Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Từ không gian mạng đến sách in trên giấy »» Từ không gian mạng đến sách in trên giấy »»

Từ không gian mạng đến sách in trên giấy
»» Từ không gian mạng đến sách in trên giấy

Donate

(Lượt xem: 8.404)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Từ không gian mạng đến sách in trên giấy

Font chữ:

Có thể nhiều độc giả sẽ nghĩ ngay rằng tôi đang nói ngược lại với một tiến trình thực tế, bởi những quyển sách in trên giấy đã và đang được số hóa ngày càng nhiều và tràn ngập trên không gian mạng. Ngay cả những quyển sách thuộc loại quý hiếm giờ đây đôi khi cũng có thể tình cờ được bắt gặp trên mạng và có thể tải về hoàn toàn miễn phí.

Thế nhưng, một tiến trình thực tế khác cũng đang diễn ra theo chiều ngược lại. Những quyển sách in trên giấy với kỹ thuật tân tiến nhất đang bắt đầu được lưu hành qua... không gian mạng, thông qua một hệ thống toàn cầu được gọi là POD (Print On Demand – Sách in theo yêu cầu) được vận hành bởi những tên tuổi lớn như Amazon và IngramSpark. và hàng ngàn nhà bán lẻ nằm trong hệ thống phân phối của họ. Mặc dù tiến trình này đã diễn ra từ khá lâu, nhưng với nhiều người Việt hải ngoại thì dường như vẫn còn khá xa lạ và mới mẻ. Chỉ mới đây thôi, qua buổi lễ ra mắt sách của hai nhà văn Phật giáo Đào Văn Bình và Nguyên Giác, nhiều người mới bắt đầu được biết đến những quyển sách in qua POD.

Có thể nói hai nhà văn cư sĩ này đã có một buổi lễ ra mắt sách rất thành công, để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng người tham dự, không chỉ trực tiếp tại buổi lễ mà còn là những người được biết đến thông qua hệ thống truyền thông đại chúng với nhiều hình ảnh, video trên mạng Internet.

Điều đặc biệt ở buổi lễ này là hai nhà văn cư sĩ Đào Văn Bình và Nguyên Giác đã nhận được không chỉ sự quan tâm ủng hộ của đông đảo đồng bào, văn nghệ sĩ và trí thức các giới, mà còn có cả sự hiện diện của các vị Hòa thượng trong hàng Giáo phẩm cùng chư vị tăng ni. Trong một chừng mực nào đó, điều này cho thấy vị thế nổi bật của hai vị cư sĩ Nguyên Giác và Đào Văn Bình đối với Phật giáo Việt Nam ở hải ngoại, nhưng đồng thời nó cũng cho thấy rằng việc phổ biến Giáo pháp và tinh thần Phật giáo thông qua xuất bản sách in là một xu thế đang được chú trọng và có nhiều triển vọng sẽ phát triển ngày càng sâu rộng hơn.

Hiện diện tại buổi lễ, cư sĩ Tâm Diệu đã phát biểu thay mặt Nhà Xuất Bản Ānanda Việt Foundation. Theo ông, qua gần một năm hoạt động thì Ānanda Việt Foundation đã xuất bản được 13 tựa sách qua Amazon, với sự góp mặt của nhiều tác giả Phật giáo như Nguyễn Văn Sâm, Đỗ Kim Thêm, Thích Đạt Ma Phổ Giác, Trí Tánh Đỗ Hữu Tài... Hoạt động của Ānanda Viet Foundation chắc chắn đã và đang góp phần đưa những bản sách Phật học in trên giấy đến với người Việt hải ngoại ở khắp nơi. Đây là một sự cân bằng rất cần thiết trong giai đoạn hiện tại, khi so sánh với số lượng sách Phật học in trong nước hiện đang phát triển phong phú và rộng khắp nhưng lượng sách chuyển ra hải ngoại lại không nhiều lắm. Với cách vận hành của hệ thống POD, người đọc hải ngoại đang có cơ hội tiếp cận với các bản sách in trên giấy một cách hết sức dễ dàng và thuận lợi. Chỉ qua vài cú nhắp chuột, sách sẽ được in và vận chuyển đến bất cứ nơi đâu trên toàn nước Mỹ.

Liên Phật Hội

Cư sĩ Tâm Diệu, Đại diện NXB Ananda Viet Foundation, phát biểu tại buổi lễ ra mắt sách.

