Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Hồi ức »» Bạn cũ »»

Hồi ức
»» Bạn cũ

Donate

(Lượt xem: 8.107)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Bạn cũ

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Mấy tuần nay bị phong tỏa, tôi bỗng có thì giờ làm một vài việc mà từ thời triều đại nhà Hán cho tới giờ vẫn chưa có can đảm làm, như dọn dẹp các thứ nhét trong mấy cái tủ trong phòng khách : nào tập vở lúc còn đi học, nào báo chí, hình ảnh mà tôi đã na theo mình từng lần dọn nhà một… Tôi nghĩ nên tìm một bao rác thật lớn và cho vào đấy hết, thế là xong, là khỏe. Nhưng…. bỗng nhiên một tấm hình trắng đen rơi xuống, tôi nhặt lên nhìn người trong hình và sững sờ. Thời gian như ngừng lại. Dĩ vãng một thời rất hạnh phúc bỗng trở về. Rồi hạnh phúc tan biến, độc ác, tàn nhẫn…

Qu.

Lần thứ nhất tôi gặp cô gái ấy trong một bữa ăn sáng. Một anh sinh viên, bạn của em gái tôi, sống ở vùng phụ cận thành phố Bxl, mời tôi đến dự bữa ăn để giới thiệu cô gái cho tôi và ngập ngừng hỏi :

- Tr có thể giúp Qu được không, cô ấy muốn vào học trường của Tr.

Trường của tôi là một ngôi trường nổi tiếng ở Âu Châu vì đã cống hiến những thông dịch viên giỏi nhất cho nhiều tập đoàn quốc tế. Tôi muốn đi theo ngành đó vì tôi thích sinh ngữ, ngược với ý muốn của me, vì me thì muốn tôi học ngành báo chí để sau này làm phóng viên như me. Nhưng tôi không thích ngành ấy, nơi đào tạo những người phải chật vật tranh nhau để được thấy tên mình trên một tờ báo, rồi ganh ghét nhau, hãm hại nhau một cách thiếu văn hóa, thiếu lịch lãm… đã bao nhiêu buổi trưa rồi nhỉ, tôi bất lực nhìn me nằm khóc tấm tức trên giường vì ông chủ báo, vì bà đồng nghiệp đã làm gì đó, chơi xấu me…

Điều mà me không thích nữa là tôi phải dọn nhà về Bxl, xa nhà me chừng 3 giờ xe lửa, thế là có lẽ tôi sẽ không thể thường xuyên về thăm me. Nhưng me không nuôi nổi hai đứa con, me đã chọn cô em gái của tôi, tôi là chị, tôi phải hy sinh. Me muốn tôi tìm việc gì làm tạm, nhưng tôi chưa tới 18 tuổi, tôi mới có một cái bằng Tú Tài ban C vỏn vẹn, nói tiếng Pháp không rành, làm việc gì bây giờ nếu không phải là việc giữ em, ô-xin… Hơn nữa, từ khi biết đọc và biết mê sách, tôi đã đọc hết tủ sách tiếng Việt của me. Thế rồi một hôm me đưa cho tôi một truyện ngắn bằng tiếng Pháp, "Les Etoiles" (Những vì sao) của Alphonse Daudet cho tôi tập đọc ngoại ngữ. Tôi lần mò với cuốn từ điển Pháp Việt thật to bất khả ly thân, một trong những phần thưởng đã lãnh được khi học xong lớp nhất ở trường Đinh Tiên Hoàng. Tôi không biết mình đọc có hiểu hết không, nhưng tác giả đã tả những bầu trời đầy sao thật huy hoàng tráng lệ làm cho tôi say mê, mơ ước. Tôi đã mang máng có cảm giác là nếu đọc giỏi ngoại ngữ, tôi sẽ có thể đọc được những tác phẩm như thế, hoặc hay hơn thế nữa. Tôi lại còn ôm thêm một tham vọng to lớn khác là dịch những tác phẩm ấy sang tiếng Việt, để các em tuổi mới lớn như tôi lúc đó, có những cuốn truyện hay hơn, lôi cuốn hơn, mở rộng tâm trí hơn là những gì được đọc khi sống trong một đất nước chiến tranh, đầy tiếng súng và đạn bom… Giấc mơ của tôi là học xong, về nước, mở một phòng thông dịch…

Không ngăn tôi được, me đành để tôi đi, nhưng hứa sẽ chỉ gởi cho tôi 2000 đồng tiền Bỉ (khoảng 30 euros) mỗi tháng mà thôi.

