đến tối chỉ niệm một câu A Di Đà Phật thì hữu niệm và vô niệm gì cũng đều chẳng có. Nói cách khác cho dễ hiểu, suốt ngày từ sáng đến tối chẳng khởi lên một vọng niệm nào hết thì đó là chẳng có hữu niệm; suốt ngày từ sáng đến tối chỉ niệm một câu Phật hiệu A Di Đà thì đó là chẳng có vô niệm. Như vậy, từ sáng tới tối chỉ niệm một câu A Di Đà Phật thì cả hai bên hữu niệm và vô niệm cũng đều dứt bật; đây đích xác là phương tiện thiện xảo của A Di Đà Phật có thể giúp chúng ta dễ dàng chứng nhập Chân tâm. Một khi đã chứng nhập Chân tâm rồi, thì tự nhiên sẽ biết cách dùng nó. Nếu chưa chứng nhập Chân tâm thì làm sao biết nó là cái gì mà dùng?

Một câu A Di Đà Phật chính là âm thanh của bản thể Tự tánh, là tánh đức trong Tự tánh của chúng ta. Niệm câu A Di Đà Phật chính là niệm Chân như Bổn tánh của chính mình, là niệm Tự tánh bình đẳng, nên công đức niệm Phật là vô lượng vô biên, chẳng thể nghĩ bàn! Niệm Phật là cách thức dùng để chứng Chân tâm dễ dàng nhất. Người thượng căn hiểu rõ bản thể của Chân tâm là người thật thà. Người hạ căn chẳng biết Chân tâm Tự tánh là gì, nhưng hết lòng tin tưởng pháp môn Niệm Phật, chẳng sanh tâm chấp trước cũng là người thật thà. Hai loại người thật thà này đều có thể chứng Chân tâm trong một câu niệm Phật. Chỉ có hạng người niệm Phật nữa vời, bán tín bán nghi, rất khó chứng Chân tâm bằng một câu niệm Phật. Vì chứng bệnh chấp trước của hạng người nữi vời này quá nặng, nên Phật chẳng thể cứu được họ. Đời này họ niệm Phật chỉ là để kết duyên với pháp môn Niệm Phật và Phật A Di Đà, chứ chưa thể vãng sanh.

Chân tâm là tâm bình đẳng; hễ bình đẳng thì chẳng tăng chẳng giảm, chẳng cao chẳng thấp, chẳng trong chẳng ngoài, chẳng nhơ chẳng sạch; đây là chỗ thường hành của hết thảy chư Phật. Một ngàn vị Phật xuất thế trong Hiền Kiếp không vị nào chẳng tu Tự tánh Chân như Bình đẳng mà có thể viên thành Phật đạo. Do đó, người tu Phật đạo nhất định phải coi trọng Tự tánh Chân như Bình đẳng, chỉ khi nào Tự tánh Chân như Bình đẳng hiện tiền mới có thể viên thành Phật đạo. Nếu trong bất cứ cảnh giới nào, chúng ta còn có mảy may chấp trước bèn chẳng bình đẳng. Vì sao chẳng nên chấp trước? Hễ có chấp trước liền có phân biệt, bèn chẳng bình đẳng. Nếu chẳng có chấp trước thì phân biệt hay bất bình đẳng đều không có. Cho nên, nếu muốn Tự tánh Chân như Bình đẳng hiện tiền thì điều trước tiên là phải lìa chấp trước, tức là phải phá trừ bốn tướng: người, ta, chúng sanh và thọ mạng. Bình đẳng là tánh của Chân tâm, bất bình đẳng là tánh của vọng tâm. Nói nông cạn hơn một chút, bình đẳng là Nhất tâm Bất loạn, hễ nhất tâm bèn bình đẳng, hễ nhị tâm bèn chẳng bình đẳng. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta nhất định phải vận dụng công phu tu điều này, nhất định chẳng chấp trước mới có thể hòa hợp thành một khối với cuộc sống; đây mới là chân chánh tu hành, đây mới là chân chánh niệm Phật! Nhưng phải làm như thế nào để hòa nhập thành một khối với cuộc sống? Từ sáng tới tối, đi, đứng, nằm, ngồi, mặc quần, thay áo, ăn cơm, tiếp vật, đãi người v.v…. đều hiểu rõ ràng, rành rẽ một điều: “Tự tánh Chân như không gì không bình đẳng.” Chúng ta đối với hết thảy mọi người, mọi vật, mọi sự, mọi việc đều chẳng chấp trước, thì phân biệt sẽ tự nhiên không còn, đó chính là tâm bình đẳng, là trí tuệ chân thật và cũng là quán chiếu Bát-nhã!

