Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Văn hóa Phật giáo »» Nỗi Lo Của Nguyễn Du »»

Văn hóa Phật giáo
»» Nỗi Lo Của Nguyễn Du

Donate

(Lượt xem: 5.331)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo -  Nỗi Lo Của Nguyễn Du

Font chữ:

Nhân “Ngày Sách và Bản quyền Thế giới“ - 23 tháng 4

Sè sè “đống sách” bên đường (1)

Sáng cuối tuần trời nắng đẹp nên ăn sáng xong tôi mặc áo ấm đi dạo. Chợt thấy dọc đường cảnh lạ như vầy, xin kể cho vui.

Trên lối đi, cạnh một góc hoa viên là chỗ đông người qua lại, tôi thấy có mấy thùng cạc tông nằm lênh láng. Thời nay rủi ro tràn khắp, lúc nào thấy những thùng gì lạ nằm lênh láng hay những túi xách vô chủ là nghi ngờ. Khôn hồn thì tránh xa! Vì đó có thể là mấy trái bom nổ chậm của nhóm quá khích. Nhất là ở đây, đoạn đường bãi biển thường rất đông người qua lại trong những ngày nắng đẹp này. Thói quen cẩn thận lo xa xem ra đã tích lũy từ những ngày thơ ấu trong chiến tranh. Tôi rẽ ngoặt đi lánh ra xa ngay. Nhưng tò mò thì vẫn cứ tò mò. Chả lẽ ở đây là chợ trời? Vô lý, bao lâu nay chưa hề thấy. Lại có 5,7 người đứng ngồi cầm những vật trên tay giống như sách báo. Thôi, lo yên thân. Việc của mình là đi dạo thì cứ đi.

Nửa giờ sau. Việc đi dạo xem như đã xong, nhưng thay vì đi ngõ khác về nhà như mọi hôm thì tôi cố ý quay lại đường cũ để xem cảnh cái “chợ chồm hổm” ấy giờ ra sao.

Lúc này không còn ai, và hơn một nửa số thùng cạc tông đã trống, cũng được dẹp sạch, chỉ còn lại một thùng. Những thùng còn sách thì được xếp ngay ngắn trên bệ tường, chỗ mấy đứa trẻ thường leo lên để chạy chơi. Tôi chụp ngay mấy tấm hình như dưới đây. Ít nhất quá nửa số sách lúc nãy đã được những người đi dạo biển lấy đi. Tôi đoán chừng, có thể ai đó trong những người hàng xóm của chúng tôi dọn nhà đi nơi khác (hay chết), không muốn mang số sách quý bỏ vào thùng giấy tái chế nên để ở đây để xem có thể ai đó cần dùng. Người Đức có thói quen quý là thích đọc sách báo rất nhiều, từ người già đến em bé.

Con số của cơ quan Thống Kê Statista Đức cho biết, trong năm 2020 có 8,55 triệu người Đức từ 14 tuổi trở lên đã cầm quyển sách trên tay để đọc. Tôi lấy con số 83,2 triệu dân năm 2020 tính ra, trung bình họ có 10 cuốn sách trong năm. Xin nhớ là tính người từ 14 tuổi trở lên. Con số các cháu dưới 14 tuổi đọc sách cũng nhiều lắm.

Thật chả hổ danh quê hương của Goethe, của Hölderlin, Heidegger, Nietzsche, Hesse…







Trên thùng các tông dán miếng giấy: Zum Mitnehmen: xin cứ lấy (sách)


Trông người lại ngẫm đến ta (Kiều)

Còn người mình thì sao?

Một lần có cơ hội tiếp xúc với mấy bạn trẻ là du học sinh mới đến Đức. Tôi hỏi: “Giới trẻ Việt Nam như mấy cháu bây giờ thích đọc sách loại gì?” Cả mấy em đều không trả lời được mà chỉ nhìn nhau cười. Tôi hiểu ý và ôm vai cháu trai ngay ngồi bên cạnh rồi hỏi:

- Vậy cháu có đọc sách không? Đừng kể mấy sách giáo khoa phải học ở trường.