Có người mách cho tôi ở Bxl có trường thông dịch, Marie Haps. Trường ấy có một ưu điểm lớn là không cần phải thi vào mới được học, chỉ cần đóng tiền học thôi, nếu không tôi đã bị đánh rớt là cái chắc !

Vào trường ghi danh, tôi gặp ngay bà hiệu trưởng. Bà đã nhìn tôi có vẻ nghi ngại "Trường này chưa có một sinh viên ngoại quốc nào đậu cả"… Thấy tôi chưa đủ nản chí, bà phán thêm "Muốn học trường này phải quên tiếng mẹ đẻ của cô đi, mới thành một thông dịch viên giỏi được". Tôi lẩm bẩm "tôi sẽ là một thông dịch viên dở, nhưng tôi sẽ không bao giờ quên tiếng mẹ đẻ của tôi".

Bà nhìn tôi dò xét, rồi không biết nghĩ sao, bằng lòng cho tôi ghi tên học.

Ôi ngày đầu tiên đến lớp, lớp đông cả mấy trăm người, tôi đi sớm nên được ngồi bàn đầu. Trên bục giảng, có một vị linh mục đi qua đi lại, nói huyên thuyên gì đó mà tôi chẳng hiểu lấy một chữ. Xung quanh tôi, người ta hý hoáy viết lấy viết để trên một tập giấy, còn tôi chỉ biết ngơ ngác nhìn. Tới giờ ra chơi, cô gái ngồi bên cạnh tôi hỏi :

- Sao bạn không chép bài, lấy nốt ?

- Chép bài gì, mà lấy nốt làm sao ?

- Trời ơi, giờ này là giờ triết học, vị linh mục ban nãy là giáo sư Triết của mình đó ! Ông nói gì mình phải ghi lại để có bài mà học chứ !

Tôi ngập ngừng :

- Bạn có thể cho tôi mượn bài về chép lại được không ?

Cô gái gật đầu. Tối hôm ấy, trong một phòng khách sạn rẻ tiền và… là một ổ mãi dâm (tôi không biết điều đó), tôi đã thức tới khuya chép lại và tra từ điển từng chữ trong bài học sáng nay của cô bạn. (Việc mượn bài về chép và tra từ điển kéo dài tới 6 tháng mới hết.)

Một buổi tối, tôi nghe tiếng gõ cửa, và tay nắm cửa phòng tôi xoay tới xoay lui, may mà tôi đã khóa cửa ngay sau khi vào. Tiếng một người đàn ông nhừa nhựa bảo "mở cửa, mở cửa cho tôi vào", tôi sợ quá ngồi co rúm lại, không dám thở, không dám nhúc nhích, may quá ông ta không đủ kiên nhẫn nên sau một lúc thì bỏ đi. Thật ra cánh cửa ấy, chỉ cần đá một cái là nó đã mở toang rồi.

Ngày hôm sau, tôi nghe nói có một văn phòng ở Blx tiếp đãi và giúp đỡ sinh viên ngoại quốc, tôi lần mò tới đó. Bằng tiếng Pháp hẳn là rất bồi của tôi, tôi giải thích hoàn cảnh của mình và hỏi họ có chỗ nào cho sinh viên mướn không quá mắc không ? Họ giới thiệu cho tôi một căn phòng rất nhỏ trong một tòa nhà cao vài tầng, ngay khu thị trường Âu Châu (nghĩa là rất gần trường tôi), giá… đúng số tiền me cho hằng tháng. Tôi vội vàng nhận liền và thu dọn tới đó ngay, nói như me tôi là người "điếc không sợ súng" !

Năm đầu của tôi phải học tới 36 giờ một tuần, nào sinh ngữ (mỗi người phải chọn hai sinh ngữ khác nhau, tiếng Pháp không tính vì là tiếng mẹ đẻ), nào những giờ học gọi là "phổ thông", vì một thông dịch viên phải biết thuật ngữ của những nghề nghiệp mà mình có thể chuyên môn sau này, như y, triết, luật v.v… Các giờ học không liên tục, có khi cách nhau vài giờ đồng hồ. Đó là lúc tôi lân la đi xung quanh trường tìm một việc gì đó làm trong những giờ ấy để có tiền… ăn. Thấy một tiệm bán giày tìm người bán, tôi đánh liều vào, và giải thích cho ông chủ hiểu hoàn cảnh của mình. Chắc thấy tôi tội nghiệp lắm nên ông đồng ý cho tôi vào phụ bán, giúp nhân viên bán hàng của ông trong những giờ tôi không có lớp. Thế là đời sống của tôi đã tương đối ổn định.