Sách in qua Amazon hoặc IngramSpark có chất lượng vượt xa các bản sách in trong nước. Màu mực rõ đều trên giấy trắng tinh, dễ đọc, so với công nghệ in trong nước hiện vẫn còn theo phương thức cũ dẫn đến một số trang sách có màu mực đậm nhạt khác nhau. Màu sắc của bìa sách, cách đóng gáy, cắt xén cũng đều đạt chuẩn, cho ra một quyển sách nhìn chung rất đẹp. Về giá thành, một quyển sách mỏng (hơn 100 trang) có giá xấp xỉ 8 đô-la và sách dày (khoảng 200 – 300 trang) có giá khoảng 15 đô-la hoặc cao hơn đôi chút. Có thể nói, để có được một bản sách in đẹp và được phân phối thuận lợi (sách được gửi tận nhà) thì đây không phải giá quá cao. Khi mua sách với số tiền từ 25 đô-la trở lên, người mua được miễn cước phí gửi sách. Đặc biệt, IngramSpark còn cung cấp thêm hình thức sách bìa cứng (hardcover) rất thích hợp cho những quyển sách dày (trên 500 trang) mà giá thành chỉ đắt hơn khoảng 7 - 10 đô-la so với sách bìa thường. Sách bìa cứng tạo ấn tượng đẹp và trang trọng, khi sử dụng để in Kinh điển hay các sách tham khảo đã tạo ra được một giá trị hình thức tương xứng với nội dung.

Qua nhiều năm tồn tại song hành, sách in trên giấy và sách điện tử đọc trên mạng dường như đã bắt đầu chấp nhận lẫn nhau thay vì loại trừ. Trong khi sách điện tử cung cấp nhiều thông tin phong phú, đa dạng và dễ tìm kiếm hơn thì các bản sách in vẫn tiếp tục mang lại những giây phút chiêm nghiệm sâu lắng và hiệu quả hơn cho người đọc. Hơn thế nữa, cảm giác sở hữu một bản sách in với những giá trị "mắt thấy tay sờ" vẫn giúp người đọc có nhiều thời gian và động lực thôi thúc hơn để nghiền ngẫm kỹ nội dung sách, thay vì lướt nhanh qua các chương sách trên mạng với tốc độ của máy tính. Vì thế, hai hình thức sách trên mạng và sách in trên giấy đã bổ sung cho nhau để đáp ứng được cả nhu cầu đọc nhanh và đọc kỹ của mọi độc giả.

Nhưng nếu xét về phương diện chia sẻ thông tin - và trong Phật giáo là nhu cầu hoằng pháp – thì sách in trên giấy có nhiều giá trị và lợi thế hơn. Kinh điển trên mạng không bao giờ thay thế được những bản kinh in trên giấy, bởi không chỉ là nội dung mà người đọc còn cần thấy được cụ thể hình thức một bản kinh. Và việc giới thiệu một tác phẩm Phật học in trên giấy với bạn bè thân hữu sẽ dễ dàng và cụ thể hơn nhiều, do đó cũng hiệu quả hơn, so với việc chia sẻ các đường link vô cảm mà ngày nay rất dễ dàng chìm ngập trong vô số các link quảng cáo hoặc spam, khiến người nhận được dường như có rất ít cơ hội chú ý đến. Nếu xét theo hiệu quả tiếp cận và chia sẻ Giáo pháp trong suốt vòng đời tồn tại của một quyển sách in, lần lượt qua tay người mua, người thân trong gia đình, rồi đến bạn bè thân hữu, những người quen biết... thì số tiền bỏ ra mua sách quả thật hoàn toàn không đáng kể.

Nhưng việc thực hiện sách in trên giấy trước đây không mấy dễ dàng. Một thời gian dài trong quá khứ, các nhà xuất bản sách Việt ở hải ngoại đã trải qua biết bao thăng trầm vất vả, nhưng cho đến nay hầu như không một tên tuổi nào trụ lại được dài lâu. Vì sao vậy? Tiền thu được từ phát hành sách rất khó lòng bù đắp được chi phí in ấn, lưu hành. Hơn thế nữa, sách in ra thường không bán được hết, và phần sách lưu kho sẽ chồng chất thêm gánh nặng chi phí. Cũng có nhiều anh em thân hữu muốn giúp san sẻ khó khăn bằng cách bỏ tiền mua sách về biếu tặng, nhưng lực bất tòng tâm, nên trong thực tế vẫn không thể là giải pháp lâu dài. Vì thế, việc lưu hành sách Phật giáo trong cộng đồng người Việt trước đây vẫn luôn là vấn đề nan giải: Việc in ấn đã khó mà phát hành để thu lại vốn liếng càng khó hơn.

Và POD (Print On Demand – Sách in theo nhu cầu) ra đời như một giải pháp tuyệt vời cho vấn đề nan giải này. Theo lời cư sĩ Tâm Diệu – Đại diện NXB Ānanda Viet Foundation - thì POD vẫn còn rất mới mẻ với nhiều người Việt. Nhưng có cuộc cách mạng công nghệ nào mà không mới mẻ? Và theo chúng tôi thì POD chính là một cuộc cách mạng trong phương thức in ấn và phân phối sách in trên giấy hiện nay. Với sự vận hành hoàn hảo của hệ thống POD, một nhà xuất bản như Ānanda Viet Foundation không còn phải bận tâm về in ấn, không cần tính toán số lượng sách in, càng không có chuyện sách in ra phải lưu kho vì không bán hết. Tất cả những gì cần làm hiện nay chỉ là tập trung chọn lọc, thu thập các tựa sách có nội dung tốt, và cung cấp nội dung này ở dạng file đúng tiêu chuẩn cho Amazon hoặc IngramSpark để họ đưa vào lưu hành.