- Dạ không.

Anh bạn trẻ trả lời nhanh và thẳng thừng như vậy. Tôi chới với với câu trả lời cộc lốc và quá thật của cháu.

- Không đọc gì cả à? Vậy có đọc báo không?

- Cũng không. Báo chỉ nói chuyện nhảm nhí và chính trị.

- Vậy trong gia đình cháu ai đọc, ví dụ như má cháu?

- Không đọc. Đọc báo cũng không mà sách cũng không. Vì… má không có thì giờ.

- Ba cháu có đọc không?

- Cũng không. À… mà có, nhưng ba chỉ đọc sách truyện bằng tranh.

- Truyện bằng tranh là truyện gì?

- Thì… chuyện comics đủ mọi đề tài, từ siêu nhân đánh nhau đến Asterix, Tom và Jerry… Nói chung, truyện nhiều hình ít chữ.

Bốn năm em khác, trai có gái có, cũng đồng tình là gia đình các em cũng vậy. Sau đó biết thêm, ba của cháu trai thích xem truyện tranh là một kỹ sư có một vị trí khá cao trong cơ quan nhà nước. Cũng xin hiểu thêm, đây là những gia đình tương đối khá giả mới có tiền cho con đi du học. Tôi thấy nghẹn ở cổ, không muốn hỏi gì thêm.

Về nhà tìm hiểu tiếp, tôi thấy thêm sự thật đau lòng. Chính Ông Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng công nhận điều ấy trong lời phát biểu vào ngày Sách Việt Nam năm 2019. Ông xác nhận: người Việt nhận 4,2 cuốn sách mới mỗi năm, nhưng trong đó 2,3 cuốn là sách giáo khoa, sách kiến thức thông thường thì chưa đến 2 cuốn. Cũng theo ông Hùng, đây là tỉ lệ rất thấp trên thế giới.

Đó là ông Hùng có phần chủ quan, trong khi Báo Thanh Niên thì viết: Thực tế là theo thống kê của Petrotimes Việt Nam, thì người Việt mỗi năm không đọc nổi được một cuốn sách. Cụ thể, dựa trên báo cáo hàng năm của các thư viện gửi về Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch, trung bình người Việt đọc 0.8 cuốn sách mỗi năm trong khi đó ngay tại các thư viện công cộng tỷ lệ này cũng chỉ đạt 0.38 cuốn.

Hết ý, hết lời! Không thể nói gì hơn.

Tôi nhớ có lần đọc được câu này và đã ghi vào sổ tay:

Hãy chỉ cho tôi thấy một gia đình người người đều đọc sách, và tôi sẽ cho bạn thấy những người làm thế giới này chuyển dịch. (Napoleon Bonaparte)

Chuyện con bướm của cụ Nguyễn Du (1766-1820)

Giờ xin mời cùng đọc một bài thơ hay, thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Bài này trích ra từ “Thanh Hiên Thi Tập”, là một trong ba tập thơ chữ Hán, gồm 78 bài thơ do thi sĩ trước tác lúc ông đang lẩn tránh sống ở quê vợ và quê nhà Nghi Xuân, trong các năm 1786-1804. Thi sĩ đã viết ra khi nhìn thấy một con bướm nằm chết giữa trang sách.

Diệp Tử Thư Trung

Vân song tằng kỷ nhiễm thư hương
Tạ khước phong lưu vị thị cuồng
Bạc mệnh hữu duyên lưu giản tịch
Tàn hồn vô lệ khốc văn chương
Đố ngư dị tỉnh phồn hoa mộng
Huỳnh hỏa nan hôi cẩm tú trường
Văn đạo dã ưng cam nhất tử
Dâm thư do thắng vị hoa mang

蝶死書中

芸窗曾幾染書香,
謝卻風流未是狂。
薄命有緣留簡籍,
殘魂無淚哭文章。
蠹魚易醒繁華夢,
螢火難灰錦繡腸。
聞道也應甘一死,
淫書猶勝為花忙。





Dịch nghĩa: (Bướm chết trong sách)

Nơi cửa sổ trồng cỏ vân từng nhiễm mùi hương sách vở
Từ bỏ vị phong lưu chưa hẳn là dại
Mệnh bạc có duyên lưu lại nơi sách sổ
Hồn tàn không nước mắt khóc văn chương
Con mọt sách dễ tỉnh giấc mộng phồn hoa
Lửa đom đóm khó đốt cháy tấm lòng gấm vóc
Được nghe đạo lý rồi chết cũng cam
Say đắm vào sách còn hơn đa mang vì hoa.