Cà xịch cà tang như vậy được mấy tuần, tôi mới đi ăn sáng và gặp Qu.

Trên bàn ăn có croissants, cà phê, trà. Tôi mải mê ăn croissant, loáng thoáng nghe anh bạn, cậu của Qu giới thiệu, bụng nghĩ thầm "muốn học thì ghi tên đóng tiền học, có gì khó đâu !".

Bỗng tôi ngẩn lên khi nghe tiếng của Qu, một giọng Bắc rất trầm, rất ấm :

- Bánh này Qu biết làm !

Tôi nhoẻn miệng cười khâm phục. Tôi chả biết làm gì cả, ở Việt Nam thì có người làm, me có dạy tôi nấu cơm (lúc đó chưa có nồi điện) là vo gạo, đong nước bằng hai lóng tay, rồi mở radio nghe xong 5 bài hát là tắt lửa, đậy nắp chờ 20 phút mới xới lên, rồi đậy nắp lại để thêm 10 phút nữa. Sau khi nồi cơm điện National xuất hiện trên thị trường, tôi đã đầu tư vào đấy tất cả tiền để dành của tôi, biết rằng đấy là một vốn đầu tư rất có ý nghĩa : miễn cơm ngon, đừng khê đừng khét, chan nước mắm lên là có bữa cơm ngay ! Nhưng công thức nấu cơm me dạy rất hữu hiệu, đôi khi tôi vẫn còn dùng và cơm cũng ngon không kém gì nấu với nồi cơm điện.

Tôi đồng ý đưa Qu về chỗ tôi ở, biết rằng trong tòa nhà ấy có vài ba căn còn trống. Nhà nghèo nàn lắm, mỗi phòng chỉ có phòng tắm và bếp, còn nhà vệ sinh thì công cộng, ở một tầng lầu khác.

Vào phòng của tôi Qu đã ngập ngừng :

- Qu sợ ở một mình lắm, Tr cho Qu ở chung với Tr được không ?

Trời đất ơi, phòng rộng không tới 10 thước vuông, không có cửa sổ, không có ánh sáng, sống một đứa đã tù túng rồi, làm sao ở hai đứa ? Tôi chưa trả lời thì Qu nói tiếp :

- Thế nào Qu cũng chịu được, miễn được ở với Tr.

Tôi gật đầu, Qu cho biết là mỗi tháng gia đình cũng cho đúng số tiền me cho tôi. Thế là chúng tôi có đủ tiền nhà và tiền ăn.

Trong phòng ấy có hai cái bàn và hai cái ghế cho chúng tôi ngồi học, một chỗ để mỗi đêm trải đệm cho hai đứa nằm, không còn chỗ đi nhưng hề gì, vì cách đấy không xa có một vườn cây công cộng rất lớn, trời đẹp thì ôm sách ra đấy học hoặc đi dạo với nhau.

Qu làm bếp rất giỏi, say mê việc nấu nướng, và mơ ước được học ngành bếp núc, hôtel, chứ chả muốn học cái ngành thông dịch mà mẹ Qu bắt Qu phải học. Ở với Qu, tôi được ăn rất nhiều món khá ngon mà nguyên vật liệu rất ít, rất rẻ, mua ở cái chợ trời gần nhà. Với cái "rất ít rất rẻ" ấy, Qu xoay sở thành những món ngon, bổ dưỡng. Bổn phận của tôi, nhờ "công đức" có cái nồi điện, là vo gạo và… bấm nút, còn lại Qu làm hết. Tôi thấy xếp đặt như thế bất công quá, cuối cùng Qu phải dạy tôi nấu bếp để tôi có thể làm phụ bếp cho Qu. Tôi học và mê nấu ăn từ lúc đó. Và cũng từ lúc đó, chúng tôi làm gì cũng làm với nhau.

