Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Tài thuyết pháp của ngài Ca-chiên-diên »» Tài thuyết pháp của ngài Ca-chiên-diên »»

Tài thuyết pháp của ngài Ca-chiên-diên
»» Tài thuyết pháp của ngài Ca-chiên-diên

Donate

(Lượt xem: 7.384)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Tài thuyết pháp của ngài Ca-chiên-diên

Font chữ:

Kể từ ngày tin theo Đức Phật, Ca Chiên Diên có khi tu học trong tăng đoàn của Phật, có khi 1 mình đi ngao du giáo hóa các nơi.

Phương pháp giáo hóa của Ca Chiên Diên không giống với cách giáo hóa của tôn giả Phú Lâu Na, 1 người cũng rất có tài ăn nói, được tôn xưng là người đệ tử thuyết pháp giỏi nhất của Đức Phật.

Khi Phú Lâu Na thuyết pháp, ông thường là tập hợp hàng ngàn tín đồ đến nghe, còn tôn giả Ca Chiên Diên thì ngược lại. Ông thích thuyết pháp riêng cho từng người.

Chuyện kể rằng, 1 hôm Ca Chiên Diên 1 mình 1 bát băng rừng vượt núi tới đất nước Mathura xa xôi ở tận vùng phía Tây để giáo hóa.

Khi đến Mathura, Ca Chiên Diên không vội vào thành mà đi khắp nơi xem xét dân tình, phong tục địa phương, lề lối sinh hoạt tập quán của nước này xong xuôi mới vào thành bái kiến Quốc vương.

Quốc vương Mathura thấy Ca Chiên Diên bèn hỏi: “Tôn giả! Tôi nghe nói ngài vốn dòng dõi Brahman (Bà la môn), đó là 1 chủng tộc cao quý nhất, còn Phật Đà là dòng Kshastriya (Sát đế lợi), mà nay ngài lại tin theo ông ta, làm đệ tử ông ta, thiệt là chẳng ép uổng lắm sao?”

Ca Chiên Diên nghe thấy Quốc vương nói vậy thì vẫn bình tĩnh và đáp: “Thưa Đại vương! Chuyện đó chẳng những không ép uổng gì hết, mà trái lại, tôi cảm thấy rất hân hạnh được làm đệ tử bậc đại thánh Phật Đà”.

“Lạ thật! Từ bỏ dòng dõi thanh tịnh cao quý để làm đệ tử 1 người dòng Sát đế lợi, thật là chẳng ai hiểu nổi”.

Biết ông vua này thủ cựu, Ca Chiên Diên ôn tồn giải thích: “Thưa Đại vương! Ngày xưa tôi là Bà la môn tôi cũng nghĩ như Đại vương. Nhưng sau khi nghe Phật Đà giáo thị, tôi mới biết đó là nhận thức sai lầm.

Trong xã hội chia ra giai cấp Bà la môn, Sát đế lợi, Vệ xa, Thu đà la, còn trên nghề nghiệp thì chia thành tôn giáo, chính trị, thương nghiệp, nông công.

Điều ấy không sai, nhưng từ đó mà nói rằng có chủng tộc cao quý, có chủng tộc thấp hèn thì thật là chẳng đúng chút nào.

Người trong dòng dõi nào cũng có thiện có ác. Hiện tại trong chủng tộc Bà la môn nhiều người làm những điều ác, nếu như vẫn nói rằng họ cao quý thì chẳng phải là sai lắm sao?”

Trước những lời lẽ thuyết phục của Ca Chiên Diên, quốc vương nước Mathura chợt như tỉnh ngộ. Quốc vương vui vẻ nói với Ca Chiên Diên: “Thì ra là như vậy.

Ở đất nước này, nhà tù chỉ nhốt toàn chủng tộc Thu đà la, còn những người thuộc dòng Bà la môn phạm pháp thì không sao cả. Hèn gì, xã hội hỗn loạn, nhân dân ta kêu thán như vậy”. Nói xong, Quốc vương Mathura yêu cầu Tôn giả cho mình được quy y Phật pháp.

