Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tản văn »» Hướng Vọng Ngày Về Nguồn của Chư Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại »»

Tản văn
»» Hướng Vọng Ngày Về Nguồn của Chư Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại

Donate

(Lượt xem: 6.681)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Hướng Vọng Ngày Về Nguồn của Chư Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại

Font chữ:

Là Phật tử, ai mà không hoan hỷ khi nghe thấy chư Tăng, Ni ngồi lại trong tinh thần thanh tịnh và hòa hợp!

Xưa nay, sự ngồi lại của chư tôn đức Tăng, Ni luôn luôn mang lại những thành tựu lớn lao cho đạo Phật và lợi lạc vô biên cho nhân quần xã hội.

Nhớ khi xưa, có lần nhóm lục quần Tỳ kheo vì thiên kiến cục bộ đã gây ra nhiều tranh chấp bất hòa trong Tăng đoàn, đức Thế Tôn can gián mà họ cũng không nghe, nên Ngài đã một mình vào rừng an tịnh. Như voi chúa đi đứng một mình tự tại trong khu rừng vắng, đức Phật thoát ra khỏi những xôn xao, náo động của thế gian và sống những ngày tĩnh lặng ở núi rừng thanh tịnh, nơi ấy Ngài được những chú vượn, chú nai, chú voi và chim muông cung đón và hầu hạ một cách tôn kính! Sau đó, đại chúng Tỳ kheo đã cùng nhau đến đảnh lễ cung thỉnh đức Điều Ngự trở về trú xứ để tiếp tục hướng dẫn con đường thực nghiệm Chánh pháp vi diệu.

Sau khi đức Thế Tôn nhập Niết bàn, trong đại chúng Tỳ kheo, có những vị lâu nay vì không thể tuân hành nghiêm mật theo giới hạnh đã móng khởi tâm ý vọng động buông lung, muốn nhân việc đức Phật nhập diệt mà tự tung tự tác. Trưởng lão Đại Ca Diếp (Maha Kassapa) vì muốn bảo vệ sự toàn vẹn của bản thể thanh tịnh và hòa hợp trong Tăng đoàn, và cũng vì muốn giữ gìn Pháp bảo và giới luật mà đức Thế Tôn đã một đời giáo huấn, nên triệu thỉnh chư Thánh giả A La Hán ngồi lại để trùng tuyên Tam Tạng Thánh Giáo trong lần kết tập Kinh điển đầu tiên.

Vào thời vua A Dục (Asoka), cùng với tình hình đạo Phật đang phát triển lớn mạnh, sự phân hóa trong đại chúng Tỳ Kheo cũng thật là trầm trọng, vì thế, ngài Mục Liên Đế Tu (Moggaliputta Tissa) đã phát tâm đứng ra vận động đại chúng Tỳ Kheo ngồi lại để củng cố đạo lực và phát huy bản thể thanh tịnh và hòa hợp của Tăng Già. Qua đó, kỳ kết tập Kinh điển lần thứ 3 đã được thực hiện một cách viên mãn.

Phật Giáo Việt Nam, trải qua hàng thế kỷ cùng với dân tộc chịu cảnh suy vong vì ngoại xâm và nội loạn, nên đã đi vào khúc quanh lịch sử tiêu trầm. Đến các thập niên đầu thế kỷ 20, chư tôn đức Tăng Già ở ba miền Nam Trung Bắc đã khởi xướng công cuộc chấn hưng toàn diện để phục hưng lại nội lực và phát triển nền Phật Giáo nước nhà. Công cuộc chấn hưng đã mang lại nhiều thành quả lớn lao, bởi vì nhờ đó mà tập thể Tăng Già Việt Nam có thể cùng nhau ngồi lại để gánh vác trọng trách đối với lịch sử. Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, rồi sau đó là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã được hình thành. Tiếc thay, sức mạnh hòa hợp của Tăng Già ấy chỉ đủ sức để vươn lên đứng dậy mà không đủ sức kiên trì để tiếp tục bảo vệ những thành tựu quý giá đã được gầy dựng với bao nhiêu khổ công! Nạn phân hóa và suy trầm đã bộc phát do sự chống phá của các thế lực bên ngoài, mà cũng do sự đánh mất bản thể thanh tịnh và hòa hợp bên trong nội bộ Tăng Ni!