Chúng ta hãy suy nghĩ sâu xa xem, nếu bốn tướng đều không có, thì làm gì có cái ta? Nếu chẳng có cái ta, thì dẫu có nghiệp chướng đi nữa, nhưng chẳng có ai lãnh chịu? Lúc Thích Ca Mâu Ni Phật thành Phật, Ngài có thật sự tiêu trừ hết thảy nghiệp chướng trong đời quá khứ không? Phật vẫn không thể tiêu trừ hết nghiệp chướng! Thế nhưng, vì Phật đã phá trừ bốn tướng, chứng được Tự tánh Chân như Bình đẳng, không còn có cái ta nữa, nên thậm chí lúc ấy Phật thấy Ma Vương Ba Tuần cũng chính là Phật, nên nghiệp chướng của Ngài trong đời quá khứ chẳng có ai lãnh hết! Tạm thời, trong Phật pháp chúng ta gọi đó là tiêu trừ nghiệp chướng, chớ thật ra nghiệp quá nhiều, chẳng có cách chi tiêu trừ hết được. Nghiệp chướng vẫn còn đó mà không có ai lãnh chịu thì đó chính là không có cái ta. Không có cái ta thì cũng chẳng có ai lãnh chịu nghiệp chướng! Chỉ có kẻ chấp ngã mới phải hứng chịu nghiệp báo, Phật đã chứng vô ngã, chẳng có cái ta nữa, nên Phật không bao giờ nhận lãnh nghiệp báo. Vì thế, còn ngã chấp thì còn nghiệp báo, hết ngã chấp thì nghiệp báo cũng không còn.

Kinh Kim Cang dạy cho chúng ta biết một chân tướng sự thật: “Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng.” Do hết thảy các tướng đều là hư vọng nên chẳng gì chẳng bình đẳng. Tướng tốt là hư vọng, tướng xấu cũng là hư vọng, thiện tướng là hư vọng, ác tướng cũng là hư vọng, xứng lòng thỏa ý là hư vọng, chẳng vừa lòng trái ý cũng là hư vọng v.v… Nếu hết thảy các tướng đều là hư vọng, thì tất nhiên chúng đều bình đẳng như nhau. Đã biết rằng hết thảy các tướng đều là giả tướng, đều chẳng chân thật, thì chớ nên khởi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước đối với các tướng hư vọng ấy nữa, tâm mới có thể bình đẳng. Bình đẳng bèn Chỉ, có Chỉ bèn bình đẳng! Hiện nay, chúng ta đang dùng cái tâm bất bình đẳng để niệm Phật, nên niệm Phật chẳng có Chỉ. Niệm Phật chẳng có Chỉ thì Quán cũng chẳng thành. Niệm Phật mà không có Chỉ, không có Quán, nhất định chẳng thể thành tựu trí huệ chân chánh. Một khi tâm mình khởi lên sự bình đẳng trong tất cả cảnh giới, công phu tu hành liền đắc lực, bèn có thụ dụng thật sự, mọi nguyện ước đều thành đạt đúng với ý muốn của mình mà chẳng cần dự tính hay khổ công tạo tác. Nói nông cạn, sự thụ dụng ấy chính là đắc tự tại, trở thành một vị Quán Tự Tại.

