Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Tỉnh giấc chiêm bao »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Tỉnh giấc chiêm bao

Donate

(Lượt xem: 5.919)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Tỉnh giấc chiêm bao

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Mẹ muốn bước thêm bước nữa. Chỉ muốn thôi, không nói ra, nhưng tôi biết điều này. Mẹ chưa nói ra, có lẽ vì còn chờ thời điểm thích hợp, còn phải dò xét nơi thái độ của tôi, đứa con gái duy nhất của bà, và còn chờ cho đến lúc tình duyên mới mẻ của cuộc đời người góa phụ chín mùi tỏa hương nồng nàn.

Đã mười năm, mười năm lầm lủi một thân một bóng tần tảo nuôi con ăn học khôn lớn kể từ ngày sinh mệnh cha tôi bị căn bệnh ung thư hiểm nghèo tước mất đi, mẹ chưa hề một lần than rên kể lể, và cũng chưa một lần được hưởng những giờ phút nghỉ ngơi thanh thản. Mẹ chỉ đòi hỏi nơi tôi hai điều: Học hành tấn tới và trao dồi đức hạnh. Tôi đã không phụ lòng người mẹ tuyệt vời của mình, từ năm học lớp 4 đến hết cấp 3 tôi là học sinh giỏi liên tiếp và thi đỗ đến hai trường đại học với thứ hạng cao. Tôi biết mẹ rất vui mừng, tự hào vì đứa con gái ngoan giỏi. Nhưng mẹ chưa thỏa nguyện. Mẹ còn mong muốn nhiều hơn, cao hơn. Mẹ còn đòi hỏi tôi phải tốt nghiệp đại học, trở thành một nhân tài kiệt xuất để cống hiến tâm sức trong công cuộc xây dựng làm giàu đất nước.

Khi tôi học qua được năm thứ nhất đại học kinh tế, tôi mới hiểu ra được rằng sự đòi hỏi của mẹ không phải là đòi hỏi của riêng ai. Chính tôi khát khao ôm ấp hoài bão tiến lên phía trước để gặt hái những quả ngọt trái thơm. Chính tôi đòi hỏi nơi tôi điều ấy. Học, học, và học. Tôi biết tôi học cho mình, cho chính tôi trước tiên, nên tôi tìm được niềm say mê thích thú khi cắm đầu vào đèn sách bút mực. Đang lúc tôi lao đi với tốc độ mạnh mẽ và tự tin trên đại lộ học vấn thì mẹ đã làm cho tôi phân tâm, chao đảo, và giảm vơi sự hứng khởi đang dạt dào.

Mẹ đang yêu thương một người đàn ông tầm thường. Một tình yêu đâm nụ nẩy chồi trong trái tim héo hon lạnh buốt của mẹ tôi khi bà đang ở vào tuổi trên bốn mươi. Người đàn ông đã nhảy vào ngồi xổm ngay nơi trống vắng mà cha tôi để lại suốt mười năm qua chính là bác Hưng, một người phu khuân vác, đẩy xe ba gác ngoài khu chợ mà mẹ tôi bao năm dầm sương dãi nắng buôn bán kiếm tiền nuôi tôi ăn học.

Bác Hưng là một người lầm lì, cục mịch. Với cái tướng to tê như hộ pháp, vai u thịt bắp, bác Hưng càng trở nên đáng sợ, rất ít ai dám gần gũi thân thiết. Nghe đâu trước kia bác từng là lính trinh sát vào sinh ra tử, bị thương cận ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Không nhà cửa, không còn gia đình thân quyến, một mình lưu lạc tứ xứ, sống qua những ngày tháng gian khổ cam go ở nhiều vùng kinh tế mới, bác Hưng trôi dạt về lại thành phố, đem sức lao động đánh đổi miếng cơm mạnh áo nơi chốn chợ búa xô bồ mấy năm qua…

Khi tôi còn học lớp 11, mẹ chuyển từ buôn thúng bán mẹt sang buôn sạp bán quầy, mỗi sáng phải chở những bao hàng quần áo ra chợ, đến chạng vạng phải thu dọn chở về nhà, công việc nặng nhọc khiến mẹ vất vả nên rất cần đến sự trợ giúp của ai đó. Tôi bận học, có muốn giúp mẹ một tay cũng không được vì mẹ không cho. Mẹ thuê người khác làm. Bác Hưng bấy giờ là tổ trưởng tổ bốc xếp hàng hóa tại chợ, nhận lấy công việc chuyên chở hàng cho mẹ tôi từ nhà ra chợ, và ngược lại, với tiền thù lao rất nhẹ nhàng.

Từ dạo ấy, bác Hưng lãnh tiền lương tháng từ mẹ tôi, trở thành một trợ thủ đắc lực giúp cho người đàn bà góa bụa chân yếu tay mềm được thuận chèo mát mái trong việc buôn bán. Bác Hưng đã trở thành người quen của hai mẹ con tôi, và của cái hàng xóm vốn tò mò tọc mạch quanh nhà tôi nữa. Không chỉ vận chuyển hàng, thu dọn sạp cho mẹ tôi, thỉnh thoảng bác Hưng còn tự nguyện làm giúp những việc lặt vặt trong nhà tôi, khi thì bắc lại điện nước, khi thì đóng ghế sửa giường, khi thì lợp lại mái nhà, trang trí lại nội thất…với gương mặt luôn trầm ngâm và lạnh băng.

