Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan.
(A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã.
(You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Đối với hầu hết các Phật tử Việt Nam định cư tại hải ngoại hiện nay, niềm ưu tư khắc khoải lớn nhất không còn là những khó khăn về kinh tế gia đình hay sự hội nhập với nền văn hóa mới, mà chính là làm sao để bảo tồn những vốn quý văn hóa dân tộc đã mang theo được đến xứ người.
Trong những vốn quý đó, niềm tin cũng như những hiểu biết về Phật pháp được xem là đang có nguy cơ suy giảm ở các thế hệ tiếp nối. Nhiều bậc phụ huynh đang gặp khó khăn rất nhiều trong việc giải thích để con cháu họ hiểu được ý nghĩa của những nghi thức lễ bái, tụng niệm mà họ thực hành hằng ngày tại nhà, hoặc các lễ nghi tôn giáo được thực hiện ở các chùa mà họ rất muốn con cháu họ cùng tham gia. Đó là chưa nói đến những vấn đề sâu xa hơn như các phần giáo lý về nhân quả, về duyên khởi hay Tứ diệu đế, Bát thánh đạo... thì lại càng khó khăn hơn nữa.
Và như một hệ quả tất yếu của thực trạng này, khi các em không nhận hiểu được những ý nghĩa sâu xa của tín ngưỡng mà gia đình đang theo, các em sẽ dần dần cảm thấy xa lạ với chính tôn giáo đó. Bước tiếp theo chỉ còn là vấn đề thời gian, đó là khi các em bước chân vào ngưỡng cửa đại học thì luôn sẵn có các tôn giáo bản địa đang chờ đón và mời gọi các em, với các yếu tố tín ngưỡng mà đối với các em là dễ hiểu và quen thuộc hơn nhiều, bởi lý do đơn giản là các em đã sinh ra và lớn lên trong chính môi trường mà các tôn giáo ấy từ xưa nay vẫn chiếm đa số tuyệt đối.
Với thực tế này, nhiều bậc phụ huynh hết sức lo lắng khi nghĩ đến việc trong tương lai con cháu họ sẽ không còn biết đến đạo Phật, bởi họ không thể nào trao truyền lại cho các em những hiểu biết và niềm tin mà họ đã theo đuổi trong suốt cuộc đời.
Một trong những lý do quan trọng dẫn đến thực trạng nêu trên là sự cách biệt về ngôn ngữ. Trong khi phần lớn những người Việt thuộc thế hệ đi trước chỉ có thể nói được tiếng Anh trong chừng mực giao tiếp xã hội hoặc trong công việc, và rất hạn chế trong việc giảng giải những ý nghĩa tu tập hay giáo lý đạo Phật, thì ngược lại các em thuộc thế hệ trẻ lại chỉ có khả năng sử dụng lưu loát tiếng Anh, trong khi rất ngại phải nghe diễn đạt các vấn đề phức tạp hay khó hiểu bằng tiếng Việt. Hầu hết các em đều chỉ nói được tiếng Việt trong chừng mực nhất định và do đó tất nhiên là không thể sử dụng tiếng Việt để tìm hiểu sâu xa về giáo lý đạo Phật.
Một giải pháp cho sự bế tắc này dường như vừa hé lộ vào sáng ngày Thứ Bảy, 20 tháng 5 năm 2017, tại Như Lai Thiền Tự, San Diego, California. Nơi đây vừa khai mạc một khóa tu đặc biệt với chủ Đề “Returning Home” (Trở Về) dành cho tuổi trẻ, dự kiến trong 2 ngày sẽ hướng dẫn các em tu tập và giảng dạy giáo lý cho các em bằng tiếng Anh.
Đây là một thí điểm đáng được trân quý, gìn giữ và phát huy, bởi nếu thành công sẽ cần được nhân rộng để trở thành một giải pháp chủ yếu nhằm truyền trao Đạo Phật đến với tuổi trẻ tại Hải Ngoại. Không những là giải pháp cho các Phật tử con em người Việt, mà các khóa tu giảng bằng tiếng Anh như thế này cũng sẽ là phương thức hiệu quả để giới thiệu đạo Phật đến với các em tuổi trẻ người bản xứ.
Để chuẩn bị cho khóa tu này, Thầy Giác Minh Luật và quý thầy trong Ban tổ chức đã ngày đêm lo lắng nhọc nhằn để chu toàn mọi thứ. Chứng minh khóa tu là Hòa thượng Thích Minh Hồi, Viện chủ Như Lai Thiền Tự. Ngoài ra là các vị Giáo thọ sư như quý thầy Thích Thường Tín, Thích Châu Đạt, Thích Tâm Nguyên, Thích Đạt Tín, Thích Giác Nhãn, Thích Phước Đạo, Thích Thiện Niệm v.v... Các huynh trưởng GĐPT cũng tích cực tham gia trong vai trò tổ chức và điều hành sinh hoạt của các em trong suốt khóa tu.
Với phương thức sinh hoạt mới mẻ, thích hợp với tuổi trẻ, Khóa tu đã mang lại niềm vui và sự yêu thích cho tất cả các học viên tham gia. Thông qua đó, các em hiểu được một số điều căn bản về giáo lý Phật pháp, và quan trọng hơn nữa là có được sự thích thú để sẵn sàng quay lại tham gia các khóa tu tiếp theo trong tương lai.
Ước mong quý thầy trú trì cùng Chư Tôn Đức Tăng Ni trẻ có chung hoài bão này sẽ tiếp tục phát huy thành tựu hôm nay để tiếp tục con đường hoằng pháp đến với thế hệ trẻ bằng chính ngôn ngữ mà các em, các cháu có thể dễ dàng đón nhận, để nhận được nhiều lợi lạc từ Giáo pháp của đạo Giác Ngộ mà Đức Bổn Sư đã truyền trao cho chúng sanh từ hơn 25 thế kỷ qua.
Dưới đây là một vài hình ảnh trực tiếp ghi nhận từ khóa tu:
Anh Tâm Đăng, Trưởng ban Hướng dẫn GĐPT Hải ngoại đang chia sẻ kinh nghiệm giáo dục tuổi trẻ Việt Nam tại Hải ngoại với Thầy Đạt Tín, Thầy Châu Đạt và cư sĩ Quảng Hải trước giờ khai mạc khoá tu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.124.107 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...
Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.