Đồng thời, nhà vua ra lệnh đại xá, thả hết những tù nhân dòng Thu đà la, chỉnh đốn lại chính trị, bỏ luôn luật pháp bất công, không phân biệt giai cấp, giữa người và người đều chịu 1 quốc pháp như nhau.

Từ đó toàn cả nước vui mừng, nhân dân lạc nghiệp. Ai nấy đều cảm kích sự giáo hóa của tôn giả Ca Chiên Diên.

Tranh luận với những bậc trưởng thượng Bà la môn

Ca Chiên Diên theo đức Phật, tuyên bố chủ trương “Bình đẳng giữa 4 chủng tộc”. Điều ấy khiến những người thuộc dòng dõi Bà la môn vốn tự coi mình là cao quý nhất không chịu được.

Vì vậy, hễ gặp cơ hội họ liền tìm Ca Chiên Diên chất vấn, họ nghĩ rằng, không triệt hạ Ca Chiên Diên thì các Bà la môn từ nay không cất đầu lên nổi.

Tuy nhiên, nổi tiếng là người thông minh, tài trí và giỏi biện luận, Ca Chiên Diên khiến những người tìm tới chất vấn mình nhanh chóng phải khâm phục dù đó có là người quyền uy thế nào trong giới Bà la môn.

Chuyện kể rằng, 1 hôm, khi Ca Chiên Diên đang ở nước Ba la nại cùng với các tỳ kheo học thọ thực trong trai đường thì có 1 Bà la môn, thuộc hàng trưởng thượng tìm tới khiêu chiến.

Lão Bà la môn chống gậy bước vào, không nói không rằng đứng bên cạnh chỗ Ca Chiên Diên ngồi, ý ông ta tưởng rằng: Ông ta là bậc trưởng thượng, Ca Chiên Diên thấy ông ta đến thì phải sẽ đứng dậy nhường chỗ ngồi.

Tuy nhiên, ngoài ý dự đoán của lão, Ca Chiên Diên chẳng thèm nhìn đến ông, lão Bà la môn đợi hồi lâu bèn nổi giận, lớn tiếng trách: “Các ngươi là giống gì?

Đối với người già cả như ta tại sao không đứng dậy nhường ghế ngồi?” Các tỳ kheo có mặt tại trai đường sợ quá, nhiều người còn định đứng lên nhường chỗ cho lão Bà la môn ngồi.

Tuy nhiên, Ca Chiên Diên thì vẫn không nao núng chút nào. Ông quay mặt nói với lão Bà la môn nọ: “Ông là người nào mà đến đây lớn tiếng ầm ĩ? Chúng tô có phép cung kính của chúng tô, nhưng mà ở đây không có ai là trưởng thượng và tiền bối”.

Lão đạo sĩ Bà la môn nổi giận, quơ gậy chỉ vào cái đầu bạc của mình, nộ khí xung thiên la lên: “Già cả như lão đây không phải là trưởng thượng hả? Không đáng cho người cung kính hả?”

“Ông ấy à? Ông không đáng gọi là già lão, cũng không đáng nhận sự cung kính của chúng tôi!”, Ca Chiên Diên nói một cách mỉa mai.

“Tại sao ngươi khinh thường người khác quá vậy?”, lão Bà la môn nổi giận lôi đình, lấy gậy chỉ trỏ Ca Chiên Diên. Đối lại, Ca Chiên Diên rất điềm tĩnh, từ tốn nói: “Tôi thấy cử chỉ và lời nói của ông thô lỗ như thế, tôi mới nói ông không đáng gọi là người lớn, không đáng cho người ta kính trọng.

Đừng kể là Bà la môn, dẫu cho 80, 90 tuổi, tóc bạc răng rụng mà không chân chính tu đạo, đắm chìm trong trần sắc, không bỏ được phiền não, tham sân tật đố, người đó chỉ đáng gọi là thiếu niên.

Như các người tuổi trẻ 20 quanh đây, da dẻ còn tươi nhuận, đầu tóc đen nhánh, nhưng họ đã thoát khỏi sự trói buộc của ái dục, không còn tham cầu nơi thế gian, không có chút xíu ý niệm bất bình sân hận.

