Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu học Phật pháp »» Sống hạnh phúc hay khổ đau »»

Tu học Phật pháp
»» Sống hạnh phúc hay khổ đau

Donate

(Lượt xem: 7.254)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Sống hạnh phúc hay khổ đau

Font chữ:

Trong cuộc đời không ai là không phải trải qua sinh, lão, bệnh tử, không ai là không có nỗi buồn nỗi khổ. Nhưng khổ vui cũng do tâm sinh mà cũng do tâm diệt.

Trạng thái của tâm là hỷ, nộ, ai, ái, ố, lạc, dục (vui, giận, buồn, thương, ghét, mừng, muốn) là bảy thứ tình cảm của con người. Trong đó bảy thứ tình cảm này phát sinh ra tâm trạng là hạnh phúc hay khổ đau. Hạnh phúc khi chúng ta đạt được những gì chúng ta mong muốn, ưu thích hay mong cầu, còn bất hạnh hay khổ đau lại là ngược lại khi ta bị vướng vào những rắc rối, nhưng trắc trở, những sự không thành, hay ước mong không đạt thành mà tâm khởi phát những ưu phiền thông qua nhiều trạng thái mà tiêu biểu là ý nghĩ tiêu cực cũng từ đó mà sinh khởi những niệm tưởng sầu bi, ảo não.

Vậy hạnh phúc hay khổ đau do tâm tạo tác, tâm làm chủ. Nên trần gian nói là khổ thì cũng do tâm khởi khổ mà có khổ, nói trần gian vui thì cũng do tâm khởi vui mà có vui. Nên giải thoát không đâu xa mà ngay nơi tâm mà bình tâm, ngay nơi lòng mà an vị, ngay nơi tánh mà an nhiên, ngay nơi pháp mà bình đẳng, ngay nơi đạo mà xuất thế đạo.

Để có cuộc sống an nhiên và vui vẻ trong hiện tại, và an ổn về sau thì ngay nơi tâm đối với mọi sự, mọi việc không khởi chấp. Không khởi chấp là nơi sự hay việc đó bằng cái nhìn chánh niệm hay ý nghĩ chơn chánh mà khởi làm. Dù cho sự hay việc có gian nan, có vất vả hay khổ đau phiền muộn thì bằng cái tâm buông xả, cái tâm vị tha, cái tâm chánh trực mà đối diện để vượt qua. Như nhà thiền có câu :" khổ vui như giấc mộng", vậy mộng là ảo hay thật? Nếu nói ảo thì tại sao lại có khổ có vui hiện hữu nơi tâm ta, mà nói thật thì khi nhìn lại tìm nó, nó cũng chẳng thật hiện hữu mà do giả danh giả hợp, do duyên mà thành, do tâm bám chấp nơi pháp mà có khởi hay không khởi.

Vậy cùng nhìn nhận một sự việc, có hai người cùng làm việc bổ củi, một người thì yêu thích công việc và làm hăng say không biết mệt. Còn một người thì thấy nó nặng nề, không thích nên làm việc uể oải và trong trạng thái buồn chán. Vậy cũng một tính chất công việc mà có người yêu thích thì làm việc hăng say do yêu thích công việc, một người thì do không yêu thích nên sinh tâm buồn chán nên từ đó công việc đó là nặng nề và làm chỉ là mang tính chịu đựng và khổ ép thân tâm mà thôi. Từ đó cho thấy tuy cùng một sự, một việc mà tâm có khởi khác thì lại có các trạng thái của tâm khác nhau, và hạnh phúc hay đau khổ, vui hay buồn, an nhiên hay bất an đều do cái tâm cái niệm cái ý mà tạo tác khởi ra.

Vậy để có cuộc sống hạnh phúc thì nơi tâm hãy buông xả ý niệm tà vạy, không tốt, phân biệt. Để tâm không còn ngã kiến, tư kiến, năng sở hay ngã sở mà từ đó tâm được an nhiên. Tâm an nhiên là gốc đạo, là nơi sản sinh ra muôn pháp. Pháp chánh, pháp lành là thiện pháp của tâm. Nếu chỉ cần tâm khởi tà tâm, ý niệm không tốt, bất lương thì lại là nơi sản sinh muôn pháp tà đạo, bất chánh là ác pháp. Để tâm luôn an nhiên và pháp luôn là thiện pháp thì người tu nên ngoài an nhiên nơi cõi pháp, trong an định trong cõi tâm, ý niệm luôn chơn chánh, thân khẩu ý hãy thiện lành thì có ở nơi đâu hay làm gì cũng có sự an vui yên ổn trong cõi đời trần gian này.

Đạo là tâm an nhiên, và tâm an nhiên tạo muôn nết hạnh phước lành. Hãy kiến tạo nơi tâm mình một cõi tịnh độ nơi trần thế, đem tâm mình hòa với tâm của mọi chúng sanh không phân biệt quốc gia, tôn giáo, không phân biệt địa vị khổ sang, không phân biệt thành phần xã hội hay tín ngưỡng, không phân biệt hình tướng, tướng trạng mà trải lòng khắp tất cả. Hãy cầu nguyện cho những người đã mất hay nạn tai, hay chung tay giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh hơn mình, và đạo càng sâu là hành đạo càng rộng khắp giúp người giúp đời chứ không phải chỉ cầu mong an ổn cho chắc bản thân mình, nếu vì bản thân mình thì đạo bị bó hẹp trong cái tâm vị kỷ, cái tâm không rộng mở, vô hình trung làm cho đạo không là đạo, mà đạo là sự rộng mở của tâm hồn, đạo không phân biệt, đạo là không ngưng trệ. Nên trong cuộc đời vô thường không chắc thật, sớm còn tối mất hay như nháng lửa đom đóm, như hoa sớm nở tối tàn, vì mong manh vậy nên khi còn sống hãy sống sao cho xứng đáng, sống sao cho tốt, làm gì cho đời, để ngõ hầu tiến tu về nơi giải thoát, an nhiên và tìm được chân lý của cuộc đời mình thì không phải uổng phí năm tháng nơi trần gian này. Và hạnh phúc hay đau khổ chỉ là khác cách nhìn, cách chấp nhận hay cách ứng xử của tâm với pháp trần mà thôi.

(Nguồn: Tác giả gửi qua email)


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống thiền


Có và Không


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.189.185.63 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...