Ngày tháng qua dần, mẹ tôi buôn may bán đắt một phần nhờ sự trợ giúp tận tụy của người đàn ông lực lưỡng có gương mặt khắc khổ lạnh lùng chẳng ai ưa. Chính tôi cũng được thuận buồm xuôi gió trong việc học hành thi cử, vào đại học kinh tế ở ngay thành phố để khỏi đi xa nhà, xa mẹ, ấy cũng nhờ một phần công sức của bác Hưng. Tôi biết ơn lắm. Nhưng, tôi không thích bác Hưng trở nên gần gũi thân thiện với mẹ mình. Trong mắt tôi, bác Hưng không xứng đôi với mẹ chút nào. Mẹ tôi đẹp, đằm thắm và tươi vui. Còn người đàn ông kia thì xấu xí, lầm lì và thô kệch như một pho tượng đất biết cử động. Hơn nữa, tôi không hề muốn ai thay thế cha tôi để sống với mẹ trong căn nhà đầy kỷ niệm đầm ấm và đau thương của mẹ con tôi. Tôi lại không được quyền lên tiếng. Chỉ còn biết tỏ thái độ phản đối với bác Hưng từ khi thấy đươc mối nhân duyên của hai người lớn đã và đang nở rộ, hàn kết cho hai số phận lẻ loi gắn bó lại khăng khít với nhau. Tôi không thể nở được nụ cười khi ở trong nhà đang có sự hiện diện của người đàn ông cục mịch khô khan. Tôi không thể ăn ngon miệng vào những bữa ăn có đến ba người, và nhiều lần tìm cách tránh né để ăn sau, hoặc ăn vội vàng trước để chạy ù đến trường với bạn bè cho quên đi sự bực bội khó chịu.

Thời gian qua, có lẽ hai người lớn đã thấy và hiểu thái độ của tôi, nên bác Hưng ít thấy ra vào nhà tôi, trừ những lúc đến chở hàng ra chợ, rồi chở hàng về. Bác đã không còn bắt chuyện hỏi han tôi nhiều như trước kia, chỉ đưa mắt nhìn tôi mỗi khi đụng mặt. Đã mấy lần bác Hưng hỏi tôi về chuyện học tập, tôi ầm ừ, trả lời cộc lốc, không như trước kia rất hào hứng trôi chảy. Đã mấy lần từ trường về nhà, tôi bắt gặp mẹ và người đàn ông cục mịch ấy ngồi bên nhau tâm sự rất thân tình, tôi vùng vằng thắp cả bó nhang trước linh vị của cha, cho khói hương nghi ngút cả bàn thờ. Tôi biết, tất cả những cử chỉ, hành động, lời nói chẳng hay ho gì của mình đều rất đáng trách, nhưng tôi vẫn cứ sẵn sàng cho chúng tiếp diễn để dành riêng cho người muốn làm cha kế của tôi.

Vậy cả mẹ lẫn bác Hưng chưa một lần tỏ ý phàn nàn, giận dỗi tôi. Hai người đều im lặng trước sự phản đối có phần vô văn hóa của một cô sinh viên đại học, cử nhân tương lai… Sự im lặng đáng sợ ấy làm cho tôi càng thêm bực tức, hoang mang. Bao nhiêu điều muốn nói phải dồn nén theo tháng ngày không được dịp tuôn trào ra cho nhẹ nhõm. Tôi càng bị dồn nén, hai người lớn dường như ngày càng thêm khăng khít. Một thông điệp bất lập văn tự đã gửi đến tôi, tôi phải tự hiểu lấy rằng không có gì có thể chia cắt hai người đang yêu, bắt họ phải rời xa nhau. Tôi kềm chế lòng mình đến mức tối đa để không phải có sự phản ứng quá lố dẫn đến phạm tội bất hiếu, hỗn xược. Cứ thế, tôi bị phân tâm khi đến trường, chán chường trở về, đầu óc cứ nghĩ vẩn vơ vớ vẩn chuyện hai người lớn yêu nhau, chuyện mẹ muốn tái giá vào tuổi trên bốn mươi…

Oooo

Cháy chợ, cháy ngay khu bán hàng quần áo may mặc sẵn.