Ở trong nước, suốt mấy chục năm qua, Phật Giáo Việt Nam mà đặc biệt là cộng đồng Tăng Già đã không có cơ hội ngồi lại trong tinh thần thanh tịnh và hòa hợp, vì sự đánh phá khốt liệt của cơ chế chính trị cầm quyền. Chính quyền Việt Nam, vào năm 1981, thành lập GHPGVN trong ý đồ thông qua GH này để tập hợp quần chúng và kiểm soát mọi hoạt động của Phật Giáo. Cũng vì ý đồ ấy, mà chính quyền đã ngăn cấm mọi hoạt động của các tổ chức Phật Giáo nào không chịu nằm trong sự chi phối của họ, như GHPGVNTN. Tập thể Tăng, Ni trong hai GH, vì vậy đã không thể ngồi lại để cùng nhau góp phần xây dựng và phát triển nền Phật Giáo truyền thống dân tộc. Điều đau buồn nhất là, chính Tăng, Ni trong hai tổ chức Phật Giáo đã tự mình không thể vượt lên trên những chướng duyên do ngoại nhân áp đặt để lắng nghe, tìm hiểu, cảm thông tâm tư và nguyện vọng của nhau, hầu xây dựng và bảo vệ bản thể thanh tịnh và hòa hợp của Tăng đoàn. Bình tâm mà xét, Phật Giáo Việt Nam, nói chung không phân biệt Giáo Hội, Giáo Phái, Hệ Phái, đều là nạn nhân của chế độ, của thời kỳ lịch sử đen tối nhất của dân tộc và đạo pháp! Trong Tâm Thư viết tại Quảng Ngãi, ngày 24 tháng 9 năm 1992, Đại lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang đã nói:

"Tất cả chúng ta đều là nạn nhân, GHPGVNTN hay là Giáo Hội gì đi nữa, nói chung các tổ chức Tôn giáo đều là nạn nhân của chế độ Cộng sản."

Cùng là thân phận nạn nhân, tại sao không thể thương yêu và đùm bọc lẫn nhau! Trong ý thức và hạnh nguyện ấy, Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang vào năm 2003, đã thực hiện một chuyến đi lịch sử mà trong suốt ba thập niên Phật Giáo Việt Nam chưa hề chứng kiến. Đó là Ngài đã đi từ Bắc, đến Trung, rồi vào Nam để thăm viếng, lắng nghe, tìm hiểu, cảm thông tâm tư và nguyện vọng của Tăng, Ni cả nước. Đi đến đâu, Ngài cũng đều được chư Tăng, Ni cung nghinh đảnh lễ hoan hỷ! Một hình ảnh cao đẹp và trân quý biết bao giữa những đổ vỡ và bế tắc chung của Phật Giáo Việt Nam!

Ở nước ngoài, sau năm 1975, trước sự bức hại của chính quyền đối với đại khối Phật Giáo Việt Nam, cùng với hàng triệu người Việt khác, hàng trăm Tăng Ni đã bỏ nước ra đi tìm đường tự do để tiếp tục sứ mệnh hoằng dương Chánh pháp, tiếp độ quần sinh. Từ biến cố ấy, các cộng đồng Tăng già đã được khởi sinh tại nhiều nước trên thế giới. Tùy theo, truyền thống Giáo Hội, Giáo Phái, Hệ Phái mà mình đã cưu mang, chư Tăng, Ni đã tự nguyện phát huy truyền thống ấy nơi hải ngoại. Trong những truyền thống ấy, có truyền thống GHPGVNTN.

Suốt gần ba thập niên, các tập thể Tăng, Ni dù khác truyền thống vẫn có cùng một hoài vọng và hướng vọng đối với quê hương và đạo Pháp ở trong nước mà GHPGVNTN là tiêu biểu. Cho nên Tăng, Ni và Phật tử Việt Nam ở hải ngoại đã nỗ lực làm tất cả những gì có thể làm được để vừa kiến tạo cơ đồ nơi đất khách, vừa hỗ trợ cho Phật Giáo Việt Nam ở trong nước bằng nhiều phương thức khác nhau. Nhưng, ngược lại, chính sự phát triển đa dạng và rộng lớn của nhiều truyền thống Giáo Hội, Giáo Phái, Hệ Phái, đồng thời, những ảnh hưởng của thời cuộc, của chính kiến, của lập trường chủ quan phe nhóm ngày càng sâu nặng, đã làm cho Tăng, Ni xa dần bản thể hòa hợp và thanh tịnh của cộng đồng Tăng Già Việt Nam.