Được như vậy, chúng ta mới gọi người đó là bậc trưởng thượng, là bậc lão túc, đáng được tất cả chúng ta cung kính”. Lão Bà la môn nghe nói xong, chẳng biết trả lời lại thế nào, làm thinh đi ra.

Khuất phục 1 Bà la môn râu bạc, danh tiếng Ca Chiên Diên càng lớn, nhưng cũng từ đó, Ca Chiên Diên càng không có ngày nào được yên, bởi các giáo đồ Bà la môn càng không thể tha thứ cho ông.

1 hôm, lại có 1 Bà la môn khác, rất giỏi biện luận, nghe nói Ca Chiên Diên đối với Bà la môn lão niên của họ chẳng những không cung kính mà còn bắt bẻ lại, ông Bà la môn này rất tức giận, từ xứ Câu thi ni la ở phía Bắc xa xôi hỏi thăm tìm đến chỗ của Ca Chiên Diên tại thành Ba la nại để khiêu chiến.

Vừa tới nơi ông ta đã kêu đích danh Ca Chiên Diên mà hỏi: “Ca Chiên Diên! Tôi nghe người ta nói, Ca Chiên Diên là gốc Bà la môn, nay cải giáo làm sa môn (hòa thượng), có phải vậy chăng?” “Đúng vậy, ông xem tôi đang đắp ca sa đây”, Ca Chiên Diên bình tĩnh đáp lời.

“Người phản bội tín ngưỡng của mình, lỗi nhiều ít?”, ông lão Bà la môn nọ chất vấn.

“Từ bỏ tín ngưỡng tà chấp kia đi theo đạo lý quang minh chính tín này, không có lỗi gì cả!”, Ca Chiên Diên trả lời rất đanh thép.

“Trong giới Bà la môn ông chẳng phải là hạng người vô danh tiểu tốt, ông đã từng nghiên cứu tinh thâm pháp điển của Bà la môn chúng ta, nay ông cải giáo theo Phật, chuyện đó chưa thể bỏ qua, mà ta còn nghe đồn ông hay giảng thuyết Phật pháp cho các Bà la môn để rủ rê họ theo mình, hành động ấy thật là vô lễ”, ông lão Bà la môn vẫn không thôi cật vấn.

“Người đã đi qua, chỉ lại cho bạn đồng hành những chỗ lầm lạc của đoạn đường cũ, đó là lời dạy từ bi của đức Phật”, Ca Chiên Diên điềm tĩnh đáp.

Được coi là 1 người giỏi ăn nói, thế nhưng gặp phải Ca Chiên Diên, ông Bà la môn này cũng chẳng làm gì được. Tuy nhiên, ông ta chưa chịu thua, nhớ đến mục đích của mình đến đây, bèn hỏi lại: “Ca Chiên Diên! Tôi lại hỏi ông điều này.

Nghe nói Ca Chiên Diên làm tỳ kheo đã không cung kính bậc trưởng thượng của Bà la môn, không đứng dậy tiếp đón cũng không mời ngồi. Nếu quả như vậy, nếu ông tự cho là các tỳ kheo, không phải người theo Bà la môn cũng không được vô lễ như vậy”.

Ca Chiên Diên thẳng thắn, chậm rãi đáp: “Ca Chiên Diên tôi từ khi quy y với Đức Phật, quả thật không cung kính phụng sự các lão túc Bà la môn, điều đó cũng hợp lý thôi, vì tôi đã chứng thánh quả. Ông đừng đem tuổi tác già trẻ mà đến đây chất vấn, lễ và pháp không thể lộn xộn được”.

Lão Bà la môn nọ nghe lời biện luận khéo léo của Ca Chiên Diên, rốt cuộc thấy đuối lý không nói thêm được lời nào nữa.

Về sau chính ông lão Bà la môn này đã quyết định từ bỏ những tín niệm Bà la môn, yêu cầu tôn giả giới thiệu mình để làm đệ tử nơi cửa Phật. Chỉ riêng điều ấy cũng đủ thấy khả năng thuyết phục của Ca Chiên Diên lớn đến thế nào.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 1492 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đức Phật và chúng đệ tử


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Nghệ thuật chết


Phật pháp ứng dụng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.219.174 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (260 lượt xem) - Hoa Kỳ (14 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...