Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Nhật ký giáo dưỡng: Về thăm lại quê hương Việt Nam »» Nhật ký giáo dưỡng: Về thăm lại quê hương Việt Nam »»

Nhật ký giáo dưỡng: Về thăm lại quê hương Việt Nam
»» Nhật ký giáo dưỡng: Về thăm lại quê hương Việt Nam

Donate

(Lượt xem: 7.583)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Nhật ký giáo dưỡng: Về thăm lại quê hương Việt Nam

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Vừa ra khỏi sân bay Tân Sơn Nhất, tiếng ồn như ong vỡ tổ. Trời nóng và ai cũng mệt mỏi sau hơn 19 tiếng bay. Mới đó mà đã 12 năm kể từ khi đưa Nàng về Quê để giới thiệu Bà con họ hàng một năm sau ngày cưới. Lần đó, cũng như lần trước, thật nhiều tâm trạng. Lần này cũng không kém. Mình hộ tống Ba và đưa gia đình về để cho các con biết về cội nguồn tổ tiên của mình.

Làm sao kể hết vì không có bút mực nào tả hết xã hội Việt Nam bây chừ. Ấn tượng đầu tiên lần này là sự đông đúc và ngột ngạt vì ô nhiễm môi trường và tiếng ồn ào quá tải. Wikipedia cho biết dân số Sàigòn là 8,426 triệu người vào năm 2016, sống trong diện tích 809 mi². Hỏi đứa cháu, cháu bảo giờ chắc đã hơn 12 triệu người đang sinh sống. Ui cha, đông đúc, chật hẹp và ồn ào náo nhiệt. Nhìn dòng xe Honda chạy trên phố, ta có thể đoán được nếp sống của xã hội Việt Nam - mạnh ai nấy sống, chen chúc, thiếu kỷ luật và vội vã.

Ở lại Sài Gòn đêm đầu, giấc ngủ không yên vì cơ thể chưa hòa nhập được, ngày ngủ đêm thức. Mà ngủ làm sao được khi nửa đêm vẫn còn nghe những tiếng rao bán hàng rong quen thuộc. Có khác là nội dung của các tiếng rao đó. Kỳ này, hàng rong là giọng Bắc, nghe dài quá và khó hiểu. Tôi đã tốn gần cả 2 tiếng đồng hồ mà vẫn không thể nào hiểu nổi. Cuối cùng, cũng hiểu được, thì ra là: "Hột gà nướng, hột vịt lộn, hột vịt vữa, trứng cút lộn, bắp xào đây!" Đêm không ngủ, lang thang trên vỉa hè Sài Gòn. Đã quá 12 giờ khuya mà bà con vẫn còn 'nhậu'. Mà kỳ thật trong chuyến này, đi đâu cũng thấy nhậu. Phải chăng chúng ta đã trở thành ‘xã hội nhậu”! Chúng tôi thấy người Việt trong nước đi đâu cũng 'nhậu', nhậu buổi sáng, nhậu ban trưa, nhậu đêm khuya. Nhậu ở nhà hàng, nhậu ở vỉa hè, nhậu trên đồng hoang, nhậu trong nghĩa địa, nhậu bên nấm mộ, nhậu càng tăng độ, nhậu nhẹt tơi bời, nhậu càng chơi vơi, khổ cho vận nước...

Về lại phòng, nằm xuống nghỉ lưng nhưng vẫn chưa ngủ được. Tất cả những âm thanh quen thuộc đó, tuy gần mà xa, tuy xa mà gần lại về trong tâm thức. Tôi viết vội vài dòng thơ để nhớ:

GẦN XA

Tiếng chuông nhà thờ ngân
Cùng tiếng xe hú còi
Tiếng gõ bán hàng rong
Tiếng quét đường buổi sáng

Ôi âm thanh quen thuộc
Mà lạ quá đi thôi
Gần xa bao nhiêu cõi
Sao tấc dạ bồi hồi

Bao nhiêu người an phận
Việc lớn có người lo
Việc nhỏ không để ý
Tổ quốc ơi xa vời!

Ôi kìa bao quán trọ
Đôi chân - tiếng chuông ngân!

Thôi, tất cả chỉ là quán trọ, ngay cả cuộc đời này. Cuộc sống của chúng ta cũng chỉ là quán trọ, thôi thì tôi chọn sự trung dung để đi trọn kiếp này. Rồi trên đường bay về sân bay Phù Cát từ Tân Sơn Nhất, tôi ngạc nhiên là máy bay thật tốt. Tốt và mới hơn cả những hãng Southwest, Delta và United tôi thường đi ở Hoa Kỳ. Phục vụ rất tốt, những người tiếp tân cũng đàng hoàng tử tế, chỉ thiếu nụ cười. Khách hàng lại lịch sự và vui vẻ. Nhưng rồi trên đường quê, bài hát Quê Hương Tôi Nghèo Vẫn Còn Đó của người bạn Đoàn Tâm Thuận lại chạy qua trong đầu:

Quê hương tôi, bao năm còn đó
Những con đường đất đỏ lầy lội
Dắt nhau đi cuối hẻm đến trường
Mong một ngày xây dựng quê hương

Những chiếc Honda đua nhau nhả khói
Đốt cho mau kiếp sống đọa đày
Những chiếc xe đạp vẫn lăn bánh
Lăn chầm chậm để đợi thời gian...