Ưu điểm của phòng chúng tôi ở là nằm ngay trong khu vực thị trường Âu châu, xung quanh là văn phòng và một ít nhà ở. Tối tối, hai chị em dắt nhau đi bộ và nhìn vào thùng rác nhặt báo chí, và nếu may mắn cũng nhặt được sách, tiểu thuyết mà người ta lịch sự đặt bên cạnh thùng rác. Tôi học tiếng Anh bằng cách đó, còn Qu thì tiếng Anh, Pháp giỏi hơn tôi vì đã được học trung học trường tây. Nhưng mỗi buổi trưa, hai đứa đều chăm chỉ nghe từ một cái radio, quà của me, một chương trình dạy tiếng Anh trực tuyến từ đài BBC World Service, với những bài hát dễ thương của nhóm Beattles, như "I beg your pardon, I’ve never promised you a rose garden…"

Chúng tôi tăng cấp cuộc sống của mình nhờ tài nấu nướng của Qu. Trong lớp, những sinh viên khác bây giờ đã thành bạn của hai đứa, bắt đầu nghe danh tiếng nấu ăn khéo léo của Qu (vì thỉnh thoảng có bạn được chúng tôi mời về phòng ăn), đã về nói với cha mẹ của họ, nên đôi khi cha mẹ của họ mời Qu và tôi đến nhà làm một bữa cơm khách chẳng hạn. Thế là chúng tôi đi chợ, đem đến nhà bạn nấu nướng, không những được ăn với họ mà còn được đem thức ăn thừa về, và tiền chợ không dùng đến họ cũng cho luôn, no nê được mấy tuần.

Cuộc sống nghèo nàn mà êm ả hạnh phúc như thế những tưởng sẽ kéo dài mãi mãi… nhưng tới mùa thi, tôi đậu và Qu rớt. Thật ra Qu không thích học ngành này, không muốn tiếp tục nên cô cũng chả muốn đậu làm gì. Còn kỳ thi thì rất khó, vì đây là lúc là nhà trường sàng lọc người, chỉ giữ lại những sinh viên có khả năng tiếp tục ba năm càng lúc càng gay go còn lại. Qu lại tìm được một ngôi trường dạy ngành mình thích, đào tạo những người sau này muốn mở nhà hàng hay khách sạn.

Nhưng mẹ Qu nghĩ khác. Bà không bằng lòng vì tôi đậu mà con gái mình lại rớt. Bà nghĩ là tôi lợi dụng Qu, khai thác Qu hay gì đó. Bà viết thư bảo Qu phải dọn sang Pháp ngay, vì cô em của Qu mới tới nước Pháp cách đó không lâu. Qu không chịu. Bà viết thư bảo, viết cho Qu mà lại gởi cho tôi "nếu con không nghe lời mẹ, và nếu sau này con còn liên lạc với cô Tr, mẹ sẽ báo cảnh sát là cô ấy quản thúc con, không cho con đi chỗ khác".

Biết là vì thương Qu nên bà mới làm vậy, nhưng tình thương đôi khi đội những lốt thật là tàn nhẫn và ác độc.

Chúng tôi đành khóc thật nhiều trước khi chia tay. Qu nói với tôi :

- Ngày rời Việt Nam, tui chết hết nửa tâm hồn. Bây giờ rời bồ, nửa tâm hồn kia của tui cũng chết luôn !

Đưa Qu ra nhà ga lấy xe lửa xong, tôi trở về căn nhà nhỏ bé mà sao lúc ấy lại cảm thấy mênh mông của mình. Trong mấy ngày liền, tôi cứ ngồi thừ ra không buồn ăn uống. Không có Qu, tôi nấu cơm với ai, tôi chia sẻ từng miếng ăn với ai ? Đâu phải chỉ có mình Qu mới chết cả tâm hồn...

Nhưng sau tôi tỉnh lại. Tôi không có quyền để cho mình bị trầm cảm. Tôi lấy hết can đảm nấu một nồi cơm với canh, và từng bước, từng bước như thế tôi đã "sống" lại để học nốt những năm sau đó.

Từ đó, tôi học được một bài học lớn trong đời là ai rồi cũng có thể bị những tai họa giáng lên đầu, nhưng lúc ấy phải thấy như thể là mình đang đi dưới một trận mưa lớn, dưới những hạt mưa xối xả. Và mình vẫn phải cứ liên tục vuốt mặt cúi đầu để bước tới phía trước, đặt bàn chân này trước bàn chân kia, từng bước, từng bước…

Qu ơi, bây giờ bồ ở đâu ?

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.27.129 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...