Tình cảnh ấy đã làm cho không ít hàng Phật tử tại gia xót xa, lo lắng, đau lòng! Chính vì vậy, mỗi khi nhìn thấy chư Tăng, Ni ngồi lại đông đủ ở bất cứ đâu, trong các dịp lễ, chư Phật tử đều cùng nhau tụ hội để bày tỏ sự kính ngưỡng và lòng hân hoan vui vẻ. Quả thật vậy, nhìn thấy chư Tăng, Ni trong bộ y hậu vàng rực rỡ thanh khiết, qua dáng điệu từ hòa trang nghiêm, tự tại, giải thoát trong từng bước đi, từng cử chỉ, người Phật tử tại gia nào mà không cảm động tôn kính! Chính qua lòng tôn kính ấy, người Phật tử đã phát khởi tín tâm để hướng cuộc đời mình đến mục tiêu cứu cánh an lạc và giải thoát.

Khi tin Ngày Về Nguồn của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại tổ chức tại Chùa Pháp Vân ở Canada được phổ biến cách nay mấy tháng, từ đó đến nay trong giới Phật tử đâu đâu cũng nghe nói đến sự kiện này với một tấm lòng an lạc và tin tưởng. Vì trong lòng người Phật tử, đã từ lâu chứng kiến sự trầm trệ và manh mún của tập thể Tăng Già hải ngoại, đều nghĩ rằng Phật Giáo Việt Nam sẽ hưng thịnh khi nào chư Tăng, Ni ngồi lại trong tinh thần thanh tịnh và hòa hợp. Như trong Thông Báo đầu tiên của Ban Điều Hợp Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại công bố ngày 18 tháng 01 năm 2007 đã nêu ra tôn chỉ và mục đích:

"Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại cần tiến đến một sinh hoạt Tăng đoàn mở rộng, hòa hợp và nhịp nhàng, không phân biệt hệ phái, tông môn, giáo hội, hỗ trợ nhau thực hiện các sinh hoạt Tăng sự nhằm hoằng dương Phật đạo, phổ độ chúng sinh. Sự tồn tại và phát triển của Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại nên đặt nền tảng nơi bản thể thanh tịnh hòa hợp của Tăng đoàn, vì Tăng đoàn là gốc rễ cho mọi sinh hoạt tổ chức cành-nhánh của Phật giáo khắp nơi và mọi thời đại."

Đoạn văn trên đã thẩm định một điều rất xác đáng mà lịch sử hai mươi lăm thế kỷ tồn tại của Phật Giáo đã chứng thực, đó là "Tăng đoàn là gốc rễ cho mọi sinh hoạt tổ chức cành-nhánh của Phật giáo khắp nơi và mọi thời đại." Tăng đoàn là Tăng Bảo, một trong Tam Bảo mà người con Phật luôn luôn quay về để nương tựa. Tăng bảo lấy thanh tịnh hòa hợp làm bản thể, vì thanh tịnh hòa hợp chính là thành quả thắng diệu của quá trình thực nghiệm Giới, Định và Tuệ.

Chính bản thể thanh tịnh và hòa hợp ấy đã làm cho Tăng Già thành Tăng Bảo, chỗ quay về của chúng sinh, làm cho Tăng Già thành tai mắt của trời và người. Trong ý nghĩa đó, khi Tăng đoàn đánh mất bản thể thanh tịnh hòa hợp tức là đánh mất nội lực tự thân, và do đó, ảnh hưởng đến sự tồn vong của vận mệnh Phật Giáo. Vì vậy, chúng ta hiểu tại sao các thế lực chống phá Phật Giáo luôn luôn nhắm vào bản thể thanh tịnh hòa hợp ấy của Tăng Già để phá hoại. Tăng Già ngồi lại trong tinh thần thanh tịnh hòa hợp tức là vận dụng sức mạnh nội lực tự thân để chuyển hóa những chướng duyên, những chống phá của các thế lực ma quân, và cùng lúc để xây dựng nền tảng vững chắc cho tất cả mọi sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam.

Ngày Về Nguồn của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại sắp tổ chức tại Chùa Pháp Vân, Canada (từ 21-23 tháng 9 năm 2007) mang đầy đủ ý nghĩa vừa trình bày ở trên. Đây là một biến cố trọng đại hiếm thấy suốt gần ba chục năm có mặt của Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại. Đây cũng chính là ngày thành tựu tâm nguyện và thao thức mà mọi người Phật tử Việt Nam đã hằng hướng vọng từ bao lâu nay!

Con xin đốt nén tâm hương đê đầu kính lễ mười phương Tam Bảo và hiện tiền Đại Chúng Tăng Già vân tập trong Ngày Về Nguồn tại trú xứ Pháp Vân, Canada, và nhất tâm cầu nguyện Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại thành tựu đại nguyện phát huy bản thể thanh tịnh hòa hợp để tiến hành mọi Phật sự mang lại lợi lạc vô biên cho nhân quần xã hội.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Nguyên lý duyên khởi


Cảm tạ xứ Đức


Hạnh phúc khắp quanh ta

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.98.61 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...