Quê hương tôi yêu vẫn còn đó
Như thuở nào tôi phải ra đi
Thưa Mẹ con phải làm gì
Để thằng Tèo, con Tý có tương lai?
Để thằng Tèo, con Tý có ngày mai?

Bù cho nỗi buồn và trăn trở đó là tiếng cười và niềm vui của sự đoàn tụ trong gia đình.

Về đến Nhơn Lý, quê hương tôi. Một sự thay đổi lớn, có lẽ thiếu kế hoạch lâu dài. Ngày nay đã có những quán cafe, có nhà lầu, có nhà hàng, có cả khách sạn sang trọng và khu nghỉ dưỡng dành cho dân giàu. Ở nơi vùng quê ven biển này mà có resort - nhà nghỉ dưỡng ‘5 sao’, với giá khoảng 150 USD một đêm. Giá cả đó là lương của một người ngư dân/công dân trong vùng cho cả gần nửa năm trời lao động vất vả. Thêm vào đó, những khung trời kỷ niệm một thời của tuổi thơ tôi, nay cũng đã bắt đầu bán vé cho du khách. Eo Gió tốn 22.000 đồng; Kỳ Co tốn 50.000 đồng và vào uống Cafe ở FLC Quy Nhơn tốn 100.000 để vào tham quan. (Eo Gió thì tôi không phải trả tiền vé vì đi với người em làm ở Xã, Kỳ Co cũng không, vì đi trước bình minh, chưa có người gác cổng, và FLC Quy Nhơn thì bị làm khó dễ trước khi được vào như là người ‘khách’ xem phòng để thuê, và dĩ nhiên là tốn hơn nửa triệu để chỉ vào uống dăm ba ly càfe sữa đá). Tôi luôn khuyên các con và cháu là đừng bao giờ làm khách trên chính quê hương của mình; thì nay tôi lại phải ‘giả bộ khách’ mới vào thăm được lòng đất mà mình đã chôn nhau cắt rốn. Thật ngậm ngùi và đau xót.

Thăm quê, buồn vui lẫn lộn. Nhưng tuổi thơ của các con tôi thì rất hồn nhiên khi được đi tắm, trên bãi biển trong xanh của tuổi thơ Ba nó. Tắm biển bãi Bấc, gần bên ngoài của khách sạn sang trọng FLC Quy Nhơn, một ranh giới phân biệt giàu nghèo, có và không, cũ và mới. Rồi chúng tôi mướn ghe chạy ra Hòn Sẹo để tắm và xem cá. Trong lúc ra Sẹo, nhìn cảnh các nhà phục vụ du khách thiếu chuẩn bị cho khách hàng ngoại quốc, mình cũng hơi ‘nhiều chuyện’ tiếp tay để giúp đỡ người địa phương và tìm hiểu những người ngoại quốc từ Pháp đến thăm quê hương mình.

Trong cuộc thăm viếng quê Cha đất Tổ, nơi tôi đã sinh ra vào đúng ngày Vu Lan báo hiếu, những suy tư và kỷ niệm xưa lại về khi thăm Chùa xưa tích cũ, tôi lại viết thành thơ:

VỀ THĂM LẠI QUÊ HƯƠNG NHƠN LÝ

Nhơn Lý ngày nay sao lạ quá
Đâu rừng thông hộ biển bao đời
Đâu cái 'Lầu' từ thuở pha phôi
Đâu Dốc Cá một thời lãng mạn

Bãi biển trắng nay không còn nữa
Chỉ bờ kè cốt sắt xi-măng
Đầu Xóm Mới nay không đến được
Giữa nghèo giàu rõ nét phân đôi

Nhơn Lý ngày nay sao lạ quá
Có quán càfe, bia rượu đêm ngày
Có thanh niên nhậu nhẹt xỉn say
Và có ít người dân đi bộ

Bao nỗi niềm làm sao thố lộ
Xin khắc ghi một chút tâm tình
Quê hương ta vẫn đẹp buổi bình minh
Có tình nghĩa xóm làng yêu thương nâng đỡ

Có những nấm mộ Cha Ông nằm đó
Tự bao đời xin gìn giữ cho nhau
Vẫn biết có những niềm đau
Nhưng xin hãy nhìn xa để vươn lên mà sống

Con cháu ta cũng cần đất đai để sống
Cần biển thanh không khí trong lành
Cần thuyền ghe che chở cuộc đời xanh
Cần tôm cá lo cho con ăn học

Con cháu ta cần tình thương để sống
Cần từ bi, bác ái, hy sinh
Cần cuộc sống tâm linh
Cần môi trường xanh trong sạch đẹp

Nên chúng ta phải luôn ý thức
Nhơn Lý này là nhịp sống chung
Quê hương ta thì phải chung cùng
Xây dựng, yêu thương cho đến khi nhắm mắt.