Tuy nhiên, cũng không thể không nhắc đến một yêu cầu quan trọng nữa là sự quảng bá. Vì là một phương thức còn mới mẻ, chưa quen thuộc với nhiều người nên việc quảng bá càng trở nên vô cùng quan trọng. Mặc dù vậy, thật đáng tiếc là hầu hết các bản tin về buổi lễ ra mắt sách vừa qua đều không đề cập gì đến khía cạnh quan trọng này của buổi lễ: Đó là sự ra mắt của các bản sách được in bằng phương thức POD – Print On Demand. Tôi đã thử đọc kỹ ngay cả các bản tin đăng trên Thư viện Hoa Sen cũng đều không thấy nhấn mạnh đến khía cạnh này, mặc dù một thực tế rõ ràng là các sách được trưng bày để cung cấp đến người đọc trong buổi lễ quả thật đã được in từ phương thức POD. Các diễn giả đã không lưu ý người tham gia về điểm này, mặc dù đây là một cơ hội rất tốt để giúp mọi người hiểu và làm quen với POD - tức là việc mua sách in qua không gian mạng thay vì phải tìm đến các nhà sách.

Liên Phật Hội

Nhà văn Đào Văn Bình và một bản sách của ông – in theo phương thức POD – Print On Demand.

Lại nói về sự quảng bá, cho đến nay thì có vẻ như NXB Viet Ānanda Foundation vẫn chưa đưa được thương hiệu của mình lan tỏa trên mạng Internet. Ngoài một trang giới thiệu của Thư viện Hoa Sen ở đây, còn ngoài ra thì chỉ có thể nhìn thấy tên NXB trên các quyển sách đã phát hành mà thôi. Nên chăng NXB cần được đặt link giới thiệu trên trang chính của Thư viện Hoa Sen cũng như gửi logo và link đến nhờ giới thiệu trên nhiều trang mạng Phật giáo khác như Hoa Vô Ưu, Quảng Đức, Rộng Mở Tâm Hồn... để giúp người đọc dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các sách đã được xuất bản?

Cùng một thời gian với NXB Ānanda Viet Foundation, một NXB Phật học khác cũng được thành lập, tức là vào khoảng tháng 10 năm 2016. Đó là NXB Liên Phật Hội (United Buddhist Publisher – UBP), được Thư viện Hoa Sen giới thiệu tại đây, cũng đã cho lưu hành được khá nhiều sách Phật học qua mạng lưới Amazon và cả IngramSpark. Sách của NXB Liên Phật Hội cũng đã tìm được chỗ đứng trên Barnes&Noble tại đây và Book Depository tại đây, và cũng được giới thiệu trên Amazon tại đây. Điều đặc biệt là tất cả sách của NXB Liên Phật Hội đều được lưu hành trên không gian mạng hoàn toàn miễn phí. Do đó, các bản sách in rõ ràng không hề nhắm đến mục đích lợi nhuận mà chỉ nhằm cung cấp thêm một phương tiện tiếp cận Giáo pháp khác hơn cho người đọc mà thôi.

Liên Phật Hội

Trang giới thiệu sách NXB Liên Phật Hội (United Buddhist Foundation) trên Book Depository với 130 tên sách Phật học.

Vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt để hai Nhà Xuất Bản Phật học này có thể đứng vững và tiếp tục phụng sự người đọc, đặc biệt là Phật tử Việt Nam ở hải ngoại. Tuy nhiên, với những thành quả ban đầu của một năm qua, có thể nói là rất đáng khích lệ. Những gì cần làm trong thời gian sắp tới là phải tiếp tục giới thiệu hình thức POD đến với mọi người đọc, để nó có thể trở thành một nhu cầu quen thuộc của đông đảo mọi người. Tất nhiên, việc chuyển từ thói quen tìm sách ở hiệu sách sang thói quen mua sách in từ không gian mạng cũng cần có một thời gian, nhưng với những ưu điểm và thuận lợi của phương thức POD, chắc chắn rồi đây những bản sách in đến từ không gian mạng sẽ được nhiều người ưa thích chọn lựa.

Và như vậy, rõ ràng là quá trình chuyển biến từ những quyển sách Phật học lưu hành trên không gian mạng đến sách in trên giấy đã và đang tiến triển ngày càng rõ nét. Trong giai đoạn này, quả thật rất cần đến sự quan tâm của cả hệ thống truyền thông Phật giáo, sự quảng bá giới thiệu của các trang mạng Phật giáo trên toàn cầu, để việc chuyển tải Giáo pháp, Kinh điển đến với người Phật tử qua những bản sách in trên giấy có thể được nhiều người biết đến và sử dụng.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật giáo và Con người


Có và Không


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Bức Thành Biên Giới

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.25.130 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...