May mà cháy vào ban ngày, giữa trưa, nên xoay trở cứu kịp thời. Tám gian hàng bị cháy rụi. Gian hàng của mẹ tôi cũng ra tro, nhưng hàng hóa đã được bác Hưng chuyển kịp ra ngoài, không hao mất món nào. Đến chiều, từ trường về nhà, tôi nghe tin, vội chạy ra chợ tò mò nghe ngóng. Tôi nghe rằng cháy chợ do một người bất cẩn thắp nhang cúng ông Địa. Tôi còn nghe rằng một chủ hàng hoảng hốt bỏ chạy khi nghe báo động cháy, đã trợt chân té vào một nồi chè sôi nước nóng hổi. Tôi nghe rằng có một cháu bé ngủ quên, bị kẹt lại trong khu vực cháy, ông bố bà mẹ lại đang đi ăn trưa ở khu hàng ăn, may có người xông vào lửa bế cháu đem ra ngoài an toàn trước sự cảm phục của mọi người. Người cứu cháu bé bị cháy xém cả mặt mày, tóc tai, phỏng cả cánh tay trái. Và, người ấy chính là bác Hưng.

Tôi nghe rằng chỉ có bác Hưng mới dám xăm mình xông vào lửa lúc ấy để cứu người. Những người khác dường như chỉ lo cứu hàng, cứu của cải. Những gì tôi nghe được từ đám đông hiếu kỳ ngoài chợ đã làm cho tôi bàng hoàng xúc động. Tôi đi về nhà với tâm trạng thật khó tả, vui có buồn có, đau xót và sung sướng…

Bữa cơm tối ấy, thật hiếm hoi có đủ ba người. Mẹ tôi huyên thiên kể về vụ cháy chợ ban trưa. Bác Hưng không nói một lời.Tôi lén nhìn, cánh tay trái của bác Hưng đã được bôi kem chống phỏng trông bầy nhầy gớm guốc. Gương mặt bác cháy xém, nhất là mái tóc nham nhở trông vừa buồn cười vừa tội nghiệp. Không hiểu sao tôi lại ăn ngon miệng vào bữa cơm tối ấy. Tôi vui vẻ, kiếm những câu hỏi để đặt ra buộc bác Hưng phải tự trả lời, tự tường thuật cho tôi nghe. Vậy thôi. Chuyện anh hùng lúc cháy chợ rồi cũng lắng đi. Tôi không còn thấy người anh hùng ấy xuất hiện thường xuyên nữa, mà lại thấy quái vật dữ tợn trong những chiêm bao của mình vào những ngày sau này…

Tôi thấy con quái thú to lớn. Đầu là đầu của bác Hưng. Thân là thân của loài kỳ đà hoang dã, hai cánh tay dài ngoằng đầy ghẻ chốc trông như hai con khủng long dị hình chồm tới mà táp mọi thứ… Con quái vật ấy cứ xuất hiện trong giấc ngủ của tôi đều đặn, làm cho tôi phải mất ngủ, thức dậy giữa khuya khoắt với mình mẩy ướt đẫm mồ hôi… Tôi ngã bệnh. Một cú ngã thật đau, bất thần, làm cho tôi mê man, bải hoải đến mức không gượng ngồi dậy được. Con sốt cao đã bắt tôi phải thấy ác mộng khủng khiếp hơn, toàn là quỷ dữ với ma tà, quái nhân với dị thú, tất cả những loài gớm guốc ấy đều có mang dáng dấp, diện mạo của người đàn ông đang muốn kết duyên phu phụ với mẹ tôi…

Mở mắt.Tỉnh dậy, tôi đưa mắt mệt nhọc nhìn quanh, biết mình đang nằm ở bệnh viện. Ngồi cạnh giường tôi đang nằm là một người đàn ông mang dung nhan buồn cười. Nhưng người ấy không hề cười, mà đang buồn mênh mang, hai hàng nước mắt cứ tuôn chảy. Ông ta đang nắm lấy bàn tay tôi mà bóp nắn, như muốn truyền qua cho tôi nguồn sinh lực để hồi phục sức khỏe. Không nói một lời, người đàn ông ấy chỉ nhìn chăm chăm vào mắt tôi bằng cái nhìn thật trìu mến. Tôi bỗng dưng cảm thấy khỏe khoắn, phấn chấn tinh thần, lòng trào dâng một niềm xúc động hân hoan, để rồi buộc miệng kêu lên những tiếng mà từ lâu nay tôi không hề muốn kêu:

“Ba … Ba ơi!”

Rồi tôi nghẹn ngào, bóp chặt lấy bàn tay sần sùi to bè bè thật ấm áp của người đàn ông sẽ thay thế cha mình chung sống với mẹ suốt quãng đời còn lại vốn hữu hạn, ngắn ngủi. Bác Hưng gục đầu xuống, khóc khục khục nghe khô khốc, nhưng tôi biết đó chính là tiếng khóc mừng vui khi hạnh phúc đã rầm rập ào đến ngay giữa khung cảnh lặng lẽ ưu buồn hăng hắc mùi ê- te…

Con quái thú đã biến mất trong những giấc chiêm bao dài thậm thượt của tôi. Nó đã bước ra ngoài đời thường, hóa thành một vị anh hùng cho tôi nương dựa trên bước đường tìm đến tương lai còn dài đăng đẳng…


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1505 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hai Gốc Cây


Người chết đi về đâu


Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Hạnh phúc khắp quanh ta

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.59.242 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (82 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...