Rời quê Nội để về quê Ngoại, ngày nay không còn đi bộ như xưa nữa; thay vào đó là đi bằng taxi. Con đường đẹp đẽ năm xưa, nay đã có những đoạn đầy rác đổ hai bên đường. Tôi tự nhủ với lòng là đừng có vướng mắc, vì việc chính cho chuyến về quê Ngoại kỳ này là về để làm Lễ tưởng niệm cho Mẹ và anh, Lễ Cầu Siêu cho Cửu Huyền Thất Tổ và Cầu an cho gia đạo. Nhìn gia đình đoàn tụ sum vầy, vui vẻ, luôn đùm bọc và giúp đỡ cho nhau như thuở cơ hàn làm lòng vui khôn xiết. Nhưng tôi cũng ngậm ngùi và buồn tẻ vì hình bóng của Mẹ và Anh không còn nữa. Buồn thương và quyến luyến, mình lại trải lòng qua bài thơ.

VỀ THĂM QUÊ NGOẠI

Quê Ngoại tôi thơm hoa đồng cỏ nội,
Biển và trăng lấp lánh ngàn sao
Ruộng vườn xưa nay vắng bóng người
Ai bỏ xứ ra đi tìm lẽ sống

Khi tôi về ngỡ em còn trong mộng
Êm ả, lung linh ánh mắt đợi chờ
Em đã đến đã đi như cơn mộng
Thì tiếc gì lận đận một vần thơ.

Núi Bà đó vẫn ngàn đời kiên nhẫn
Tiếng chim chào gió lộng mây bay
Căn nhà cũ, bếp xưa không còn nữa
Người ra đi biền biệt phương trời

Dấu tích đó rêu phong ân nghĩa lớn
Người thương ơi! Sao nhớ quá đi thôi.
Trong vạt nắng ta thấy mình giọt nước
Đổ về nguồn thân phận kẻ mồ côi!

Thân phận tôi đó, bây chừ là mồ côi. Thân phận đất nước tôi, có phải chăng cũng là mồ côi khi chính tôi lại thấy bàn tay một người Mẹ Huế run run, xin vài đồng tiền lẻ trên dòng Sông Hương giữa những điệu hò Cung đình rất Huế. Nhìn bà Mẹ Huế, lòng con bùi ngùi và xót xa cho thân phận người con Việt, cho bà Mẹ Việt Nam. Bàn tay Mẹ đã làm con bật khóc! Ôi, có những mảnh đời như thế, thì làm sao ta ngoảnh mặt quay lưng.

Rồi về thăm lại quê hương có bạn hỏi, 'Đất nước mình bây giờ ra sao?' Thì làm sao tôi nói được. Xin ngắn gọn:

Một đất nước mà ai cũng muốn rời bỏ ra đi thì không tài nào phát triển nhanh nổi, trong đó có:

1. Người có tài
2. Người có tiền
3. Người có quyền (thế/lực)!

Một xã hội, mạnh ai nấy sống và luôn ở trạng thái sống còn (survival mode) thì khó mà đuổi kịp với các nước bạn.

Tuy nhiên, tôi vẫn vui vẻ và hoan hỷ vì được chứng kiến các con / các cháu mình ngày càng trưởng thành, từ thể chất đến tinh thần, khôn ngoan, biết điều hay lẽ phải. Chúng tôi mừng vì chúng tôi là những người nối tiếp xứng đáng của Mẹ, của Anh, của Ông Bà Tổ Tiên.

Mọi khắc khoải và ưu tư. Tâm trạng hay ấn tượng. Có chăng chỉ là dòng nước chảy qua cầu!

Cuộc sống của chúng ta đó; có đủ cả những nhọc nhằn, buồn vui, sướng khổ. Có bao nhiều gian truân, thăng trầm, gấm hoa hay rác rưởi. Tất cả mọi sự trên đời đều chuyển biến theo không gian và thời gian; có sinh có diệt, còn chăng là sống sao không phiền não và khổ đau, có an lành và hạnh phúc. Chúng tôi sẽ học theo Mẹ mình, học theo đấng Từ phụ cho lòng nhẹ nhỏm, cho tâm không vướng mắc, không lăng xăng để sống cuộc đời tỉnh thức.

Sacramento, May 1st, 2017.
Bạch X. Phẻ


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Tư tưởng Tịnh Độ Tông


Công đức phóng sinh


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.81.172 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...