Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Lá thư hằng tuần »» Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 14 - năm 2024 »»

Lá thư hằng tuần
»» Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 14 - năm 2024

Donate

(Lượt xem: 1.101)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 14 - năm 2024

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Hôm nay là bài chia sẻ Phật pháp lần thứ 14. Lần trước, chúng ta đã tìm hiểu về chánh kiến (正見), tức là sự thấy biết chân chánh. Nhân việc Sư Minh Tuệ đang được đề cập đến rất nhiều qua mạng xã hội, mời quý vị xem một bài viết để có thêm góc nhìn chân chánh về vấn đề này tại đây.

Trong bài này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về chánh tư duy (正思惟). Việc thực hành chánh kiến giúp ta thấy biết đúng thật về thực tại khách quan, về sự vật, sự việc, hiện tượng… Tuy nhiên, để thấu hiểu sâu xa hơn, chúng ta cần thiết phải vận dụng chánh tư duy. Nói một cách đơn giản dễ hiểu thì chánh tư duy là suy ngẫm một cách chân chánh để thấu hiểu sâu xa và đúng thật về bản chất của vấn đề.

Trước hết, tư duy chân chánh là tư duy không bị sự chi phối bởi các ý tưởng tham dục, sân hận, ghét bỏ, đố kỵ v.v… Chỉ với một tâm thức trong sáng, thanh tịnh, ta mới có thể vận dụng và rèn luyện được chánh tư duy. Do vậy, chánh tư duy còn được gọi là chánh chí (正志), chánh phân biệt (正分別), chánh giác (正覺). Khi tâm trong sáng, mỗi sự vật trước hết được nhìn nhận đúng thật như đang hiện hữu, và từ đó người quan sát mới có thể suy ngẫm về những gì đã thấy biết để nhận hiểu về bản chất sâu xa của chúng.

Tư duy chân chánh cũng có nghĩa là suy ngẫm nhưng không suy diễn. Sự suy diễn từ những cái đã biết dẫn ta đến những cái chưa biết, nhưng những cái biết đó không phải cái biết chắc thật, đúng với bản chất sự vật. Khi suy ngẫm đúng thật về vấn đề, chúng ta đi vào chiều sâu thực sự để nhận hiểu, do đó không bị chi phối, dẫn dắt bởi các yếu tố khác.

Người tu tập nhất thiết phải vận dụng và rèn luyện chánh tư duy trong tất cả các pháp môn tu tập. Điều này giúp ta không đi lệch hướng và có thể đạt được hiệu quả tu tập mang đến nhiều lợi lạc. Do đã loại trừ các tư tưởng tham dục, sân hận v.v… chúng ta mới có thể khởi sinh tâm từ bi cũng như những ý niệm lợi tha. Những điều này giúp ta có được trí sáng suốt để nhận thức về sự việc.

Hiện thực chung quanh ta thường được nhận biết theo tri thức thế tục. Những kiến thức khoa học, hóa học, vật lý… là cần thiết cho đời sống, nhưng chúng không thực sự giúp ta có được sự nhận hiểu chân chánh hướng đến sự giải thoát. Vì sao vậy? Bởi vì những tri thức đó không đi sâu vào bản chất sự vật đủ để nhận ra những tính chất như khổ, không, vô thường, vô ngã, trong khi tư duy chân chánh giúp ta nhận biết và chứng nghiệm được những sự thật này.

Trong thực tế, sự phát triển của khoa học cũng giúp đưa sự nhận hiểu của khoa học ngày nay đến gần hơn với bản chất sâu xa của sự vật. Chẳng hạn như với sự nhận hiểu của khoa học trước đây thì vật chất và khoảng không là hai khái niệm hoàn toàn trái ngược, nhưng với sự phát triển của cơ học lượng tử thì những khái niệm về vật chất, năng lượng và khoảng không đã xích lại gần nhau hơn. Các nhà khoa học thậm chí còn nhận ra một thực tế là ở mức độ cấu trúc vật chất nhỏ nhất, ta đã không còn phân biệt được giữa khoảng không và các hạt hạ nguyên tử…

Khi nhận biết về tâm thức cũng vậy. Chỉ có sự rèn luyện và phát triển chánh tư duy mới có thể giúp chúng ta nhận hiểu đúng thật về các yếu tố như thọ, tưởng, hành, thức… Với tâm tĩnh lặng và sự quán sát sâu xa, chúng ta nhận biết được sự sinh khởi và diệt đi của những pháp này, cũng như sự chi phối của chúng đối với tâm thức của chúng ta. Bằng cách đó, chúng ta thấy rõ được tính chất vô thường, liên tục sinh diệt của từng cảm thọ hay tư tưởng… Với nhận thức và trải nghiệm đó, chúng ta dần dần kiểm soát và diệt trừ được các tâm niệm phiền não, diệt trừ được tham dục… Đó chính là ý nghĩa thiết thực nhất của sự hướng đến giải thoát.

Rèn luyện chánh tư duy là một bước tiến quan trọng trong tiến trình tu tập, và năng lực tư duy chân chánh là yếu tố thiết yếu để chúng ta có thể nhận hiểu và tu tập được các pháp môn trong đạo Phật. Trong những bài tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các yếu tố còn lại trong Bát chánh đạo.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Lược sử Phật giáo


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Về mái chùa xưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.63.148 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...