Dịch thơ:

Song vân từng thấm vị thư hương
Bỏ thú phong lưu há phải cuồng
Mệnh bạc còn duyên vương sử sách
Hồn tàn không lệ khóc văn chương
Khó mong lửa đóm thiêu lòng gấm
Dễ khiến thân sâu tỉnh mộng vàng
Đạo lý sớm nghe chiều chết thỏa
Hoa sao bằng chữ dám cưu mang

(Quách Tấn dịch - Thu 1967)

Không dám đi sâu vào việc phân tích bài thơ. Đã có nhiều thức giả viết các nhận xét rất sâu sắc về khổ thơ và nội dung cũng như cõi lòng của thi hào về Cánh Bướm trong thơ của cụ. Ví dụ như bài viết sâu sắc của Nguyễn Anh Tuấn đăng trong Tạp Chí Sông Hương (tapchisonghuong.com). Là một trung thần nhà Lê nhân lúc Tây Sơn đang say men chiến thắng, Nguyễn Du lui về quê và sống ẩn dật. Bởi vậy theo cụ, nếu có thể chọn cái chết thì cái chết trong trang sách, lâu nay đã nhiễm hương thơm của sách là cái chết đẹp nhất. Hơn hẳn việc bay đi múa may hút nhụy hoa để sống.

Bài thơ Diệp Tử Thư Trung này ít nổi tiếng như bài Độc Tiểu Thanh Ký nên ít người biết. Nhưng cả hai đều nói lên nỗi lòng của thi sĩ trước các trớ trêu của đời mình.

[…]

古今恨事天難問,
風韻奇冤我自居。
不知三百餘年後,
天下何人泣素如。

Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

Vũ Tam Tập dịch:

[…]

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?

Tấm lòng ấy của Cánh Bướm gởi thân trong sách, hay chính tâm sự của Nguyễn Du, chỉ có thể mượn hai chữ “văn đạo” của Khổng Tử trong sách Luận ngữ mới mong có thể diễn tả được phần nào:

Tử viết: Triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ.

Khổng tử nói: Buổi sáng nghe được đạo, chiều tối chết cũng cam lòng.

Đã qua rồi hai thế kỷ (năm 2020)

Thuở sinh tiền Tố Như tiên sinh lo ngại rằng, không biết 300 năm sau có ai còn khóc cụ nữa không? Bất tri tam bách dư niên hậu; thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.

Nay, năm 2021, lục thơ cụ ra đọc lại nghĩ quẩn. Vậy là đã qua 201 năm, không biết rồi 99 năm nữa thiên hạ sẽ nghĩ sao đây? Mình đâu có thể sống đến đó để xem. May mắn là đến nay, đã 201 năm trôi qua mà vẫn chưa thấy tác phẩm nào có thể sánh vai với Kim Vân Kiều. Và người ta vẫn còn nhắc đến Cụ với lòng kính mến, thán phục. Duyên của cụ không chỉ như cánh bướm gởi thân trong trang sách mà còn sáng rực, tỏa hương thơm trong văn đàn Việt Nam. Không ai có thể trả lời nổi câu hỏi, con bướm kia chết trong trang sách là một tai nạn hay một sự chọn lựa? Câu hỏi này chắc không ai đáp được. Kể cả Bướm, kể cả Tố Như tiên sinh – và kể cả pho sách.

Nhưng không phải hoàn toàn như vậy. Đời không như phim trường Hollywood!

