Hai đạo diễn Max Pugh và Marc J. Francis đem lại cho chúng ta cái nhìn về một Thiền viện Phật giáo nổi tiếng với đôi mắt của người trong cuộc.
Rất đỗi chân thành, nếu không nói là hoàn toàn đúng như mong đợi, bộ phim Walk With Me (tạm dịch: Bước Cùng Tôi) đưa đến cho chúng ta cái nhìn cận cảnh khái quát về đời sống thuần thành, tập trung vào các chư tăng ni sống tại một tu viện miền quê được Thiền Sư Thích Nhất Hạnh dẫn dắt.
Được nhắc đến với tư cách là người giới thiệu chánh niệm đến phương Tây, người thầy 90 tuổi đời giờ đây không còn hoạt động được nhiều vì di chứng của một cơn tai biến mạch máu gần đây, nhưng trước đó thầy đã từng hoằng pháp thường xuyên trong suốt một thời gian dài, và nhiều người dân Mỹ (bao gồm cả tôi) đã được nghe thầy nói chuyện và hướng dẫn về nhiều phép thiền tập. Để có thể truyền tải được cái an tĩnh lớn lao trong sự hiện diện của thầy là một thách thức lớn cho bất cứ bộ phim nào. Bộ phim tài liệu của Max Pugh và Marc J. Francis này tất nhiên có chứa đựng những khoảnh khắc sâu sắc như vậy. Tuy nhiên sự kết hợp giữa những suy ngẫm và quan sát lại thể hiện tính minh họa nhiều hơn là chuyên sâu.
Điều đầu tiên và trên hết mà bộ phim Walk With Me đưa đến là cơ hội được trải nghiệm cùng cộng đồng tu sĩ tại Làng Mai, là nơi mà thầy Thích Nhất Hạnh thành lập vào năm 1982 tại miền Nam nước Pháp. Bộ phim phóng sự cô đọng những giây phút mà đạo diễn thu nhặt trong quá trình ba năm lưu lại tu viện và trong cả những chuyến hoằng pháp ở Mỹ. Phim không nói đến xuất thân của vị tăng sĩ đồng thời là nhà hoạt động tích cực được Martin Luther King đề cử Giải Thưởng Nobel Hòa Bình. Bộ phim đưa đúng trọng tâm phù hợp vào phép thực hành chánh niệm tại đây và bây giờ.
Hai nhà làm phim (là những người chia sẻ trách nhiệm đạo diễn hình ảnh) ghi lại được một loạt các hình ảnh đời thường tại tu viện chốn đồng quê bình dị này. Trên phương diện để chiêm nghiệm thì phim có những cuộc dạo bộ chậm rãi, có chủ đích qua những cánh rừng, những bữa ăn chung trong im lặng, nghi lễ xuống tóc. Chi tiết hơn thì có những hoạt động cập nhật trang web, chuẩn bị thực phẩm và thủ tục tiếp nhận khách đến thăm.
Cũng như những hồi chuông vốn thường để dừng lại các cuộc đàm thoại hoặc chuyển động tại Làng Mai mỗi khi chúng được xướng lên, những hình ảnh thật đẹp trong bộ phim tư liệu ngắt đoạn những sự kiện được ghi chép lại. Qua những thước ảnh lưu luyến về vầng trăng hay những ngọn nến dập dìu trên mặt hồ, diễn viên Benedic Cumberbatch (thuộc nhà sản xuất SunnyMarch đồng hỗ trợ sản xuất bộ phim tư liệu này) với giọng nói rất hay của anh đã đọc những đoạn từ quyển Fragrant Palm Leaves (Nẻo Về Của Ý), là một tập hợp những bản hồi ký của thầy Nhất Hạnh trong suốt những năm đầu tiên lưu vong xa cách quê hương Việt Nam.
Ở Hoa Kỳ, tên của nhà sư nổi tiếng này xuất hiện trên giới thiệu chương trình tại một địa điểm ở Manhattan cùng với những ngôi sao giải trí như Jackson Browne và John Oliver. Chúng ta trông thấy đám đông háo hức chờ đợi nhưng không thể hiểu được mối liên hệ giữa vị thầy này và vị các khán giả đó. Để so sánh thì trong phim có hai chuyến đi hoằng của các thành viên thân cận của thầy và đó lại là những liên kết thành công nhất trong bộ phim.
Trong lúc viếng thăm cha mình tại viện dưỡng lão, một ni sư ngồi thiền cùng người cha già của mình và sự kết nối không lời giữa họ quả thật là kỳ diệu. Cha mẹ của một tăng sĩ trẻ người Mỹ khác chỉ cho anh xem hoạch định về cuộc đời mà anh tự viết ra trước đó vài năm. Đó là một thời gian biểu trôi chảy dày đặc những cột mốc tiêu biểu và những thành tựu về vật chất; anh đã dự liệu rằng mình rồi sẽ “có tất cả” ở tuổi 40. Giờ đây khi đã khoác trên mình tấm áo cà sa và phát nguyện sống cuộc sống thanh bần, người thanh niên chỉ có thể bật cười về những hoạch định và kế sách thời trẻ của mình. Khó có thể tìm thấy đoạn tư liệu nào mâu thuẫn một cách tuyệt vời đối với chánh niệm hơn thế.
Những ai không quen với nhịp điệu và sự tĩnh lặng có chủ ý của pháp môn tu tập này có thể sẽ thấy đồng cảm với một tăng sĩ trẻ, rõ ràng là bị ghẹo một cách thương mến với cảnh phim quay lại khi chú còn đang ngáp và ngồi bồn chồn không yên trong một khóa thiền. Mặc dù không phải cảnh phim nào cũng đạt nhưng các nhà làm phim đáng được tán dương khi quan tâm đến việc lưu lại nhiều trải nghiệm khác nhau chứ không chỉ là sự tín ngưỡng nghiêm túc.
Bằng cách nào đó, Thích Nhất Hạnh là tâm điểm không hiển lộ của bộ phim Walk With Me; tuy chỉ có một chút trải nghiệm trực tiếp cùng thầy, nhưng ảnh hưởng của thầy đối với mọi người thấm qua những sự kiện trên phim. Được biết rằng lần tai biến mạch máu mà thầy trải qua vào năm 2014 đã làm thầy mất đi khả năng nói chuyện, do đó cơ hội để lắng nghe thầy nói qua đoạn đầu của bộ phim khi thầy trả lời câu hỏi của một cô bé về cái chết và nỗi đau mất mát là điều đặc biệt đáng hoan hỷ.