Thế nào là một Quán Tự Tại? Kinh Vô Lượng Thọ dạy những câu như là: “Đối tất cả pháp tùy ý tự tại,” “Ðối tất cả pháp có thể đắc được tự tại tối thắng,” “Ðối tất cả pháp, thường được tự tại, ở chỗ hay biết đều không phải do ngôn ngữ phân biệt,” “chỗ làm tự tại, chẳng cần dự tính,” “Ở chốn đô thị, thôn quê họ hàng cùng các trân bảo đều không chấp trước” v.v… Đây đều là tâm hạnh của một vị Quán Tự Tại do thực hành Bát-nhã thâm sâu, đắc đại tự tại, thoát ra khỏi mọi khổ ách. Như vậy, sự thọ dụng trong việc tu hành Phật pháp chính là để đắc tự tại! Phật dạy, muốn trở thành một vị Quán Tự Tại thì không nên chấp trước đối với hết thảy các pháp. Thứ nhất, không nên chấp trước đối với ngôn ngữ, lời nói của người khác, chỗ hay biết chân thật không phải do ngôn ngữ phân biệt mà có được. Tỷ dụ, nếu có người nói Phật có bốn vạn tám pháp môn mà chúng ta hiểu theo kinh đó là tám vạn bốn ngàn pháp môn hay vô lượng pháp môn là được rồi, chẳng cần câu nệ vào con số đó là chính xác hay không chính xác, thì đó gọi là không chấp trước ngôn ngữ. Thứ hai, trong mọi chuyện làm chẳng cần nên dự tính, phải biết tùy duyên, chẳng nên phan duyên. Thứ Ba, dù ở trong chốn đô thị đông người hoặc ở nơi thôn quê vẳng vẻ, cùng với các thứ thụ dụng trong các chỗ đó, chúng ta đều không chấp trước, tức là chẳng chấp tướng cảnh giới. Nếu chúng ta ở chốn đô thị sang trọng, tiện nghi, được ăn ngon, mặc đẹp, hoặc ở chỗ thôn quê khỉ ho cò gáy, cũng đều bình đẳng như nhau, chẳng sanh tâm chấp trước chỗ này tốt hơn chỗ kia. Nếu chúng ta thực hiện được điều này, thì đấy chính là thực hành Bát-nhã thâm sâu! Người như vậy mới thật sự là một vị Quán Tự Tại giải thoát ra khỏi mọi khổ ách.

Trong Phật pháp có nói đến ba thứ: Pháp thân, Bát-nhã và Giải thoát. Bát-nhã Tâm Kinh bảo: Quán Tự Tại Bồ-tát do hành thâm Bát-nhã, thoát khỏi mọi khổ ách. Trước tiên chúng ta phải đạt được tự tại thì mới được giải thoát. Nếu chẳng thể tự tại trong tất cả các pháp, vẫn còn chấp trước đối với các pháp, vẫn còn thấy có một pháp nào đó là có hay không có, lớn hay nhỏ, nhiều hay ít, tốt hay xấu, cao hay thấp, được hay mất, vui hay buồn, nhơ hay sạch v.v…, thì liền bị trói buộc ngay trong pháp đó, chẳng thể giải thoát. Nếu chúng ta đối với tất cả các pháp đều có thể tự tại, không hề chấp trước, bèn chẳng có ưu lự, phiền não, đau khổ và sợ hãi, thì đấy chính là thực hành Bát-nhã thâm sâu, được sự giải thoát chân thật. Do vậy, tự tại chính là giải thoát, giải thoát chính là tự tại! Quán Tự Tại Bồ-tát giải thoát ra khỏi mọi khổ ách là do các Ngài xả ly mọi chấp trước, không tự trói buộc mình trong tất cả các pháp. Còn phàm phu chúng ta giống như con tằm tự mình trói buộc mình vào trong cái kén của chính mình tạo ra, thì làm sao có thể được tự tại chứ? Trong cuộc sống hằng ngày, nếu chúng ta đều có thể tự tại, chẳng sanh tâm chấp trước đối với tất các pháp, thì đó chính là giải thoát. Sau khi chúng ta đạt được tự tại, giải thoát ra khỏi sự trói buộc của hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian, thì trí huệ chân thật trong Tự tánh bèn dần dần mở mang, tự nhiên hiểu rõ, thông đạt hết thảy lý sự, nhân quả, quá khứ, hiện tại, vị lai, mà ngôn ngữ văn tự, số lượng cũng tự nhiên dứt bật; thì đó chính là trí tuệ Bát-nhã. Lúc ấy, chúng ta thấy tất cả ngôn ngữ, số lượng được nói trong kinh đều chỉ là tỷ dụ, đều chỉ là những ký hiệu để dẫn Bát-nhã, chớ chẳng phải là Bát-nhã. Với trí tuệ Bát-nhã phát khởi từ Tự tánh Chân như Bình đẳng, chúng ta có thể dung hòa thân tâm và thế giới thành một thể. Lúc ấy, tận hư không khắp pháp giới và chính mình chỉ là một, Pháp thân hiện tiền, thì đó gọi là chứng Chân tâm! Bởi lẽ hết thảy chư Phật đều theo con đường này để chứng Chân tâm, thành tựu Pháp thân; cho nên nếu chúng ta muốn tu học để chứng Chân tâm, thành tựu Phật pháp thân, thì nhất định cũng phải chỉ đi theo một con đường này.