Tôi có linh cảm, dường như giới trẻ ngày nay ít người quan tâm đến văn học. Mà số này không phải ít, nghĩa là không phải tôi vơ đũa cả nắm. Không biết tôi có lo xa quá không? Con cháu người Việt ở hải ngoại thì ít người học thơ văn của Nguyễn Du đã đành, dù rằng có nhiều chùa, nhiều hội đoàn vẫn cố gắng làm việc ấy. Giúp trẻ sinh ra và lớn lên ở hải ngoại nói và hiểu được tiếng Việt đã là một kỳ công rồi; còn việc đọc, viết được tiếng Việt là nỗi mơ ước của nhiều cha mẹ nhưng ít ai toại nguyện. Nhưng buồn là cả đến các em ở trong nước cũng rất mù mờ về văn chương văn học cổ Việt Nam. Bởi vậy làm sao không lo được!

Có lần tôi đọc được một tản văn như thế này, nhớ đâu kể lại đó và xin lỗi không còn tìm ra nguồn nữa để ghi xuất xứ.

Một Giám đốc công ty nọ giao cho nhóm mấy nhân viên trẻ, trình độ tốt nghiệp đại học, xây dựng hệ thống điện toán cho công ty. Mấy bạn trẻ làm rất thành thạo chu đáo, không chê vào đâu được. Khi sắp hoàn thành, lúc chuẩn bị cho vận hành anh trưởng nhóm mới xin Giám đốc chọn cho một mật mã (password) của máy chủ để anh ta cài vào.

Giám đốc suy nghĩ rồi nói: Mấy em lấy câu thơ: “Lạ gì bỉ sắc tư phong”, bỏ dấu đi và viết chung lại để dễ nhớ.

Anh trưởng nhóm yêu cầu ông chủ lặp đi lặp lại mấy lần mới ghi đầy đủ được câu thơ. Rồi còn nói thêm: Giám đốc sao cứ nói toàn những câu văn sâu xa khó hiểu, khó nhớ quá.

Giám đốc: Câu đó có sâu xa khó hiểu gì đâu mấy em. Đó là một câu thơ trong Kiều đó. Bộ mấy em không học Truyện Kiều ở nhà trường sao?

Trưởng nhóm: Dạ … có, nhưng chắc câu thơ ấy chúng em chưa học đến.

Giám đốc cười, khuôn mặt đờ ra vì ngán ngẫm, và nói tiếp: Đó là câu thứ 5 trong một đại tác phẩm của văn học Việt Nam do một đại thi hào sáng tác. Và tác phẩm Truyện Kiều ấy có tất cả 3254 câu (!).

Bởi vậy không biết rồi sau này sẽ ra sao? Lo lắm chứ! 99 năm nữa.

Chả lẽ, thế kỷ sau lúc nhắc tới Tố Như Nguyễn Du chẳng còn ai biết người đó là ai. Như có người từng nói ông Lê Lai là em họ ông Lê-nin vậy (vì cũng họ Lê). Thử tưởng tượng, một hôm nào đó trong một ngày đẹp trời như hôm nay, có hai người bạn tên là Tèo và Tí. Tèo hỏi Tí: Ê, chú mầy biết Nguyễn Du chứ? Tí trả lời: Thừa sức! Tèo hỏi lại: Biết thì nói nghe coi. Tí đáp ngay: Nhưng ý mầy nói Nguyễn Du Sài Gòn hay Nguyễn Du Gò Vấp? Mà Nguyễn Du nào cũng phê cả, chỗ có mấy quán nhậu hôm đó tụi này đánh một trận quá đã, nhậu tới bến hết biết, bộ quên rồi sao?

Ôi thôi! Ráng chờ đến năm 2120 thử xem. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

Đức quốc tháng 4 năm 2021
(tức tháng 3 âm lịch - tháng Thanh Minh)
Nguyên Đạo Văn Công Tuấn

_____________________

Chú thích:

1. Nhại theo câu thơ Nguyễn Du: “Sè sè nắm đất bên đường; Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.”

2. Nguồn: Quách Tấn: Tố Như Thi Trích Dịch. Paris, An Tiêm xuất bản, 1973.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1504 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phát tâm Bồ-đề


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.245.152 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (145 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...