Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tương tợ tỳ-kheo »» Tương tợ tỳ-kheo »»

Tương tợ tỳ-kheo
»» Tương tợ tỳ-kheo

Donate

(Lượt xem: 8.142)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Tương tợ tỳ-kheo

Font chữ:

Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng các hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài. Một con lừa trà trộn vào đàn trâu, đi theo đàn trâu, tự xưng là trâu, nghĩ rằng là trâu nhưng kỳ thực chẳng có gì nơi con lừa kia giống với trâu cả, chính là hình ảnh minh họa cho tương tợ Tỳ-kheo.

Thực tế có một số người tham gia vào hội chúng xuất gia, nói và nghĩ rằng “tôi là Tỳ-kheo” nhưng phạm hạnh không giống, oai nghi cũng khác, các căn buông thả không được hộ trì, những vị này không có gì tương ưng với các Tỳ-kheo chân chính cả. Theo Thế Tôn, họ là tương tợ Tỳ-kheo, như con lừa trà trộn vào đàn trâu, tương tợ với trâu mà thôi.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Hôm nay Ta sẽ nói về: Có người giống lừa, có người giống trâu. Lắng nghe, lắng nghe, khéo suy nghĩ đó!

Các Tỳ-kheo đáp:

- Xin vâng, Thế Tôn.

Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy rồi, Thế Tôn bảo rằng:

- Kia sao gọi là người giống lừa?

Nếu có một người cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, do lòng tin kiên cố xuất gia học đạo. Bấy giờ người kia các căn bất định. Nếu mắt thấy sắc theo đó khởi tưởng về sắc, theo đuổi vạn mối lúc đó nhãn căn không trong sạch, sanh các loạn tưởng, không thể gìn giữ, các ác đến đủ khắp; cũng lại chẳng thể hộ trì nhãn căn; tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi biết vị, thân biết xúc chạm, ý biết pháp, theo đó khởi thức bịnh, rong ruổi vạn mối. Bấy giờ ý căn không thanh tịnh, sanh các loạn tưởng, chẳng thể gìn giữ, các ác đến đủ, cũng lại chẳng thể hộ trì ý căn, không có oai nghi lễ tiết cần thiết; bước đi, tiến dừng, co duỗi, cúi ngước, cầm giữ y bát đều trái giới cấm, liền bị người có Phạm hạnh trông thấy chỉ trích. “Chao ôi! Người ngu này tựa như Sa-môn” rồi chịu sự chê trách: “Nếu là Sa-môn đáng ra không nên như thế”. Người ấy nói rằng: “Tôi cũng là Tỳ-kheo! Tôi cũng là Tỳ-kheo!”. Ví như con lừa vào trong bầy trâu rồi tự xưng rằng: “Tôi cũng là trâu, tôi cũng là trâu”, nhưng xem hai lỗ tai lại chẳng giống trâu, sừng cũng không giống, đuôi cũng chẳng giống, âm thanh cũng khác. Bấy giờ bầy trâu hoặc lấy sừng húc, hoặc lấy chân đá hoặc lấy miệng cắn. Nay Tỳ-kheo này cũng lại như thế, các căn bất định, nếu mắt thấy sắc, theo khởi tưởng sắc, rong ruổi muôn mối; bấy giờ nhãn căn chẳng thanh tịnh, sanh các loạn tưởng, chẳng thể gìn giữ, các ác đến đủ, cũng lại chẳng thể hộ trì về nhãn căn, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân biết xúc chạm, ý biết pháp, theo đó khởi thức bịnh, rong ruổi muôn mối. Bấy giờ ý căn chẳng thanh tịnh, sanh các loạn tưởng, chẳng thể gìn giữ, các ác đủ cả; cũng lại chẳng thể hộ trì ý căn; không có oai nghi lễ tiết đáng làm; đi bước, tiến dừng, co duỗi, cúi ngước, cầm giữ y bát, đều trái cấm giới, liền bị người có Phạm hạnh trông thấy chỉ trích: “Ôi! Người ngu này tựa như Sa-môn” rồi bị nêu lỗi: “Nếu là Sa-môn, đáng ra không nên như thế!”. Người ấy nói rằng: “Tôi là Sa-môn”, giống như con lừa vào trong bầy trâu. Đó là người giống lừa”.



(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Hỏa diệt [trích],

VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.207)



Thế Tôn đã chỉ cho chúng ta thấy lừa với trâu khác biệt mười mươi, “hai lỗ tai lại chẳng giống, sừng cũng không giống, đuôi cũng chẳng giống, âm thanh cũng khác”. Cũng vậy, người hiện tướng đầu tròn, áo vuông nhưng thiếu vắng phạm hạnh, không có oai nghi, các căn không hộ trì, tâm ý tán loạn, các ác đủ cả… thì những vị này chỉ “tựa như Sa-môn” mà thôi.

Những đệ tử Phật xuất gia chân chính nguyện theo dấu chân xưa của Thế Tôn và các bậc Thánh đệ tử cần quán niệm về hình ảnh “con lừa vào trong bầy trâu” để tự hoàn thiện mình. Khi số lượng người xuất gia ngày càng đông mà người hướng đến mục tiêu phạm hạnh và trau dồi pháp hành không nhiều thì chưa phải là tín hiệu hưng thịnh đáng mừng.

Chưa nói đến việc chứng đắc các Thánh quả, người xuất gia nguyện tinh cần giữ vững oai nghi, sống phạm hạnh, chánh niệm tỉnh giác, hộ trì các căn… là đã xứng đáng dự phần vào hàng ngũ Tăng-già hòa hợp và thanh tịnh, là Tỳ-kheo (Sa-môn) đích thực, là “con trâu vào trong bầy trâu” chứ không phải là “con lừa vào trong bầy trâu”.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các tông phái đạo Phật


Vào thiền


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.59.73.248 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...