Chân thật và bình đẳng là thể tánh tự nhiên của Chân tâm. Phật pháp đặc biệt chú trọng hai pháp chân thật và bình đẳng và thường dùng vàng để biểu thị hai này. Tượng Phật được làm bằng vàng, thậm các pháp khí cho đến cung điện, tự viện trong thế gian cũng chú trọng toàn là màu vàng, nhằm biểu thị tánh đức chân thật và bình đẳng của Chân tâm. Trong Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, đất làm bằng vàng ròng bằng phẳng, chẳng có núi non, sông, biển, gò, nồng, hầm, hố, chông gai, cát sạn…, nhằm biểu thị tánh chân thật và bình đẳng của Chân như Tự tánh. Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm có chép: Lúc Trì Địa Bồ-tát còn là một vị Tỳ-kheo đang tu nhân hạnh trong thời Phổ Quang Phật. Lúc mới xuất gia, Ngài phát tâm hằng ngày tu bổ cầu, sửa đường, làm rất nhiều chuyện tốt như vậy để cúng dường đại chúng! Một ngày nọ, Ngài biết Tỳ Xá Phật sẽ đi qua, nên đặc biệt đổ hết công sức san đắp cho đường sá được phẳng phiu để Phật đi qua. Đức Phật thấy Ngài có thiện tâm như vậy, bèn xoa đầu, bảo rằng: “Hãy nên bình tâm địa, ắt đại địa trong thế giới hết thảy đều bình.” Chúng ta thấy đó, Tỳ Xá Như Lai vẫn là nói câu nói “Y báo chuyển theo chánh báo.” Vậy, hễ khi nào tâm bình (chánh báo) thì cõi nước bình (y báo). Tâm của lục đạo phàm phu chẳng bình đẳng, còn có chấp trước, còn thấy có cao thấp, thẳng cong, thật giả, tốt xấu v.v…, nên mới hiện ra một thế giới Sa-bà có núi non, sông, biển, gò, nồng, hầm, hố, chông gai, cát sạn, những chỗ tối tăm v.v…, làm chướng ngại đường đi của chính mình. Trong Cực Lạc Thế giới, ai nấy đều đi trên đất làm bằng vàng ròng bằng phẳng, chẳng có núi non, sông biển, hầm hố, chông gai, cát sạn, vạn vậy xung quanh đều phóng quang rọi sáng bước chân đi, thì cần gì đến Đức Như Lai nhấn ngón chân xuống đất, mới bình được cái tâm? Ở trong thế gian này, nếu chúng ta muốn gìn giữ cuộc sống phồn vinh, an định, yên ổn, hòa bình, lợi lạc, thì nhất định phải nhấn ngón chân xuống đất, tức là phải tu pháp bình tâm địa mà Tỳ Xá Phật đã dạy Trì Địa Bồ-tát: “Hãy nên bình tâm địa, ắt đại địa trong thế giới hết thảy đều bình.”

