Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Hết mê lầm mới thấy được Phật »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Hết mê lầm mới thấy được Phật

Donate

(Lượt xem: 6.198)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Hết mê lầm mới thấy được Phật

Font chữ:

Tựa đề của phẩm Hết Lầm Thấy Phật của kinh Vô Lượng Thọ đã nói rõ nguyên nhân tại sao chúng ta niệm Phật đã nhiều năm mà vẫn chưa thấy Phật. Nguyên nhân đó chính là: Không có trí tuệ, rơi vào mê lầm. Khi nào hết lầm thì liền thấy Phật.

Bồ tát Đại Thế Chí dạy người niệm Phật cầu Phật A-Di-Đà rằng: “Ức Phật niệm Phật, hiện tiền đương lai, chắc chắn thấy Phật.” Chư cổ đức cũng thường nói “năng cảm, năng ứng,” hoặc là “Phật thị môn trung hữu cầu tất ứng.” Có nghĩa là hễ chúng ta có cảm đến Phật thì Phật liền có ứng. Thế nhưng, tại sao ngày nay chúng ta cầu Phật mãi mà chẳng thấy cảm ứng? Vậy, chúng ta phải làm sao để cảm ứng với Phật?” Các kinh đều dạy, nếu chúng ta dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh và tâm cung kính để cầu Phật, Bồ tát thì các Ngài liền hiện tiền. Phẩm Phổ Môn của kinh Pháp Hoa đặc biệt nói rõ, Bồ tát Quán Âm phát đại thệ nguyện “tầm thanh cứu khổ” nên ngàn nơi cầu đến Ngài, Ngài liền ứng hiện ở ngàn nơi; thế nên Ngài mới có danh hiệu là “Quán Thế Âm,” tức là quán sát âm thanh cầu cứu khổ của người thế gian mà vì họ đó hiện thân thuyết pháp, cứu khổ, ban vui. Vì sao có rất nhiều người trong thế gian này thường hay cầu đến Ngài Quán Thế Âm? Vì chúng ta sống trong thế gian này đều gặp quá nhiều tai nạn và phải cảm thọ quá khổ đau. Hễ ai gặp lúc khổ nạn, dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh và tâm cung kính cầu đến Bồ tát Quán Thế Âm đều nhận được sự cảm ứng với Ngài một cách đặc biệt và rõ rệt. Bản thân tôi là một nhân chứng sống bằng xương bằng thịt, tôi đã hai lần gặp nạn nhất tử nhất sanh, lúc không còn tia hy vọng sống sót nữa, tôi bèn dốc hết sức mình cầu cứu với Bồ tát Quán Thế Âm, liền thoát khỏi khổ nạn trong khoảng khảy ngón tay.

Chúng ta đọc các truyện ký thời xưa, nghe nói người này thấy Phật, người kia thấy Phật mà bản thân chúng ta vẫn chưa hề thấy Phật, ắt không khỏi sanh lòng nghi hoặc đối với những câu chuyện này. Ngày nay, chúng ta cũng cầu gặp Phật, Bồ tát mà dường như không có cảm ứng. Thật ra, không phải là do Phật không ứng, mà là do chúng ta chẳng thấy. Vì sao chẳng thể thấy? Vì cái tâm cầu của chúng ta có quá nhiều nghi hoặc, tạp niệm, không phải là tâm thanh tịnh, tâm chân thành, tâm cung kính đúng mức thì làm sao thấy được. Chúng ta phải biết, chướng ngại là ở nơi chúng ta, chớ chẳng phải là ở nơi Phật, Bồ tát.

Tâm của Phật vô cùng thanh tịnh và vi tế, nên nếu ta dụng cái tâm không thanh tịnh, tạp niệm, nghi hoặc, không chân thành cung kính của mình mà cầu đến các Ngài thì nhất định không thể nào thấy được sự hiện diện của các Ngài, chứ chẳng phải là các Ngài không có ứng. Ta vừa cảm, Phật, Bồ tát liền ứng, cảm ứng cực kỳ nhanh chóng, giống như khi ta rọi một vật nào đó vào gương, vật đó liền hiện hình trong gương chẳng hề sai khác. Vấn đề là ta có đủ tâm thanh tịnh để thấy được hay không mà thôi. Do đó, nếu ta cầu Phật, Bồ tát mãi mà vẫn không thấy thì phải biết nguyên nhân là do chính cái tâm của mình quá sức bẩn đục, bất tịnh, chớ chẳng phải Phật, Bồ tát chẳng nghe thấy lời cầu khẩn của mình. Nếu ta có ý nghĩ là Phật, Bồ tát chẳng thể nhận biết sự cầu khẩn của mình thì chính ta vẫn còn mê lầm lắm, vẫn chưa hiểu rõ Phật trí. Do đó, nếu ta muốn có sự cảm ứng với Phật A-Di-Đà thì nhất định ta phải dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm cung kính, hằng ngày nghĩ nhớ đến Phật A-Di-Đà, hằng ngày niệm Phật A-Di-Đà thì Phật A-Di-Đà liền hiện thân cho ta thấy ngay. Đây là sự thật không phải giả, chỉ có những người thật sự biết dùng tâm chân thành, tâm cung kính, một dạ niệm Phật mới chứng thực được điều này.

Có những người niệm Phật chân chánh ở trong một đời không phải chỉ thấy Phật một lần, mà nhiều lần; ví như Đại sư Huệ Viễn đã bốn lần tận mắt thấy thánh tướng của Phật A Di Đà. Những người niệm Phật này có công phu đắc lực, họ đã từng thấy Phật A-Di-Đà đến thọ ký, khích lệ, cỗ vũ họ. Phật còn báo cho họ biết bao lâu nữa thọ mạng sẽ chấm dứt và khi nào Phật sẽ đích thân đến tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc. Những người này hiện tiền được thấy Phật đến thọ ký thì quyết định là họ sẽ vãng sanh, bởi vì Phật chẳng bao giờ vọng ngữ, hứa suông. Lại có những người thấy Phật ở trong định, thấy Phật ở trong mộng, hoặc thấy Phật trong mộng mà không phải mộng (tức là lúc mơ màng, nửa ngủ nửa thức).


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cảm tạ xứ Đức


Gió Bấc


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.39.183 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...