Phật nhấn ngón chân xuống đất có ý dạy chúng ta phải bình cái tâm. Nhưng, chúng ta phải làm thế nào mới bình được cái tâm? Niệm Phật Nhất tâm Bất loạn chính là pháp tu dùng để bình tâm địa. Chúng ta hãy suy nghĩ xem, nếu chúng ta có chấp trước, có phân biệt, có vọng tưởng, tham muốn, sân, si, mạn, thì làm sao bình được cái tâm. Nếu chúng ta cứ tiếp tục làm như vậy, thì phước báo của chúng ta sẽ rất nhanh chóng hao mòn, nên dù có niệm kinh, niệm Phật nhiều đến ngần ấy, nhưng phước báo đều bị phá sạch sành sanh. Lại nữa, càng khởi vọng tưởng, tham muốn, sân, si, mạn, thì càng mau già, mau chết, chớ có ích lợi gì đâu? Có người bảo, mau già mau chết thì sẽ mau được vãng sanh. Chẳng phải vậy đâu! Già chết và vãng sanh là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, chớ nên mong mau già mau chết để mau được vãng sanh, vì đó chỉ là vọng tưởng điên đảo mà thôi! Một bàn tay này của ta tạo ra phước báo, nhưng cũng một tay này phá hỏng nó mất đi; đó đều do không có Bát-nhã, không biết rõ nhân quả báo ứng. Nay, nếu chúng ta đã tận sức quét sạch bụi trần, thì cũng phải biết gìn giữ sao cho nó vĩnh viễn sạch sẽ, chỗ nào đã quét sạch rồi thì đừng làm cho nó dơ trở lại, để khỏi cứ mãi tốn công hao sức một tay quét bụi, một tay phẩy bụi. Chỉ khi nào chúng ta vĩnh viễn gạt bỏ phiền não, vĩnh viễn khôi phục Tự tánh thanh tịnh tâm, thì mới có thể vĩnh viễn giữ được phước báo, mới có thể không già, không chết; đấy gọi là vô lượng quang, vô lượng thọ. Vô lượng quang, vô lượng thọ tốt hơn “phước như đông hải, thọ tỷ nam sơn” rất nhiều. Vì sao? Vì thọ mạng của đông hải và nam sơn vẫn có số lượng, còn vô lượng quang, vô lượng thọ là phước báo và thọ mạng giống như Phật, chẳng có số lượng, chẳng thể tính đếm được.

Nếu chúng ta thật sự muốn thiên hạ thái bình, muốn có một gia đình êm ấm, có phước báo và thọ mạng vĩnh cửu, chẳng bị hao mòn tiêu mất, thì nhất định phải từ chỗ tâm địa mà tu tâm bình đẳng. Lúc đang tu tâm địa bình đẳng, tốt nhất là chẳng nên đọc báo chí, chẳng nên nghe radio, không nên la cà nhà người khác, không bàn luận chuyện đời, chỉ thật thà niệm câu Phật hiệu A Di Đà và đọc một cuốn kinh Vô Lượng Thọ để giữ cho tâm định và khai mở trí tuệ. Tâm thanh tịnh là chánh báo; lúc chánh báo chuyển thành y báo đúng theo lòng mong muốn thì mới thật sự thấu hiểu sự thụ dụng chân thật trong Phật pháp là như thế nào. Khi nào chúng ta thật sự đắc tâm bình đẳng và Căn Bản trí giống như Thiện Tài Đồng Tử rồi, thì lúc ấy mới có thể đi lung tung khắp nơi cầu thiện tri thức, cầu tham học vấn, tức là cầu Hậu Đắc trí. Hiện nay, tâm địa của chúng ta vẫn chưa bình đẳng, nên càng tiếp xúc nhiều người, càng cầu tham học vấn, thì càng tăng trưởng chấp trước, phân biệt và vọng tưởng, chớ chẳng có giải thoát và Bát-nhã gì cả. Nếu chẳng có giải thoát và Bát-nhã, thì đương nhiên cũng chẳng thể thành tựu Pháp thân. Ba thứ Pháp thân, Bát-nhã và Giải thoát đều chẳng thể đạt được trong Phật pháp, thì việc học Phật chỉ là vô dụng.

Hiện nay, chúng ta chưa được tâm bình đẳng, nên dù hằng ngày thường nghe kinh, niệm Phật rất nhiều, nhưng vẫn còn đi lung tung khắp nơi tìm cầu những thứ khác, tu hành như vậy suốt đời suốt kiếp cũng chỉ là uổng công phí sức, vẫn chỉ là vô dụng mà thôi. Vì sao vô dụng? Tu hành mà chẳng thể chuyển cảnh giới vô minh phiền não thành thường-lạc-ngã-tịnh, thì đó chẳng phải là vô dụng hay sao? Chúng ta ai nấy đều muốn tu tâm thanh tịnh bình đẳng, đều hy vọng có thể đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, được tắm trong nước tám công đức nơi ao bảy báu, được đi trên đất vàng ròng phẳng phiu, được nghe tiếng pháp vi diệu phát ra từ vạn vật trong cõi ấy. Nếu muốn được như vậy, chúng ta phải đặc biệt chú trọng gìn giữ tâm bình đẳng bất biến, quyết định chẳng để cảnh giới bên ngoài lay động, dụ hoặc. Phật pháp và thế gian pháp đều chẳng chấp trước mới thật sự bình được cái tâm. Đối với người căn tánh nửa vời, tức là người có nhiều chấp trước, phân biệt, vọng tưởng, thì phải đọc tụng kinh Vô Lượng Thọ tối thiểu là ba ngàn lượt, nghe chú giảng kinh Vô Lượng Thọ tối thiểu là ba trăm lượt cho đến khi thật sự tin tưởng một hơi thở, một miếng ăn, một hớp uống, không gì chẳng phải là tu định, không gì chẳng phải là tu bình địa tâm; lúc ấy mới thật sự chẳng còn gì để tham lam, chẳng còn chấp trước phân biệt đúng sai phải trái nữa; ngay cả Phật pháp cũng chẳng sanh lòng tham muốn và chấp trước thì tâm mới bình!

Hễ trong mạng có của cải thì chẳng cần phải cầu mà tự nhiên cũng có, nó tự nhiên đến, chớ chẳng phải do cầu mà có được. Trong mạng đã có thì quyết định chẳng mất đi, trong mạng chẳng có thì dù có cưỡng cầu cũng chẳng thể có được! Một khi chúng ta giác ngộ được điều này, tâm liền tự nhiên an định, tự nhiên chẳng tạo tội nghiệp. Thụ hưởng phước báo mà chẳng tạo tội nghiệp mới thật sự là chân-thiện-mỹ-huệ, mới là như thân tắm trong nước tám công đức nơi ao bảy báu, chân bước trên đất bằng vàng ròng bằng phẳng, tai nghe tiếng Phật thuyết vi diệu pháp, mọi nguyện ước chân chánh đều tự nhiên thành tựu một cách mỹ mãn, chẳng có chướng ngại gỉ cả.

Kinh Vô Lượng Thọ này nói: “Người đời thiện ác, tự mình chẳng thấy, lành dữ họa phúc, tranh nhau tạo tác, tâm mê thần ám, triển chuyển gây nghiệp, điên đảo tương tục, vô thường là gốc, mờ mờ mịt mịt.” Hiện nay, chúng ta chưa đạt được tâm thanh tịnh bình đẳng, nên trong lúc hưởng phước bèn đồng thời tạo tội nghiệp nghiêm trọng mà tự mình cũng không biết. Thậm chí lúc mình đang tạo nghiệp mà cứ tưởng lầm là đang làm phước. Nay, Phật ban cho chúng ta quyển kinh Vô Lượng Thọ là để chỉ dạy cho chúng ta biết rõ về nhân quả báo ứng, cách thức hưởng thụ phước báo và làm việc thiện trong chân-thiện-mỹ-huệ. Người tu học theo kinh Vô Lượng Thọ chính là học cách dùng Chân tâm, để chuyển vô minh phiền não thành Bồ-đề, để có thể hưởng thụ mà chẳng tạo nghiệp, lại còn có thể thành tựu tâm thanh tịnh bình đẳng, chứng ba đức Pháp thân, Bát-nhã và Giải thoát trong một câu A Di Đà Phật. Vì thế, chúng ta phải biết tiếng A Di Đà Phật chính là diệu âm, là tiếng vi diệu của Chân tâm Tự tánh!


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Báo đáp công ơn cha mẹ


Chuyển họa thành phúc


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Ai vào địa ngục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.62.99 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...